Tải miễn phí bài Tiểu luận: Chính trị quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa và vấn đề kỳ thị người Mỹ gốc Á trong đại dịch COVID-19, các bạn có thể tải về kham khảo miễn phí, đây là đề tài tiểu luận môn Chính trị học được giới thiệu cho các bạn sinh viên đang tìm kiếm tài liệu, ngoài ra các bạn có thể kham khảo thêm các bài tiểu luận về Chính trị quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa và tiểu luận về vấn đề kỳ thị người Mỹ gốc Á trong đại dịch COVID-19 trên chuyên mục tiểu luận Chính trị học.
Lưu ý: Trong quá trình viết tiểu luận Môn Chính trị học nếu các bạn không có thời gian và cần hỗ trợ viết bài hoàn chỉnh, chất lượng tốt, các bạn có thể liên hệ với dịch vụ viết tiểu luận chất lượng qua Zalo: https://zalo.me/0932091562
1. Phần lý luận: Chính trị quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa và vấn đề kỳ thị người Mỹ gốc Á trong đại dịch COVID-19
1.1 Khái quát chung về toàn cầu hoá
1.1.1 Định nghĩa
Toàn cầu hóa có nghĩa là tốc độ di chuyển và trao đổi (của con người, hàng hóa và dịch vụ, vốn, công nghệ hoặc thực hành văn hóa) trên khắp hành tinh. Một trong những tác động của toàn cầu hóa là nó thúc đẩy và gia tăng sự tương tác giữa các khu vực và dân cư khác nhau trên toàn cầu.
Theo WHO, toàn cầu hóa có thể được định nghĩa là “sự gia tăng tính liên kết và sự phụ thuộc lẫn nhau của các dân tộc và các quốc gia. Nó được hiểu một cách tổng quát bao gồm hai yếu tố liên quan đến nhau: sự mở ra của các biên giới quốc tế để các luồng hàng hóa, dịch vụ, tài chính, con người và ý tưởng ngày càng nhanh chóng; và những thay đổi trong thể chế và chính sách ở cấp quốc gia và quốc tế nhằm tạo điều kiện hoặc thúc đẩy các dòng chảy đó ”.
1.1.2 Toàn cầu hoá trong địa lý
Về địa lý, toàn cầu hóa được định nghĩa là một tập hợp các quá trình (kinh tế, xã hội, văn hóa, công nghệ, thể chế) góp phần tạo nên mối quan hệ giữa các xã hội và cá nhân trên toàn thế giới. Đó là một quá trình tiến bộ trong đó trao đổi và lưu chuyển giữa các khu vực khác nhau trên thế giới được tăng cường
1.1.3 Lợi ích của toàn cầu hoá
Toàn cầu hóa có những lợi ích bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau. Nó phát triển qua lại các nền kinh tế trên toàn thế giới và tăng cường giao lưu văn hóa. Nó cũng cho phép trao đổi tài chính giữa các công ty, thay đổi mô hình công việc. Nhiều người ngày nay đã trở thành công dân toàn cầu. Nguồn gốc hàng hóa trở thành thứ yếu và khoảng cách địa lý không còn là rào cản đối với nhiều loại hình dịch vụ.
1.1.4 Các tác động tiêu cực của toàn cầu hoá
Ngoài tất cả các lợi ích mà toàn cầu hoá có được về việc cho phép giao lưu văn hoá, nó còn đồng nhất các nền văn hoá trên thế giới. Đó là lý do mà tại các đặc điểm văn hoá cụ thể từ một số quốc gia đang biến mất. Từ ngôn ngữ đến văn hoá truyền thống hoặc thậm chí là một số ngành nghề cụ thể. Đòi hỏi con người phải có một cách tiếp cận thận trọng hơn.
Bất chấp những lợi ích của nó, tăng trưởng kinh tế được thúc đẩy bởi toàn cầu hoá đã đánh thức nhiều chỉ trích. Hậu quả của toàn cầu hoá khác xa với sự đồng nhất: bất bình đẳng về thu nhập, sự chênh lệch giàu nghèo và các giao dịch mang lại lợi ích khác nhau cho các bên. Cuối cùng, một trong những chỉ trích là một số tác nhân (quốc gia, công ty, cá nhân) được hưởng lợi nhiều hơn từ các hiện tượng toàn cầu hóa, trong khi những người khác đôi khi bị coi là “kẻ thua cuộc” của toàn cầu hóa. Trên thực tế, một báo cáo gần đây của Oxfam cho biết 82% của cải tạo ra trên thế giới thuộc về 1% dân số. Nhiều nhà phê bình cũng chỉ ra rằng toàn cầu hóa có những tác động tiêu cực đến môi trường. Do đó, sự phát triển ồ ạt của giao thông vận tải vốn là cơ sở của toàn cầu hóa cũng là nguyên nhân gây ra các vấn đề môi trường nghiêm trọng như phát thải khí nhà kính, trái đất nóng lên hay ô nhiễm không khí.
1.2 Vấn đề phân biệt chủng tộc thời kì toàn cầu hoá
Toàn cầu hoá đã đẩy mạnh hơn quá trình con người di chuyển qua biên giới các nước. Dòng người di cư từ nước này sang nước khác không ngừng tăng lên và sự đa dạng sắc tộc thể hiện rõ ở hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới. Tuy nhiên, tiềm ẩn trong đó là những mối đe doạ về nạn phân biệt chủng tộc, nhất là đặt trong bối cảnh toàn cầu hoá làm gia tăng nhanh chóng dịch Covid-19 trên thế giới.
Theo báo cáo của Stop AAPI Hate, từ vụ việc dịch bệnh Coronavirus của Trung Quốc ảnh hưởng xấu đến quốc tế, các cuộc tấn công vào người gốc Á tại 16 thành phố lớn nhất của Mỹ vẫn tăng 164% trong 3 tháng đầu năm 2021. Mức tăng vẫn tiếp tục cao trong chuỗi ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Hơn 3800 vụ tấn công nhằm vào người gốc Á đã chứng tỏ sự bất cập lớn, mặt trái của toàn cầu hoá. Nó gây ra những hận thù, những hiểu lầm không đáng có giữa các quốc gia và tộc người.(Tiểu luận: Chính trị quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa và vấn đề kỳ thị người Mỹ gốc Á trong đại dịch COVID-19)
Mặc dù đã bước sang thế kỉ 21, nền văn minh nhân loại đã có nhiều bước tiến triển đáng kể nhưng vấn đề xung đột chủng tộc chưa bao giờ có dấu hiệu dừng lại. Toàn cầu hoá đã xúc tiến quá trình này diễn ra căng thẳng và sâu sắc hơn khi hội nhập diễn ra sâu rộng hơn. Việc đứng ra giải quyết những mâu thuẫn về mặt tư tưởng chính trị này do các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, AAPI, EC, EU… lên tiếng. Sở dĩ có điều này là bởi toàn cầu hoá cũng đã đưa các quốc gia có cùng mục tiêu phát triển gắn kết lại với nhau và cùng tham gia vào các tổ chức như thế. Nhiệm vụ của họ là phải giải quyết mọi vấn đề cấp thiết mà xã hội cần.
XEM THÊM ==> DOWNLOAD 999+ TIỂU LUẬN CHÍNH TRỊ HỌC
1.3 Chính trị quốc tế trong thời đại toàn cầu hoá
Trong bối cảnh toàn cầu hoá, chính trị chính là một trong ba yếu tố được chú trọng hàng đầu. Toàn cầu hoá chính trị đề cập đến sự lớn mạnh của hệ thống chính trị trên toàn thế giới, cả về quy mô lẫn mức độ phức tạp. Và tầm quan trọng của các mô hình nation – state (quốc gia – nhà nước) ngày càng giảm đi, nhường chỗ cho sự trỗi dậy của nhiều tác nhân khác. Sự ra đời và tồn tại của Liên Hợp Quốc được xem là một trong những ví dụ kinh điển của toàn cầu hoá chính trị.
Có thể dễ dàng nhận thấy rằng toàn cầu hoá đã làm phức tạp khả năng quản lý công việc kể cả trong và ngoài nước của một quốc gia. Điều mà dường như ở nhiều thế kỉ trước các quốc gia với những hoạch định chính sách riêng không bao giờ phải tính đến. Và Anthony Lake cho rằng do quyền tự chủ quốc gia và chủ quyền quốc gia đã bị xói mòn. Và quả đúng như vậy, trước sự luân chuyển nhanh chóng, các quốc gia dễ dàng bị tổn thương hơn khi ngày càng phụ thuộc nhiều hơn.
Một thế giới không biên giới thực sự đang đặt ra vô vàn thách thức đối với việc bình ổn chính trị. Sự bùng nổ về các hoạt động như thương mại, di cư… xuyên biên giới đã đặt ra câu hỏi rằng suy nghĩ quốc gia – dân tộc là cơ sở tổ chức các hoạt động khác có còn ý nghĩa nữa hay không. Và khi ranh giới giữa các quốc gia trở nên mờ nhạt như vậy, mô hình quốc gia – dân tộc có còn phát huy được hiệu quả trong việc giải quyết những vấn đề mà nhân loại đang phải đối mặt hay không.
Một vấn nạn gây nhức nhối từ những thập niên 90 cho đến nay chính là nạn di cư. Kể từ năm 1998, trung bình mỗi năm có hơn 12 triệu người đủ điều kiện được nhận hỗ trợ dành cho người tị nạn. Và mỗi năm có 800.000 đến 900.000 người di cư là nạn nhân của các cuộc “thanh trừng sắc tộc”. Việc di cư bất hợp pháp đã gây ra hàng loạt vấn đề nhức nhối cho nền chính trị của các quốc gia sở tại khi không thể kiểm soát được dòng người nhập cư vào nước mình. Nhưng mối hiểm hoạ nằm sau bức tường di cư trái phép chính là những xung đột giữa chính phủ các nước. Những cuộc đụng độ chính trị tất yếu sẽ xảy ra khi căng thẳng lên tới đỉnh điểm.
Khi toàn cầu hoá diễn ra, biên giới giữa các nước trở nên vô hình, vai trò của quốc gia – dân tộc trở nên mờ nhạt. Khả năng thực hiện quyền lực chính trị trên lãnh thổ của các nước bị hạn chế đi rất nhiều lần. Thay vào đó, rất nhiều kịch bản mới được vẽ ra cho nền chính trị thế giới, nơi mà các quốc gia hướng đến mô hình chỉ một thế giới nhưng có nhiều chủ thể lãnh đạo với vai trò ngang nhau.
Phần thực tiễn. Chính trị quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa và vấn đề kỳ thị người Mỹ gốc Á trong đại dịch COVID-19
2.1 Những cuộc tấn công nhằm vào người Mỹ gốc Á 2.1.1 Nguyên nhân
Thứ nhất, người dân Mỹ đã từng có 5 năm sống dưới sự lãnh đạo của một nhà cầm quyền, một kẻ bài ngoại, với những bài hùng biện chứa đầy sự căm thù, ngôn từ nhục mạ mỗi ngày để chống lại người dân từ các châu lục khác. Những người ủng hộ ông nghe theo răm rắp những lời nói ấy một cách vô điều kiện. Nhờ đó, ông ta tạo ra một tình trạng chia cắt sâu sắc đên khó tin mà ở đó chứa đựng nhiều sự tức tối cũng như lòng căm phẫn. Và rồi, người ta vịn vào cái cớ đó để thực hiện những hành vi tàn nhẫn.
Thứ hai, bởi vì chúng ta không thể hoàn toàn khống chế được đại dịch, điển hình là ngày hôm nay, Mỹ đứng đầu thế giới với số ca nhiễm là 33.1 triệu ca và số người tử vong đã vượt quá 587 nghìn người. Mọi người vẫn phải tiếp tục ở nhà, họ thất nghiệp, không còn việc gì để làm. Người dân Mỹ vẫn đang trong tình trạng giãn cách xã hội suốt nhiều tháng trời và nhiều người bắt đầu cảm thấy phát điên vì hoàn cảnh này. Và cách giải toả dễ dàng nhất, theo vị tổng thống ấy trước đây từng nói, chính là hãy đổ lỗi cho người khác. Không ai khác, người dân châu Á sinh sống tại quốc gia này chính là những kẻ “đứng mũi chịu sào” hoàn hảo nhất.
2.1.1 Những thiệt hại ghi nhận được từ các vụ tấn công người Mỹ gốc Á.
Hiện nay, có khoảng 19 triệu người châu Á đang sống và làm việc trên đất nước Mỹ. Thực chất, người Mỹ nghĩ rằng người châu Á là một dân tộc giỏi. Họ có trình độ học vấn cao, họ luôn khao khát đến trường và tình cảm gia đình gắn bó, khăng khít. Người châu Á thường kiếm được rất nhiều tiền vì họ có công việc ổn định trên đất Mỹ.
Nhưng cũng bởi lí do đó, nhiều kẻ tấn công ngầm định rằng sự có mặt của người châu Á trên nước Mỹ đã cướp đi cơ hội kiếm cơm của mình. Thêm vào đó, châu Á còn là nơi bùng phát làn sóng dịch Covid-19 làm thế giới điên đảo suốt hơn một năm qua càng làm cho những ác cảm ngày càng lớn dần. Đó cũng là lúc bắt đầu của những kẻ bất bình. Điều khủng khiếp nhất về những vụ tấn công gần đây là hầu như nó đều diễn ra vào buổi trưa và nhằm vào những người già nhất. Người đầu tiên phải kể đến là một cụ già người Thái Lan, trong lúc đang bộ đi trên đường phố ở San Francisco ông bị tấn công bất ngờ bởi một đám trẻ con.
Nguồn: Fox news ktvu.com
Chúng bất ngờ xuất hiện và ném ông ra giữa lòng đường phố. Cuối cùng, ông cụ đã qua đời vì vết thương không thể lành lặn do tuổi đã cao. Điều này chứng tỏ, cách mà những kẻ tấn công nhằm vào người Mỹ gốc Á là quá man rợ, vô đạo đức. Chúng tự cho mình có quyền được làm như thế, chúng tự cảm thấy đau khổ và muốn hành hạ người khác. Nhưng có vẻ vẫn chưa đủ nên chúng tiêm nhiễm những thứ độc hại vào đầu của những đứa trẻ. Hành động tàn độc cùng những lời nói lệch chuẩn đã và đang giết chết một thế hệ trẻ tương lai của nước Mỹ. Và có thể khi lớn lên, chúng sẽ lại là người viết tiếp câu chuyện của những kẻ không có tư tưởng chính trị vững vàng, không có đầu óc suy ngẫm. Chúng lấy đau khổ của người khác ra để đùa cợt, để xoa dịu sự căm phẫn, bực tức của mình, điều đó quả thực rất man rợ.
- một diễn biến khác, nạn nhân là một người phụ nữ trên 50 tuổi. Trong khi đang đứng xếp hàng tại một cửa hàng ở Flushing, Queens bang New York thì một gã đàn ông đã tiếp cận và đẩy mạnh bà ngã xuống nền đất, còn cố ý đánh vào đầu bà.
XEM THÊM ==> DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN
Ngoài một vài những ví dụ trên, vấn đề kì thị, phân biệt chủng tộc đối với người Mỹ gốc Á đã gia tăng rất nhiều kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát tại Mỹ hồi đầu năm 2020. Gần đây nhất là vụ xả súng đẫm máu ở Atlanta khiến 6 người phụ nữ gốc Á tử vong đã kích động sự căm phẫn đến tột cùng. Các cuộc tấn công bạo lực nhằm vào người châu Á tăng 150% ở 16 thành phố lớn của Mỹ vào năm ngoái, đặc biệt là ở Los Angeles và New York, nơi có đông người gốc Á sinh sống. (Tiểu luận: Chính trị quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa và vấn đề kỳ thị người Mỹ gốc Á trong đại dịch COVID-19)
Theo báo cáo mới nhất vừa được công bố, kể từ tháng 3/2020 đến hết tháng 2 năm nay đã có gần 3.800 vụ tấn công nhằm vào nhóm người này được ghi nhận ở 48/50 bang của Mỹ, trong đó chủ yếu là bằng lời nói, tỷ lệ hành động vũ lực chiếm khoảng hơn 11%. Đã có không ít người Mỹ gốc Á lớn tuổi bị tấn công dẫn đến tử vong, khiến ở nhiều nơi, nhất là khu vực phố người Hoa, người già ngại ra đường. Cộng đồng người Mỹ gốc Hoa chiếm tỉ lệ cao nhất với hơn 42%, tiếp đến là người Hàn Quốc với gần 15%, người gốc Việt là 8,5% và người gốc Philippines là gần 8%. Hiện nay các cộng đồng người Mỹ gốc Á đang kêu gọi các quan chức chính phủ làm nhiều hơn nữa để bảo vệ và hỗ trợ cộng đồng của họ.
2.2 Vai trò của chính phủ Mỹ và các tổ chức quốc tế trong việc giải quyết xung đột.
2.2.1 Về phía Mỹ
Dưới thời cựu tổng thống Mỹ Donald Trump, những dòng trạng thái liên tục được ông chia sẻ trên Twitter “Chinese virus” (Vi rút Trung Quốc) đã khơi dậy nhiều hơn những hoạt động chống lại người châu Á. Thậm chí, còn có khả năng kéo dài hơn tình trạng phân biệt chủng tộc. Và còn rất nhiều thuật ngữ khác về Trung Quốc được Cựu thổng thống sử dụng để chỉ trích chính quyền Trung Quốc. Những phát ngôn của nhà lãnh đạo cường quốc hàng đầu thế giới có sức nặng khủng khiếp. Người ta phát hiện thấy lần đầu tiên Trump sử dụng thuật ngữ này là vào ngày 16 tháng 3 năm 2020. Chỉ vỏn vẹn một tuần sau, hàng loạt các trang tin hay hàng loạt người dùng Twitter trở nên quen thuộc dần với nó và sự gia tăng tội ác đối với người châu Á cũng vì thế mà tăng lên gấp bội.
XEM THÊM 999+==> DANH SÁCH TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Nói như vậy là để thấy rằng, trong một thời đại mà truyền thông có sức ảnh hưởng ghê gớm như hiện tại, việc phát ngôn của các chính trị gia cần phải hết sức cẩn trọng. Không thể nào vì đòi quyền lợi cho riêng quốc gia mình mà xem nhẹ những đặc quyền của người khác. Mặc dù đã được các chuyên gia và nhà hoạch định chính sách cảnh báo về việc không nên đăng tải như thế nhưng Trump vẫn nhất quyết không nghe theo. Chính động thái này của ông đã gây ra nhiều căm phẫn trong dư luận và làm tổn thương rất nhiều người vô tội. ông từng phát biểu rằng mình yêu tất cả những công dân đang sinh sống trên đất Mỹ, nhưng một mặt lại kích động thêm nhiều những thù hận không đáng có.
Khác với chính quyền Trump, ông Biden mới đây đã thúc giục Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật về Tội ác thù hận đại dịch Covid-19 sau sự việc trên. Đạo luật này sẽ giúp thúc đẩy phản ứng của chính phủ liên bang đối với sự gia tăng của tội phạm thù hận ngày càng trầm trọng khi đại dịch Covid-19 xảy ra, hỗ trợ chính quyền tiểu bang và địa phương cải thiện việc báo cáo tội phạm thù hận và đảm bảo rằng thông tin về tội ác thù hận dễ tiếp cận hơn đối với các cộng đồng người Mỹ gốc Á. Bộ Tư pháp Mỹ mới đây cũng đã tuyên bố những hành động tấn công do thù hận nhằm vào người Mỹ gốc Á là hành động tội ác và sẽ phối hợp với Cục điều tra liên bang Mỹ để điều tra và truy tố. Ở các địa phương nơi tập trung đông người Mỹ gốc Á, cảnh sát đã tăng cường sự hiện diện và tuần tra để răn đe và ngăn chặn kịp thời những hành động tội ác này.
Ngoài các hành động từ phía chính quyền, trên toàn nước Mỹ cũng đã hình thành nhiều tổ chức, phong trào bảo vệ người gốc châu Á nhằm nâng cao nhận thức, kêu gọi sự đoàn kết, chung tay lên án và ngăn chặn những hành động kỳ thị, thù hận nhằm vào người gốc châu Á nói riêng và các sắc tộc nói chung.
Trong thời đại mà các quốc gia có sự liên kết chặt chẽ hơn trên mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội thì trách nhiệm của các bên liên quan cũng sẽ tăng lên rất nhiều. Chính phủ Mỹ không thể vì những ngờ vực của riêng mình dành cho Trung Quốc mà làm tổn hại đến người dân giống như cách mà Trump đã làm. Phải có cái nhìn đúng đắn rằng người dân Mỹ gốc Á là vô tội và bảo vệ họ như cách mà Tổng thống Joe Biden đã lên tiếng. Nếu cổ xuý cho những quan niệm lệch lạc, cổ hủ thì nhất định sẽ vấp phải những phẫn nộ của dư luận. Đây là thời kì mà chính trị đối ngoại phải nắm thế chủ động thì kinh tế mới phát triển. Nếu những căng thẳng không được nhanh chóng giải quyết, các nhà lãnh đạo không phát huy được vai trò của mình thì không thể thoát khỏi sự tẩy chay của dư luận. (Tiểu luận: Chính trị quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa và vấn đề kỳ thị người Mỹ gốc Á trong đại dịch COVID-19)
Hơn nữa, khi đã tham gia và gắn bó bền chặt trong cộng đồng quốc tế, quyền lực chính trị không còn là quyền độc tôn của một quốc gia nào. Không thể dùng lăng kính chủ quan của mình để định đoạt tương lai của dân tộc khác. Vai trò bình ổn chính trị quốc tế được chia đều cho tất cả các quốc gia. Hay nói cách khác, bản thân Quốc hội Mỹ nói chung dưới thời Donald Trump và những kẻ kích động gây hấn nói riêng nhắm vào người Mỹ gốc Á không có quyền định đoạt bất cứ điều gì. Hành động tấn công tàn độc nhằm vào người châu Á chỉ góp phần khẳng định sự thiếu hiểu biết, cổ hủ, lạc hậu của một bộ phận quần chúng Mỹ mà thôi. Chính họ là những người đang cản trở bước tiến của xã hội loài người.

2.2.2 Về phía các tổ chức quốc tế
Tổng thư kí Liên Hợp Quốc António Guterres đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về sự gia tăng tình trạng bạo lực nhằm vào người châu Á và người Mỹ gốc Á trong suốt đại dịch Covid-19. Người đứng đầu Liên Hợp Quốc bày tỏ sự cảm thông đối với các nạn nhân và gia đình của những người bị xâm hại. Ông nói: “Thời điểm này chính là thử thách, thử thách đề cao phẩm giá con người”. Đồng thời, người phát ngôn Liên Hợp Quốc cho biết: “Hàng nghìn sự cố trong năm qua đã kéo dài một lịch sử kéo dài hàng thế kỷ về sự không khoan dung, rập khuôn, làm vật tế thần, bóc lột và lạm dụng”. Ngài Antonio Guterres đang nỗ lực kêu gọi ngừng mọi bạo lực đối với người châu Á và người Mỹ gốc Á trước hết là ở Mỹ, sau là ở các quốc gia khác trên thế giới.
- thời kì trước đây, các quốc gia có thế mạnh quân sự sẽ nắm trong tay quyền kiểm soát nhiều mặt của xã hội, việc này cũng khiến cho những bất công gia tăng và khó lòng kiểm soát. Nhưng khi đã gia nhập vào ngôi nhà chung mang tên Liên Hợp Quốc, có nghĩa là không còn sự thâu tóm quyền lực mà bàn cờ ngoại giao chính trị chính thức được điều khiển bởi nhiều người và quyền chi phối thuộc về tổ chức.
Căng thẳng leo thang từ những luận điệu sai trái nhằm vào người Mỹ gốc Á không còn là vấn đề nội bộ đất nước Mỹ. Lúc này, vai trò của các tổ chức quốc tế trở thành chủ chốt. Họ chính là bộ mặt đại diện, là tiếng nói đòi quyền công bình đến với những người bị kì thị chủng tộc. Nếu như toàn cầu hoá vô tình khiến họ là nạn nhân của những vụ tấn công độc ác thì nó cũng là thứ vũ khí vô hình nhưng tối tân bảo vệ họ. Nhờ có nó, quyền công dân của con người được bảo toàn hơn rất nhiều lần, không chỉ có chính quốc mới đứng ra đòi quyền cho họ, ngay cả cộng đồng quốc tế cũng có trách nhiệm vào chiến dịch lớn này.
Từ đó ta thấy rõ vai trò của chính trị quốc tế trong thời kì đương đại. Không phải là công cụ để xoáy sâu những mâu thuẫn và cổ xuý cho những hành vi tàn độc xuất phát từ các nước lớn. Mà nó tham gia vào việc duy trì hoà bình, ổn định, an ninh, phát triển của cả thế giới. Những cuộc tấn công nhằm vào người Mỹ gốc Á nếu thuộc về thế kỉ trước, chắc chắn sẽ là một “ngòi nổ” hữu hiệu của một cuộc chiến tranh vũ trang. Nhưng đến thời điểm này, nó được xoa dịu bởi sự góp mặt của cộng đồng quốc tế, từng bước, từng bước phá vỡ những hiểu lầm và tiến đến một xã hội văn minh, tiến bộ.
Trên đây là tiểu luận môn Chính trị học đề tài: Chính trị quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa và vấn đề kỳ thị người Mỹ gốc Á trong đại dịch COVID-19, dành cho các bạn đang làm tiểu luận môn học đại cương: còn nhiều bài mẫu tiểu luận môn học các bạn tìm kiếm trên chuyên mục nhé.
Lưu ý: Có thể trên website không có tài liệu đúng như các bạn mong muốn để hoàn thiện bài làm hoàn toàn mới và chất lượng tốt các bạn có thể cần tới sự hỗ trợ của dịch vụ viết tiểu luận để kham khảo bảng giá và quy trình làm việc các bạn có thể trao đổi với mình qua SDT/Zalo: https://zalo.me/0932091562