Tiểu luận: Xử lý khoản chi quảng cáo, tiếp thị vượt mức quy định

Rate this post

Tải miễn phí bài Tiểu luận: Xử lý khoản chi quảng cáo, tiếp thị vượt mức quy định, các bạn có thể tải về kham khảo miễn phí, đây là đề tài tiểu luận môn Chuyên viên chính được giới thiệu cho các bạn sinh viên đang tìm kiếm tài liệu, ngoài ra các bạn có thể kham khảo thêm các bài tiểu luận về Xử lý khoản chi quảng cáo, tiếp thị và tiểu luận về vượt mức quy định trên chuyên mục tiểu luận Chuyên viên chính.

Lưu ý: Trong quá trình viết tiểu luận Môn Chuyên viên chính nếu các bạn không có thời gian và cần hỗ trợ viết bài hoàn chỉnh, chất lượng tốt, các bạn có thể liên hệ với dịch vụ viết tiểu luận chất lượng qua Zalo: https://zalo.me/0932091562


I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG: Xử lý khoản chi quảng cáo, tiếp thị vượt mức quy định

1. Hoàn cảnh ra đời của tình huống

Công ty TNHH thương mại X tỉnh Quảng Bình được thành lập và đi vào hoạt động năm 2012 theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch

  • Đầu tư tỉnh Quảng Bình cấp với ngành nghề kinh doanh chính là thương mại tổng hợp.

Năm 2014, Công ty TNHH thương mại X ký hợp đồng làm nhà phân phối các sản phẩm của Công ty Unilever Việt Nam tại địa bàn tỉnh Quảng Bình, thực hiện việc bán hàng và thực hiện các chương trình quảng cáo, tiếp thị theo chương trình của Công ty Unilever Việt Nam.

Theo chương trình khuyến mại hàng tháng, quý của Công ty Unilever Việt

Nam thì Công ty TNHH thương mại X sử dụng hàng hóa của Công ty Unilever Việt Nam thực hiện các chương trình khuyến mại cho người mua, cuối chương trình hoặc cuối tháng, nhà phân phối tổng hợp chi phí khuyến mại theo chương trình, xuất hóa đơn gửi đến Công ty Unilever Việt Nam và cấn trừ công nợ hoặc Công ty Unilever Việt Nam thanh toán bằng tiền.

Công ty TNHH thương mại X thực hiện hạch toán trên Sổ kế toán khoản hàng khuyến mại vào chi phí bán hàng và khoản thanh toán của Công ty Unilever Việt Nam vào thu nhập khác.(Tiểu luận: Xử lý khoản chi quảng cáo, tiếp thị vượt mức quy định)

2. Diễn biến của tình huống

Ngày 29 tháng 3 năm 2017, Chi cục Thuế huyện Đ thành lập Đoàn kiểm tra gồm 03 công chức thuộc Đội Kiểm tra Thuế tiến hành kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế Công ty TNHH thương mại X với nội dung: Kiểm tra doanh thu, chi phí và việc thực hiện xác định các khoản thuế Giá trị gia tăng, thuế Thu nhập doanh nghiệp; thời kỳ kiểm tra: Năm 2014 – 2015; Thời gian: 03 ngày làm việc (Theo quy định tại Điểm đ Khoản 3 Điều 10 Thông tư số 156/156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ thì đến thời điểm này chưa hết thời hạn nộp Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2016 nên Công ty TNHH thương mại X chưa nộp Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2016. Vì vậy, Chi cục Thuế huyện Đ chỉ kiểm tra năm 2014-2015).

Ngày 05 tháng 4 năm 2017, Đoàn kiểm tra tiến hành công bố Quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế Công ty TNHH thương mại X. Quá trình kiểm tra, đoàn kiểm tra phát hiện trên số sách kế toán thể hiện một số khoản chi không đủ điều kiện xác định là chi phí hợp lý, hợp lệ khi xác định Thuế thu nhập doanh nghiệp gồm:

  • Chi hỗ trợ tiền xăng xe cho nhân viên bán hàng: 62.000.000 đồng (năm 2014: 28.000.000 đồng, năm 2015: 34.000.000 đồng);
  • Chi phí khuyến mại năm 2014 của Công ty vượt quá tỷ lệ quy định: 63.000.000 đồng;
  • Chi quản lý doanh nghiệp trong năm 2015 không thanh toán qua ngân hàng đối với những hóa đơn có giá trị trên 20 triệu đồng: 31.600.000 đồng.

Kết thúc thời gian kiểm tra, đoàn kiểm tra tiến hành lập Biên bản kiếm tra, loại trừ chi phí không hợp lệ khi xác định Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2014 là 91.000.000 đồng, năm 2015 là 65.600.000 đồng, kiến nghị Chi cục Thuế huyện Đ xử lý truy thu thuế Thu nhập doanh nghiệp, tiền chậm nộp, xử phạt hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Doanh nghiệp không nhất trí với kết luận của đoàn kiểm tra với lý do: Khoản chi khuyến mại do Công ty chi hộ cho Công ty Unilever Việt Nam, không phải là chi phí khuyến mại của Công ty nên không tính vượt tỷ lệ theo quy định của Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp và công ty không ký Biên bản kiểm tra.

Học viên: ABC     

Tiểu luận cuối khóa lớp Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình Chuyên viên chính

Đoàn Kiểm tra đã trao đổi với doanh nghiệp, đề nghị doanh nghiệp nếu có vấn đề gì chưa thoả mãn thì có ý kiến bảo lưu và ký Biên bản kiểm tra nhưng đại diện doanh nghiệp vẫn không chịu ký Biên bản kiểm tra.

Ngày 20 tháng 4 năm 2017, Chi cục Thuế huyện Đ ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế số 248/QĐ-CCT xử phạt người nộp thuế là Công ty TNHH X với hình thức phạt tiền là 9.764.000 đồng, bao gồm:

– Xử phạt hành vi khai sai dẫn đến thiếu thuế: 6.264.000 đồng;
– Xử phạt hành vi không ký biên bản kiểm tra: 3.500.000 đồng.
Và các biện pháp khắc phục hậu quả:    
– Truy thu Thuế thu nhập doanh nghiệp: 31.320.000 đồng (năm
2014: 18.200.000 đồng, năm 2015: 13.120.000 đồng)    
– Tiền chậm nộp thuế TNDN: 7.518.084 đồng;

Ngày 28 tháng 4 năm 2017, Chi cục Thuế huyện Đ nhận được Tờ trình đề nghị xem xét Quyết định số 248/QĐ-CCT của Công ty TNHH thương mại X đề nghị không truy thu thuế TNDN trên khoản chi khuyến mại vượt mức năm 2014, khoản chi trên 20 triệu đồng không thanh toán qua ngân hàng và không xử phạt đối với hành vi không ký biên bản kiểm tra với lý do: Đoàn kiểm tra xác định khoản chi khuyến mại không hợp lý và loại trừ khoản chi trên 20 triệu đồng không thanh toán qua ngân hàng là chưa có cơ sở vì khoản chi khuyến mại Công ty chi hộ cho Công ty Unilever Việt Nam, không phải là chi phí khuyến mại của Công ty nên không tính vượt tỷ lệ theo quy định của Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp; khoản chi trên 20 triệu đồng không thanh toán qua ngân hàng chỉ quy định cho việc khấu trừ thuế Giá trị gia tăng chứ không quy định đối với việc xác định thu nhập chịu thuế, bên cạnh đó, những năm trước công ty cũng có những khoản chi tương tự nhưng đoàn kiểm tra tại công ty tháng 6 năm 2014 (kiểm tra giai đoạn 2012-2013) không loại trừ nên Công ty không ký biên bản kiểm tra. 

Từ tình huống trên cho thấy, Công ty TNHH thương mại X đã vi phạm các quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về kế toán. Tuy nhiên việc xử lý cần phải đảm bảo việc thực thi đúng quy định của pháp luật thuế, kế toán vừa đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp.

II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG Xử lý khoản chi quảng cáo, tiếp thị vượt mức quy định

1. Nguyên nhân

Về phía Công ty TNHH thương mại X

Do Công ty TNHH thương mại X mới thành lập và hoạt động cũng chưa được bao lâu, thành phần Ban lãnh đạo và bộ phận kế toán còn non trẻ về tuổi đời và tuổi nghề, mãi chăm lo tìm kiếm thị trường kinh doanh, lại là năm đầu tiên làm nhà phân phối cho Công ty Unilever Việt Nam, chưa nắm hết đầy đủ các quy định của pháp luật, nhất là các quy định về khuyến mại cũng như hạch toán kế toán các khoản chi hộ cho nhà sản xuất.

XEM THÊM ==> DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN

Chủ doanh nghiệp không hiểu được việc không ký Biên bản kiểm tra là hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế được quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế

Công ty chưa nhận thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước, còn thiếu tôn trọng pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Chưa biết tạo uy tín cho mình, bởi vì bị xử phạt vi phạm hành chính sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh công ty trong việc kinh doanh.

Về phía cơ quan Thuế

Việc một doanh nghiệp chưa nắm hết đầy đủ các quy định của pháp luật về thuế, kế toán chứng tỏ công tác tuyên truyền- hỗ trợ người nộp thuế của Chi cục Thuế huyện Đ chưa được chu đáo, chưa cụ thể đến doanh nghiệp, nhất là công tác tuyên truyền, hỗ trợ chính sách thuế đối với doanh nghiệp mới. Việc bố trí thời gian kiểm tra tại trụ sở Công ty TNHH thương mại X chỉ có 03 ngày của Chi cục Thuế huyện Đ là quá ngắn, trong khi với một đơn vị kinh doanh thương mại tổng hợp thì lượng hồ sơ chứng từ là rất nhiều nên đoàn kiểm tra tập trung thời gian chủ yếu để xem xét trên sổ sách kế toán và điều kiện thanh toán qua ngân hàng đối với hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ còn các chứng từ khác chỉ kiểm tra ngẫu nhiên một số chứng từ. (Tiểu luận: Xử lý khoản chi quảng cáo, tiếp thị vượt mức quy định)

Về phía chính sách

Chính sách thuế luôn thay đổi, bổ sung liên tục gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận, tìm hiểu chính sách, pháp luật.

Thực hiện Luật Quản lý thuế, ngành Thuế chuyển sang mô hình quản lý thuế theo chức năng, mỗi bộ phận có một chức năng và nhiệm vụ riêng, công tác hướng dẫn, tiếp xúc với người nộp thuế chỉ được thực hiện ở Đội Tuyên truyền – Hỗ trợ người nộp thuế (bộ phận “một cửa”) nên việc trao đổi thông tin giữa công chức thuế đối với người nộp thuế có phần hạn chế.

2. Hậu quả

Việc không thực hiện hạch toán kế toán đúng quy định dẫn đến công ty sẽ bị truy thu thuế và xử phạt một khoản tiền không nhỏ theo quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, như vậy sẽ ảnh hưởng đến lợi ích về kinh tế, ảnh hưởng đến các khoản chi phí khác mà công ty phải bỏ ra trong hoạt động kinh doanh của mình, ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty, quyền lợi của người lao động bị vi phạm.

Việc bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, xử phạt vi phạm hành chính về thuế sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của công ty TNHH thương mại

  • trong công việc kinh doanh.

Nếu không xử lý tốt vấn đề này, người nộp thuế thực hiện việc khiếu kiện lên cấp trên, kéo dài việc chấp hành quyết định xử lý hành chính lảnh hưởng đến công tác quản lý và thu thuế của Chi cục Thuế huyện Đ, cơ quan thuế tốn thêm nhiều thời gian cho xử lý vụ việc, ảnh hưởng đến thời gian thực thi các nhiệm vụ khác.

III. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG về Xử lý khoản chi quảng cáo, tiếp thị vượt mức quy định

Qua xem xét tình huống trên, chúng ta cần giải quyết vấn đề: Việc ra

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế của Chi cục trưởng

Chi cục Thuế huyện Đ là đúng hay sai; đã hợp tình hợp lý chưa?

Để giải quyết tình huống này mục tiêu hàng đầu đặt ra là:

– Nâng cao nhận thức của người nộp thuế về các quy định pháp luật về

thuế;

– Bảo đảm tính công bằng, hợp lý đối với các doanh nghiệp thực hiện đúng pháp luật;

  • Bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước và doanh nghiệp, giữ vững kỷ cương phép nước trong việc thực hiện quản lý nhà nước ở về thuế trên địa bàn.

IV. XÂY DỰNG, PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN TỐI ƯU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

1. Cơ sở pháp lý

1.1. Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan

  • Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH12 ngày 20/11/2012;
  • Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số

32/2013/QH13 ngày 19/6/2013;

– Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014;

  • Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật sửa đổi, bổ

sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp; 

  • Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế;(Tiểu luận: Xử lý khoản chi quảng cáo, tiếp thị vượt mức quy định)
  • Nghị định số 105/2013/Đ-CP ngày 16/09/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập;
  • Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ Tài chính Ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ;
  • Thông tư  số  156/2013/TT-BTC  ngày  06/11/2013  của  Bộ  Tài  chính

hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ;

– Thông tư số 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính Quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế;

  • Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy

định và hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp;

  • Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/Đ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số

04/2014/Đ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng

hóa, cung ứng dịch vụ;

  • Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 156/2013/TT-BTC, Thông tư số 111/2013/TT-BTC, Thông

tư số 219/2013/TT-BTC, Thông tư số 08/2013/TT-BTC, Thông tư số 85/2011/TT-BTC, Thông tư số 39/2014/TT-BTC và Thông tư số 78/2014/TT-BTC để cải cách, đơn giản các thủ tục hành chính về thuế.

XEM THÊM ==> DOWNLOAD 999+ TIỂU LUẬN CHUYÊN VIÊN CHÍNH

1.2. Thực tiễn, bản chất của tình huống

Bản chất của tình huống là Công ty TNHH thương mại X thực hiện chương trình khuyến mại của Công ty Unilever Việt Nam nhưng lại hạch toán kế toán thành chi phí khuyến mại của doanh nghiệp mình dẫn đến khoản chi không hợp lý, phải loại trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

2. Phân tích các phương án xử lý tình huống

Để giải quyết sự việc Công ty TNHH thương mại X làm sao cho thấu tình, đạt lý và tìm được ra phương án tối ưu trong lúc này là một việc rất đáng được quan tâm. Xét về góc độ pháp lý thì cơ quan thuế đã thực hiện theo đúng pháp luật. Nhưng về phía doanh nghiệp thì có những vấn đề mà chúng ta cần phải xem xét, giải quyết. Vì vậy, chúng ta đi sâu xem xét từng mặt mạnh, mặt yếu của từng phương án để tìm ra phương án giải quyết tối ưu nhằm tạo điều kiện cho cả việc hoàn thành nhiệm vụ của Lãnh đạo Chi cục Thuế huyện Đ cũng như việc kinh doanh và chấp hành pháp luật thuế của Công ty TNHH thương mại X được tốt hơn.

2.1. Phương án 1: Chấp nhận tờ trình của Công ty TNHH thương mại X, thay đổi quyết định số 248/QĐ-CCT của Chi cục Thuế huyện Đ.

Theo tờ trình của Công ty TNHH thương mại X, do công ty mới thành lập chưa hiểu biết về chính sách kế toán và chính sách thuế, bên cạnh đó công ty có nhiều đóng góp cho ngân sách, mới vi phạm lần đầu và cũng do một số nguyên nhân từ cơ quan thuế là không tuyên truyền, phổ biến chính sách thuế, kế toán đến tận doanh nghiệp.

Thực hiện phương án này có những ưu, nhược điểm như sau:

Ưu điểm :

Phương án này sẽ hợp với nguyện vọng của công ty, không ảnh hưởng đến kinh tế của công ty, không làm mất uy tín của công ty. Công ty có thể yên tâm mở rộng thị trường làm ăn tạo ra nhiều doanh thu đóng góp thu lớn cho ngân sách.

Nhược điểm:(Tiểu luận: Xử lý khoản chi quảng cáo, tiếp thị vượt mức quy định)

Không giữ vững được tính nghiêm minh của pháp luật.

Không ngăn chặn kịp thời các trường hợp tương tự xảy ra. Sẽ tạo tiền lệ xấu cho các đơn vị khác bởi vì trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp có thể tự do kinh doanh nhưng phải hướng doanh nghiệp làm theo pháp luật, trong khi đó các cơ quan có thẩm quyền chưa làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn các chính sách pháp luật của Nhà nước để người nộp thuế hiểu và thực hiện.

Làm giảm lòng tin của người nộp thuế với Chi cục Thuế huyện Đ.

2.2. Phương án 2: Giữ nguyên Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế số 248/QĐ-CCT của Chi cục Thuế huyện Đ.

Theo hướng dẫn Hạch toán kế toán kèm theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ Tài chính Ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ thì trường hợp Công ty TNHH thương mại X chi hộ khuyến mại (bằng hàng hóa) theo chương trình của Công ty Unilever Việt Nam phải mở sổ chi tiết theo dõi hàng hóa khuyến mại nhận về, hàng hóa khuyến mại đã chi trả và hạch toán tổng hợp trên tài khoản 002 – Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công (Tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán). Nhưng Công ty TNHH thương mại X hạch toán kế toán không đúng quy định, cụ thể: khoản chi khuyến mại hạch toán vào chi phí và khoản nhận về hạch toán vào doanh thu của đơn vị, như vậy kết luận của đoàn kiểm tra là chính xác.

Đối với khoản chi phí từ 20 triệu đồng trở lên không thanh toán qua ngân hàng được quy định cụ thể tại Điểm c Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính (Thông tư này có hiệu lực từ ngày 02/8/2014) 

Căn cứ quy định tại Điều 7 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006, Điểm m Khoản 2 Điều 9 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008; Điểm c Khoản 1, Điểm 2.21 Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp; Điểm d Khoản 2 Điều 11 Thông tư số 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính Quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, Chi cục Thuế huyện Đ tiến hành ra quyết định giải quyết khiếu nại, giữ nguyên Quyết định số 248/QĐ-CCT.

Thực hiện phương án này có những ưu, nhược điểm như sau:

Ưu điểm:

Phương án này đảm bảo các quy định về xử phạt vi phạm hành chính thuế, số tiền phạt, tiền truy thu thuế trên quyết định xử lý khá cao, góp phần tăng thu cho ngân sách.

Phương án này còn thể hiện được tính nghiêm túc của cơ quan thuế. Loại bỏ được ý thức thiếu tôn trọng pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao được tính tự giác chấp hành và tôn trọng Pháp luật của các doanh nghiệp, tạo uy tín cho Chi cục Thuế huyện Đ.

Nhược điểm:

Phương án này sẽ không thuyết phục được Công ty, Công ty sẽ không thỏa mãn, không chấp nhận nộp số tiền phạt trên vì do chủ quan, nhận thức sai lệch, công ty còn cho rằng sai phạm trên một phần do cơ quan thuế. Công ty có thể khiếu nại kéo dài, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty cũng như thời gian xử lý của cơ quan Thuế.

Gây ấn tượng không tốt cho công ty, không động viên được công ty mở rộng kinh doanh, tăng doanh thu, tăng số thuế nộp cho ngân sách.

Quyền và lợi ích hợp pháp của công ty không được đảm bảo. (Tiểu luận: Xử lý khoản chi quảng cáo, tiếp thị vượt mức quy định)

2.3. Phương án 3: Xem xét Tờ trình của Công ty, xem xét trên thực tế để

xử lý.

Đối với khoản chi trên 20 triệu đồng không thanh toán qua ngân hàng:

Quy định pháp luật đã rõ nên không xem xét.

Đối với khoản chi quảng cáo: Do vi phạm của Công ty xảy ra trong năm 2014 nên vẫn phải áp dụng Điểm m Khoản 2 Điều 9 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008, nhưng từ ngày 01/01/2015 điểm này đã được bãi bỏ tại Khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014, mặt khác trên thực tế khoản chi này theo tờ trình của Công ty thì đây là khoản chi hộ cho nhà sản xuất nên cần xem xét nếu đúng thực tế thì xử lý không loại trừ khoản chi phí này, đồng thời xem xét nếu còn trong thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán thì đề nghị UBND huyện Đ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 105/2013/Đ-CP ngày 16/09/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.

Thực hiện phương án này có những ưu, nhược điểm như sau:

Ưu điểm:

Phương án này có hiệu quả cho cả hai bên. Chi cục Thuế vẫn thực thi đúng pháp luật, tăng thu cho NSNN. Công ty có lợi vì giảm được một phần số tiền truy thu Thuế thu nhập doanh nghiệp và một phần tiền phạt.

Phương án này thể hiện được sự công bằng của pháp luật, thể hiện được tính nghiêm túc của cơ quan thuế. Loại bỏ được ý thức thiếu tôn trọng pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao được tính tự giác chấp hành và tôn trọng pháp luật của các doanh nghiệp, tạo uy tín cho Chi cục Thuế huyện Đ.

Tạo lòng tin của doanh nghiệp đối với cơ quan thuế nói riêng và Nhà nước nói chung.(Tiểu luận: Xử lý khoản chi quảng cáo, tiếp thị vượt mức quy định)

Nhược điểm :

Thực hiện được phương án này cần có thời gian để tuyên truyền, giải thích cho công ty TNHH thương mại X hiểu, để chấp nhận nộp tiền phạt và nộp đúng thời hạn quy định.

Tạo tiền lệ không chấp hành nghiêm pháp luật của Nhà nước nói chung và pháp luật thuế, kế toán nói riêng.

3. Lựa chọn phương án tối ưu xử lý tình huống

Với 3 phương án được xây dựng và qua phân tích những ưu, nhược điểm đối với từng phương án ở trên thì phương án tối ưu nhất là phương án 3 bởi vì:

Là phương án đảm bảo nhiều nhất các mục tiêu đặt ra, phần nhược điểm của phương án có thể chấp nhận và khắc phục được.

Là phương án có tính khả thi cao, phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành. Công ty có thể chấp nhận được, từ đó tạo dựng niềm tin cho người nộp thuế khi thực hiện nghĩa vụ thuế.

Giải quyết hài hoà giữa tính hợp pháp và hợp lý, giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội.

Nâng cao tính tuân thủ trong việc thực hiện đúng các quy trình, quy định của Luật Quản lý thuế đề ra.

Hạn chế được tình trạng tuỳ tiện trong việc chấp hành các quy định của Pháp luật. Nâng cao trách nhiệm của Doanh nghiệp trong công tác tự khai tự nộp.

Phát huy được vai trò trách nhiệm của cơ quan quản lý, cơ quan thực thi pháp luật.Tạo điều kiện bình đẳng về nghĩa vụ thuế đối với ngân sách Nhà nước. Sự công bằng trong thực thi pháp luật.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN TỐI ƯU Xử lý khoản chi quảng cáo, tiếp thị vượt mức quy định

1. Các bước thực hiện phương án tối ưu

Bước 1: Qua tờ trình của Công ty TNHH thương mại X, họp các đội thuế liên quan để thống nhất phương án xử lý, phân giao nhiệm vụ cho từng đội thuế.

Thời gian: 01 ngày

Chi cục trưởng Chi cục Thuế huyện Đ tiến hành hội ý đội trưởng các đội thuế liên quan gồm: Đội Kiểm tra, Đội Tổng hợp – Nghiệp vụ – Dự toán, Đội Tuyên truyền – Hỗ trợ Người nộp thuế, Đội Kê khai – Kế toán thuế và Tin học để thống nhất phương án xử lý và giao trách nhiệm cho các đội theo chức năng của mình chuẩn bị các văn bản, tài liệu liên quan để giải quyết theo đúng các quy trình quản lý quy định.

Bước 2: Tiến hành gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với kế toán và giám đốc Công ty TNHH thương mại X, đề nghị Công ty cung cấp thêm tài liệu chứng minh.

Thời gian: 01 ngày

Đại diện lãnh đạo Chi cục Thuế huyện Đ được phân công phụ trách công tác quản lý lĩnh vực Thuế công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh và công chức đội Tuyên truyền – Hỗ trợ người nộp thuế, công chức đội Kiểm tra thuế tiến hành gặp gỡ nói chuyện trao đổi, tuyên truyền giải thích cho Công ty TNHH thương mại X, đề nghị Công ty cung cấp thêm tài liệu chứng minh nội dung theo tờ trình.

Bước 3: Xem xét tài liệu do Công ty TNHH thương mại X cung cấp.

Thời gian: 01 ngày

Công chức đội Đội Kiểm tra, Đội Tổng hợp – Nghiệp vụ – Dự toán tiến hành gặp gỡ xem xét tài liệu do Công ty TNHH thương mại X cung cấp. Lập biên bản xác nhận nội dung tài liệu cung cấp có căn cứ để xác định lại số thuế Thu nhập doanh nghiệp năm 2014. Xem xét thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán.(Tiểu luận: Xử lý khoản chi quảng cáo, tiếp thị vượt mức quy định)

XEM THÊM 99+==> LỜI MỞ ĐẦU TIỂU LUẬN CHUYÊN VIÊN CHÍNH

Bước 4: Dự thảo quyết định, thẩm định, ký, ban hành quyết định.

Thời gian: 02 ngày

Căn cứ các biên bản và tài liệu bổ sung Đội Kiểm tra Thuế dự thảo quyết định xử lý khiếu nại theo mẫu biểu quy định.

Chuyển đội Tổng hợp – Nghiệp vụ – Dự toán thẩm định, sau khi thẩm định xong trình Chi cục trưởng ký ban hành.

Trường hợp còn trong thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán thì Đội Kiểm tra Thuế dự thảo quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán theo mẫu biểu quy định, trình Phòng Tư pháp huyện Đ thẩm định, sau khi thẩm định xong trình UBND huyện Đ ký ban hành.

Bước 5: Gửi quyết định cho Công ty TNHH thương mại X.

Thời gian: 01 ngày

Đội Hành chính – Nhân sự – Tài vụ – Ấn chỉ vào sổ công văn, và gửi các quyết định cho Công ty TNHH thương mại X.

Bước 6: Đôn đốc Công ty TNHH thương mại X nộp tiền phạt.

Thời gian: Trong vòng 10 ngày kể từ ngày công ty nhận quyết định.

Đội Kê khai – Kế toán thuế và Tin học phối hợp Đội Kiểm tra thuế tiến hành đôn đốc để Công ty TNHH thương mại X nộp ngay số tiền phạt vào ngân sách trong vòng 10 ngày kể từ ngày công ty nhận được quyết định. (Tiểu luận: Xử lý khoản chi quảng cáo, tiếp thị vượt mức quy định)

Bước 7: Rút kinh nghiệm.

Thời gian: ½ ngày.

Chi cục trưởng tổ chức họp rút kinh nghiệm với các đội thuế chức năng trong Chi cục. 

  1. Lịch trình thực hiện:
  Nội dung Thời gian Thời gian Tổ chức, cá nhân Ghi
T công việc bắt đầu kết thúc thực hiện chú
T          
           
1 Xem xét tờ trìnhcủa 29/5/2017 29/5/2017 Chi cục trưởng; Đội  
  Công ty TNHH     Kiểm tra Thuế, Đội  
  thương mại X. Hội ý     Tổng  hợp  –  Nghiệp  
  các bộ phận thống     vụ  –  Dự  toán,  Đội  
  nhất phương án xử lý     Tuyên  truyền  –  Hỗ  
        trợ Người nộp thuế,  
        Đội  Kê  khai  –  Kế  
        toán thuế và Tin học  
           
2 Tiến hành gặp gỡ, đối 30/5/2017 30/5/2017 Đại  diện  lãnh  đạo  
  thoại trực tiếp với kế     Chi cục Thuế; Công  
  toán và giám đốc     chức    đội    Tuyên  
  Công ty TNHH     truyền   –   Hỗ   trợ  
  thương mại X, đề nghị     người nộp thuế, công  
  Công ty cung cấp     chức  đội  Kiểm  tra  
  thêm tài liệu chứng     thuế.  
  minh        
           
3 Xem xét tài liệu do 31/5/2017 31/5/2017 Đội  Kiểm  tra,  Đội  
  Công ty TNHH     Tổng  hợp  –  Nghiệp  
  thương mại X cung     vụ – Dự toán  
  cấp        
           

(Tiểu luận: Xử lý khoản chi quảng cáo, tiếp thị vượt mức quy định)

  Nội dung Thời gian Thời gian Tổ chức, cá nhân Ghi
T công việc bắt đầu kết thúc thực hiện chú
T          
           
4 Ra quyết định, thẩm 01/6/2017 02/6/2017 Đội  Kiểm  tra,  Đội  
  định, ký và ban hành     Tổng  hợp  –  Nghiệp  
  quyết định.     vụ – Dự toán,  
        Chi cục trưởng.  
           
5 Gửi quyết định cho 05/6/2017 05/62017    
  Công ty TNHH thương     Hành chính – Nhân  
  mại X     sự – Tài vụ – Ấn chỉ  
           
6 Đôn đốc Công ty 06/6/2017 15/6/2017 Đội Kiểm tra Thuế;  
  TNHH thương mại X     Đội   Tổng   hợp   –  
  nộp tiền     Nghiệp vụ – Dự toán.  
           
7 Hội ý rút kinh nghiệm 16/6/2017 16/6/2017 Chi cục trưởng; Đội  
        Kiểm tra Thuế, Đội  
        Tổng  hợp  –  Nghiệp  
        vụ  –  Dự  toán,  Đội  
        Tuyên  truyền  –  Hỗ  
        trợ Người nộp thuế,  
        Đội  Kê  khai  –  Kế  
        toán thuế và Tin học  
           

VI. KIẾN NGHỊ: Xử lý khoản chi quảng cáo, tiếp thị vượt mức quy định

Để giữ vững sự nghiêm minh của pháp luật, thể hiện được sự bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật, nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay phải làm sao cho mỗi doanh nghiệp tự tìm kiếm thị trường để tạo ra lợi nhuận  nhưng phải hành xử theo một hành lang pháp lý quy định, dần đưa mọi doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật, chủ trương, chính sách của Nhà nước là một công việc khó khăn đòi hỏi sự nỗ lực, nhiệt tình, nghiêm túc của mỗi cơ quan quản lý hành chính.

Từ tình huống trên, tôi xin nêu ra một số kiến nghị sau:

1. Đối với cơ quan Thuế

Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn chế độ pháp luật về thuế để mọi người dân nói chung và những người nộp thuế nói riêng chấp hành tốt các chủ trương, chính sách pháp luật về thuế.

Thường xuyên mở các lớp tập huấn về chế độ, chính sách pháp luật về Thuế, Kế toán cho Giám đốc và Kế toán các doanh nghiệp mới thành lập. Lồng ghép việc tuyên truyền chính sách trong các hội nghị đối thoại doanh nghiệp.

Xử phạt nghiêm đối với những hành vi vi phạm hành chính thuế nhằm hạn chế những trường hợp vi phạm, nâng cao hiệu quả quản lý thuế.(Tiểu luận: Xử lý khoản chi quảng cáo, tiếp thị vượt mức quy định)

Tổ chức tập huấn về nghiệp vụ chuyên môn, các kỷ năng hành chính tổng hợp cho mỗi công chức thuế để nâng cao hiệu quả công việc, đáp ứng công cuộc cải cách, hiện đại hoá ngành Thuế hiện nay.

2. Đối với người nộp thuế

Cần nắm bắt, tìm hiểu và thực hiện tốt chính sách pháp luật thuế cũng như các chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra.

Thường xuyên cập nhật những thay đổi về chế độ kế toán cũng như các văn bản hướng dẫn sửa đổi của Luật Quản lý thuế và các Luật thuế khác.

Đối với các ban ngành

Luật Quản lý thuế đã quy định: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tổ chức động viên nhân dân, giáo dục hội viên nghiêm chỉnh thi hành pháp luật về thuế; phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về thuế; Các cơ quan khác của Nhà nước có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thuế; phối hợp với cơ quan quản lý thuế trong việc quản lý thuế; tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế (Điều 12, Điều 13 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11), tuy nhiên trong thời gian qua, việc tuyên truyền chính sách thuế đối với người nộp thuế là các tổ chức, doanh nghiệp chủ yếu do cơ quan thuế thực hiện. Vì vậy, đề nghị các cơ quan, ban, ngành cần tham gia nhiều hơn nữa với cơ quan thuế trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thuế để người nộp thuế hiểu và chấp hành.


Trên đây là tiểu luận môn Chuyên viên chính đề tài: Xử lý khoản chi quảng cáo, tiếp thị vượt mức quy định, dành cho các bạn đang làm tiểu luận môn học chuyên viên: còn nhiều bài mẫu tiểu luận môn học các bạn tìm kiếm trên chuyên mục nhé. 

Lưu ý: Có thể trên website không có tài liệu đúng như các bạn mong muốn để hoàn thiện bài làm hoàn toàn mới và chất lượng tốt các bạn có thể cần tới sự hỗ trợ của dịch vụ viết tiểu luận để kham khảo bảng giá và quy trình làm việc các bạn có thể trao đổi với mình qua SDT/Zalo: https://zalo.me/0932091562

DOWNLOAD FILE

Contact Me on Zalo