Tải miễn phí bài Tiểu luận: Văn hoá chính trị và vấn đề “hậu duệ” qua lăng kính văn hoá chính trị, các bạn có thể tải về kham khảo miễn phí, đây là đề tài tiểu luận môn Chính trị học được giới thiệu cho các bạn sinh viên đang tìm kiếm tài liệu, ngoài ra các bạn có thể kham khảo thêm các bài tiểu luận về Văn hoá chính trị và tiểu luận về “hậu duệ” qua lăng kính văn hoá chính trị trên chuyên mục tiểu luận Chính trị học.
Lưu ý: Trong quá trình viết tiểu luận Môn Chính trị học nếu các bạn không có thời gian và cần hỗ trợ viết bài hoàn chỉnh, chất lượng tốt, các bạn có thể liên hệ với dịch vụ viết tiểu luận chất lượng qua Zalo: https://zalo.me/0932091562
Phần 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HOÁ CHÍNH TRỊ và vấn đề “hậu duệ” qua lăng kính văn hoá chính trị
1.1 Khái niệm văn hoá chính trị
- niệm về văn hóa chính trị đã được xuất hiện manh nha từ thời cổ đại. Platon, nhà triết học cổ đại Hy Lạp định nghĩa: “Chính trị là nghệ thuật cai trị những con người với sự bằng lòng của họ”. Tuy nhiên, văn hóa chính trị chỉ xuất hiện với tư cách là một lĩnh vực nghiên cứu độc lập từ những năm 1950, gắn với công trình nghiên cứu của những nhà chính trị học Mỹ. Trong bài “Các hệ thống chính trị so sánh” đăng trên tạp chí chính trị học số 8-1956, Almond đã đề xuất thuật ngữ “văn hóa chính trị” dùng để phân tích, so sánh các chế độ chính trị. Ông đưa ra hai giải thích về khái niệm văn hóa chính trị. Đó là Văn hóa chính trị không hoàn toàn thống nhất với một hệ thống chính trị, hoặc một xã hội đã cho, là loại hình nhận thức định hướng chính trị có thể, hoặc nói chung thường vượt ra ngoài giới hạn của hệ thống chính trị; 2. Văn hóa chính trị cũng khác với văn hóa nói chung, tuy chúng luôn có mối quan hệ với nhau. Theo ông: “ Văn hóa chính trị gồm các yếu tố nhận thức, tình cảm, giá trị. Nó hàm chứa nhận thức và ý kiến, quan niệm giá trị và tình cảm đối với chính trị”. (Tiểu luận: Văn hoá chính trị và vấn đề “hậu duệ” qua lăng kính văn hoá chính trị)
Trên cơ sở quan điểm mang tính định hướng của tư tưởng Hồ Chí Minh, các nhà nghiên cứu lý luận Việt Nam đã đưa ra nhiều cách diễn đạt khác nhau về khái niệm văn hóa chính trị. PGS.TS. Hoàng Chí Bảo quan niệm: “Văn hoá chính trị là chất lượng tổng hòa của tri thức, tình cảm, niềm tin chính trị, tạo thành ý thức chính trị công dân, thúc đẩy họ tới những hành động chính trị tích cực phù hợp với lý tưởng chính trị của xã hội, là thói quen và nhu cầu tham gia một cách tự giác chủ động vào các quan hệ chính trị xã hội của công dân, góp phần hướng dẫn họ trong cuộc đấu tranh vì lợi ích chung của xã hội vì tiến bộ và phát triển”. GS.TS. Phạm Ngọc Quang đưa ra khái niệm: “Văn hoá chính trị là một phương diện của văn hoá trong xã hội có giai cấp, nói lên tri thức, năng lực sáng tạo trong hoạt động chính trị dựa trên nhận thức sâu sắc các quan hệ chính trị hiện thực cùng những thiết chế chính trị tiến bộ được lập ra để thực hiện lợi ích chính trị cơ bản của giai cấp hay của nhân dân phù hợp với sự phát triển lịch sử. Văn hoá chính trị nói lên phẩm chất và hình thức hoạt động chính trị của con người cùng những thiết chế chính trị mà họ lập ra để thực hiện những lợi ích giai cấp cơ bản của chủ thể tương ứng”. Từ những khái niệm trên, có thể nhận xét rằng: văn hoá chính trị là những giá trị chung mà cộng đồng người đã sáng tạo ra trong suốt quá trình ứng xử với quyền lực nhà nước, nhằm tạo ra các thiết chế chính trị phù hợp với tiến bộ xã hội trong mỗi giai đoạn lịch sử. Tuy nhiên, cần nhận rõ, giá trị chung là tổng hòa của nhiều giá trị riêng không ngang bằng nhau. Như vậy, trong giá trị chung đó, sẽ có những giá trị riêng tiêu biểu của những cá nhân xuất chúng, những lãnh tụ chính trị của dân tộc, vĩ nhân của thời đại mà những sáng tạo mang dấu ấn cá nhân của họ được cộng đồng thừa nhận trở thành giá trị chung. Những giá trị đó được thực tiễn kiểm nghiệm, chắt lọc và tích lũy trong quá trình lịch sử gắn liền với sự ra đời, phát triển của giai cấp và nhà nước. Văn hoá chính trị không chỉ bao gồm các giá trị tư tưởng, lý luận mà còn bao hàm cả những hành vi cũng như nghệ thuật thể hiện hành vi trong quá trình tham dự chính trị được cộng đồng thừa nhận, chia sẻ và vận dụng trong việc thiết lập và vận hành một nền chính trị nhất định.
XEM THÊM ==> DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN
1.2 Cấu trúc, đặc điểm và chức năng của văn hoá chính trị
1.2.1 Cấu trúc của văn hoá chính trị
Những giá trị chính trị là lí do, là định hướng và lý giải hành động của chủ thể chính trị, thể hiện trạng thái, nhu cầu và triển vọng phát triển của xã hội cũng như của các thành viên, các nhóm trong xã hội. Với ý nghĩa đó, văn hoá chính trị là kết quả tổng hợp của các giá trị sau.
- Thứ nhất, Tri thức và sự hiểu biết chính trị: Đây là giá trị nền tảng của văn hoá chính trị, được định lượng một cách phổ biến bởi tri thức chính trị. Tri thức chính trị là trình độ học vấn và sự hiểu biết của con người về chính trị.
- Thứ hai, Niềm tin và tình cảm chính trị: Niềm tin và tình cảm chính trị là sự bộc lộ những phẩm chất, sắc thái cá nhân đối với lý tưởng, chế độ chính trị, nhà nước, chính đảng, đối với các cơ quan lãnh đạo, các nhà lãnh đạo. Muốn xây dựng văn hoá chính trị tiến tiến, cách mạng – văn hoá chính trị XHCN thì phải xây dựng được niềm tin trên cơ sở khoa học, chính nghĩa, tiến bộ, phù hợp với xu thế phát triển của nhân loại.
- Thứ ba, Các truyền thống chính trị: Cơ sở lịch sử xã hội của văn hoá chính trị được hình thành từ những nhân tố như: truyền thống, các giá trị chính trị đã được các thế hệ trước tạo ra trong quá trình lịch sử, địa chính trị, đạo đức, thẩm mỹ, tôn giáo. Tất cả những nhân tố này bổ sung cho nhau, quan hệ với nhau một cách biện chứng, hỗ trợ cho việc hình thành văn hoá chính trị của một dân tộc, một quốc gia, phân biệt quốc gia này với quốc gia khác, đặc biệt trong thời kì hội nhập quốc tế như hiện nay.
- Thứ tư, Những lý tưởng cao đẹp mà con người phấn đấu đạt tới: Những lý tưởng cao đẹp vừa đóng vai trò là động lực kích thích hoạt động chính trị vừa đóng vai trò là xung lực nội tại để hoàn thiện từ chất của chủ thể chính trị vươn tới những giá trị chân, thiện, mỹ trong hoạt động chính trị. Để thực hiện lý tưởng
chính trị của mình, chủ thể chính trị phải biết lựa chọn những phương thức, phương tiện hoạt động chính trị phù hợp
- Thứ năm, Quá trình biến những giá trị chính trị đã được thiết lập thành lý tưởng, niềm tin, động cơ, nhu cầu, thói quen chính trị trong hoạt động chính trị của chủ thể: Đây chính là quá trình thực hành văn hoá chính trị trong hoạt động của chủ thể. Chỉ trên cơ sở này mới tạo cho văn hoá chính trị sự ổn định vững chắc trong đời sống chính trị. Vì vậy, đây cũng là tiêu chí để đánh giá trình độ trưởng thành về văn hoá chính trị của chủ thể.
- Thứ sáu, Những phương tiện chính trị, những chuẩn mực, những phương thức tổ chức và hoạt động của QLCT được sử dụng để đạt đến mục tiêu chính trị: Hình thức tổ chức của quyền lực nhà nước và của hệ thống chính trị nói chung là những yếu tố cấu thành VHCT dưới dạng thực thể vật chất và tinh thần tiêu biểu của nó.
- Thứ bảy, Hệ tư tưởng chính trị: Với tư cách là nhân tố phản ánh khái quát lợi ích của giai cấp cũng như phương thức, con đường để thực hiện lợi ích cơ bản của giai cấp, liên minh giai cấp hoặc của nhân dân lao động nói chung (trong điều kiện của CNXH), “hệ tư tưởng là yếu tố cốt lõi nhất, là định hướng cơ bản cho đời sống tinh thần xã hội” [4], đóng vai trò hạt nhân của văn hoá chính trị, (Tiểu luận: Văn hoá chính trị và vấn đề “hậu duệ” qua lăng kính văn hoá chính trị)
giữ vị trí trung tâm, có tác dụng chi phối các nhân tố khác trong văn hoá chính trị, cũng như trong toàn bộ nền văn hoá chính trị nói chung của một thể chế chính trị.
1.2.2 Chức năng của văn hoá chính trị
- Chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội- chính trị, góp phần nâng cao chất lượng lãnh đạo và quản lý của các chủ thể quyền lực, nhờ đó mà quyền lực chính trị sẽ được thực thi một cách có hiệu lực và hiệu quả hơn với những phương thức sáng tạo, uyển chuyển, tinh tế.
- Chức năng đẩy mạnh xã hội hóa về chính trị, làm cho mọi người dân thấm nhuần hoạt động chính trị, nhằm phát huy tính tích cực chính trị của công dân trong việc tham gia vào các hoạt động của nhà nước.
- Chức năng định hướng phẩm hạnh chính trị của con người vào những hoạt động tích cực, sáng tạo để thực hiện các giá trị lý tưởng cao đẹp mà họ đã lựa chọn.
1.2.3 Đặc điểm của văn hoá chính trị
Đặc trưng nổi bật của văn hoá chính trị đó “Văn hoá chính trị có thể được đo bằng lập trường, quan điểm và lòng trung thành với lý tưởng chính trị, tính trung thực và khiêm nhường; kiên quyết, khéo léo, mưu lược, lòng nhân ái và vị tha; hướng về nhân dân và phục vụ nhân dân một cách có hiệu quả…Tất cả những điều nêu trên làm rõ bản chất của văn hoá chính trị”.Từ đặc trưng nổi bật nêu trên, có thể khái quát văn hoá chính trị mang những đặc điểm sau đây:
- Thứ nhất, tính giai cấp
- Thứ hai, tính lịch sử
- Thứ ba, tính kế thừa
- Thứ tư, tính đa dạng
Phần 2. LIÊN HỆ THỰC TIỄN. Văn hoá chính trị và vấn đề “hậu duệ” qua lăng kính văn hoá chính trị
2.1. Thực trạng, nguyên nhân và những hệ luỵ kéo theo của vấn nạn hậu duệ
2.1.1 Thực trạng
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Cán bộ là cái gốc của công việc”; “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Để lựa chọn được cán bộ tốt, cần phải loại bỏ đi những biểu hiện tiêu cực, những hành vi được coi là chạy chức, chạy quyền, những hiện tượng tham nhũng trong tất cả các khâu của công tác cán bộ. Nhiều năm nay, nói về hiện tượng tiêu cực trong công tác đề bạt, bổ nhiệm, tuyển chọn cán bộ trong xã hội đã lưu truyền câu vè: “Thứ nhất hậu duệ. Thứ nhì tiền tệ. Thứ ba quan hệ. Thứ tư trí tuệ”. Đã nhiều lần tại các buổi tiếp xúc cử tri trên địa bàn thành phố Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng và các tỉnh, thành phố khác, cử tri cũng nêu lên những ý kiến, câu vè như vậy để chuyển tới các đại biểu Quốc hội nhằm tìm giải đáp. Trên báo chí, những cụm từ như “cả họ làm quan”, “con ông cháu cha”, “đảng ủy dòng họ”, “thiếu gia”, “thái tử đảng”, “hạt giống đỏ”, “bố ký quyết định bổ nhiệm con”, “chồng quy hoạch vợ”, “quan lộ thần tốc” …xuất hiện khá nhiều, tần suất cao, điểm mặt chỉ tên khá rõ vấn đề “hậu duệ” ở các cơ quan, đơn vị, địa phương hiện nay.
XEM THÊM ==> DOWNLOAD 999+ TIỂU LUẬN CHÍNH TRỊ HỌC
Trên thực tế, trong những năm qua, chúng ta đã chứng kiến không ít vụ việc bổ nhiệm cán bộ sai quy định khiến dư luận hết sức bất bình. Bố ký quyết định bổ nhiệm con dù chưa đủ điều kiện, tiêu chuẩn; chồng làm Cục trưởng ký quyết định quy hoạch vợ làm Cục phó. Cá biệt có trường hợp chưa làm việc ngày nào cũng được bổ nhiệm làm Vụ phó như ở Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ. Hay có những cán bộ vi phạm chỗ này lại được đề bạt, luân chuyển sang chỗ khác với chức vụ cao hơn hay chí ít cũng ngang bằng. Nhờ mối quan hệ “thân hữu” mà những trường hợp trên được bổ nhiệm đầy “ưu ái” “nâng đỡ”. Không chỉ nói chung chung, có thể kể ra hàng loạt cái tên cùng có xuất phát điểm là “con ông cháu cha”, được xem là ‘hạt giống đỏ’ của đất nước nhưng lại sớm bị thui chột. Điển hình là ông Vũ Xuân Anh, là con trai cựu Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Văn Chi, đã sử dụng bằng cấp không đúng quy định, thiếu trung thực; thiếu gương mẫu trong việc nhận, sử dụng ôtô và 2 nhà do doanh nghiệp biếu. Hay sự việc ông Nguyễn Bá Cảnh (Thành ủy viên, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Thành ủy Đà Nẵng)- con trai cố Trưởng ban Nội chính trung ương Nguyễn Bá Thanh – người từng giữ nhiều chức vụ cao ở Đà Nẵng, trong đó có chức bí thư Thành ủy. được xác định đã
- phạm Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình, vi phạm Quy định 47/2011 của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng về những điều đảng viên không được làm. Còn có sự việc ông Vũ Huy Hoàng- Cựu Bộ trưởng bộ Công Thương thiếu gương mẫu, có biểu hiện vụ lợi trong việc tiếp nhận, bổ nhiệm con trai là Vũ Quang Hải làm kiểm soát viên Tổng công ty thuốc lá Việt Nam. Tuy những hành động, vụ việc sai phạm của ông Vũ Huy Hoàng đã được xử lý, cách chức sau về hưu song việc bổ nhiệm con trai của ông vẫn chưa được cụ thể trong một bộ luật nào vì vậy việc bổ nhiệm của ông Vũ Quang Hải vẫn
được cho là hợp pháp. Vào tháng 3/2021 Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu tỉnh Vĩnh Phúc rút lại quyết định bổ nhiệm con gái của Bí thư tỉnh này làm Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Theo đó, bà Trần Thị Huyền Trang (31 tuổi), con gái của Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan liên tiếp được thăng tiến một cách khó hiểu. Khi dư luận lên tiếng thì người có trách nhiệm của tỉnh này không những không tiếp thu mà còn cho rằng, việc bổ nhiệm là đúng quy trình, quy định… Trước đó, ông Nguyễn Nhân Chính con trai Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bắc Ninh cũng được chỉ định chức vụ Bí thư Thành ủy Bắc Ninh, làm dư luận dậy sóng. Và ngay sau đó, ông này cũng được “thôi chức” về làm Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH Bắc Ninh. Tương tự còn nhiều trường hợp khác là con cái các vị lãnh đạo một số địa phương cũng được cất nhắc một cách thần tốc, khó hiểu. Đó là chưa kể những bóng hồng, người đẹp được “nâng đỡ không trong sáng” một bước lên quan. (Tiểu luận: Văn hoá chính trị và vấn đề “hậu duệ” qua lăng kính văn hoá chính trị)
Qua những trường hợp trên có thể thấy rằng, con ông cháu cha nếu có phẩm chất, năng lực tốt không tội gì không bổ nhiệm. Nhưng ngược lại, nếu chưa đủ độ chín, chưa đủ thời gian thử thách để trưởng thành, mà bổ nhiệm cán bộ thần tốc như thế thì tình trạng “nửa đường đứt gánh” đã nhìn thấy trước, thậm chí có người còn chưa được nửa đường, mới được bổ nhiệm thì đã bị bãi miễn.
2.1.2 Nguyên nhân của “chủ nghĩa hậu duệ”
Nguyên nhân đầu tiên phải nói tới chính là lợi ích kinh tế. Ở Việt Nam, hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ có thể xem là hoàn cảnh đặc biệt. Khi mà nền độc lập dân tộc, thống nhất đất nước bị đe dọa, một thế hệ cán bộ, đảng viên được sinh ra trong “thời thế” đó, lại được Đảng giáo dục, rèn luyện nghiêm túc, đúng đắn nên chúng ta có “những con người XHCN”. Khi chúng ta bước vào thời kỳ hòa bình xây dựng và phát triển đất nước, hoàn cảnh đặc biệt ấy không còn nữa, nhiều cán bộ, đảng viên từng “sáng trong như ngọc” bắt đầu thu vén cho riêng mình, cho gia đình, con cháu là một xu hướng khó tránh khỏi. Từ lâu trong đội ngũ viên chức, cán bộ và quần chúng nhân dân đã hình thành suy nghĩ: “Không gì giàu nhanh bằng làm quan. Có cương vị, quyền
thế rồi thì thu lại mấy hồi; giá cả thì đã có mặt bằng rồi”. Và với tư duy đó, những người có chức, có quyền thường có xu hướng lợi dụng mọi lỗ hổng trong công tác cán bộ của Đảng để bố trí “ghế” cho con cháu mình, đấu thầu “ghế” cho những người quen thân. Những người được bổ nhiệm vào chức vụ lần đầu sẽ tìm mọi cách xây dựng ê kíp của mình để củng cố quyền lực theo thứ tự ưu tiên “tứ ệ”. Họ sẽ can thiệp vào mọi khâu trong công tác cán bộ. Trong nhận xét, đánh giá cán bộ định kỳ thì “yêu nên tốt, ghét nên xấu”, “nói việc nhỏ, bỏ việc lớn”; nhận xét khi người nhà vi phạm khuyết điểm thì nương nhẹ, lược bớt, bao biện, đổ lỗi nhằm giảm nhẹ hình thức kỷ luật; nhận xét để đề cử, bổ nhiệm người nhà thì phóng đại thành tích, nói giảm, nói tránh khuyết điểm. Trong quy hoạch cán bộ thì du di, hạ thấp tiêu chuẩn, cho nợ điều kiện đối với hậu duệ; lợi dụng chính sách quy hoạch “động và mở” để kiếm cớ, gây sự, đưa người không cùng ê kíp ra khỏi quy hoạch; phù phép, “biến hóa” lý do để bổ sung người thân quen vào quy hoạch; “quy hoạch treo” bằng cách quy hoạch tràn lan, rất nhiều người cho một vị trí để dễ bề thao túng công tác cán bộ… (Tiểu luận: Văn hoá chính trị và vấn đề “hậu duệ” qua lăng kính văn hoá chính trị)
Bên cạnh nguyên nhân kinh tế, vấn đề “hậu duệ” cần phải được nhìn nhận thấu đáo qua lăng kính văn hóa của người Việt. “Một người làm quan, cả họ được nhờ”, “Con hơn cha là nhà có phúc” là những quan niệm truyền thống của người Việt Nam. “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” để được “lĩnh ấn, phong hầu” là “sứ mệnh” mà cả dòng họ trao cho những trang nam tử. Nguyễn Công Trứ, một vị quan thanh liêm, chính trực, thương dân triều Nguyễn quan niệm: “Đã mang tiếng ở trong trời đất/ Phải có danh gì với núi sông” … Từ đó để thấy, “làm quan phát tài” trong quan niệm của người Việt gần như là nghĩa vụ, trách nhiệm tất nhiên của người đàn ông. Khi đã làm quan thì sẽ lo lắng, bố trí cho con cháu “chiếm” được chiếc “ghế” cao hơn của mình thì nhà mới có phúc. Đồng thời, khi đã có chút chức sắc trong chốn quan trường, việc dùng chức vụ ấy để phục vụ dòng họ là điều hiển nhiên. Người Việt còn có quan niệm về mối quan hệ biện chứng giữa “Nhà-Làng-Nước”. Mặt tích cực của quan niệm ấy là góp phần hun đúc truyền thống yêu nước, nhắc nhở trách nhiệm công dân “nước mất thì nhà tan”, nhưng mặt trái là hình thành tính chất cục bộ, bè phái, địa phương chủ nghĩa, không xác lập rõ ràng các mối quan hệ của cá nhân với gia đình, quê hương, đất nước dẫn tới những nhận thức và hành động thiếu chuẩn mực khi những mối quan hệ đó có sự xung đột lợi ích… Cán bộ, đảng viên của chúng ta không ở trên trời rơi xuống mà mỗi người đều có gia đình, dòng họ, quê hương với muôn vàn mối quan hệ chằng chéo “dây mơ rễ má”. Vì thế, rất khó để ai đó vượt thoát ra được những quan niệm, tư duy truyền thống. Đó cũng là một căn nguyên để vấn đề “hậu duệ” rất dễ phát tác khi Đảng ta trở thành đảng cầm quyền. (Tiểu luận: Văn hoá chính trị và vấn đề “hậu duệ” qua lăng kính văn hoá chính trị)
Một hiện tượng văn hóa khác là truyền thống tôn trọng các thế gia vọng tộc-cự tộc-đại gia của người Việt Nam. Là một dân tộc từng phải làm thuộc quốc, thuộc địa cho các thế lực ngoại bang, người Việt coi trọng vấn đề phả hệ, dòng họ. “Con chim có tổ, con người có tông”. Trải qua những cuộc di dân vì sinh kế hoặc do chiến tranh, người cùng một họ luôn có xu hướng kết nối, liên hệ với nhau. Mặt tích cực của xu hướng này trong công tác cán bộ chưa được nghiên cứu, làm rõ; nhưng mặt tiêu cực của nó là tạo thêm môi trường cho vấn đề “hậu duệ” phát triển, khi sợi dây liên kết trong dòng họ càng chặt chẽ thì sự gắn kết xã hội bị ảnh hưởng hoặc thậm chí bị phá rối. Đặc biệt, những dòng họ có “đại gia” làm trụ cột (đại gia là những gia đình có quyền lực hoặc giàu có, hoặc vừa giàu có vừa quyền lực). Những “đại gia” như vậy sẽ chi phối công tác cán bộ cả một cơ quan, đơn vị hay địa phương.
XEM THÊM 999+==> DANH SÁCH TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ
2.1.3 Những hậu quả khôn lường của nạn hậu duệ
Như đã được nêu rõ ở phần thực trạng, chính những nhân sự được “bổ nhiệm thần tốc” đó không những chưa chứng minh được trình độ cao, khả năng triển vọng của mình, lại còn vi phạm nguyên tắc lãnh đạo, vi phạm những điều đảng viên không được làm, thậm chí vi phạm đạo đức, lối sống thì dư luận thêm một lần bày tỏ sự phiền lòng, ta thán một cách chua chát: “Hạt giống đỏ” chưa nảy mầm đã thành “hạt giống lép!”.Với những nhân sự đủ tài đức, tiêu chuẩn và trải qua quá trình rèn luyện, công tác, trưởng thành từ cơ sở mà được bổ nhiệm, mọi người dân đều cảm thấy yên lòng và tỏ ý khẩu phục, tâm phục đối với quyết định bổ nhiệm nhân sự này. Còn với những nhân sự được bổ nhiệm dù trẻ tuổi, có bằng cấp cao, song chưa trải qua rèn luyện, thử thách nhiều trong thực tiễn, chưa chứng tỏ được năng lực nổi trội so với người khác và chưa có nhiều cống hiến cho tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương thì dư luận thường đặt câu hỏi đầy nỗi niềm: “Đồng chí này là con đồng chí nào?”. Công bằng mà nói, không hẳn con em quan chức nào tiếp bước sự nghiệp công danh, con đường chính trị của cha anh mình cũng đều thua kém thế hệ đi trước, mà ngược lại, không ít “hậu duệ” đã góp phần làm vẻ vang thêm truyền thống “danh gia vọng tộc” và vị thế “trâm anh thế phiệt” của mình. Vì những người này đều có đặc điểm chung là được tiếp thu, hấp thụ những giá trị tích cực, nổi trội từ truyền thống gia đình, dòng họ; được giáo dục, rèn luyện đến nơi đến chốn và bản thân họ cũng luôn có ý thức tu dưỡng, dấn thân, cống hiến hết mình cho tập thể, cộng đồng, xã hội và đất nước. Tuy nhiên, còn một bộ phận quan chức thời nay vẫn để tâm lý, quan niệm “cha truyền con nối” từ chế độ quan lại chuyên chế phong kiến ăn sâu vào nếp nghĩ, hành xử của mình. Từ đó, họ tìm mọi cách để cho “cậu ấm, cô chiêu” mình được có cơ hội tiếp cận, làm chủ, sở hữu quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước càng sớm càng tốt. Thậm chí có người sẵn sàng “hy sinh đời bố, củng cố đời con”, ra vẻ “tự nguyện” rời nhiệm sở trước một hai năm nhưng không phải để dành cơ hội cho những người tài cao đức trọng, giàu tinh thần cống hiến mà lại mở đường ưu tiên cho “hậu duệ” của mình.
Không dừng lại ở đó, hiện tượng này sẽ dẫn tới ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hoá’ trong công tác tuyển công chức. Vấn nạn này tạo một định kiến cho quần chúng nhân dân, thế hệ trẻ tư duy ‘tứ ệ’ để được vào công chức. Điều này càng tạo cơ hội cho những kẻ lạm quyền để mưu lợi cá nhân, tham nhũng quyền lực; những người có mong muốn được làm cho nhà nước nhưng lại không có thân thế sẽ tìm cách xếp thứ 2 với ‘tiền tệ’, bất cập lại kéo thêm bất cập. Đồng thời hiện tượng này tạo khó khăn đáng kể trong việc chiêu mộ nhân tài trong công cuộc đổi mới, chảy máu chất xám, vì suy nghĩ đã ăn sâu trong tiềm thức nhân dân: “phải là con ông cháu cha thì mới có thể vào nhà nước, hoặc có vào được cũng không dễ đàng thăng tiến”. Như vậy có thể thấy nạn “hậu duệ” nguy hiểm tới sự tồn vong của chế độ XHCN vì nó làm phai nhạt và từng bước phá rã niềm tin của quần chúng vào chế độ, thúc đẩy bất công và xung đột xã hội. “Chủ nghĩa hậu duệ” cũng chính là nguyên nhân làm biến dạng, tha hoá quyền lực Nhà nước.
2.2 Quan điểm, phương hướng loại bỏ vấn nạn hậu duệ
2.2.1 Quan điểm về việc loại bỏ vấn nạn hậu duệ
Dân gian có câu “nhà dột từ nóc”, “thượng bất chính thì hạ tắc loạn”. Vấn đề “hậu duệ”, suy cho cùng thuộc phạm trù tham nhũng quyền lực, vì vậy giải pháp đột phá chính là vận hành phương pháp “quét cầu thang”. Chiếc cầu thang nhiều tầng, nhiều nấc, làm thế nào để quét đến đâu sạch luôn đến đó, chỉ có cách duy nhất là quét từ trên xuống. Với giải pháp này, rõ ràng việc khắc phục vấn đề “hậu duệ” phải bắt nguồn từ các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, sau đó đến các đồng chí trong Ban Chấp hành (BCH) Trung ương. Kiểm soát quyền lực trong 5 triệu đảng viên là khó, nhưng kiểm soát chừng vài trăm con người (là những cán bộ cao cấp) thì sẽ dễ dàng hơn, nhất là khi chúng ta biết phát huy vị trí, vai trò đảng viên và tổ chức đảng, mở mang tai mắt từ nhân dân. Trong bài viết quan trọng với tiêu đề “Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới” nhân dịp kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định mạnh mẽ: “Công tác tổ chức, cán bộ phải là điểm đột phá, là “then chốt” của nhiệm vụ “then chốt”, có liên quan đến sự sống còn của Đảng, vận mệnh của chế độ; sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Phải hết sức chú trọng xây dựng và làm trong sạch đội ngũ cán bộ, nhất là xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; phát huy trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; chức vụ càng cao càng phải gương mẫu”. Có nghĩa là phải ngăn chặn vấn đề hậu duệ từ trong tư duy, suy nghĩ của đội ngũ cán bộ, chọn người tài chứ không chọn người nhà. Ở đây nói cách khác chính là nâng cao văn hoá chính trị trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp chiến lược của đất nước. (Tiểu luận: Văn hoá chính trị và vấn đề “hậu duệ” qua lăng kính văn hoá chính trị)

2.2.2 Phương hướng nâng cao văn hoá chính trị của đội ngũ cán bộ nhằm loại bỏ vấn nạn hậu duệ
Phương hướng nâng cao văn hóa chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp chiến lược nước ta hiện nay là hướng đến xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tiêu biểu và trung thành tuyệt đối với lý tưởng của giai cấp công nhân và dân tộc; có trình độ kiến thức, năng lực toàn diện, vừa rộng, vừa sâu và thể hiện bằng hiệu quả, kết quả thực tế; có khả năng nắm bắt và xử lý thông tin, nắm bắt được các quy luật kinh tế – xã hội, biết vận dụng các quy luật đó trong lãnh đạo, quản lý ở từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể; đồng thời, là người có phong cách lãnh đạo, có khả năng liên kết và quy tụ nhân dân, phát huy được tinh thần lạc quan và nhiệt tình xã hội, thật sự tận tâm, tận lực phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Phương hướng đó chính là sự tổng hợp những yêu cầu về văn hóa chính trị, những chuẩn mực giá trị mà cộng đồng xã hội đòi hỏi, kỳ vọng ở người cán bộ lãnh đạo cấp chiến lược, được cụ thể hóa trên các mặt:
- Năng lực hoạt động chính trị, với các yếu tố cấu thành, như trình độ giác ngộ, lý tưởng, niềm tin, bản lĩnh chính trị; năng lực tư duy, trí tuệ; năng lực ra quyết định lãnh đạo; năng lực phát huy nguồn nhân lực và sử dụng người tài trí; khoa học, nghệ thuật và kinh nghiệm hoạt động chính trị;
- Đạo đức cách mạng, với các chuẩn mực chủ yếu, như nguyện suốt đời phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; cần, kiệm, liêm, chính; nhân, nghĩa, trí, dũng, tín; đặt sự nghiệp cách mạng của Đảng, lợi ích của dân tộc, của nhân dân lên trên hết, trước hết, chống chủ nghĩa cá nhân và các thứ bệnh do chủ nghĩa cá nhân gây ra; thường xuyên tu dưỡng và thực hiện trách nhiệm nêu gương; (Tiểu luận: Văn hoá chính trị và vấn đề “hậu duệ” qua lăng kính văn hoá chính trị)
- Phong cách lãnh đạo, với các đặc trưng cơ bản: Sự thống nhất giữa tính đảng, tính nguyên tắc cao với tính năng động, sáng tạo, nhạy cảm với cái mới; sự thống nhất giữa nhiệt tình cách mạng với tính trung thực, khách quan, khoa học; sự thống nhất giữa cách làm việc tập thể, dân chủ với tính quyết đoán và tinh thần chịu trách nhiệm cá nhân; lý luận gắn liền với thực tiễn, lời nói nhất quán với việc làm; thường xuyên liên hệ mật thiết với nhân dân; là hình mẫu về sự ứng xử văn hóa trong môi trường chính trị.
Trên đây là tiểu luận môn Chính trị học đề tài: Văn hoá chính trị và vấn đề “hậu duệ” qua lăng kính văn hoá chính trị, dành cho các bạn đang làm tiểu luận môn học đại cương: còn nhiều bài mẫu tiểu luận môn học các bạn tìm kiếm trên chuyên mục nhé.
Lưu ý: Có thể trên website không có tài liệu đúng như các bạn mong muốn để hoàn thiện bài làm hoàn toàn mới và chất lượng tốt các bạn có thể cần tới sự hỗ trợ của dịch vụ viết tiểu luận để kham khảo bảng giá và quy trình làm việc các bạn có thể trao đổi với mình qua SDT/Zalo: https://zalo.me/0932091562