Tiểu luận: Văn hóa chính trị của Việt Nam trong việc ứng phó với đại dịch Covid-19

Rate this post

Tải miễn phí bài Tiểu luận: Văn hóa chính trị của Việt Nam trong việc ứng phó với đại dịch Covid-19, các bạn có thể tải về kham khảo miễn phí, đây là đề tài tiểu luận môn Chính trị học được giới thiệu cho các bạn sinh viên đang tìm kiếm tài liệu, ngoài ra các bạn có thể kham khảo thêm các bài tiểu luận về Văn hóa chính trị của Việt Nam và tiểu luận về việc ứng phó với đại dịch Covid-19 trên chuyên mục tiểu luận Chính trị học.

Lưu ý: Trong quá trình viết tiểu luận Môn Chính trị học nếu các bạn không có thời gian và cần hỗ trợ viết bài hoàn chỉnh, chất lượng tốt, các bạn có thể liên hệ với dịch vụ viết tiểu luận chất lượng qua Zalo: https://zalo.me/0932091562


PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN: Văn hóa chính trị của Việt Nam trong việc ứng phó với đại dịch Covid-19

1.1.Khái niệm về văn hóa

Văn hóa chính trị là một bộ phận hữu cơ của văn hóa nói chung. Vì vậy, để hiểu được văn hóa chính trị trước hết cần có một quan niệm thống nhất về văn hóa.

Văn hóa là một khái niệm phức tạp và đa nghĩa, gắn liền Con người với đời sống xã hội loài người. Từ lâu văn hóa đã trở thành lĩnh vực nghiên cứu của nhiều ngành khoa học. Hiện nay đã và đang tồn tại rất nhiều các định nghĩa khác nhau về văn hóa.

Việt Nam, văn hóa cũng được định nghĩa rất khác nhau. Hồ Chí Minh cho rằng “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”. Với cách hiểu này, văn hóa sẽ bao gồm toàn bộ những gì do con người sáng tạo và phát minh ra.

Nhìn chung, các định nghĩa về văn hóa hiện nay rất đa dạng. Mõi định nghĩa đề cập đến những dạng thức hoặc những lĩnh vực khác nhau trong văn hóa. Để thuận tiện cho việc nghiên cứu, tác giả sẽ đưa ra một định nghĩa chung nhất dựa trên cơ sở những định nghĩa trên : “ Văn há là tổng hợp nhwuxng giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra trong quá tình lao động nhằm phục vụ mục đích cuộc sống con người.”

XEM THÊM ==> DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN

1.2.Khái niệm chính trị

Chính trị là một phạm trù phức tạp. Có rất nhiều quan điểm, tư tưởng khác nhau về chính trị. Trong đó , nổi bật lên có các quan niệm như sau:

Theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lê nin: Chính trị là lợi ích, là quan hệ lợi ích, là đấu tranh giai cấp trước hết vì lời ích giai cấp. Cái căn bản nhất của chính trị là việc tổ chức quyền lực nhà nước, là sự tham gia vào

công việc nhà nước, là định hướng cho nhà nước, xác định hình thức, nội dung nhiệm vụ của nhà nước. Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế Đồng thời, chính trị không thể không chiếm vị trí hàng đầu so với kinh tế. Chính trị là lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm nhất, liên quan tới vận mệnh hàng triệu người. Giải quyết những vấn đề chính trị vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. (Tiểu luận: Văn hóa chính trị của Việt Nam trong việc ứng phó với đại dịch Covid-19)

Như vậy, chúng ta có thể đưa ra một khái niệm chung nhất về chính trị đó là: Chính trị là hoạt động trong lĩnh vực quan hệ giữa các giai cấp, cũng như các dân tộc và quốc gia với vấn đề giành, giữ, tổ chức và sử dụng quyền lực Nhà nước, là sự tham gia của nhân dân và công việc nhà nước và xã hội, hoạt động chính trị thực tiễn của giai cấp, các đảng phái chính trị, các nhà nước nhằm tìm kiếm những khả năng thực hiện đường lối và những mục tiêu đã đề ra nhằm thỏa mãn lợi ích”

1.3.Khái niệm văn hóa chính trị

Trên cơ sở quan điểm mang tính định hướng của tư tưởng Hồ Chí Minh, các nhà nghiên cứu lý luận Việt Nam đã đưa ra nhiều các diễn đạt khác nhau về khái niệm văn hóa chính trị. “ Văn hóa chính trị là một lĩnh vực, một viểu hiện được biệt của văn hóa loài người trong xã hội có giai cấp, văn hóa chính trị được hiểu là trình độ phát triển của con người thể hiện ở trình độ hiểu biết về chính trị, trifnhd dộ tổ chức quyền lực theo một chuẩn giá trị xã hội nhất định nhằm điều hòa các quan hệ lợi ích giữa các giai cấp và bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền, phù hợp với xu thế phát triển và tiến bộ xã hội”. Để thuận tiện cho việc nghiên cứu , tác giả lựa chọn khái niệm này làm khái niệm chính được sử dụng trong đề tìa nghiên cứu này .

XEM THÊM ==> DOWNLOAD 999+ TIỂU LUẬN CHÍNH TRỊ HỌC 

PHẦN 2 : VĂN HÓA CHÍNH TRỊ VIỆT NAM TRONG VIỆC ỨNG PHÓ VỚI ĐẠI DỊCH COVID-19

2.1. Văn hóa chính trị và các chiều cạnh của nó

Đặc trưng văn hóa chính trị Việt Nam trong quá trình phòng, chống đại dịch COVID-19, văn hóa chính trị được xem xét ở 4 chiều cạnh: Chủ nghĩa cá nhân với chủ nghĩa tập thể; Khoảng cách quyền lực; Mức độ tránh sự bất định; Tính cương quyết với tính mềm dẻo

Chiều cạnh thứ nhất, Chủ nghĩa cá nhân với chủ nghĩa tập thể nghĩa là, trong một cộng đồng hay một tổ chức sẽ định hình giá trị thiên về chủ nghĩa cá nhân – nhấn mạnh tính độc lập cá nhân và mức độ lỏng lẻo hơn trong liên kết cộng đồng; hoặc thiên về chủ nghĩa tập thể – nhấn mạnh tính cố kết cộng đồng và trách nhiệm chung.

Chiều cạnh thứ hai, Khoảng cách quyền lực nói đến khoảng cách thứ bậc do quyền lực tạo ra. Đó là khoảng cách quyền lực giữa nhà nước với người dân hay giữa các chủ thể quyền lực nhà nước với nhau. Khoảng cách quyền lực lớn hay nhỏ ảnh hưởng khác nhau đến các quan hệ chính trị và hiệu quả trong thực thi chính sách.

Chiều cạnh thứ ba, Mức độ tránh sự bất định nói đến mức độ cao thấp trong ứng phó với các tình huống bất ngờ, không mang tính thông thường và khó đoán định.

Chiều cạnh thứ tư, Tính quyết đoán với tính mềm dẻo nghĩa là văn hóa chính trị của một quốc gia thiên về tính cương quyết, cứng rắn hay hay tính mềm dẻo, linh hoạt trong việc hoàn thành một nhiệm vụ chính trị. (Tiểu luận: Văn hóa chính trị của Việt Nam trong việc ứng phó với đại dịch Covid-19)

2.2.Văn hóa chính trị Việt Nam biểu hiện trong việc ứng phó với đại dịch COVID-19

2.2.1.Chủ nghĩa cá nhân với chủ nghĩa tập thể

Từ thời điểm dịch COVID-19 xuất hiện ở Việt Nam cho đến nay, Việt Nam trải qua 2 đợt dịch. Xuyên suốt cả hai đợt dịch, người dân trong cả nước đều chấp hành các quy định và cảnh báo từ chính quyền với sự đồng thuận cao, tinh thần đoàn kết cùng quyết tâm “chống dịch như chống giặc”.

Đeo khẩu trang là một quy định nhằm bảo vệ các cá nhân khỏi dịch bệnh song nó cũng đồng thời là trách nhiệm của từng thành viên đối với cộng đồng. Với quy định này ở Việt Nam, hầu hết mọi người dân đều chấp hành một cách nghiêm túc ngay từ giai đoạn đầu chống dịch. Bên cạnh ý thức đeo khẩu trang để bảo vệ bản thân và cộng đồng, nhiều cá nhân và tổ chức đã thực hiện phát khẩu trang miễn phí cho mọi người tại các địa điểm công cộng nhằm tăng cường khả năng chống dịch của cộng đồng. Vào giai đoạn cao điểm chống dịch, lo ngại nguồn cung khẩu trang khan hiếm, và nhằm tiết kiệm nguồn lực cho Nhà nước, nhiều người dân đã tình nguyện nhường những khẩu trang y tế cho lực lượng y bác sỹ và chỉ sử dụng khẩu trang vải có thể sử dụng nhiều lần. Một phản ứng gần như ngay lập tức của người dân trước tình huống ảnh hưởng đến cộng đồng, cũng như tinh thần hợp tác cao đối với những khuyến cáo của chính quyền là những biểu hiện của tinh thần tập thể và chủ nghĩa cộng đồng. Nó không thể là biểu hiện có tính ngẫu nhiên, mà là kết quả của một quá trình kết tinh trong suốt tiến trình chính trị của dân tộc. (Tiểu luận: Văn hóa chính trị của Việt Nam trong việc ứng phó với đại dịch Covid-19)

Khác với chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa cá nhân coi trọng tự do cá nhân, quyền cá nhân trong việc ứng phó với những tình huống tác động đến sự an nguy của cả cộng đồng, cụ thể là các khuyến cáo y tế nhằm phòng chống dịch. Vào thời điểm dịch bệnh bùng phát và lây lan, người dân ở nhiều quốc gia trên thế giới có thái độ thờ ơ, kỳ thị với hành vi đeo khẩu trang như biểu tượng của bệnh tật, đáng xua đuổi và thậm chí bị tấn công. Bởi thế, ngay trong thời điểm bùng phát dịch, việc đeo khẩu trang ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia phương Tây, vẫn thuộc về quyền lựa chọn của mỗi cá nhân. 

Không chỉ là ý thức bảo vệ bản thân và cộng đồng, Việt Nam còn chứng kiến sự tình nguyện huy động nguồn lực xã hội nhằm chia sẻ với Nhà nước trong nhiệm vụ chung là phòng, chống dịch. Ý tưởng “Siêu thị không đồng” hay sáng kiến “Cây ATM gạo”đã giúp được hàng trăm hộ nghèo bị ảnh hưởng trong thời gian dịch bệnh, đồng thời thể hiện sâu sắc truyền thống “lá lành đùm lá rách”, tương thân, tương ái của dân tộc Việt Nam. Các cá nhân đến các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đã thực hiện nhiều hoạt động thiện nguyện, góp tiền, trang thiết bị y tế và cả công sức cùng đội ngũ y tế chữa trị cho các bệnh nhân nhiễm COVID-19. Nguồn vốn xã hội này đã được huy động kịp thời và tạo động lực không nhỏ cho công tác chống dịch cả về vật chất lẫn tinh thần, khiến cuộc chiến chống dịch trở thành cuộc chiến của toàn dân với tinh thần đoàn kết vì dân tộc.

Thực tế trên cho thấy, đây không phải là biểu hiện của văn hóa chung chung mà là những giá trị văn hóa chính trị của dân tộc được bộc lộ mỗi khi có tình huống chính trị cần sự huy động nguồn vốn xã hội mạnh mẽ. Nó là sự kết tinh từ ý thức về nòi giống chung, về phương thức cố kết cộng đồng (nhà – làng – nước) và cả phương thức sinh tồn trong việc cùng nhau trị thủy và chống giặc ngoại xâm từ trong lịch sử.(Tiểu luận: Văn hóa chính trị của Việt Nam trong việc ứng phó với đại dịch Covid-19)

2.2.2.Khoảng cách quyền lực

Khoảng cách quyền lực giữa nhà nước và người dân:

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam – Trưởng Ban chỉ đạo với sự tận tâm tận lực, bình dị và gần gũi đã gây xúc động đối với mọi tầng lớp nhân dân. Lãnh đạo các địa phương có bệnh nhân nhiễm COVID-19 thường xuyên tổ chức thăm hỏi, động viên người bệnh và gia đình. Đại diện tổ dân phố cùng người dân tổ chức vệ sinh, khử khuẩn trong khu dân cư. Các chiến sỹ nhường phòng ở, vật dụng hằng ngày cho những người cách ly tập trung tại các doanh trại quân đội… Tất cả là những biểu hiện của sự gắn kết chặt chẽ giữa Nhà nước với tư cách là chủ thể quyền lực với người dân, giữa Đảng lãnh đạo với lực lượng quân đội và nhân dân. Khoảng cách quyền lực thấp hiện hữu trong tình Quân – Dân, sự hòa quyện của ý Đảng – lòng Dân tạo thành một khối thống nhất và sức mạnh tổng hợp trong cuộc chiến phòng và chống dịch, đã làm nổi rõ đặc trưng văn hóa chính trị Việt Nam ở chiều cạnh này.

XEM THÊM 999+==> DANH SÁCH TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Khoảng cách quyền lực giữa các chủ thể quyền lực:

Bên cạnh việc tuyên truyền nhắc nhở, các lực lượng chức năng tuyến cơ sở đã lập các chốt kiểm soát dịch nhằm hỗ trợ mạnh mẽ cho tuyến đầu chống dịch. Lực lượng quân đội dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, được huy động đảm nhiệm các nhiệm vụ vận chuyển người đến các địa điểm cách ly,cung ứng các dịch vụ ở khu cách ly và đặc biệt giám sát nghiêm ngặt đường biên giới với các quốc gia láng giềng. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền cho thấy sự thống nhất cao trong lãnh đạo, chỉ đạo của toàn hệ thống chính trị.(Tiểu luận: Văn hóa chính trị của Việt Nam trong việc ứng phó với đại dịch Covid-19)

Có thể nói, khoảng cách quyền lực thấp là một biểu hiện nổi bật của văn hóa chính trị Việt Nam vốn được định hình từ trong lịch sử cho đến nay. Xuất phát từ truyền thống trị thủy và chống giặc ngoại xâm của cha ông vốn đòi hỏi sự đồng lòng và chung tay hành động của cá nhân và cộng đồng, của nhân dân và nhà nước. Trong thời kỳ hiện đại, đặc điểm của mô hình thể chế Việt Nam cho thấy quyền lực là tập trung và thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng. Điều này thể hiện sự gắn kết chặt chẽ giữa các cấp và tính thống nhất cao trong ý chí hành động của hệ thống chính trị. Khoảng cách quyền lực này đã tạo ra giá trị văn hóa chính trị vừa có sự tôn trọng thứ bậc và chấp hành đối với quyền lực, vừa có sự gắn kết và phối hợp hiệu quả giữa các cấp chính quyền và giữa chính quyền cơ sở với người dân trong quá trình thực hiện mục tiêu chung. Điều này giúp cho việc huy động nguồn lực dễ dàng, tránh được sự phân tán trong tổ chức và thực hiện, mang lại những hiệu quả thực sự.

Tiểu luận văn hóa chính trị của việt nam trong ứng phó đại dịch Covid-19
Tiểu luận văn hóa chính trị của việt nam trong ứng phó đại dịch Covid-19

2.2.3.Mức độ tránh tính bất định

Dân tộc Việt Nam vốn trải qua nhiều gián đoạn chính trị trong lịch sử với sự hưng thịnh rồi suy vong của các triều đại phong kiến và các cuộc xâm lược từ  Trung Hoa và phương Tây. Do đó, tâm thức tránh sự bất định luôn thường trực và trở thành một chiều cạnh đặc trưng của văn hóa chính trị Việt Nam. Trong những tình huống chính trị đặc biệt có tính biến cố, ảnh hưởng trực diện đến sự an nguy chung của cộng đồng, và những hiện thực khó đoán định thì chiều cạnh này lại được biểu hiện rõ nét. (Tiểu luận: Văn hóa chính trị của Việt Nam trong việc ứng phó với đại dịch Covid-19)

Thời điểm mối lo ngại từ dịch bệnh tăng cao. Ngoài sự lo lắng về khả năng mắc bệnh, lo về an ninh lương thực, an ninh y tế và hơn thế là sự an nguy về tính mạng. Chính tâm thức về sự bất định nếu dịch bệnh bùng phát và không thể kiểm soát là một phần nguyên nhân thôi thúc ý thức phòng, chống dịch của người dân. Tuy vậy, tâm thức tránh bất định cũng dẫn tới một thái cực khác khi người dân quá lo lắng cho sự an toàn đối với các nhu cầu thiết yếu, dẫn tới các hành vi như tích trữ đồ ăn, hoảng loạn khi có người nhiễm bệnh trong khu dân cư mình sinh sống. Điều này cho thấy mức độ cao về tránh sự bất định là một đặc trưng trong văn hóa chính trị Việt Nam và tác động của nó có tính hai mặt.

2.2.4.Tính cương quyết với tính mềm dẻo

Cuộc chiến chống COVID-19 ở Việt Nam vừa qua chứng kiến hàng loạt quyết định kịp thời và hiệu quả được đưa ra bám sát những diễn biến của tình hình dịch bệnh. Nó là kết quả của những tính toán kỹ lưỡng, sự phối hợp xử lý đầy cương quyết nhưng linh hoạt, quyết liệt nhưng mềm dẻo của các cấp chính quyền.

Tính cương quyết chống dịch được thể hiện trong việc truy tìm dấu vết F0, cách ly triệt để đối với những người về từ vùng dịch, cách ly toàn bộ một xã, một tuyến phố hay cả một bệnh viện .Vào đỉnh điểm của giai đoạn chống dịch ở đợt dịch thứ nhất, Thủ tướng ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg (31-3-2020), về thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày. Khi đợt dịch thứ hai bùng phát Đà Nẵng, nơi tập trung số lượng lớn khách du lịch từ nhiều tỉnh thành, Ban chỉ đạo đã nhanh chóng cách ly và xét nghiệm nhanh đối với hàng nghìn người trở về từ Đà Nẵng. Đối với những hành vi trốn cách ly, chống đối các quy định phòng dịch hay xuyên tạc sự thật về tình hình dịch bệnh đều bị xử lý nghiêm từ phạt hành chính đến phạt tù.

Tóm lại, có thể thấy Chính phủ Việt Nam đã quyết liệt trong công tác phòng và chống dịch, đồng thời quyết đoán trong lãnh đạo, chỉ đạo, chấp nhận những hi sinh nhất định về kinh tế nhằm bảo vệ sự an toàn đối với sinh mệnh của nhân dân ở giai đoạn số ca bệnh tăng cao.


Trên đây là tiểu luận môn Chính trị học đề tài: Văn hóa chính trị của Việt Nam trong việc ứng phó với đại dịch Covid-19, dành cho các bạn đang làm tiểu luận môn học đại cương: còn nhiều bài mẫu tiểu luận môn học các bạn tìm kiếm trên chuyên mục nhé. 

Lưu ý: Có thể trên website không có tài liệu đúng như các bạn mong muốn để hoàn thiện bài làm hoàn toàn mới và chất lượng tốt các bạn có thể cần tới sự hỗ trợ của dịch vụ viết tiểu luận để kham khảo bảng giá và quy trình làm việc các bạn có thể trao đổi với mình qua SDT/Zalo: https://zalo.me/0932091562

DOWNLOAD FILE

Contact Me on Zalo