Tải miễn phí bài Tiểu luận: Phân tích tình hình tài chính Doanh nghiệp Hoa Sen Group HSG, các bạn có thể tải về kham khảo miễn phí, đây là đề tài tiểu luận môn Tài chính doanh nghiệp được giới thiệu cho các bạn sinh viên đang tìm kiếm tài liệu, ngoài ra các bạn có thể kham khảo thêm các bài tiểu luận về Phân tích tình hình tài chính và tiểu luận về Doanh nghiệp Hoa Sen Group HSG trên chuyên mục tiểu luận Tài chính doanh nghiệp.
Lưu ý: Trong quá trình viết tiểu luận Môn Tài chính doanh nghiệp nếu các bạn không có thời gian và cần hỗ trợ viết bài hoàn chỉnh, chất lượng tốt, các bạn có thể liên hệ với dịch vụ viết tiểu luận chất lượng qua Zalo: https://zalo.me/0932091562
PHẦN I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN HOA SEN – HOA SEN GROUP
I.GIỚI THIỆU CHUNG(Tiểu luận: Phân tích tình hình tài chính Doanh nghiệp Hoa Sen Group HSG)
Ngày 8/8/2001, nhằm ngày 19-6 Âm lịch, là ngày vía Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, đánh dấu sự ra đời của Tập đoàn Hoa Sen. Từ một doanh nghiệp kinh doanh tôn nhỏ lẻ, dưới sự điều hành linh hoạt, sáng tạo của ông Lê Phước Vũ và các cộng sự, Tập đoàn Hoa Sen đã trở thành doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh tôn, thép số 1 Việt Nam và là nhà xuất khẩu tôn, thép hàng đầu khu vực Đông Nam Á.
THÔNG TIN TẬP ĐOÀN
– Tên doanh nghiệp (tiếng Việt): CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN
– Tên doanh nghiệp (tiếng Anh): HOA SEN GROUP
– Trụ sở chính: Số 9 Đại lộ Thống Nhất, KCN Sóng Thần 2, P.Dĩ An, TX. Dĩ An, T.Bình Dương
Điện thoại: +84 650 3790 955 Fax: +84 650 3790 888
– Văn phòng đại diện: 183 Nguyễn Văn Trỗi, P. 10, Q. Phú Nhuận, TP.HCM
Điện thoại: +84 8 3999 0111 Fax: +84 8 3999 0222
– Website : www.hoasengroup.vn
– Người đại diện theo pháp luật: Ông LÊ PHƯỚC VŨ – Chủ tịch Hội đồng Quản trị
Văn phòng trụ sở chính Hoa Sen Group tại Bình Dương
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC TẬP ĐOÀN HOA SEN
XEM THÊM ==> DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN
III. CÁC CƠ SỞ VÀ NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CHÍNH
Tập đoàn có 07 Công ty con và gần 200 chi nhánh trải dài khắp cả nước:
- Công ty TNHH Một Thành viên Tôn Hoa Sen: Số 09 ĐL Thống Nhất, KCN Sóng Thần 2, P.Dĩ An, TX. Dĩ An, T.Bình Dương
- Công ty TNHH Một Thành viên Vật liệu Xây dựng Hoa Sen: Đường 2B, KCN Phú Mỹ 1, TT. Phú Mỹ, H.Tân Thành, T.Bà Rịa – Vũng Tàu
- Công ty TNHH Một Thành viên Vận tải & Cơ khí Hoa Sen: Số 09 ĐL Thống Nhất, KCN Sóng Thần 2, P.Dĩ An, TX. Dĩ An, T.Bình Dương
- Công ty TNHH Một Thành Viên Hoa Sen Bình Định: Khu A1.1 và TT 6.2&7 KCN Nhơn Hòa, P. Nhơn Hòa, TX. An Nhơn, T. Bình Định
- Công ty TNHH MTV Hoa Sen Nam Cấm Nghệ An: Khu C, KCN. Nam Cấm, Xã Nghi Xá, H. Nghi Lộc, T. Nghệ An
- Công ty TNHH MTV Hoa Sen Nghệ An: Lô CN 1 – 8, KCN Đông Hồi, xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An
- Công ty TNHH MTV Hoa Sen Hà Nam: KCN Đồng Văn III, xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
Từ ngày thành lập, năm đầu tiên với vốn điều lệ chỉ có 30 tỷ đồng và có 22 cán bộ công nhân viên, đến nay, Tập đoàn Hoa Sen đã trở thành một tập đoàn tôn, thép hùng mạnh trong khu vực Đông Nam Á với vốn điều lệ lên đến hơn 1.300 tỷ đồng, khoảng 6000 cán bộ công nhân viên, trong đó có nhiều cán bộ quản lý có tuổi đời còn rất trẻ, từ 23 đến 35, tạo nên sự năng động trong quá trình phát triển vượt bậc của Tập đoàn Hoa Sen.
Hệ thống dây chuyền NOF tại KCN Phú Mỹ I, Bà Rịa Vũng Tàu(Tiểu luận: Phân tích tình hình tài chính Doanh nghiệp Hoa Sen Group HSG)
Xây dựng thành công chuỗi lợi thế cạnh tranh cốt lõi, bao gồm:
- Quy trình sản xuất kinh doanh khép kín từ nhập khẩu thép cán nóng, sản xuất ra thành phẩm và bán hàng đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng;
- Hệ thống gần 200 chi nhánh phân phối – bán lẻ trên khắp cả nước;
- Hệ thống quản trị và văn hóa doanh nghiệp đặc thù, chuyên nghiệp theo triết lý “Trung Thực – Cộng Đồng – Phát Triển”;
- Hệ thống thương hiệu thân thiện và hướng về cộng đồng;
- Hệ thống máy móc thiết bị hiện đại được liên tục đầu tư theo công nghệ mới.
Tôn kẽm phủ màu Hoa Sen
Những lợi thế này đã giúp Tập đoàn Hoa Sen xác lập và giữ vững vị thế số 1 về sản xuất kinh doanh tôn, thép ở Việt Nam, chiếm gần 40% thị phần tôn, gần 20% thị phần ống thép trong nước và là nhà xuất khẩu tôn, thép hàng đầu khu vực Đông Nam Á.
Tập đoàn Hoa Sen lấy Hoa Sen – đã được chọn làm quốc hoa – làm tên gọi và biểu tượng logo của mình. Điều đó mang ý nghĩa triết lý của Phật giáo: màu nâu giống như màu áo của một vị tu sĩ, màu vàng của hoa sen 8 cánh tượng trưng cho đạo Phật, 8 con đường chân chính mà Đức Phật dạy phật tử thực hiện. Ngoài ra, với triết lý hoạt động: TRUNG THỰC – CỘNG ĐỒNG – PHÁT TRIỂN, văn hóa doanh nghiệp của Tập đoàn Hoa Sen là sự khác biệt, khẳng định sứ mệnh của một doanh nghiệp vì cộng đồng và vì sự phát triển của đất nước, mà cụ thể Tập đoàn Hoa Sen đã đóng góp cho nền kinh tế quốc gia nhiều sản phẩm chủ lực có giá trị cao, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động, tham gia và tài trợ cho các hoạt động từ thiện và xã hội.
Với nền tảng vững chắc được gây dựng trong 15 năm qua, Tập đoàn Hoa Sen đang từng bước khẳng định tầm vóc của một doanh nghiệp Việt Nam năng động trong hội nhập kinh tế, không ngừng vươn cao vị thế trên thị trường thế giới.
Một số giải thưởng tiêu biểu của Tập đoàn Hoa Sen
– Huân chương Lao động Hạng 3 do Chủ tịch nước trao tặng vào năm 2013.
– Tập đoàn Hoa Sen là công ty duy nhất ở Việt Nam được bình chọn vào danh sách 132 công ty tăng trưởng toàn cầu năm 2015 và chính thức trở thành thành viên các doanh nghiệp tăng trưởng toàn cầu thuộc Diễn đàn Kinh tế thế giới.
– Giải thưởng “Công ty được quản lý tốt nhất Châu Á 2014” trong lĩnh vực Kim loại và Khai khoáng do Tạp chí Euromoney trao tặng.
– Liên tục đạt Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt năm 2005, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2013, 2015 (Liên tiếp nhiều năm liền được bình chọn vào Top 10 Sao Vàng Đất Việt trong các năm 2009, 2013, 2015).
– Tập đoàn Hoa Sen đạt “Thương hiệu Quốc gia 2012” cho dòng sản phẩm Tôn Hoa Sen, tiếp tục đạt “Thương hiệu Quốc gia năm 2014” cho cả 03 thương hiệu sản phẩm Tôn Hoa Sen, Ống nhựa Hoa Sen, Ống kẽm Hoa Sen do Bộ Công Thương trao tặng.
– Tập đoàn Hoa Sen nằm trong Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam do Vietnam Report công bố.
– Tập đoàn Hoa Sen được bình chọn vào danh sách 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam do Hãng tư vấn định giá thương hiệu Brand Finance (Anh) công bố.
– Tập đoàn Hoa Sen nằm trong Top 10 doanh nghiệp có uy tín nhất trên truyền thông do Vietnam Report công bố.
– Top 10 doanh nghiệp tiêu biểu trách nhiệm xã hội năm 2011& 2013.(Tiểu luận: Phân tích tình hình tài chính Doanh nghiệp Hoa Sen Group HSG)
IV. TẦM NHÌN VÀ SỨ MỆNH
Tầm nhìn |
Trở thành một tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam và khu vực ASEAN trong lĩnh vực sản xuất và phân phối vật liệu xây dựng thông qua chiến lược phát triển bền vững dựa trên 5 lợi thế cạnh tranh cốt lõi: Quy trình sản xuất kinh doanh khép kín, hệ thống phân phối – bán lẻ đến tận tay người tiêu dùng, chuỗi thương hiệu mạnh, thân thiện và hướng đến cộng đồng, hệ thống quản trị và văn hoá doanh nghiệp đặc thù, tiên phong đầu tư đổi mới công nghệ để mang lại giá trị gia tăng cao nhất cho cổ đông, người lao động và xã hội. |
Sứ mệnh
|
Cung cấp những sản phẩm mang thương hiệu Hoa Sen với chất lượng quốc tế và giá hợp lý, đa dạng nhằm thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng, góp phần thay đổi diện mạo kiến trúc đất nước và phát triển cộng đồng.
|
Giá trị cốt lõi
|
· Trung thực · Cộng đồng · Phát triển
|
Triết lý kinh doanh
|
· Chất lượng sản phẩm là trọng tâm · Lợi ích khách hàng là then chốt · Thu nhập nhân viên là trách nhiệm · Chia sẻ cộng đồng là nghĩa vụ |
PHẦN II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẬP ĐOÀN HOA SEN
I. PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP
1. TỔNG TÀI SẢN
Qua bảng trên ta thấy tổng khối lượng tài sản của doanh nghiệp nhìn chung là tăng tuy nhiên lại có sự biến động qua từng năm. Như năm 2011 tổng tài sản đạt 5915 tỷ đồng nhưng sang năm 2012 lại giảm 10% chỉ còn 5322 tỷ, đến năm 2013 lại tăng 34,2% (tương đương 1819 tỷ) tổng tài sản đạt 7142 tỷ đồng, năm 2014 lại tiếp tục tăng 3063 tỷ đạt 10.205 tỷ đồng, nhưng đến 2015 lại giảm 7,5% còn 9440 tỷ đồng.
- Vì khối lượng tổng tài sản thay đổi nên khối lượng tài sản ngắn hạn cũng tăng giảm tương ứng. Tỉ trọng tài sản ngắn hạn trung bình chiếm 55% tổng tài sản nhưng có sự thay đổi qua các năm lần lượt là 51,9% năm 2011, 49% năm 2012, 59% năm 2013, 62,7% năm 2014 và 54,8% năm 2015. Tỉ trọng tài sản ngắn hạn qua từng năm tỉ lệ thuận với tình hình hoạt động của doanh nghiệp điều này cho thấy tổng tài sản thay đổi chủ yếu là do tài sản ngắn hạn thay đổi.
- Cụ thể khối lượng tài sản ngắn hạn qua từng năm lần lượt là: năm 2011 đạt 3070 tỷ, năm 2012 giảm 15,1% còn 2606 tỷ, sang năm 2013 tăng 1608 tỷ đạt 4214 tỷ, đến năm 2014 lại tiếp tục tăng 51,8% (tương ứng 2184 tỷ) đạt 6,399, Đến năm 2015 giảm 19,2% đạt 5169 tỷ đồng.
- Trong mục tài sản ngắn hạn thì hàng tồn kho chiếm tỉ trọng lớn nhất, qua các năm lần lượt là 34,1%, 28,9%, 42,3%, 46,5% và 37,5% tổng tài sản. Khối lượng qua các năm lầ lượt là: năm 2011 đạt 2015 tỷ đồng, năm 2012 giảm 23,6% còn 1539 tỷ, năm 2013 tăng mạnh 96,1% đạt 3019 tỷ, năm 2014 tiếp tục tăng 57,2% đạt 4746 tỷ, năm 2015 giảm 25,3% đạt 3543 tỷ.(Tiểu luận: Phân tích tình hình tài chính Doanh nghiệp Hoa Sen Group HSG)
- Tiếp sau đó là các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lần lượt là 10,7%, 14,2%, 10,5%, 8,1% và 8% tổng tài sản. Với khối lượng cụ thể là: năm 2011 632 tỷ, năm 2012 tăng 125 tỷ đạt 757 tỷ, năm 2013 giảm 9 tỷ còn 748 tỷ, năm 2014 tăng 74 tỷ đạt 823 tỷ đến năm 2015 giảm 67 tỷ còn 755 tỷ
- Tài sản ngắn hạn khác qua các năm lần lượt chiếm 5%, 4,5%, 3,8%, 6,6 và 6,3% tổng tài sản. Với khối lượng lần lượt là 293 tỷ, 236 tỷ, 269 tỷ, 673 tỷ và 593 tỷ.
- Năm 2012 có một khoản đầu tư tài chính ngắn hạn nhưng chiếm tỉ trọng rất nhỏ (0,01%)
- Trong tài sản ngắn hạn thì hàng tồn kho chiếm tỉ trọng rất lớn (khoảng 65% khối lượng tài sản ngắn hạn) điều này cũng dễ hiểu bởi doanh nghiệp kinh doanh trong ngành thép nên khối lượng hàng tồn kho lớn. Và hàng tồn kho cũng có sự thay đổi đồng biến với tài sản ngắn hạn. Điều này cho thấy mục hàng tồn kho có ảnh hưởng lớn tới tài sản ngắn hạn.
Tài sản dài hạn nhìn chung tỉ trọng khoảng 45% tổng tài sản, cụ thể tỉ trọng lần lượt qua các năm là (48,1%; 51%; 41%; 37,3%; 45,2%). Khối lượng tài sản dài hạn nhìn chung là tăng đều riêng năm 2014 tăng mạnh. Cụ thể năm 2011 khối lượng tài sản dài hạn là 2845 tỷ, đến năm 2012 giảm 128 tỉ tương đương 4,5% còn 2716 tỷ, năm 2013 tăng 210 tỷ đạt 2927 tỷ đồng, sang năm 2014 tăng mạnh (30%) đạt 3806 tỉ đồng, đến năm 2015 tăng 465 tổng đạt 4271 tỷ đồng.
- Trong mục tài sản dài hạn thì tài sản cố định chiếm tỉ trọng lớn nhất với tỉ trọng qua các năm lần lượt là 38%; 48,1%, 39,1%, 35,8% và 41,6% tổng tài sản (trung bình chiếm khoảng 90% tài sản dài hạn). Mặc dù tỉ trọng có sự biến đổi tăng giảm không đều qua các năm nhưng khối lượng tài sản cố định thì lại tăng đều cụ thề: năm 2011 đạt 2249 tỉ, năm 2012 tăng 13,8% đạt 2559 tỉ, năm 2013 tăng 9% đạt 2789 tỉ, sang năm 2014 tăng mạnh (31%) đạt 3654 tỉ, năm 2015 tăng 7,4% đạt 3923 tỉ.
- Các khoản mục còn lại như tài sản dở dang dài hạn, đầu tư tài chính dài hạn, tài sản dài hạn khác và các khoản phải thu dài hạn chiếm tỉ trọng không đáng kể. Cụ thể khối lượng tài sản dở dang dài hạn năm 2011 là 470 tỷ, năm 2012 là 26 tỷ, năm 2013-2014 không có tài sản dài hạn dở dang, năm 2015 là 111 tỷ. Đầu tư tài chính dài hạn có xu hướng giảm cụ thể năm 2011 là 58 tỷ, năm 2012 là 59 tỷ, năm 2013 là 59 tỷ, sang năm 2014 còn 45 tỷ và đến năm 2015 giảm còn 38 tỷ. Ngược lại tài sản dài hạn khác lại có xu hướng tăng như năm 2011 đạt 65 tỷ, sang năm 2012 tăng lên thành 71 tỷ, năm 2013 tăng thành 78 tỷ, năm 2014 là 106 tỷ và năm 2015 đạt 173 tỷ. Riêng các khoản phải thu dài hạn chỉ có năm 2015 là tỷ
- Tài sản dài hạn có xu hướng tăng đều và chủ yếu là do ảnh hưởng của tài sản cố định.
1.3 NHẬN XÉT CHUNG VỀ CƠ CẤU TÀI SẢN
- Khối lượng tài sản của doanh nghiệp nhìn chung là tăng tuy nhiên lại có sự biến động
- Trong cơ cấu tài sản thì tài sản ngắn hạn trung bình chiếm 65% còn lại tài sản dài hạn chiếm 45% khối lượng.
- Tổng tài sản có sự biến đổi không đều chủ yếu là do ảnh hưởng của tài sản ngắn hạn, mà tài sản ngắn hạn lại chịu ảnh hưởng lớn bởi hàng tồn kho. Vậy yếu tố chính làm cho tổng tài sản tăng giảm qua các năm là ở hàng tồn kho.(Tiểu luận: Phân tích tình hình tài chính Doanh nghiệp Hoa Sen Group HSG)
2 TỔNG NGUỒN VỐN
Cũng như Tổng tài sản, tổng nguồn vốn nhìn chung qua 5 năm là tăng tuy nhiên lại có sự biến động tăng giảm qua từng năm.
- Mục nợ phải trả cũng có sự biến đổi tương ứng như tổng tài sản khi khối lượng mục nợ phải trả có sự tăng giảm qua từng năm. Trong tổng nguồn vốn thì trung bình 70% là nợ. Cụ thể qua từng năm là: năm 2011 tỉ lệ nợ là 69,9%; năm 2012 có 62,1% nợ; năm 2013 có 69,1% nợ; năm 2014 có 76,7% nợ và năm 2015 có 69,2% tổng nguồn vốn cấu thành từ nợ. Tỉ trọng mục nợ phải trả qua từng năm tỉ lệ thuận với tình hình hoạt động của doanh nghiệp điều này cho thấy tổng nguồn vốn thay đổi chủ yếu là do mục nợ phải trả thay đổi.
- Cụ thể khối lượng nợ qua từng năm: năm 2011 nợ 4133 tỷ, năm 2012 giảm 20% (tương đương 1627 tỷ) còn 3304 tỷ, sang năm 2013 lại tăng tới 49,2% (tương đương 1627 tỷ) thành 4931, năm 2014 lại tiếp tục tăng mạnh 58,7% (tương đương 2894 tỷ) đạt 7826 tỷ, đến năm 2015 lại giảm 1296 tỷ còn 6529 tỷ.
- Trong mục nợ phải trả thì nợ ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn nhất cụ thể qua từng năm là 58,9%; 50,6%; 60,7%; 67,3% và 58,8% tổng nguồn vốn (trung bình tương đương 85% nợ phải trả). Khối lượng nợ ngắn hạn qua các năm là: năm 2011 nợ ngắn hạn 3486 tỷ, năm 2012 giảm 793 tỷ còn 2693 tỷ, năm 2013 tăng 49,2% thành 4931 tỷ, năm 2014 tăng 58,7% (tương đương 2894 tỷ) thành 7826 tỷ, năm 2015 nợ giảm 1296 tỷ còn 6529 tỷ. Nợ ngắn hạn thì 2 thành phần chiếm tỉ trọng lớn là vay và nợ thuê tài chính (trung bình 70% nợ ngắn hạn) và phải trả người bán (khoảng 25% nợ ngắn hạn) Cụ thể
- Vay và nợ thuê tài chính qua từng năm chiếm tỉ trọng 38,1%; 38,3%; 39,4%; 46,6% và 47,9% tổng nguồn vốn. Khối lượng cụ thể là 2254 tỷ năm 2011, năm 2012 giảm 9,5% còn 2039 tỷ, năm 2013 tăng 38% đạt 2814 tỷ, đến năm 2014 tăng đến 69% thành 4756 tỷ, đến năm 2015 giảm 4,9% còn 4521 tỷ.
- Mục phải trả người bán tỉ trọng lần lượt là 18,6%; 9,1%; 18,4%; 18,5% và 6,6%. Khối lượng có sự biến động khá lớn qua từng năm. Cụ thể 1098 tỷ năm 2011, năm 2012 giảm 55,9% còn 484 tỷ, năm 2013 lại tăng 172% thành 1317 tỷ, năm 2014 tiếp tục tăng 43,1% đạt 1885 tỷ, năm 2015 giảm 66,8% còn 626 tỷ.
- Các mục còn lại trong phần nợ ngắn hạn chiếm khối lượng không đáng kể.
- Mục nợ dài hạn chiếm tỉ trọng qua từng năm là 10,9% năm 2011; 11,5% năm 2012; 8,3% năm 2013; 9,4% năm 2014; 10,3% năm 2015. Khối lượng qua từng năm là: năm 2011 đạt 646 tỷ, năm 2012 giảm 38 tỷ còn 606 tỷ, năm 2013 giảm 18 tỷ còn 588 tỷ, năm 2014 tăng 62,2% thành 953 tỷ, năm 2015 tăng 16 tỷ thành 969 tỷ. 99% nợ dài hạn được cấu thành từ khoản vay và nợ thuê tài chính còn lại là từ dự phòng trợ cấp mất việc.
XEM THÊM ==> DOWNLOAD 999+ TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
- Vốn chủ sở hữu trung bình chiếm 30% nguồn vốn cụ thể năm 2011 chiếm 30,1%; năm 2012 chiếm 37,9%; năm 2013 chiếm 30,9%; năm 2014 chiếm 23,3%, năm 2015 là 30,8%. Khối lượng vốn chủ sở hữu tăng đều qua từng năm cụ thể: năm 2011 là 1782 tỷ, năm 2012 tăng 13,2% đạt 2018 tỷ, năm 2013 tăng 9,5% thành 2210 tỷ, năm 2014 tăng 7,6% thành 2379 tỷ, năm 2015 tăng 22,3% đạt 2910 tỷ. Trong vốn chủ sở hữu thì vốn góp của chủ sở hữu chiếm tỉ trọng lớn nhất, sau đó đến lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, cuối cùng là thặng dư vốn cổ phần. các khỏa mục còn lại chiếm tỉ trọng không đáng kể. Cụ thể
- Vốn góp chủ sở hữu qua 5 năm không đổi với khối lượng là 1007 tỷ đồng.
- Lợi nhuận sau thuế chiếm tỉ trọng qua các năm là 5,8%; 11,4%; 11,5%; 9,6% và 15,4%. Khối lượng lợi nhuận sau thuế có xu hướng tăng qua các năm lần lượt là 343 tỷ năm 2011, 605 tỷ năm 2012, 821 tỷ năm 2013, 978 tỷ năm 2014 và 1452 tỷ năm 2015
- Thặng dư vốn cổ phần từ năm 2011 đến 2014 không đổi với giá trị là 451 tỷ, sang năm 2015 tăng lên thành 487 tỷ.
- Khác với nợ phải trả, vốn chủ sở hữu tăng đều qua các năm và phần vố góp của chủ sỡ hữu chiếm tỉ trọng lớn nhất.
2.3 NHẬN XÉT CHUNG VỀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN
– Nợ phải trả chiếm 70% kết cấu tài sản, tương ứng vốn chủ sở hữu chiếm 30%
– Tổng nguồn vốn nhìn chung qua 5 năm là tăng tuy nhiên lại có sự biến động tăng giảm qua từng năm
– Sự biến động của phần nguồn vốn chủ yếu là do phần nợ phải trả, cụ thể là do nợ ngắn hạn(Tiểu luận: Phân tích tình hình tài chính Doanh nghiệp Hoa Sen Group HSG)
3 TỔNG KẾT VỀ BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
- Tài sản – nguồn vốn của doanh nghiệp nhìn chung có xu hướng tăng nhưng lại có sự biến động tăng giảm qua từng năm. Mặc dù có sự biến động theo chiều ngang nhưng nhìn chung kết cấu không có sự thay đổi nhiều.
- Năm 2012 tài sản – nguồn vốn có khối lượng thấp nhất, trong khi đó năm 2014 khối lượng tài sản cao nhất. Như vậy qua bảng cân đối kế toán có thể tạm nhận xét năm 2012 là năm kém thành công của doanh nghiệp và ngược lại năm 2014 là năm kinh doanh thành công nhất của doanh nghiệp
1 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
- Mặc dù ở bảng Cân đối kế toán ta thấy quy mô tài sản – nguồn vốn của doanh nghiệp có sự thay đổi qua từng năm nhưng doanh thu bán hàng, doanh thu thuần và lợi nhuận gộp tăng đều qua từng năm. Cụ thể Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2011 là 8179 tỷ, năm 2012 tăng 23,6% đạt 10.110 tỷ, năm 2013 tăng 16,4% đạt 11.772 tỷ, năm 2014 tăng 27,5% đạt 15.005 tỷ, năm 2015 tăng 16,4% đạt 17.469 tỷ đồng. Doanh nghiệp có các khoản giảm trừ doanh thu nhưng không đáng kể, chỉ dao động từ 0,1% – 0,2%. Từ đó ta co doanh thu thuần qua các năm là: 8165 tỷ, 10.085 tỷ, 11.759 tỷ, 14.990 tỷ, 17.446 tỷ.
- Giá vốn hàng bán qua các năm dao động từ 85,1% – 88,2% tổng doanh thu. Từ đó ta có lợi nhuận gộp qua các năm là 1055 tỷ, 1045 tỷ, 1707 tỷ, 1750 tỷ, 2577 tỷ. Chiếm tỉ trọng 12,9%; 14,8%; 14,5%; 11,7%; 14,8% doanh thu.
- Doanh thu từ hoạt động tài chính chiếm tỷ trọng khá nhỏ, dao động từ 0,2% – 0,6%. Chi phí tài chính qua các năm chiếm tỉ trọng lần lượt là 5,6%; 2,4%; 2,1%; 1,7%; 2,4% doanh thu. Chi phí bán hàng qua các năm chiếm tỉ trọng 3,8%; 4,9%; 4,2%; 4,5% và 4,9% doanh thu. Chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỉ trọng 2,3%; 2,9%; 3%; 2,6% và 2,9% doanh thu. Trừ các khoản chi phí ta có doanh thu thuần qua các năm là 148 tỷ năm 2011, năm 2012 tăng 166% đạt 396 tỷ, đến năm 2013 tăng 261 tỷ đạt 658 tỷ, đến năm 2014 lại giảm 30,4% còn 458 tỷ (nguyên nhân là tỷ lệ lợi nhuận gộp so với doanh thu không cao, mặc dù chi phí tài chính cũng khá thấp so với các năm nhưng chi phí bán hàng & chi phí quản lý doanh nghiệp lại khá cao nên mặc dù doanh thu là khá lớn nhưng lợi nhuận thuần lại không tương xứng) năm 2015 lợi nhuận thuần tăng 76,4% đạt 808 tỷ. Các khoản lợi nhuận khác qua các năm lần lượt là 19 tỷ năm 2011, 14 tỷ năm 2012, 20 tỷ năm 2013, riêng năm 2014 tăng mạnh đạt 65 tỷ, năm 2015 là 23 tỷ.
- Lợi nhuận trước thuế năm 2011 là 168 tỷ chiếm 2,1% tổng doanh thu, sang năm 2012 lợi nhuận tăng 144,3% so với năm 2011 đạt 396 tỷ (đạt 4,8% doanh thu), năm 2013 tiếp tục tăng 65% so với năm 2013 và đạt con số 678 tỷ (chiếm 5,8% doanh thu), năm 2014 giảm 22,9% đạt 523 tỷ (chiếm 3,5% doanh thu), năm 2015 tăng 59% đạt 832 tỷ (chiếm 4,8% doanh thu). Thuế thu nhập doanh nghiệp có xu hướng tăng qua các năm cụ thể năm 2011 chi phí thuế là 6,6% lợi nhuận trước thuế, đến năm 2012 lại tăng lên 10,5%, năm 2013 tiếp tục tăng lên thành 15,7%, năm 2014 là 24,5% và năm 2015 đạt mốc 25%.(Tiểu luận: Phân tích tình hình tài chính Doanh nghiệp Hoa Sen Group HSG)
- Trừ đi các khoản thuế và thuế hoãn lại ta được lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp là 160 tỷ năm 2011 (chiếm 2% doanh thu), năm 2012 tăng 129,8% đạt 368 tỷ (chiếm 3,7 % doanh thu), năm 2013 tăng 57,8% đạt 580 tỷ (chiếm 4,9% doanh thu), năm 2014 giảm 29,4% đạt 410 tỷ (2,7% doanh thu), năm 2015 tăng 59,1% đạt 652 tỷ (chiếm 3,7% doanh thu)
- Giá đóng cửa cổ phiếu cuối kỳ kinh doanh (30/9) năm 2011 là 10.200 đồng với lãi trên mỗi cổ phiếu là 1.622 đồng (tương đương 15,9% giá trị cổ phiếu), năm 2012 giá cổ phiếu là 16.700 đồng (tăng 63,7% so với năm 2011) với lãi là 3.761 đồng (tăng 131,9% so với lãi cổ phiếu năm trước và chiếm 22,5% giá cổ phiếu), năm 2013 giá 39.800 đồng (tăng 138,3%) với lãi 5.941 đồng (tăng 58% so với năm trước và chiếm 14,9% giá cổ phiếu), năm 2014 giá cổ phiếu là 43.900 đồng (tăng 10,3%) với lãi 4.261 đồng (giảm 28,3% so với năm trước và lãi suất trên giá trị cổ phiếu là 9,7%), năm 2015 giá 40.900 đồng (giảm 6,8%) với lãi là 5.211 suy giảm 5 đồng còn 5206 đồng (tăng 22,3% so với năm trước và lãi suất 12,7% giá trị cổ phiếu)
- Qua bảng trên có thể thấy có sự khác biệt giữa bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh. Ở bảng cân đối kế toán thì tổng tài sản – nguồn vốn năm 2012 là nhỏ nhất, 2014 là lớn nhất còn ở Báo cáo kết quả kinh doanh thì doanh thu và lợi nhuận trước & sau thuế năm 2011 là thấp nhất 2015 là cao nhất. Như vậy ở bảng Báo cáo kết quả kinh doanh thể nói năm kinh doanh kém nhất của doanh nghiệp là năm 2011 và năm 2015 là năm kinh doanh thành công nhất
- Riêng năm 2014 mặc dù doanh thu cao nhưng lợi nhuận trước và sau thuế khá thấp, nguyên nhân là do giá nguyên vật liệu đầu vào cao nên giá vốn hang bán cao, ngoài ra để kích thích bán hàng nên chi phí bán hàng & chi phí quản lí doanh nghiệp cao nên dù doanh thu lớn nhưng trừ đi các khoản chi phí ấy lợi nhuận lại khá thấp.
- Giá thị trường của cổ phiếu năm 2011-2012 là khá thấp, thậm chí thấp hơn giá sổ sách. Đến năm 2013 giá cổ phiếu lại tăng vọt và tỉ lệ chia lãi cũng cao nhất trong các năm, từ đó giá cố phiếu tăng đều. Tỉ lệ lãi trung bình trên giá cổ phiếu là khoảng 15%
II. BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
1 LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh là nguồn sinh ra tiền mặt và cũng chính do bản thân doanh nghiệp kiếm được mà không chịu ảnh hưởng từ các hoạt động đầu tư tài chính bên ngoài. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh có sự biến động rất lớn qua từng năm, chịu ảnh hưởng chủ yếu từ các khoản mục như: Lợi nhuận trước thuế, Khấu hao từ TSCĐ & BĐSĐT, chi phí lãi vay, tăng/giảm hàng tồn kho, tăng giảm các khoản phải trả, tiền lãi vay đã trả. Cụ thể:
- Năm 2011 lưu chuyển chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh là 249 tỷ, chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi Tăng giảm các khoản phải trả (585 tỷ) và tăng giảm hàng tồn kho (-568 tỷ)
- Năm 2012 lưu chuyển chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh là -2927 tỷ, biến động tới 1273% (tương đương biến động 3177 tỷ) so với năm trước, chịu ảnh hưởng rất lớn bởi Lãi lỗ từ hoạt động đầu tư (-3402 tỷ)
- Năm 2013 lưu chuyển chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh là 221 tỷ, biến động 107% (tương đương 3148 tỷ) chịu ảnh hưởng lớn nhất bởi Tăng giảm hàng tồn kho (-1478 tỷ) và tăng giảm các khoản phải trả (863 tỷ)
- Năm 2014 lưu chuyển chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh là -915 tỷ, biến động 514% (tương đương 1136 tỷ), chịu ảnh hưởng lớn nhất vẫn là Tăng giảm hàng tồn kho (-1727 tỷ)
- Năm 2015 lưu chuyển chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh là 1280 tỷ, biến động 240& (tương đương 2195 tỷ)(Tiểu luận: Phân tích tình hình tài chính Doanh nghiệp Hoa Sen Group HSG)
2 LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư. Vì là chi cho hoạt động đầu tư nên dòng tiền thuần từ đầu tư tất cả 5 năm đều là dòng tiền âm và có sự biến động khá lớn qua các năm. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư qua 5 năm chịu ảnh hưởng gần như toàn bộ từ Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác. Cụ thể:
- Năm 2011 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư là -775 tỷ
- Năm 2012 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư là -56 tỷ, biến động 93% (tương đương biến động 719 tỷ)
- Năm 2013 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư là -479 tỷ, biến động 754% (tương đương 423 tỷ)
- Năm 2014 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư là -1163 tỷ, biến động 143% (tương đương 684 tỷ)
- Năm 2015 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư là -706 tỷ, biến động 39% (tương đương 457 tỷ)
3 LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính thể hiện nợ và các giao dịch của vốn chủ sở hữu. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính cũng có sự biến động rất lớn qua các năm. Sự biến động đó bị ảnh hưởng rất lớn từ 2 dòng tiền chính là tiền thu từ đi vay và tiền trả nợ gốc vay. Cụ thể
XEM THÊM 999+==> DANH SÁCH ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ LƯỢNG
- Năm 2011 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính là 606 tỷ
- Năm 2012 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính là -455 tỷ, biến động 175% so với năm trước (tương đương biến động 1062 tỷ).
- Năm 2013 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính là 373 tỷ, biến động 182% (tương ứng 828 tỷ)
- Năm 2014 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 2060 tỷ, biến động 452% (tương ứng 1687 tỷ)
- Năm 2015 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính là -442 tỷ, biến động 122% (tương ứng 2503 tỷ)
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ qua các năm lần lượt là 80 tỷ năm 2011, -59 tỷ năm 2012, 115 tỷ năm 2013, -18 tỷ năm 2014 và 131 tỷ năm 2015. Kết hợp với Tiền và tương đương tiền đầu kỳ và Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ ta có:
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ năm 2011 là 128 tỷ. Năm 2012 là 67 tỷ, giảm 47,5% so với năm trước. Năm 2013 tăng thành 177 tỷ, tương ứng tăng 163%. Năm 2014 giảm xuống còn 156 tỷ tương đương giảm 12%. Năm tăng lên thành 277 tỷ tức tăng 77,4%.
- Dòng lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp ở các khoản mục đều có sự biến động rất lớn qua các năm. Đặc biệt ở Lưu chuyển tiển từ hoạt động tài chính đối với các doanh nghiệp khác thì đây thường là dòng tiền dương, trong khi đó ở doanh nghiệp chỉ xét trong 5 năm thì đã có 2 năm dòng tiền âm. Riêng năm 2014 thì khối lượng lưu chuyển tiền tăng đột biến.(Tiểu luận: Phân tích tình hình tài chính Doanh nghiệp Hoa Sen Group HSG)
PHẦN III: PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ, TỈ LỆ MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
I. PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH
1 CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THANH TOÁN
Các chỉ số khả năng thanh khoản cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp, chỉ số này rất cần thiết trong trường hợp doanh nghiệp thiếu nguồn tài chính, kém khả năng huy động tiền hoặc các khoản tương đương để chi trả cho khách hàng, nhà cung cấp, hay nợ ngân hàng đến hạn. Nếu những chỉ số này thấp thì sẽ dễ đưa doanh nghiệp đến tình huống khủng hoảng tạm thời thậm chí nguy hiểm hơn do các chủ nợ đồng loạt đòi chi trả.
- Tỷ lệ lưu động CR (Current Ratio): được tính bằng tài sản ngắn hạn chia cho nợ ngắn hạn, cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn
- Tổng quan ta thấy chỉ số của doanh nghiệp qua 5 năm đều dưới 1. Cho thấy rủi ro có thể xảy ra nếu các chủ nợ đồng loạy đòi thanh toán. Và chỉ số trung bình của doanh nghiệp cũng thấp hơn so với trung bình ngành. Cho thấy tỷ lệ lưu động của doanh nghiệp cũng kém hơn so với mặt bằng chung ngành
- Năm 2011 chỉ số này là 0,88 tức là cứ mỗi 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0,88 đồng tài sản ngắn hạn có khả năng thanh toán, chỉ số này thấp hơn 1 và thấp hơn chỉ số ngành 1.21 cho thấy rủi ro tài chính là có thể xảy ra cần cải thiện.
- Năm 2012 chỉ số là 0.97 mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn dưới 1 và vẫn thấp hơn trung bình ngành 1.15
- Năm 2013 chỉ số vẫn là 0.97 và chỉ số ngành là 1.07
- Năm 2014 là 0.93, chỉ số ngành 1.1
- Năm 2015 chỉ số là 0.94 so với ngành là 1.04
- Tỷ lệ thanh toán nhanh QR (Quick Ratio): được tính bằng tài sản ngắn hạn trừ đi hàng tồn và các loại tài sản ngắn hạn khác tất cả chia cho nợ ngắn hạn. Chỉ số này cho thấy khả năng thanh toán nhanh (đã loại đi yếu tố tồn kho và TSNH khác vì đây là 2 yếu tố không thể thanh toán tức thời cũng như nếu bán gấp thì giá trị không được như mong muốn. Vậy chỉ tính các yếu tố tiền và các khoản tương đương, cùng các khoản phải thu ngắn hạn và đầu tư tài chính)
- Tổng quan ta thấy chỉ số này cũng rất thấp (trung bình 0.21) so với ngành (trung bình 0.48). Chỉ số này cũng rất kém đồng nghĩa với rủi ro cao.
- Năm 2011 chỉ số này là 0.22 tức là cứ một đồng nợ ngắn hạn thì tương ứng có 0.22 đồng tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao có khả năng thanh toán. So với chỉ số tương ứng năm 2011 của ngành là 0.53 cho thấy khả năng thanh toán nhanh củ doanh nghiệp cũng kém hơn nhiều so với mặt bằng chung ngành thép. Cần thiết phải nâng cao khả năng thanh toán nhanh.
- Năm 2012 chỉ số là 0.31 đã có cải thiện so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn còn khá thấp và vẫn thấp hơn trung bình ngành là 0.54
- Năm 2013 chỉ số là 0.21 đã giảm so với năm trước. Chỉ số ngành ở năm này là 0.42
- Năm 2014 lại tiếp tục giảm xuống 0.14 và chỉ số ngành là 0.45. Mức chênh lệch tới 0.31
- Năm 2015 tăng lên thành 0.19 vẫn kém hơn nhiều so với chỉ số ngành là 0.48
Các chỉ số khả năng thanh khoản của doanh nghiệp là khá kém nhưng doanh nghiệp vẫn hoạt động tốt, không lâm vào khủng hoảng đó là nhờ phân bổ lượng nợ & thời gian trả nợ một cách hợp lý, cũng như dựa vào quy mô và uy tín của doanh nghiệp để đảm bảo lòng tin cho các chủ nợ, không dẫn đến thu nợ hay rút tiền đồng loạt. Vì thế các nhà đầu tư có thể yên tâm đối với dòng tiền đầu tư của mình.(Tiểu luận: Phân tích tình hình tài chính Doanh nghiệp Hoa Sen Group HSG)
2 CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
Các chỉ số này cho thấy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp như cách sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu, khả năng xoay vòng vốn và hàng tồn kho. Điều này cho thấy doanh nghiệp có sử dụng tốt nguồn lực mà mình có.
- Hiệu quả sử dụng tài sản TAT: là các khoản doanh thu, thu nhập tạo ra trên tổng tài sản của doanh nghiệp. Chỉ số này cho thấy khả năng tạo ra doanh thu từ nguồn vốn mà doanh nghiệp hiện có
- Nhìn chung ta thấy chỉ số này của doanh nghiệp là khá tốt (trung bình 1.66) so với mặt bằng chung ngành (1.50)
- Năm 2011 chỉ số này là 1.4 có nghĩa là cứ một đồng tài sản thì doanh nghiệp tạo ra được 1,4 đồng doanh thu. Con số này kém hơn so với chỉ số ngành là 1.68
- Năm 2012 Trong chỉ số ngành lại giảm xuống chỉ còn 1.49 (so với năm trước là 1.68). Ngược lại với tình hình đó doanh nghiệp lại hoạt động hiệu quả và tạo ra doanh thu lớn với chỉ số năm này là 1.91 tăng đáng kể so với năm trước chỉ là 1.4
- Năm 2013 chỉ số này củ doanh nghiệp vẫn tiếp tục cao hơn so với ngành (1.66 của doanh nghiệp so với 1.4 của ngành). Mức chênh lệch là 0.26
- Năm 2014 chỉ số doanh nghiệp và ngành là gần như tương đương với chỉ số của doanh nghiệp là 1.48 và ngành là 1.49
- Năm 2015 khả năng tạo ra doanh thu của doanh nghiệp tăng lên 1.86 cao hơn so với ngành là 1.45
- Vòng quay hàng tồn kho IT: Tính bằng chi phí sản xuất hay giá vốn hàng bán trên khối lượng hàng tồn kho.
- Nhìn chung ta thấy chỉ số này của doanh nghiệp (trung bình 3.9) là thấp hơn so với trung bình ngành (4.04). Chỉ số này tỉ lệ nghịch với số ngày tồn kho cho nên con số này càng thấp thì số ngày tồn kho càng caoo và ngược lại. Qua đó cho thấy doanh nghiệp quản lý tồn kho còn hơi kém (92 ngày) so với ngành (89 ngày) nhưng không đáng kể. Cụ thể
- Năm 2011 Vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp là 3.53 vòng trong một năm (tương đương 102 ngày) thấp hơn khá nhiều so với ngành 4.35 vòng trong một năm (tương đương 83 ngày). Cho thấy năm này doanh nghiệp quản lý tồn kho khá kém
- Năm 2012 Con số này tăng cao lên tới mức 5.64 vòng (64 ngày) và cao hơn so với chỉ số ngành là 4.25 vòng (85 ngày)
- Năm 2013 Con số là 3.33 vòng (108 ngày) giảm mạnh so với năm trước và thấp hơn chỉ số ngành 3.87 vòng (93 ngày)
- Năm 2014 Con số này tiếp tục giảm mạnh còn 2.79 vòng (129 ngày) và vẫn thấp hơn chỉ số ngành là 3.76 vòng (96 ngày)
- Năm 2015 Chỉ số này lại cao hơn 4.2 vòng (86 ngày) so với mức ngành là 3.96 (91 ngày)
- Kỳ thu tiền bình quân ACP: Là tổng các khoản phải thu nhân cho 360 ngày/doanh thu thuần. Chỉ số này cho ta thấy thời gian nhận được tiền từ khi bán hàng. Con số này càng thấp cho thấy khả năng xoay vòng vốn càng cao.
- Mặc dù không có số liệu cụ thể từng năm nhưng nếu cho kỳ thu tiền trung bình tất cả các ngành là 30 ngày. Đặc biệt đối với ngành sản xuất và là ngành công nghiệp nặng như ngành thép thì con số này còn phải lớn hơn nhiều. Tuy nhiên kỳ thu tiền trung bình của doanh nghiệp chỉ 22.74 ngày, con số này là rất tốt và so với trung bình ngành (dao động tăng giảm ở mức 40 ngày). Cho thấy thời gian thu hồi tiền của doanh nghiệp là rất ngắn. Không những thế qua hàng năm thời gian thu tiền lại càng rút ngắn, cho thấy khả năng thu hồi nợ của doanh là rất tốt và luôn được cải thiện. Cụ thể
- Năm 2011 kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp là 27.9 ngày. Các năm tiếp theo thời gian thu tiền tiếp tục giảm từ 27.1 ngày xuống còn 22.9 ngày rồi 19.8 cuối cùng giảm xuống còn 16.1 ngày
Dưới góc nhìn của một nhà đầu tư thì ta thấy đầu tư vào Hoa Sen Group là hợp lí vì ở các chỉ số này cho thấy doanh nghiệp hoạt động rất hiệu quả.
3 CÁC TỶ SỐ TÀI TRỢ(Tiểu luận: Phân tích tình hình tài chính Doanh nghiệp Hoa Sen Group HSG)
Các chỉ số này cho thấy tỉ lệ nợ và khả năng trả nợ của doanh nghiệp
- Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản D/A: tỉ lệ này cho thấy tài sản của doanh nghiệp được cấu thành từ bao nhiêu phần trăm là nợ. Tỉ lệ lệ này tốt xấu còn tùy thuộc vào góc nhìn của nhà phân tích. Nếu ở góc độ là nhà quản trị/chủ doanh nghiệp thì mong muốn chỉ số này cao vì chỉ số này cho thấy doanh nghiệp tận dụng tốt đòn bẩy tài chính, biết sử dụng nguồn tiền của người khác để làm lợi cho doanh nghiệp đồng thời làm lá chắn thuế cho doanh nghiệp. Còn ở góc độ chủ nợ thì mong muốn chỉ số này thấp vì chỉ số này thấp thì sẽ ít gặp rủi ro, phá sản hoặc nếu trường hợp đó xảy ra thì khả năng thu hồi nợ cũng cao hơn. Nếu ở góc độ là nhà đầu tư thì tùy vào mức độ mạo hiểm của nhà đầu tư mà để nhận định. Vì nhà đầu tư vừa là người thu lợi từ hoạt động của doanh nghiệp nhưng cũng vừa là chủ nợ của doanh nghiệp.
- Nhìn chung ta thấy trên 100% tài sản của doanh nghiệp thì có trung bình 69% được cấu thành từ nợ trong khi đó chỉ số này ở ngành thép là 63%. Tỷ lệ này ở doanh nghiệp luôn duy trì ở mức cao hơn so với mức trung bình ngành
- Năm 2011 tỉ lệ nợ trên tổng tài sản là 70% tức là trong một đồng tài sản thì có 0.7 đồng được tài trợ. Chỉ số này ở ngành thép là 63%
- Năm 2012 tỷ lệ nợ giảm xuống còn 62%, tỷ lệ này ở ngành thép là 63%
- Năm 2013 tỷ lệ này tăng lên 69% cao hơn so với ngành thép (65%)
- Năm 2014 tỷ lệ nợ lại tiếp tục tăng lên tới 77%, còn ở ngành thép chỉ 63%
- Năm 2015 tỷ lệ nợ giảm xuống còn 69% nhưng vẫn cao hơn ngành thép (59%)
- Tỉ lệ thanh toán lãi vay ICR: được tính bằng lợi nhuận trước thuế/ lãi vay. Tỷ lệ này cho thấy khả năng dùng lợi nhuận để chi trả lãi của doanh nghiệp. Chỉ số càng cao thì khả năng chi trang trải nợ bằng lợi nhuận của doanh nghiệp càng tốt, hay có thể nói khả năng dùng nợ để tạo nên lợi nhuận của doanh nghiệp tốt.
- Nhìn chung ta thấy tỷ lệ thanh toán lãi vay trung bình của doanh nghiệp (3.53) là tốt hơn bình quân ngành (3.16). Cho thấy khả năng thanh toán cũng như tạ ora lợi nhuận từ lãi vay của doanh nghiệp là khá tốt, và chỉ số này nhì chung có xu hướng tăng.(Tiểu luận: Phân tích tình hình tài chính Doanh nghiệp Hoa Sen Group HSG)
- Năm 2011 tỉ số này là 1.58 tức là với 1 đồng lãi vay thì được đảm bảo bởi 1.58 đồng lợi nhuận trước thuế. Chỉ số này là khá thấp so với bình quân ngành thép 2.33
- Năm 2012 chỉ số này tăng lên 2.21 trong khi ở ngành thép lại giảm xuống còn 2.07
- Năm 2013 con số này tăng mạnh lên 4.03, cao hơn ngành thép (2.87) đến 1.16
- Năm 2014 giảm nhẹ còn 3.85 và gần ngang bằng với mức ngành 3.87
- Năm 2015 tăng vọt lên đến 5.96 trong khi tỉ số này ở ngành thép là 4.66. Chênh lệch 1.3
- Tỉ số khả năng trả nợ: Tỉ số này dùng để đo lường khả năng trả nợ gốc, lãi & thanh toán tiền thuê bằng nguồn thu từ doanh thu, khấu hao và lợi nhuận trước thuế. Tỉ số này cao cho thấy khả năng thanh toán nợ, lãi & tiền thuê là tốt.
- Chỉ số này nhìn chung có xu hướng giảm. Từ 1.26 năm 2011 giảm xuống còn 1.11 năm 2012, sang năm 2013 tăng lên thành 1.26, năm 2014 tiếp tục tăng lên 1.37 đến năm 2015 lại giảm còn 1.15
Các chỉ số này của doanh nghiệp nhìn chung là khá tốt. Dưới góc nhìn của nhà đầu tư cho thấy doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nguồn tiền tài trợ và có khả năng thanh toán lãi.(Tiểu luận: Phân tích tình hình tài chính Doanh nghiệp Hoa Sen Group HSG)
4 CÁC TỶ LỆ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH LỜI
Các chỉ số này cho thấy khả năng tạo ra lợi nhuận từ doanh thu, tổng tài sản & vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
- Doanh lợi gộp GPM: Tính bằng lợi nhuận gộp/ doanh thu thuần. Tỉ số này cho thấy khả năng tạo ra lợi nhuận gộp từ doanh thu thuần.
- Tổng quan ta thấy chỉ số này ở doanh nghiệp là khá tốt (trung bình 0.14) cao hơn mức trung bình ngành (0.1) và khá ổn định (chỉ dao động từ 0.12-0.15)
- Năm 2011 chỉ số này là 0.13 tức là từ 1 đồng doanh thu thuần tạo ra 0.13 đồng lợi nhuận gộp. Chỉ số này ở toàn ngành là 0.1
- Năm 2012 chỉ số của doanh nghiệp tăng lên 0.14 trong khi toàn ngành giảm xuống 0.08. tỉ lệ tạo lợi nhuận gộp của doanh nghiệp cao gần gấp đôi ngành.
- Năm 2013 tiếp tục tăng lên 0.15 và vẫn tiếp tục cao hơn ngành (0.09).
- Năm 2014 giảm xuống còn 0.12 nhưng vẫn cao hơn toàn ngành (0.1)
- Năm 2015 tỉ số này tăng lên 0.15 so với bình quân ngành là 0.12. Chênh lệch 0.03
- Doanh lợi ròng NPM: Tỉ số này cho thấy từ một đồng doanh thu có khả năng tạo ra bao nhiêu lợi nhuận cho cổ đông góp vốn.
- Nhìn chung tỉ số này ngang bằng với ngành (trung bình đều bằng 0.03) Và ở doanh nghiệp thì chỉ số này có xu hướng tăng.
- Năm 2011 Doanh lợi ròng là 0.02 tức là cổ đông có được 0.02 đồng lợi nhuận từ 1 đồng doanh thu ròng. Tỉ số này của doanh nghiệp thấp hơn ngành (0.03)
- Năm 2012 Mặc dù bình quân ngành tỉ số này giảm xuống 0.02 nhưng doanh nghiệp lại tăng lên 0.04
- Năm 2013 Lại tiếp tục tăng lên 0.05. Tỉ số ngành là 0.03
- Năm 2014 giảm xuống còn 0.03 và thấp hơn bình quân ngành (0.04)
- Đến năm 2015 tăng lên 0.04 nhưng vẫn thấp hơn toàn ngành (0.05)
- Sức sinh lợi cơ bản BEP: Tính bằng lợi nhuận trước thuế/ tổng tài sản. Cho thấy khả năng sinh lợi cơ bản của doanh nghiệp.
- Nhìn chung tỉ số này của doanh nghiệp (0.1) cao hơn trung bình ngành (0.09) nhưng có sự biến động mạnh và xu hướng nghịch biến với chỉ số ngành. Cụ thể:
- Năm 2011 Sức sinh lợi cơ bản của doanh nghiệp là 0.08 tức là có 8% lợi nhuận trước thuế được tạo ra từ tổng tài sản. Chỉ số này thấp hơn chỉ số ngành (0.1)
- Năm 2012 tỉ số này tăng lên 0.14 và gấp đôi chỉ số ngành (0.07)
- Năm 2013 giảm xuống thành 0.13 nhưng vẫn cao hơn chỉ số ngành thép (0.08)
- Năm 2014 giảm xuống chỉ còn 0.07. trong khi đó chỉ số ngành lại tăng lên thành 0.09
- Năm 2015 tỉ số tăng lên thành 0.11 tương ứng năm này chỉ số ngành là 0.1
- Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ROA: được tính bằng lợi nhuận sau thuế/ trên tổng tài sản. Chỉ số này cho thấy tỉ lệ lợi nhuận thực tế doanh nghiệp nhận được (đã trừ đi thuế) từ tổng tài sản.
- Tổng quan ta thấy tỉ số này ở doanh nghiệp có xu hướng tăng nhưng có sự biến động mạnh qua từng năm và nhìn chung cao hơn so với chỉ số ngành (0.06 ở doanh nghiệp so với ngành 0.05)
- Năm 2011 chỉ số ROA của doanh nghiệp khá thấp (0.03) tức là cứ 100 đồng tổng tài sản thì tạo ra 3 đồng lợi nhuận sau thuế, thấp hơn chỉ số ngành (0.05)
- Năm 2012 chỉ số này ở doanh nghiệp lại tăng mạnh lên thành 0.07. trong khi đó chỉ số ngành lại chỉ ở mức 0.03
- Năm 2013 tiếp tục tăng lên thành 0.08 và cao gấp đôi chỉ số ngành (0.04)
- Năm 2014 chỉ số này giảm đi một nửa (0.04) so với năm trước và thấp hơn chỉ số ngành 0.06
- Năm 2015 tỉ số ROA của doanh nghiệp ngang bằng với ngành đều bằng 0.07
- Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ROE: chỉ số này tính bằng lợi nhuận sau thuế/ tổng tài sản. Cho thấy khả năng sinh lợi thực tế chủ sở hữu nhận được trên vốn của mình bỏ ra.
- Tổng quan ta thấysuất sinh lợi trung bình chỉ số này của doanh nghiệp khá cao (0.22) so với ngành (0.14). Và tuy có sự biến động nhưng nhìn chung có xu hướng tăng.
- Năm 2011 ROE của doanh nghiệp là 0.09 tức là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì thu được 9 đồng lợi nhuận. chỉ số này khá thấp so với ngành 0.14
- Năm 2012 ROE của doanh nghiệp tăng gấp đôi so với năm ngoái và cũng gấp đôi so với ngành đạt 0.18
- Năm 2013 ROE tiếp tục tăng lên tới 0.26 còn so với ngành chỉ là 0.12. Chênh lệch tới 0.14
- Năm 2014 tỉ số này giảm xuống 0.17 nhưng vẫn cao hơn chỉ số ngành 0.16
- Năm 2015 tăng lên 0.22 so với ngành là 0.17
Đối với nhà đầu tư thì nhóm chỉ số này rất quan trọng vì nó phần nào cho thấy lợi nhuận nhà đầu tư được hưởng từ phần đầu tư của mình cũng như một phần tác động làm tăng hay giảm giá trị cổ phần họ đang nắm giữ. Và các chỉ số này ở doanh nghiệp đều rất tốt và đều cao hơn hoặc bằng chỉ số ngành.
5 CÁC TỈ LỆ ĐÁNH GIÁ THEO GÓC ĐỘ THỊ TRƯỜNG
Các chỉ số này cho thấy tác động của cổ phiếu – thị trường – doanh nghiệp với nhau.(Tiểu luận: Phân tích tình hình tài chính Doanh nghiệp Hoa Sen Group HSG)
- Tỷ lệ P/E: Được tính bằng lãi của cổ phiếu/ giá của cổ phiếu ở thời điểm đó. Chỉ số này cho thấy chi phí mà nhà đầu tư phải trả để thu được 1 đồng lợi nhuận từ doanh nghiệp.
- Tổng quan ta thấy trung bình nhà đầu tư cần chi trả 7.12 đồng để thu được 1 đồng lợi nhuận từ doanh nghiệp. chỉ số này ở ngành thép qua 5 năm đều âm ngoại trừ năm 2014. Lí do là hầu hết các doanh nghiệp khác cùng ngành đều nợ lãi của nhà đầu tư để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong khi đó doanh nghiệp Hoa Sen lại thực hiện tốt nghĩa vụ này của mình. Có thể thấy rõ ràng sự chênh lệch rõ ràng giữa doanh nghiệp và ngành và cũng rõ ràng cho việc nhà đầu tư nên lựa chọn đầu tư vào đâu
- Tỉ lệ P/E của doanh nghiệp là 6.29 năm 2011, 4.44 năm 2012, 6.7 năm 2013, 10.3 năm 2014 và 7.85 năm 2015. Còn ở ngành thép là -8.33 năm 2011, -1.88 năm 2012, -5.0 năm 2013 chỉ có năm 2014 là chỉ số dương 1.06, đến năm 2015 lại tiếp tục -8.33.
- Tỷ lệ P/B: được tính bằng giá cổ phiếu ngoài thị trường/ giá cổ phiếu theo giá trị sổ sách. Tỉ số này cho thấy mức độ chênh lệch giữa giá trị thị trường và giá trị kế toán của cổ phiếu.
- Tổng quan ta thấy giá trị cổ phiếu có xu hướng tăng đều qua từng năm. Cụ thể
- Năm 2011 giá trị sổ sách của cổ phiếu cao hơn giá trị thì trường nên chỉ số này dưới 1, cụ thể là 0.58. Năm 2012 giá trị thị trường của phiếu đã tăng lên nhưng vẫn còn thấp hơn giá sổ sách với tỉ lệ là 0.83. Sang năm 2013 giá trị thị trường đã vượt qua giá trị sổ sách, cụ thể là gấp 1.81 lần giá sổ sách. Năm 2014 lại tiếp tục tăng lên là 1.86 và cuối cùng năm 2015 giảm xuống còn 1.42(Tiểu luận: Phân tích tình hình tài chính Doanh nghiệp Hoa Sen Group HSG)
- Tỷ số giá/ dòng tiền (P/CF): Chỉ số này cho thấy chi phí nhà đầu tư phải trả cho 1 đồng dòng tiền
- Tỉ số này qua các năm là: Năm 2011 tỉ số P/CF là 2.79, năm 2012 giảm xuống còn 2.62, năm 2013 tăng lên thành 4.6, đấn năm 2014 lại tăng lên thành 5.79, năm 2015 giảm xuống còn 3.63
Mặc dù không có số liệu để so sánh các chỉ tiêu nhưng đối với nhà đầu tư thì mục đích cuối cùng là lợi nhuận. Và theo tỉ lệ P/E thì Hoa Sen Group thự hiện nghĩa vụ chi trả lợi nhuận rất tốt so với mặt bằng chung ngành. Cho nên đây là doanh nghiệp đáng để đầu tư nếu xét riêng trong ngành.
II. Z SCORE – HỆ SỐ NGUY CƠ PHÁ SẢN
- Hệ số này được tính bằng các khoản mục như trên hình. Trong đó vốn hóa thị trường = Số lượng cổ phiếu lưu hành * giá trị thị trường mỗi cổ phiếu. Hệ số này nhằm xác định nguy cơ phá sản trong ngắn hạn của doanh nghiệp với các mốc cụ thể
2.99<Z | Doanh nghiệp có tài chính lành mạnh |
1.81<Z<2.99 | Doanh nghiệp không có vấn đề trong ngắn hạn, tuy nhiên cần phải xem xét điều kiện tài chính một cách thận trọng |
Z<=1.81 | Doanh nghiệp có vấn đề nghiêm trọng về tài chính, có nguy cơ phá sản cao. |
- Tổng quan ta thấy doanh nghiệp không có vấn đề về tài chính nhưng trong từng năm thì tình hình tài chính của doanh nghiệp có một số biến động
- Như năm 2011 chỉ số Z của doanh nghiệp là 2.45 nằm trong khoảng 1.81-2.99 như vậy doanh nghiệp không vấn đề tài chính trong ngắn hạn nhưng cần xem xét và cải thiện tình hình tài chính
- Năm 2012 chỉ số Z của doanh nghiệp tăng lên 3.31 (trên 2.99) như vậy trong năm này tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt
- Năm 2013 chỉ số Z là giảm xuống 3.29 nhưng vẫn nằm trong khoảng an toàn (Z > 2.99)
- Đến năm 2014 giảm xuống còn 2.86 tức nằm trong khoảng 1.81 – 2.99. Doanh nghiệp có vấn đề nhỏ về tài chính nhưng không đáng lo
- Năm 2015 chỉ số Z tăng lên 3.35 (Z > 2.99) Doanh nghiệp có tài chính tốt.
Dưới góc độ là nhà đầu tư rất cần quan tâm hệ số này vì nó thể hiện nguy cơ phá sản của doanh nghiệp, vì thế nhà đầu tư cần xem xét hệ số này để có xác định rủi ro từ đó quyết định có nên đầu tư hay rút vốn, thanh lý cổ phần của mình.
Như vậy ta thấy tài chính của doanh nghiệp khá vững chắc nên không có vấn đề gì đáng lo ngại đến nguy cơ phá sản.
III. PHÂN TÍCH CÁC ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH(Tiểu luận: Phân tích tình hình tài chính Doanh nghiệp Hoa Sen Group HSG)
Chỉ số này cho thấy mối quan hệ giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi hay tỉ lệ thay đổi lợi nhuận khi doanh thu thay đổi
Năm 2011 Chỉ số này là 3.09 có nghĩa là cứ mỗi 10% doanh thu thay đổi thì lợi nhuận cũng sẽ thay đổi tương ứng 10% x 3.09. Năm 2012 DOL giảm xuống còn 2.41, đến năm 2013 DOL tiếp tục giảm còn 2.21, năm 2014 DOL tăng lên 2.87 đến năm 2015 DOL đạt 2.8
Đòn cân này cho thấy sự ảnh hưởng của chi phí lãi vay lên lợi nhuận trước thuế.
Đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp nhìn chung có xu hướng giảm. Cụ thể năm 2011 DFL của doanh nghiệp là 2.71 tức là nếu muốn thay đổi 10% lợi nhuận trước thuế thì phải thay đổi EBIT một lượng bằng 10% x 2.71. Năm 2012 đòn bẩy tài chính DFL giảm xuống còn 1.83, đến năm 2013 giảm xuống còn 1.33, năm 2014 DOL tăng lên 1.35, đến năm 2015 giảm xuống chỉ còn 1.2
Được tính bằng DOL * DFL (vì 2 đòn bẩy này có tính tương tác lẫn nhau). Đòn bẩy này cho thấy sự ảnh hưởng của doanh thu đến lợi nhuận của chủ sở hữu
Đòn bẩy tổng hợp của doanh nghiệp nhìn chung có xu hướng giảm. Năm 2011 đòn bẩy tổng hợp DTL là 8.38 tức là cứ 10% doanh thu thay đổi thì sẽ ảnh hưởng đến 10% * 8.38 lợi nhuận của chủ sở hữu. Năm 2012 DTL giảm còn 4.40, đến năm 2013 DTL giảm còn 2.93, năm 2014 tăng lên mức 3.88 và năm 2015 DTL giảm xuống còn 3.37.
Chỉ số các đòn bẩy tài chính lớn hay nhỏ không thể hiện rằng tốt hay xấu mà thể hiện mức độ rủi ro, biến đổi khi thay đổi các yếu tố cấu thành đòn bẩy. Đối với nhà quản lý doanh nghiệp cần chú ý các chỉ số này để xác định mức độ rủi ro khi các khoản mục thay đổi cũng như vận dụng đòn bẩy tài chính phục vụ mục đích kinh doanh.
Đối với nhà đầu tư thì đặc biệt chú ý tới đòn bẩy DTL vì sự thây đổi của đòn bẩy này có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận thu được của nhà đầu tư (Tiểu luận: Phân tích tình hình tài chính Doanh nghiệp Hoa Sen Group HSG)
IV. PHÂN TÍCH HÒA VỐN
Phân tích hòa vốn cho thấy hoạt động của doanh nghiệp là lời hay lỗ (lời/ lỗ như thế nào) có hiệu quả hay không có đủ để trả nợ hay không, phân tích các rủi ro từ đó đề ra phương án phù hợp để cải thiện hiệu quả hoạt động.
- Tổng quan ta thấy doanh thu thuần của doanh nghiệp chỉ có năm 2011 là thấp hơn doanh thu trả nợ còn từ năm 2012 trở đi doanh thu thuần đều cao hơn các điểm doanh thu hòa vốn cho thấy doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, tạo ra lơi nhuận là thực. Nhìn chung hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là tốt.
- Năm 2011 doanh thu thuần của doanh nghiệp đạt 8165 tỷ, cao hơn doanh thu hòa vốn tiền mặt (6399 tỷ) và doanh thu hòa vốn lời lỗ (nhưng thấp hơn doanh thu hòa vốn trả nợ (7392 tỷ). Cho thấy hoạt động của doanh nghiệp có lời thật nhưng có thể xem là lỗ vì chưa đủ để trả nợ. Cụ thể doanh thu còn thiếu 461 tỷ để đủ đạt mốc trả nợ
- Năm 2012 Doanh thu thuần của doanh nghiệp tăng lên 10.088 tỷ tăng 23,5% so với năm trước, cao hơn doanh thu hòa vốn tiền mặt (7103 tỷ), cao hơn doanh thu hòa vốn lời lỗ (7587 tỷ) và cao hơn doanh thu hòa vốn trả nợ (9547 tỷ). Mức chênh lệch giữa doanh thu thuần và doanh thu hòa vốn trả nợ là 540 tỷ. Cho thấy doanh nghiệp hoạt động tốt, vừa trả xong món nợ chính từ những năm trước và có lợi nhuận sau khi đã trả nợ.
- Năm 2013 Sau đã hoàn thành trả khoản nợ lớn. Doanh thu thuần của doanh nghiệp tiếp tục tăng lên thành 11.760 tỷ, tăng 16,6% so với cùng kì năm trước. Cao hơn các mốc doanh thu hòa vốn tiền mặt (6275 tỷ), lời lỗ(7496 tỷ), và trả nợ (7818 tỷ). Năm này doanh nghiệp hoạt động rất có hiệu quả, doanh thu thuần cao nhưng chi phí nhìn chung thấp nên có sự chênh lệch lớn giữa doanh thu thuần và doanh thu trả nợ. Mức chênh lệch là 3942 tỷ đồng.
- Năm 2014 Doanh thu thuần của doanh nghiệp tiếp tục tăng lên 14.990 tỷ, tăng 27,5% so với năm trước. Vượt doanh thu trả nợ (11.561 tỷ) đến 3429 tỷ. Năm này doanh nghiệp tiếp tục hoạt động hiệu quả, có lợi nhuận thực sau khi đã chi trả tất cả các khoản chi phí.(Tiểu luận: Phân tích tình hình tài chính Doanh nghiệp Hoa Sen Group HSG)
- Năm 2015 Doanh thu thuần của doanh nghiệp là 17.447 tỷ, tăng 16,4%. Cao hơn doanh thu trả nợ (11.452 tỷ). Chênh lệch giữa doanh thu thuần và doanh thu hòa vốn trả nợ là 5995 tỷ. Mức chênh lệch doanh thu thuần và hòa vốn trả nợ ngày càng cao cho thấy doanh nghiệp ngày càng hoạt động có hiệu quả.
* Lưu ý: Năm tài chính được tính từ 1/10 đến 30/9 năm sau, nên các số liệu lấy từ cuối kỳ kế toán vào ngày 30/9
Trên đây là tiểu luận môn Tài chính doanh nghiệp đề tài: Phân tích tình hình tài chính Doanh nghiệp Hoa Sen Group HSG, dành cho các bạn đang làm tiểu luận môn học chuyên ngành: còn nhiều bài mẫu tiểu luận môn học các bạn tìm kiếm trên chuyên mục nhé.
Lưu ý: Có thể trên website không có tài liệu đúng như các bạn mong muốn để hoàn thiện bài làm hoàn toàn mới và chất lượng tốt các bạn có thể cần tới sự hỗ trợ của dịch vụ viết tiểu luận để kham khảo bảng giá và quy trình làm việc các bạn có thể trao đổi với mình qua SDT/Zalo: https://zalo.me/0932091562