Có phải bạn đang tìm kiếm Tiểu Luận Xây Dựng Triết Lý Kinh Doanh Theo Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững đây là một trong những đề tài tiểu luận phổ biến nhất hiện nay mà chắc hẳn các bạn đang mệt mài tìm kiếm. Bài viết mình đã tiến hành triển khai nội dung bao gồn một số vấn đề lý luận về triết lý kinh doanhvà cuối cùng là những nguyên tắc căn bản xây dụng triết lý kinh doanh trong bối cảnh hoàn cấu hoá hiện nay nhằm phát triển bền vững.
Chưa dừng lại ở đó, ngoài ra hiện tại bên mình có nhận viết thuê tiểu luận với rất nhiều đề tài đạt điểm cao, nếu bạn đang có nhu cầu muốn viết một bài tiểu luận thì ngay tại thời điểm này đây hãy liên hệ ngay đến dịch vụ dịch vụ viết thuê tiểu luận của chúng tôi qua zalo/telegram : 0932.091.562 để được tư vấn báo giá cụ thê né.
1.Một Số Vấn Đề Lý Luận Về Triết Lý Kinh Doanh
Để xây dựng triết lý kinh doanh, trước hết cần hiểu triết lý kinh doanh là gì. “Triết lý là những tư tưởng mang tính chất khái quát sâu sắc, được con người đúc rút ra từ kinh nghiệm sống. Những tư tưởng này sẽ chỉ đạo, dẫn dắt, chi phối cuộc sống của họ. Triết lý kinh doanh là những tư tưởng khái quát, sâu sắc được chắt lọc, đúc rút từ thực tiễn kinh doanh có tác dụng định hướng, chỉ dẫn cho hoạt động của các chủ thể kinh doanh. Doanh nghiệp cần phải lựa chọn một hệ thống các giá trị và triết lý đúng đắn đủ để có thể làm động lực lâu dài và mục đích phấn đấu chung cho tổ chức. Hệ thống các giá trị triết lý này cũng phải phù hợp với mong muốn và chuẩn mực hành vi của các đối tượng hữu quan”[1]. Một quan điểm khác lại cho rằng: “Triết lý kinh doanh là những tư tưởng chủ thể kinh doanh hình thành để hướng dẫn tư duy và hành động cho toàn thể các thành viên trong tổ chức”[2]. Dù hiểu theo cách nào, triết lý kinh daonh cũng là những tư tưởng, những tinh hoa được lựa chọn phù hợp với quan điểm, quan niệm của chủ doanh nghiệp, nhằm định hướng tư duy và hoạt động của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
XEM THÊM : Viết Thuê Tiểu Luận
Triết lý kinh doanh biểu hiện thông qua (i) Sứ mệnh của doanh nghiệp, (ii) Mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp và (iii) Hệ thống các giá trị của doanh nghiệp
Thứ nhất, sứ mệnh của doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp được thành lập đều có lý do tồn tại riêng. Và bản tuyên bố lý do đó chính là sứ mệnh của doanh nghiệp. Sứ mệnh này mô tả những điều doanh nghiệp làm, những lợi ích, ý nghĩa doanh nghiệp đem lại, tập khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp, giá trị mà doanh nghiệp mang tới cho khách hàng và cách thức doanh nghiệp hiện thực hóa mục tiêu đó. Sứ mệnh của doanh nghiệp thực chất trả lời cho các câu hỏi:
- “Doanh nghiệp của chúng ta là gì?
- Doanh nghiệp muốn trở thành tổ chức như thế nào?
- Doanh nghiệp tồn tại nhằm mục đích gì?
- Công việc của doanh nghiệp là gì?
- Doanh nghiệp có nghĩa vụ gì?
- Các mục tiêu định hướng của doanh nghiệp là gì?
Thứ hai, mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp
Tiểu Luận Xây Dựng Triết Lý Kinh Doanh Theo Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững mục tiêu là yếu tố quyết định dẫn đến sự thành công của doanh nghiệp. Nếu không có mục tiêu, doanh nghiệp sẽ không xác định được phương hướng hoạt động. Mục tiêu có thể thay đổi khi các yếu tố tác động đến doanh nghiệp thay đổi, tuy nhiên, mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp thường có tính lâu dài. Mục tiêu cơ bản bao gồm: vị thế của doanh nghiệp, thành tích của doanh nghiệp và lợi nhuận.
Thứ ba, hệ thống các giá trị của doanh nghiệp
Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp quy định những chuẩn mực chung, là kim chỉ nam điều hướng tất cả mọi hoạt động, hành vi và quyết định và là niềm tin lâu dài của doanh nghiệp. Do đó, hệ thống giá trị cõi lõi thường rất ít biến đổi. Ngày nay, các giá trị được hầu hết các doanh nghiệp đề cao là giá trị coi người, chữ tín, trung thực,…
Có hai cách xây dựng hệ thống giá trị:
- Hệ thống giá trị dựa trên các giá trị đã hình thành. Trong suốt chiều dài lịch sử, để xây dựng, điều hành và phát triển được một doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo trước được lựa chọn và tin tưởng một số giá trị nhất định. Khi tiếp nhận, các nhà lãnh đạo mới có thể tiếp tục áp dụng hệ giá trị đó.
- Hệ thống giá trị mới. Cuộc sống của chúng ta thay đổi từng ngày, nhiều cái mới được sinh ra, nhiều cái cũ bị mất đi. Với sự trưởng thành trong thời kỳ mới, các nhà lãnh đạo mới có thể tham khảo các giá trị đã có, đồng thời, tự đặt ra các giá trị mới mà thế hệ lãnh đạo đương nhiệm mong muốn xây dựng để doanh nghiệp ứng phó với tình hình mới.
XEM THÊM : Tiểu Luận Triết Lý Phát Triển Của Tư Tưởng Hồ Chí Minh
Triết lý kinh doanh có vai trò không thể thiếu trong quản lý, phát triển doanh nghiệp. Trong văn hóa doanh nghiệp, triết lý kinh doanh là yếu tố hàng đầu, là cơ sở gìn giữ bản sắc văn hóa của doanh nghiệp. Không những vậy, “triết lý kinh doanh là công cụ định hướng và cơ sở quản lý chiến lược, làm nên thành công của doanh nghiệp. Dựa trên triết lý kinh doanh, doanh nghiệp có thể giải quyết các vấn đề một cách mềm dẻo, linh hoạt. Nhờ có triết lý kinh doanh, doanh nghiệp có thể thích ứng với các nền văn hóa khác nhau. Triết lý kinh doanh là một phương tiện để giáo dục, phát triển nguồn nhân lực và tạo ra một phong cách làm việc đặc thù của doanh nghiệp”.
Do đó, việc xây dựng triết lý kinh doanh là vấn đề quan trọng và cần được chú trọng. Quá trình xây dựng triết lý kinh doanh có thể trải qua các bước sau:
“Bước 1: Xác định sứ mệnh và các mục tiêu của tổ chức
Bước 2: Phân tích các đe dọa và cơ hội của thị trường
Bước 3: Đánh giá những điểm mạnh và yếu của tổ chức
Bước 4: Xây dựng các kế hoạch chiến lược để lựa chọn
Bước 5: Triển khai kế hoạch chiến lược
Bước 6: Triển khai kế hoạch tác nghiệp
Bước 7: Kiểm tra và đánh giá kết quả
Bước 8: Lập lại quá trình hoạch định”[3].
2.Triết Lý Kinh Doanh Của Một Số Doanh Nghiệp Tiêu Biểu Ở Việt Nam
Nhận thức được tầm quan trọng của triết lý kinh doanh, từ lâu, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã công bố triết lý của mình. Dù triết lý này có thay đổi hay không, không thể nào phủ nhận được sự thành công và những bước tiến vượt bậc của những doanh nghiệp tiêu biểu qua thời gian.
Thứ nhất, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (tên tiếng Anh là Vietnam Dairy Products Joint Stock Company); tên khác: Vinamilk
“Ngày 20/08/1976, Vinamilk được thành lập dựa trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy sữa do chế độ cũ để lại, gồm Nhà máy sữa Thống Nhất (tiền thân là nhà máy Foremost); Nhà máy sữa Trường Thọ (tiền thân là nhà máy Cosuvina) và Nhà máy sữa Bột Dielac (tiền thân là nhà máy sữa bột Nestle’) ( Thụy Sỹ). Đến nay, trải qua 45 năm xây dựng và trưởng thành, Vinamilk không chỉ đạt được những thành tích đáng kể mà còn từng bước phát triển doanh nghiệp ngày một rộng lớn, phát triển đến New Zealand và hơn 20 nước khác. Năm 2017, Vinamilk là một trong 2000 công ty niêm yết lớn nhất thế giới và là công ty hàng tiêu dùng nhanh duy nhất của Việt Nam lọt vào danh sách này, với doanh thu và vốn hóa lần lượt là 2,1 tỷ USD và 9,1 tỷ USD. Năm 2021 kỷ niệm 45 năm thành lập, Vinamilk không chỉ trở thành công ty dinh dưỡng hàng đầu Việt Nam mà còn xác lập vị thế vững chắc của một Thương hiệu Quốc gia trên bản đồ ngành sữa toàn cầu. Công ty đã tiến lên vị trí 36 trong top 50 công ty sữa có doanh thu cao nhất thế giới (Thống kê Plimsoll, Anh). Để đạt được thành tích đó, không thể không nhắc đến triết lý kinh doanh của Vinamilk với tầm nhìn: “Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người“ và sứ mệnh: “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất lượng cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội”
Giá trị cốt lõi mà Vinamilk hướng tới là:
“Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người”
CHÍNH TRỰC – Liêm chính, Trung thực trong ứng xử và trong tất cả các giao dịch.
TÔN TRỌNG – Tôn trọng bản thân, Tôn trọng đồng nghiệp, Tôn trọng Công ty, Tôn trọng đối tác, Hợp tác trong sự tôn trọng.
CÔNG BẰNG – Công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên quan khác.
ĐẠO ĐỨC – Tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một cách
đạo đức.
TUÂN THỦ – Tuân thủ Luật pháp, Bộ Quy Tắc Ứng Xử và các quy chế, chính sách, quy định của Công ty.
Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được yêu thích ở mọi khu vực, lãnh thổ. Vì thế chúng tôi tâm niệm rằng chất lượng và sáng tạo là người bạn đồng hành của Vinamilk. Vinamilk xem khách hàng là trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng”.[4]
Thứ hai, Tập đoàn Vingroup
“Tiền thân của Vingroup là Tập đoàn Technocom, thành lập năm 1993 tại Ucraina. Đầu những năm 2000, Technocom trở về Việt Nam, tập trung đầu tư vào lĩnh vực du lịch và bất động sản với hai thương hiệu chiến lược ban đầu là Vinpearl và Vincom. Đến tháng 1/2012, công ty CP Vincom và Công ty CP Vinpearl sáp nhập, chính thức hoạt động dưới mô hình Tập đoàn với tên gọi Tập đoàn Vingroup – Công ty CP. Tập đoàn hoạt động trong 3 lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, bao gồm: Công nghệ, Công nghiệp và Thương mại Dịch vụ” [5]với sứ mệnh: “Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người”.
“Với mong muốn đem đến cho thị trường những sản phẩm – dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế và những trải nghiệm hoàn toàn mới về phong cách sống hiện đại, ở bất cứ lĩnh vực nào Vingroup cũng chứng tỏ vai trò tiên phong, dẫn dắt sự thay đổi xu hướng tiêu dùng.
Vingroup định hướng phát triển thành một Tập đoàn Công nghệ – Công nghiệp – Thương mại Dịch vụ hàng đầu khu vực, không ngừng đổi mới, sáng tạo để kiến tạo hệ sinh thái các sản phẩm dịch vụ đẳng cấp, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người Việt và nâng tầm vị thế của thương hiệu Việt trên trường quốc tế”.[6]
Vingroup hoạt động với 6 Giá trị cốt lõi: Tín – Tâm – Trí – Tốc – Tinh – Nhân
“TÍN:
Vingroup đặt chữ tín lên vị trí hàng đầu làm vũ khí cạnh tranh và bảo vệ chữ tín như bảo vệ danh dự của chính mình.
Vingroup luôn cố gặng chuẩn bị đầy đủ năng lực thực thi hết mình để đảm bảo đúng và cao hơn các cam kết của mình với khách hàng, đối tác, đặc biết là các cam kết về chất lượng sản phẩm – dịch vụ và tiến độ thực hiện.
TÂM
Vingroup đặt chữ tâm là một trong những nền tảng quan trọng của việc kinh doanh. Chúng ta thượng tôn pháp luật và duy trì đạo đức nghề nghiệp, đạo đức xã hội ở tiêu chuẩn cao nhất.
Vingroup coi trọng khách hàng và luôn lấy khách hàng làm trung tâm, đặt lợi ích và mong muốn của khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực mang đến cho khách hàng những sản phẩm – dịch vụ hoàn hảo nhất coi sự hài lòng của khách hàng là thước đo thành công. Vingroup chăm sóc khách hàng bằng sự tự nguyện, hiểu rõ sứ mệnh phục vụ và chỉ đảm nhận nhiệm vụ khi có khả năng.
TRÍ
Vingroup coi sáng tạo là sức sống, là đòn bảy phát triển nhằm tạo ra giá trị khác biệt và bản sắc riêng trong mỗi gói sản phẩm dịch vụ.
Vingroup đề cao tinh thần dám nghĩ dám làm, khuyến khích tìm tòi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào quản lý, sản xuất, luôn chủ động cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Vingroup đề cao chủ trương về một Doanh nghiệp học tập không ngại khó khăn để học, tự học và vượt lên chính mình.
TỐC
Vingroup lấy Tốc độ, hiệu quả trong từng hành động làm tôn chỉ và lấy Quyết định nhanh – Đầu tư nhanh – Triển khai nhanh – Bán hàng nhanh – Thay đổi và thích ứng nhanh làm giá trị bản sắc.
Vingroup đề cao khát vọng tiên phong và xác định vinh quang thuộc về người về đích đúng hẹn. Vingroup coi trọng tốc độ nhưng luôn lấy câu không nhanh ẩu đoảng để tự răn mình.
TINH
Vingroup có mục tiêu là tập hợp những con người tinh hoa để làm nên những sản phẩm – dịch vụ tinh hoa, mọi thành viên được thụ hưởng cuộc sống tinh hoa và góp phần xây dựng một xã hội tinh hoa
Vingroup có mong muốn xây dựng một đội ngũ nhân sự tinh gọn, có đủ cả đức và tài, nơi mỗi thành viên đều là những nhân tố xuất sắc trong lĩnh vực công việc của mình.
Vingroup quan niệm: hệ thống của mình phải giống như một người khỏe mạnh, săn chắc và không có mỡ dư thừa. Chúng ta chiêu hiền đãi sĩ và đãi cát tìm vàng mong tìm ra những người phù hợp, đặt đúng người vào đúng việc để phát huy hết khả năng nhưng cũng sẵn sàng sàng lọc những người không phù hợp.
NHÂN
Vingroup xây dựng các mối quan hệ với khách hàng, đối tác, đồng nghiệp, nhà đầu tư và xã hội bằng sự thiện chí, tình thân ái, tinh thần nhân văn.
Vingroup luôn coi trọng những người lao động như tài sản quý giá nhất, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo và nhân văn, thực hành các chính sách phúc lợi ưu việt, tạo điều kiện thu nhập cao và cơ hội phát triển công bằng cho tất cả CBNV”. [7]
Với những giá trị cốt lõi đó, không khó để hiểu được vì sao Vingroup có những thay đổi nhanh chóng bán VinMart, VinEco cho Masan, dừng sản xuất Vsmart, giải thể nhanh Vinpro, Adayroi,…, đồng thời, trong xu thế toàn cầu hóa với công nghệ 4.0, Vingroup hợp tác với Google về chuyển đổi số toàn diện,… Chính bởi những quyết định đó, Vingroup có những thành tích liên tiếp qua các năm 2007: Khánh thành cáp treo Vinpearl; 22/04/2019: Hãng hàng không Vinpearl Air được đăng ký kinh doanh ngày với tên chính thức Công ty cổ phần Hàng không Vinpearl Air;… Hết năm 2020, tổng tài sản Vingroup (VIC) đạt 422.504 tỷ đồng, tăng 4,6% so với năm 2019”[8]
XEM THÊM : Tiểu Luận Quan Điểm Toàn Diện Trong Đổi Mới Kinh Tế Ở Nước Ta

3.Những nguyên tắc căn bản xây dựng triết lý kinh doanh trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay nhằm phát triển bền vững
“Phát triển bền vững được định nghĩa là sự phát triển nhằm thỏa mãn được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. Đối với doanh nghiệp kinh doanh, phát triển bền vững có nghĩa là áp dụng các chiến lược và hoạt động kinh doanh đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và các bên liên quan hiện tại như khách hàng, người lao động… đồng thời bảo vệ, duy trì và tăng cường nguồn nhân lực cùng tài nguyên thiên nhiên sẽ cần trong tương lai”[9]. Do đó, để xây dựng triết lý kinh doanh cần:
Một là, xác định rõ sứ mệnh của doanh nghiệp.
Tiểu Luận Xây Dựng Triết Lý Kinh Doanh như đã nói ở trên, doanh nghiệp cần có sứ mệnh để tồn tại. Sứ mệnh của doanh nghiệp cần rõ ràng, cụ thể và khả thi. “Doanh nghiệp không thể xác định không thể xác định phương hướng một cách quá rộng hoặc quá hẹp, hay chung chung, mà phải cụ thể triển khai một cách có hiệu quả. Sứ mệnh do doanh nghiệp đặt ra nhất định sẽ thực hiện trong hiện tại và mãi mãi sau này, thể hiện sự nỗ lực không ngừng nghỉ của ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên kinh doanh”.[10]
Hai là, xác định đúng mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp.
Tùy thuộc vào hoàn cảnh, khả năng và tiềm lực, mục tiêu cơ bản của các doanh nghiệp khác nhau là khác nhau. “Do vậy, trước áp lực của nền kinh tế thị trường doanh nghiệp cần xác định rõ đặc điểm mục tiêu doanh nghiệp:
Tiểu Luận Xây Dựng Triết Lý Kinh Doanh Tính địth hướng, làm điểm xuất phát cho mục tiêu cụ thể và chi tiết, tạo thuận lợi cho việc quản trị, bởi các mục tiêu cơ bản chính là những tiêu chuẩn đánh giá thành tích chung của tổ chức.
Tính thiết lập, tự ưu tiên cho doanh nghiệp, nền móng của sự thành công, đưa doanh nghiệp gia nhập với kinh tế thị trường và đến với khách hàng theo quy tắc tự động”.
Ba là, xác định hệ thống các giá trị của doanh nghiệp.
Hệ thống giá trị cốt lõi của doanh nghiệp được coi là những nguyên lý thiết yếu và mang tính lâu dài của doanh nghiệp; rất ít khi thay đổi. Dù xây dựng hệ thống các giá trị cốt lõi theo phương pháp nào, tiếp nối, thay đổi hay bổ sung những giá trị đã được tin tưởng từ trước, ngay cả khi xảy ra những biến cố, hoàn cảnh bất ngờ, các doanh nghiệp sẽ có xu hướng thay đổi mục tiêu, sản phẩm, mô hình chứ không thay đổi niềm tin.
“Bốn là, xác định rõ tầm nhìn chiến lược của doanh nghiệp.
Tiểu Luận Xây Dựng Triết Lý Kinh Doanh tầm nhìn chiến lược doanh nghiệp về cơ bản là hướng tiếp cận tiên phong đối với lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp theo đuổi. Khi hoạch định tầm nhìn chiến lược và phổ biến tới tất cả các thành viên của doanh nghiệp, khách hàng và cộng đồng xã hội được biết, tin tưởng và hành động theo những niềm tin đó.
Năm là, yếu tố đạo và lý trong xây dựng triết lý kinh doanh.
Yếu tố đạo trong xây dựng triết lý kinh doanh của doanh nghiệp
Tiểu Luận Xây Dựng Triết Lý Kinh Doanh triết lý doanh nghiệp chứa đựng trong nó những yếu tố chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc hành động để biểu dương những hành vi tốt và hạn chế những hành vi xấu. Vì vậy, yếu tố đạo lý được chú trọng khi soạn thảo các quyết định trong kinh doanh, sự tôn trọng các nguyên tắc đạo đức là cơ sở để đánh giá tinh thần trách nhiệm cá nhân. Trong triết lý của các công ty ưu tú, những đức tính tốt như trung thực, liêm chính, tính đồng đội và sẵn sàng hợp tác, tôn trọng cá nhân, tôn trọng kỷ luật,… thường được nêu ra. Nhờ có hệ thống giá trị được tôn trọng, triết lý doanh nghiệp còn có tác dụng bảo vệ nhân viên của doanh nghiệp – những người dễ bị thương tổn, thiệt thòi khi người quản lý của họ lạm dụng chức quyền hoặc ác ý, tư thù. Chẳng hạn, với một bản triết lý đề cao tinh thần hợp tác cộng đồng và tôn trọng nhân cách của mọi người, những hành vi trái với triết lý của những nhà quản lý sẽ bị nghiêm trị. Như vậy, vai trò của triết lý doanh nghiệp có thể so sánh với bất kỳ một nguồn lực nào khác của doanh nghiệp như vốn, tài sản hoặc công nghệ. Kiểm nghiệm từ thực tiễn sự thành công của các doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo, sáng lập các hãng lớn và các nhà nghiên cứu đã rút ra những nhận xét sâu sắc về tầm quan trọng của triết lý doanh nghiệp.
Yếu tố lý trong xây dựng triết lý kinh doanh của doanh nghiệp
Trong xây dựng văn bản triết lý kinh doanh cần tôn trọng các nguyên lý, quy luật, quy tắc của thị trường. Đây chính là chân lý nền tảng trong xây dựng triết lý kinh doanh, thiếu những yếu tố lý hoạt động kinh doanh trở nên nghèo nàn, thiếu sức sống, doanh nghiệp có thể bị lầm đường, lạc lối dễ dẫn đến thất bại. Thí dụ, trong xây dựng văn bản triết lý kinh doanh không thể không nhắc đến các yếu tố thực tồn của nó, như:
Chữ Tín trong kinh doanh chính là lòng tin giữa 2 chủ thể – người này với người khác, doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác, rộng hơn là giữa một người với nhiều người, một doanh nghiệp với nhiều doanh nghiệp,… Không phải ngẫu nhiên mà ta có được niềm tin trong bạn bè, hay doanh nghiệp này có uy tín với doanh nghiệp kia. Chữ Tín được bắt đầu từ những cam kết giữa các doanh nghiệp với nhau, hoặc với khách hàng cho dù khó khăn cản trở nhưng vẫn làm đúng những gì đã hứa. Giữa các doanh nghiệp, cam kết chính là hợp đồng kinh tế, bao gồm nhiều điều khoản mà quan trọng nhất (với doanh nghiệp thực hiện) là giá cả, số lượng, chất lượng và thời hạn giao hàng.
Chữ Tâm trong kinh doanh, tâm trong sáng là một phương diện đạo đức trong kinh doanh. Khi có tâm, doanh nghiệp sẽ biết tôn trọng luật pháp, không dùng thủ đoạn thấp kém để qua mặt hoặc tiêu diệt đối thủ kinh doanh. Bản chất của kinh doanh là làm giàu, làm giàu hợp pháp và hợp đạo đức. Đó là nguyên lý để doanh nghiệp tồn tại và phát triển thịnh vượng.
Chữ Tài trong kinh doanh của doanh nghiệp là sự cố gắng, kiên trì và chịu khó học hỏi, trau dồi kiến thức thực tế của những người lãnh đạo doanh nghiệp và của từng nhân viên trong doanh nghiệp, nhằm đưa doanh nghiệp vượt khó khăn vươn lên, sớm khẳng định vị thế trên thương trường”.[11]
Nhìn chung, để xây dựng, điều hành và phát triển doanh nghiệp trong xu thế hiện nay, đặc biệt hướng tới sự phát triển bền vững, việc xây dựng triết lý kinh doanh là không thể thiếu. Các doanh nghiêp có thể tự mình xây dựng triết lý doanh nghiệp hoặc sử dụng đội ngũ chuyên gia vừa có kiến thức, kinh nghiệm, từng trải qua môi trường kinh doanh thực tế để tạo lập triết lý kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp của mình. Triết lý kinh doanh không phải điều kiện tiên quyết để bắt đầu hành trình của một doanh nghiệp những là điều kiện cần và đủ để giúp doanh nghiệp vững bước trong quá trình hoạt động.
[1] Bài giảng Triết lý kinh doanh, TS. Nguyễn Thị Ngọc Anh, Đại học Kinh tế Quốc dân, http://eldata3.neu.topica.vn/TXQTVH01/PDF%20slide/TXQTVH01_Bai2_v1.0014105222.pdf [2] Nguyễn Tài (2016). Triết lý kinh doanh là gì? <http://www.nguyenduongtai.com/2016/04/triet-ly-kinh-doanh-la-gi.html> [3] Bài giảng Triết lý kinh doanh, TS. Nguyễn Thị Ngọc Anh, Đại học Kinh tế Quốc dân, http://eldata3.neu.topica.vn/TXQTVH01/PDF%20slide/TXQTVH01_Bai2_v1.0014105222.pdf [4] Xem thêm tại https://www.vinamilk.com.vn/ [5] https://vingroup.net/gioi-thieu [6] https://vingroup.net/gioi-thieu/tam-nhin-su-menh-va-gia-tri-cot-loi [7] https://vingroup.net/gioi-thieu/tam-nhin-su-menh-va-gia-tri-cot-loi [8] Xem thêm https://vingroup.net/ [9] Phát triển bền vững dựa trên cơ sở bình đẳng giới trong doanh nghiệp, VBCWE, https://vbcwe.com/tin-tuc/phat-trien-ben-vung-dua-tren-co-so-binh-dang-gioi-trong-doanh-nghiep/54#mcetoc_1f4duemdgcd [10] Những nguyên tắc căn bản xây dựng triết lý kinh doanh trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, TS. NGÔ MINH THUẬN – ThS. NCS. ĐỖ THẾ DƯƠNG (Giảng viên Học viện Chính sách và Phát triển), http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/nhung-nguyen-tac-can-ban-xay-dung-triet-ly-kinh-doanh-trong-boi-canh-toan-cau-hoa-hien-nay-80038.htm [11] Những nguyên tắc căn bản xây dựng triết lý kinh doanh trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, TS. NGÔ MINH THUẬN – ThS. NCS. ĐỖ THẾ DƯƠNG (Giảng viên Học viện Chính sách và Phát triển), http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/nhung-nguyen-tac-can-ban-xay-dung-triet-ly-kinh-doanh-trong-boi-canh-toan-cau-hoa-hien-nay-80038.htmTiểu Luận Xây Dựng Triết Lý Kinh Doanh Theo Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững là toàn bộ bài tiểu luận hoàn toàn xuất sắc mà mình đã triển khai và đồng thời đã gửi gấm đến cho các bạn tha hồ tham khảo.Ngoài ra, hiện tại bên mình có nhận viết thuê tiểu luận với nhiều đề tài đạt thành tích ưu tú và nếu ngay hiện tại đây bạn đang loay loay về vấn đề chưa thể hoàn thành bài tiểu luận, không vấn đề gì cả nhanh tay tìm dịch vụ viết thuê tiểu luận chất lượng qua zalo/telegram : 0932.091.562 để được tư vấn báo giá và hỗ trợ nhiệt tình nhé.