Dưới đây là bài Tiểu luận: Vấn đề mê tín dị đoan ở Việt Nam hiện nay, các bạn có thể tải về kham khảo miễn phí, đây là đề tài tiểu luận môn triết học được giới thiệu cho các bạn sinh viên đang tìm kiếm tài liệu, ngoài ra các bạn có thể kham khảo thêm các bài tiểu luận về Vấn đề mê tín dị đoan ở Việt Nam hiện nay trên chuyên mục tiểu luận triết học.
Lưu ý: Trong quá trình viết tiểu luận Môn Triết Học nếu các bạn không có thời gian và cần hỗ trợ viết bài hoàn chỉnh, chất lượng tốt, các bạn có thể liên hệ với dịch vụ viết tiểu luận chất lượng qua Zalo: https://zalo.me/0932091562
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ MÊ TÍN DỊ ĐOAN (Tiểu luận: Vấn đề mê tín dị đoan ở Việt Nam hiện nay)
1.1. Mê tín dị đoan là gì?
Qua góc nhìn triết học, Ph.Ăngghen cho rằng: “tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo – vào trong đầu óc của con người – của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hằng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế”[3, 437]. Thật vậy, trong đời sống thường ngày con người luôn phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn, thử thách, để rồi cũng có lúc vấp ngã, phải rơi vào bước đường cùng, bế tắc. Khi đó, con người cần lắm một chổ dựa tinh thần, một nơi gửi gắm niềm tin. Đồng thời con người luôn có khao khát chinh phục thiên nhiên, mong muốn lí giải những hiện tượng “bí ẩn” mà khoa học chưa thể giải đáp. Và rồi tôn giáo ra đời đáp ứng những nhu cầu đó. Thực chất, tôn giáo là sản phẩm sáng tạo của con người, nhưng có khả năng chi phối lại con người; nó là hiện tượng xã hội phản ánh sự bế tắc, bất lực của con người trước tự nhiên và xã hội. Đồng thời cũng chứa đựng nhiều giá trị phù với đạo đức, đạo lí của xã hội loài người. Do đó, tôn giáo không chỉ tồn tại mà ngay một phát triển hơn.
Tuy nhiên, trong xã hội đang tồn tại một hiện tượng khác với tôn giáo, nhưng có nhiều đặc trưng tương đồng với tôn giáo; đó chính là mê tín dị đoan; mê tín là tin tưởng một cách mù quáng, không có cơ sở. Dị Đoan: Dị là lạ – Đoan là mới. Mê tín dị đoan là tin tưởng một cách quáng mù vào những việc lạ, thiếu cơ sở, thiếu khoa học. Phần nhiều là những việc về tinh thần, nhưng cũng ảnh hưởng về vật chất, mê lầm tưởng đó là sự thật. Từ sự tin sai lầm, đưa tới nói năng sai lầm. Như tin bà đồng bà cốt, thầy bùa chú,…những loại tin này không có một chút căn bản, không thể chứng minh.(Tiểu luận: Vấn đề mê tín dị đoan ở Việt Nam hiện nay)
1.2. Nguồn gốc của mê tín dị đoan
Mê tín là cái bệnh có từ khi có loài người đến bây giờ. Có khi mê tín cách này, có khi mê tín cách khác. Như thời xưa, tin có thần cây đa, thần sông, thần núi,….Ngày nay, sự mê tín đã giảm nhiều, nhưng có những loại mê tín khác rất phổ biến trong đời sống hằng ngày.
Sự mê tín này không phải tự nhiên mà có, nó có nguồn gốc do sự mong cầu, sự sợ hãi,…
Mê tín do sợ hãi, là do nỗi sợ của con người trước những hiện tượng không thể lí giải của thiên nhiên, như: thiên tai bão tố, lũ lụt ngập tràn, sấm chớp chát chúa kinh hoàng,…Tất cả đã làm cho con người chết chóc, tai ương, nhà tan cửa nát,…Con người đã nghĩ ra thần này, quỷ kia tức giận gây nên sự tệ hại ấy và họ phải cúng váy để xin được yên ổn.
Ngày nay, sự sợ hãi trên bớt nhiều, nhưng có sự sợ hãi khác, kín đáo hơn, sâu xa hơn vẫn “hoành hành” ở mọi nơi. Không chỉ ở Châu Á có mê tín, mà ở Âu, Mĩ, Úc, Phi đều có, nhưng tồn tại với những hình thức khác nhau.
Con người sống trên cõi đời này, vốn đã có rất nhiều mong cầu, có mong cầu có thể đạt được, nhưng cũng có những mong cầu không thể thực hiện, vượt quá tầm tay; nhưng con người luôn tìm cách này, nghĩ cách khác cố làm sao để đạt được. Dù đạt được hay không cũng cố tìm cách, do đó dễ đi vào mê tín.
1.3. Các hình thức cách thức biểu hiện của mê tín dị đoan và tác động của nó đến xã hội nước ta(Tiểu luận: Vấn đề mê tín dị đoan ở Việt Nam hiện nay)
Mê tín dị đoan có nhiều hình thái tồn tại, nổi trội là “lên đồng”, bói toán (gồm xem tướng, xem tử vi,…),…
1.3.1. “Lên đồng”
Hình thức “lên đồng” ở đây liên quan đến một hình thái tôn giáo thế giới là Saman giáo – hình thái nảy sinh trong xã hội bộ lạc sắp bước vào phong kiến, khi đã có sự phân hóa, khi con người đã hiểu không phải ai cũng tiếp cận được với thần linh, mà phải thông qua những người có khả năng đó, là những thầy Saman. Ở Việt Nam, người ta gọi là những ông đồng bà đồng.
Để thực hiện việc nối thông đó, các thầy Saman phải có khả năng tự đưa mình vào trạng thái ngây ngất, trong trạng thái như vậy thì thần linh mới nhập được hồn vào họ. Khi đó, họ không phải là họ, nhưng có khả năng giúp bản thân họ hoặc giúp mọi người chuyển tải những ước vọng của con người đến với thần linh. Saman giáo hiện nay có mặt trên khắp trên thế giới, điều đặc biệt là càng xã hội đô thị hóa, hiện đại hóa thì Saman càng phát triển, bởi con người phải chịu nhiều những dồn nén của xã hội.
Có những người có căn số mà không ra “trình đồng” thì họ sẽ trở thành điên loạn. Việc họ ra “trình đồng” là cách giúp họ tái hòa nhập với cộng đồng. Đó là một nhu cầu có tính chất cơ học, rơi vào trạng thái đó họ không còn là người nữa, hành vi của họ lệch chuẩn. Theo giáo sư Ngô Đức Thịnh, qua quá trình nghiên cứu thì 100% những người có căn số “lên đồng” bị điên loạn, được “ra đồng” đều khỏi. Cái đó không có gì là mê tín dị đoan cả. Nhân tố quan trọng nhất của tôn giáo tín ngưỡng là niềm tin vào những thứ mang tính chất siêu nhiên, những cái con người không giải thích được mà đang tác động tới đời sống? Tại sao chúng ta thờ cúng tổ tiên? Vì tình cảm cũng là một khía cạnh. Nhưng vì các cụ mất đi nhưng linh hồn các cụ vẫn còn, vẫn ngày ngày tác động tới đời sống con cháu nên người ta thờ, để tạo nên nối kết thông quan giữa con người và thần linh. Thì “lên đồng” cũng là một cách để nối thông với thần linh. Đừng nhìn “lên đồng” tách biệt, bởi “lên đồng” là một hoạt động của đạo Mẫu.
Liệu có phải tất cả những người đang xưng là “ông đồng, bà đồng” đều có khả năng đó? Phải phân biệt hai loại, một loại là những người có căn số, phải “ra đồng”. Thực chất, bản thân những “ông đồng bà đồng” không muốn vậy, mà họ bị đày, nếu không “ra đồng” thì thành điên loạn, ốm đau không chữa bệnh được. Còn khi đã “ra đồng” thì họ lại rất sướng, họ thành những “vị thần, vị thánh”. Nhưng gần đây, có lẽ khoảng từ những năm sau đổi mới, có thêm một loại nữa là “đồng đú, đồng đua”… những người không có căn số, nhưng trong xu trào hiện nay thì họ cũng thành những “ông đồng bà đồng”. “Lên đồng” là cách để họ giải tỏa, dù không phải chuyện sống chết, bệnh tật nhưng là nhu cầu giải tỏa dồn nén để có cân bằng. Việt Nam là một điển hình; gần đây, chuyện “lên đồng”, thường ở tầng lớp giàu có, hay đô thị nhiều “ông đồng bà đồng” hơn nông thôn. Đúng là trong xu hướng xã hội đang lao đi tìm kiếm những lợi ích vật chất thì cũng có nhiều người lợi dụng “lên đồng” để kiếm tiền. Chính nhóm những “ông đồng bà đồng” không có căn này có chuyện biến chất, lợi dụng niềm tin của con người để thu lợi cho họ. Đơn cử như trường hợp – Nguyễn Thị Hương (sinh năm 1983), sau một thời gian đi làm công nhân ở miền Nam đổi thành tên Bình. Bỗng một hôm “lên đồng”, cả gia đình từ lớn đến bé tự phong cho Bình là “Thánh nữ”, được “nhà trời” cử xuống “hạ giới” chữa bệnh cho nhân gian. Từ đó đến nay, “Thánh nữ” hành nghề tại gia (xóm 5B – xã Cát Văn – huyện Thanh Chương – tỉnh Nghệ An). Khi nghe đồn về “Thánh nữ”, chị Trần Thị Hải (trú tại thành phố Vinh) bị đau đầu kinh niên đã tìm đến chữa bệnh. Vừa đến nơi, chị Hải bị “Thánh” nạt: “Nhà ngươi là phụ nữ mà cứ đi quan hệ bất chính với người khác nên đã bị nhiễm HIV”. Nghe nói vậy, chị Hải ngất xỉu tại chỗ. Khi tỉnh dậy, “Thánh” yêu cầu chị đặt lễ hai trăm tám mươi ngàn đồng để chữa hết bệnh. Đặt lễ xong, “Thánh” bảo chỉ cần cởi hết quần áo khoả thân ra ngoài đường gặp ai nhờ chở về nhà là lành bệnh. Chị Hải xấu hổ không làm theo thì “Thánh” khuyên: “Hạ giới cứ về, ta đã làm mờ mắt thiên hạ rồi nên không ai nhìn thấy đâu”. Ngoài chị Hải còn có nhiều nạn nhân khác phải nhập viện vì tin vào “thánh nữ”. “Thánh nữ” tại đồn công an đã thú nhận: chỉ mới học hết lớp bảy thì bỏ và chưa qua một trường lớp y khoa nào, bản thân cũng không có một chút kiến thức về y học, nhưng lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của nhân dân, nên đã hành nghề mê tín dị đoan để trục lợi.(Tiểu luận: Vấn đề mê tín dị đoan ở Việt Nam hiện nay)
Ngoài ra, còn rất nhiều đối tượng khác, với mhững thủ đoạn tinh vi hơn, đang âm thầm hoạt động, mà vẫn chưa bị cơ quan nhà nước phát hiện. Hoạt động biến chất của “lên đồng”, có ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Về kinh tế: Đối với những người tin tưởng vào nó, bị thiệt hại về tài sản cá nhân – gia đình; sức khỏe, tính mạng bị đe dọa, tinh thần lo lắng bất an, ảnh hưởng đến công việc, dẫn đến lao động giảm sút; đồng thời tác động đến mọi người xung quanh, làm chậm trễ tiến trình sản xuất, ảnh hưởng dến nền kinh tế xã hội. Về văn hóa: Làm cho lớp trẻ, nhìn nhận sai lệch về các giá trị văn hóa dân tộc, khó phân biệt đúng – sai; làm cho con người trở nên lười lao động, sống không lí tưởng, không hoài bảo, thiếu động lực sáng tạo. Về mặt chính trị – xã hội: Gây rối loạn trật tự xã hội, đi ngược với chủ trương chính sách của Đảng – Nhà nước ta.
1.3.2. Bói toán
Một hoạt động nổi trội khác cuả mê tín dị đoan khác đó là “bói toán”, hoạt động này dựa trên ngành khoa học – Bói toán. Bói toán, có nguồn gốc từ Trung Quốc và xuất hiện từ thời nhà Tống; nhằm giúp con người thõa mãn khao khát hiểu biết về tiền – đương – hậu vận của chính mình và người thân. Trong bói toán, có nhiều ngành nhỏ như xem tướng, xem tử vi, bói chữ,… Trong đó, xem tướng đã tách rời và phát triển thành một ngành khoa học riêng – nhân tướng học. Nhân tướng học Á Đông là tổng hợp tất cả bộ môn tâm lý học Tây Phương. Tâm lý học Tây Phương khảo sát con người qua nhiều chuyên khoa riêng rẽ. Có học phái chuyên khảo ý thức và tiềm thức (conscience et subconscience), có học phái nghiên cứu tính tình (carratérologie), có học phái chuyên khảo tác phong (behaviorisme). Sự tồn tại song song của những chuyên khoa đó cho thấy nhân học Tây Phương phân tích con người nhiều hơn là tổng hợp con người. Một khảo hướng như thế không tránh nổi khuyết điểm phiến diện. Khoa tướng Á Đông nhập chung các lĩnh vực nhân học làm một. Những nét tướng của khoa nhân học Á Đông đồng thời mang ý nghĩa tính tình lẫn tác phong. Nhưng, tướng học Á Đông không dừng chân ở đó. Khoa này còn đào sâu cả địa hạt phú quý, bệnh tật, thọ yểu, sinh kế, nghề nghiệp. Ngoài con người, Đông Phương còn nghiên cứu cả đời người.
Mặt khác, tướng học Á Đông còn tìm hiểu, qua nét tướng mỗi cá nhân, những chi tiết liên quan đến những người khác có liên hệ mật thiết với mình: đó là cha mẹ, vợ chồng, anh em, con cái, bạn bè. Sau cùng, sự giải đoán của tướng học Á Đông còn rộng rãi và táo bạo hơn hẳn khoa tâm lý Tây Phương. Từ nội tâm và liên hệ của con người, khoa tướng Á Đông tiên đoán luôn vận mạng, dám khẳng định cả sự thành bại, thịnh si, xét cả quá khứ lẫn tương lai không dừng lại ở một giai đọan nào. Về mặt quan niệm, tướng học Á Đông không có gì thần bí. Khoa này lúc nào cũng hướng về con người và đời người làm đối tượng quan sát. Sự quan sát đó đặt nền tảng trên những nét tướng con người. Tính tình và vận số khám phá được không bao giờ được suy diễn từ thần linh hay từ những ý niệm trừu tượng. Đó là quan niệm hoàn toàn nhân bản. Quan niệm này dựa trên định đề căn bản là: có ở bên trong ắt phải biểu lộ ra bên ngoài. Vì thấm nhuần tinh thần nhân bản, khuynh hướng tướng học Á Đông coi trọng phần nhân định: cái tâm con người quyết định tương lai con người. Thuật xem tướng chung quy thu gọn vào thuật xem tâm. Nhân tướng học là một nhân tâm học. Nguyên tắc chỉ đạo này được diễn tả qua châm ngôn căn bản sau đây: “Tướng tự tâm sinh, tướng tùy tâm diệt”. Vốn coi nội tâm là chân tướng, cho nên phần tướng của hình hài chỉ là những yếu tố bề ngoài hướng dẫn người xem đi vào bề sâu của tâm hồn. Và chỉ khi nào khám phá được bản thể thâm sâu của con người thì mới đạt mục đích của Tây Phương. Đây là quy tắc duy nhất, bất di bất dịch của việc học tướng và của việc xem tướng. Theo quan niệm Á Đông, con người là một sinh vật luôn luôn biến đổi.
Do đó, các nét tướng cũng biến chuyển theo tâm hồn. Quan niệm này thực tiễn và phù hợp với dịch lý (proceus dialectique) của vạn vật. Đây cũng là một ý niệm căn bản của nhân tướng học Á Đông. Khoa này, thoạt kỳ thủy đã xuất phát từ Kinh Dịch tức là sách khảo cứu về các quy luật biến hóa của vạn vật và của con người. Nói về phương pháp, nhân tướng học áp dụng lối quan sát trực tiếp con người tức là dựa vào những dữ kiện thực tại và cụ thể chứ không căn cứ vào những hệ luận huyền bí và trừu tượng. Những kết luận về tướng cách cá nhân được rút tỉa từ hình dáng của khuôn mặt, từ đặc điểm của cơ thể, từ màu sắc của nước da, từ đặc tính của mục quang, phong thái đi đứng, nằm, ngồi, cười, nói, ăn ngủ cho đến âm thanh, âm lượng… Những kết luận đó được suy diễn theo lối quy nạp. Người ta tìm những nét tướng giống nhau của những người đồng cách để thiết lập những định tắc cho những ý nghĩa của hình hài, bộ vị, tác phong. Nói như thế, có nghĩa là khoa tướng Đông Phương đã biết sử dụng phương pháp thống kê vô cùng rộng rãi, ngõ hầu tìm hiểu và định giá những nét tướng đã quan sát được trong nhiều trường hợp tương tự, qua nhiều thế hệ khác nhau.
Đây quả thật là một phương pháp nhân học dựa vào các trường hợp điển hình, không bao giờ chịu tách rời thực tế. Sau cùng, mặc dầu nhân tướng học xếp loại tướng người, nhưng khoa này không xem các loại đó như những khuôn mẫu cố định. Những mẫu người đặc biệt đó vẫn sinh động, đó là những mẫu người sống, biến thái qua thời gian, biểu lộ qua những nét thần, nét khí, nét sắc thay đổi từng thời kỳ. Tùy đặc điểm của thần khí sắc biến thiên đó, người ta xét đến biến cố, đến vận mệnh. Cho nên khoa tướng số Á Đông có phần tĩnh ở các hình hài, bộ vị, nhưng cũng có phần động ở thần khí sắc. Những ngọai biểu của thần khí sắc qua thời gian cũng có định tắc riêng, cũng được suy diễn từ việc quan sát, từ sự thực nghiệm, từ các thống kê, từ lối quy nạp. Tóm lại, nhân tướng học Á Đông là một bộ môn nhân văn, từ người mà ra, do người mà có và nhằm phục vụ cho con người từ trong việc “tri kỉ, tri bỉ”.(Tiểu luận: Vấn đề mê tín dị đoan ở Việt Nam hiện nay)
XEM THÊM ==> DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN
Tiếc rằng, cho tới nay, nền tảng nhân bản và tinh thần thực nghiệm đó chẳng còn được mấy người hiểu biết và khai triển khiến cho cái tinh hoa và giá trị của khoa này bị phai lạt dần. Lại có người lạm dụng, bất cứ việc gì cũng đánh giá người khác qua bề ngoài, dẫn đến sai lầm trong các mối quan hệ xã hội. Quá chú trọng vẻ bên ngoài, thường trao chuốt, xa hoa không phù hợp thực tế. Lại có người cố tình thay đổi ngoại hình của mình để được may mắn, như xâm mày (mày làm tướng), chấm nốt rùi (ở vị trí sinh tài lọc),…Những hành động đó điều là sai lầm, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của nhân tướng học. Cản trở sự tiến bộ của xã hội.
Trong những kiểu bói toán, khoa Tử vi thường được coi là một trong những kiểu bói toán có tính chính xác cao và được nhiều người tín nhiệm. Trước khi khoa Tử vi ra đời, Trung Hoa đã có nhiều hình thức bói toán khác như “bốc phệ” do Văn Vương đời nhà Chu dựa trên Hà đồ (bức vẽ ở sông Hà, vẽ bát quái của vua Phục Hi) tạo thành, do sáu mươi bốn quẻ bói hợp thành. Sau đó nền triết học Trung Hoa đã đi qua nhiều luận thuyết như thuyết Âm Dương Ngũ Hành dựa trên sự tương sinh tương khắc của năm yếu tố cơ bản – kim, mộc, thủy, hỏa, thổ – nhằm giải thích đời sống và tùy từng cặp yếu tố kết hợp với nhau nó sẽ cho ra những kết quả khác nhau với độ biến thiên rất phức tạp. Đây là học thuyết có ảnh hưởng mạnh mẽ đến khoa Tử vi sau này. Đến thời Tống, nền văn minh Trung Hoa đã có bước phát triển mạnh mẽ trong việc nghiên cứu về nhân học. Nhiều triết gia đã chuyên tâm nghiên cứu về con người nhằm tìm ra những nguyên tắc về cuộc sống. Khoa Tử vi tuy ra đời chậm nhưng đã tổng hòa được những tinh hoa của bói dịch, nhân tướng học, thiên văn học của Trung Quốc cổ đại. Tử vi đã quy nạp lại cho mình một hệ thống thuật ngữ riêng. Một số quan điểm trong Tử vi tuy không được chứng minh nhưng vẫn được áp dụng trong đời sống hằng ngày, như áp dụng lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành vào y học. Với những nét đặc trưng độc đáo của mình, khoa Tử vi được nhiều nhà khoa học ngày nay xem như là một bước tiến về nhân học Trung Hoa thời Trung đại. Đối tượng nghiên cứu của Tử vi chính là con người và số mệnh con người. Con người trong Tử vi là con người gắn liền với gia đình và những mối quan hệ xã hội. Có thể coi Tử vi là một dạng thức khoa học kết hợp triết học một cách khá sơ khai và chất phác. Loại hình nghiên cứu của nó dựa trên tính trực quan và mang nhiều yếu tố triết học ở dạng sơ kỳ. Tử vi dùng nhiều phương pháp nghiên cứu kết hợp, đó là phân tích và tổng hợp. Trong đó chia thành đại phân tích và vi phân tích. Những triết lý bói toán cũng được hệ thống hóa dựa trên nền tảng của triết lý Âm Dương Ngũ Hành. Tử vi vận động theo các vì sao ở mười can, mười hai chi dịch chuyển và biến đổi theo lý thuyết Bát Quái, tương tác với nhau theo thuyết Âm Dương Ngũ Hành.
Khoa Tử vi vừa mang tính khoa học thống kê vừa mang tính bói toán và có phần dị đoan. Nếu xét theo những điều kiện cần thì khoa Tử vi có thể được coi là một khoa học theo một mặt nào đó. Khoa Tử vi có hệ thống lý luận riêng với những thuật toán riêng và cách tiếp cận nghiên cứu nhân học độc đáo. Ngoài ra, khoa Tử vi cũng có tính lập luận và logic học rõ ràng từ đó đưa ra được những trải nghiệm và chứng minh từ thực tế đời sống. Các cung trên lá số Tử vi là những hàm số căn bản. Trong các cung có Chính tinh và Phụ tinh. Những ngôi sao này tương tác với nhau theo quy luật âm Dương Ngũ Hành khiến một lá số Tử vi trở thành một “đa hàm số” với nhiều biến số biến đổi rất phức tạp. Tuy nhiên, điều đó cũng phần nào thể hiện bản mệnh của con người cũng vốn thật phức tạp, không có một phản ứng nhất định nào theo nguyên lý của lý trí hay tình cảm. Nhưng điều đó cũng khiến nhiều người trong khoa học cảm thấy đặt niềm tin vào Tử vi là không cần thiết. Khoa Tử vi là một phương pháp, một công thức, một đồ biểu nhưng nó không đo lường được về lượng cũng như về chất một cách chính xác. Nó là một hệ thống tương quan giữa các yếu tố phức tạp, và khi đưa ra không thể lý giải một cách máy móc hay bằng một ước đoán cụ thể nào. Khoa Tử vi khiến người ta nghĩ về sự liên hệ giữa các yếu tố trong cuộc đời và kết luận về một lá số Tử vi đòi hỏi phải là kết luận dựa trên sự tổng hợp các nhận định cục bộ. Con người và bản mệnh trong khoa Tử vi là một con người toàn diện, bao hàm cả thể chất lẫn tinh thần, cả di truyền lẫn bản tính cá nhân, cả môi trường gia đình và xã hội, cả công danh lẫn tài lộc. Con người đó chính là “sự tổng hòa của những mối quan hệ xã hội”. Khoa Tử vi không tách rời các phương diện mà xem xét con người ở một thế giới quan tổng hợp, có tương tác với môi trường xã hội chứ không phải biệt lập ở một phương diện cụ thể.(Tiểu luận: Vấn đề mê tín dị đoan ở Việt Nam hiện nay)
Tuy nhiên, cũng có những thiếu hụt trong chính khoa Tử vi khiến nhiều người cho rằng khoa Tử vi không phải là một khoa học dù vẫn cần phải nhìn nhận giá trị của nó. Khoa Tử vi chỉ là một quá trình xét đoán dựa trên những hàm số và biến số được thể hiện bằng những ngôi sao trên lá số Tử vi. Chính vì vậy, tính chính xác của Tử vi không được bảo đảm bao giờ. Việc mỗi sao khi ở một cung lại mang những ý nghĩa khác nhau và ý nghĩa đó thay đổi khi nó kết hợp với những sao khác nhau tạo thành nhiều luận đoán khác nhau trên một lá số Tử vi khiến tính huyền bí của Tử vi học càng nhiều hơn. Cách tính giờ của khoa Tử vi cũng có nhiều thay đổi khiến người ta càng nghi ngờ vào tính xác thực của Tử vi. Từ xưa, người ta tính giờ dựa vào mặt trời. Kể từ khi ảnh hưởng của phương Tây, thời gian trong ngày được chia làm hai mươi bốn múi. Quy ước này khác với quy ước của khoa Tử vi chia một ngày làm mười hai múi.
Khoa Tử vi cũng có hạn chế về việc coi người tu hành không nằm trong vòng cung Mệnh nên không xem được. Nó cũng không giải thích được sự khác nhau giữa số mệnh của những người sinh cùng thời điểm. Tai hại hơn nữa, từ việc sùng bái Tử vi dẫn đến việc một số gia đình cho mổ lấy trẻ em vào giờ tốt để có lá số Tử vi tốt là một việc làm mù quáng, đầy mê tín và thiếu khoa học. Thiết nghĩ khoa Tử vi là một nhánh nghiên cứu nhân học khá lý thú. Nó dựa trên các sao trong Tử vi để mệnh danh một yếu tố trong con người và sự tương tác qua lại giữa chúng nhằm đưa ra những nhận định dựa trên những suy đoán qua thống kê về số phận và tính cách con người. Nếu ta biết gạn đục khơi trong, nhìn nhận những giá trị khoa học và triết học cơ bản cũng như loại trừ những yếu tố mê tín dị đoan của khoa Tử vi thì đây chính là một trong những vấn đề khoa học rất đáng được quan tâm nghiên cứu một cách nghiêm túc.
Tuy nhiên, trong xã hội lại có một bộ phận không hiểu biết nhiều về thuật bói toán, lại tự tổ chức “hành nghề” với mục đích thu lợi cho bản thân. Lợi dụng lòng tin của người dân, chúng thực hiện nhiều thủ đoạn bịp bọm, bất chấp hậu quả.
Nghề “làm thầy” ngày một nhiều người tham gia hơn. Cụ thể như ở
xã Vĩnh Khúc, chỉ tính riêng thôn Vĩnh Bảo có tới gần hai mươi “thầy”. Đây chính là trung tâm của “khu công nghiệp” mê tín dị đoan. Tuy nhiên, trong làng, chẳng ai xem bói các “thầy”. Chẳng hiểu vì “bụt nhà không thiêng” hay do biết quá rõ mánh lới lừa đảo của các “thầy” mà người trong làng lại tìm đến nơi khác để xem bói. “Nghề” bói bắt đầu xuất hiện ở Vĩnh Khúc từ những năm 1980 và được “khai sinh” từ một nhân vật tên là Bà Nạp, một bà cụ bị mù. “Nghề” này đã biến gia đình nghèo rớt mùng tơi của Bà Nạp trở nên khá giả, sung túc. Không ít người “đánh hơi” thấy bà làm ăn được đã kéo đến xin làm đệ tử. Một số còn cắp sách, cắp bút tìm đến “sư phụ” để “tầm sư học đạo” để quay về quê hương hành nghề. Từ đó, Vĩnh Khúc trở thành “khu công nghiệp” của bói toán, mê tín dị đoan.
Mặc dù, đã có sự can thiệp của chính quyền, nhưng những tổ chức này vẫn hoạt động, ngày một nhiều hơn, và có ở khắp mọi nơi; dưới nhiều hình thức khác nhau. Hoạt động này, gây thiệt hại về kinh tế cho người dân, ảnh hưởng đến sinh hoạt đời thường của họ,…Gây nên tư tưởng sống hưởng thụ, lười lao động, hoặc bi quan trước hoàn cảnh khó khăn, thiếu ý chí sinh tốn ở một bộ phận của xã hội; và do đó cản trở sự phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội của đất nước.
Chính các hoạt động biến chất của “lên đồng”, bói toán, đã làm mất trật tự xã hội, gây nên nhiều chuyện dở khóc dở cười, bao gia đình tan vỡ,… Do đó, đòi hỏi có những biện pháp thiết thực, bày trừ triệt để những tệ nạn này.
Chương 2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP BÀY TRỪ TỆ NẠN MÊ TÍN DỊ ĐOAN Ở NƯỚC TA
2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tệ nạn mê tín dị đoan
Mê tín dị đoan có nhiều ảnh hưởng, trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, đây là vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp, nên trong quá trình xử lí cần khéo léo, thận trọng, tỉ mỉ và chuẩn xác.(Tiểu luận: Vấn đề mê tín dị đoan ở Việt Nam hiện nay)
Quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng là một trong những quyền chính đáng của con người. Hạn chế và vi phạm quyền ấy là đi ngược với xu thế của tiến bộ xã hội. Bác Hồ luôn giáo dục mọi người và bản thân Bác luôn gương mẫu trong việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng của đồng bào có đạo. Sự tôn trọng ấy không chỉ thể hiện trên văn bản, lời nói mà còn trên cả hoạt động thực tiễn của Bác. Chủ tịch Hồ Chí Minh nghiêm khắc phê phán những phần tử lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, những kẻ hành nghề mê tín dị đoan, phê phán những việc làm sai chủ trương chính sách tôn giáo của Đảng và chính phủ.
Đảng và Nhà nước ta đã mở cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới ở khu dân cư”, trong đó có nội dung đấu tranh phòng, chống và từng bước loại trừ mê tín, dị đoan ra khỏi đời sống xã hội. Đồng thời, xác định việc hành nghề mê tín, dị đoan là một tội phạm (hành vi nguy hiểm cho xã hội), quy định tại Điều 247 Bộ Luật Hình sự năm 1999, nội dung cụ thể như sau:
- Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
- Phạm tội làm chết người hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.
Để nhận biết “tội hành nghề mê tín, dị đoan” cần nắm vững một số vấn đề liên quan đến tội phạm này.
Thứ nhất: Mặt khách quan của tội phạm, theo các văn bản hướng dẫn Bộ luật Hình sự 1999, người phạm tội hành nghề mê tín, dị đoan là người dùng những thủ đoạn lừa bịp, lợi dụng sự lạc hậu của người khác nhằm mục đích vụ lợi hoặc các mục đích khác. Hành nghề mê tín dị đoan là hành nghề dưới các hình thức như bói toán, lên đồng hoặc các hình thức mê tín dị đoan khác, gây ảnh hưởng đến nếp sống văn minh, trật tự công cộng hoặc gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác. (Bói toán là đoán những việc của quá khứ, hiện tại và tương lai của người khác, không có căn cứ khoa học; lên đồng là hình thức mê tín dị đoan mà người nào đó làm giả như có thần thánh, ma quỷ nhập vào mình rồi phán bảo những điều nhảm nhí để người khác tin theo; các hình thức mê tín dị đoan khác như: xem số, gọi hồn, xem tướng, xóc thẻ, yểm bùa, cúng ma, bắt tà trừ ma, đội bát nhang…).
Thứ hai: Mặt chủ quan của tội phạm, tội hành nghề mê tín, dị đoan được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý gián tiếp (mục đích, động cơ phạm tội là vụ lợi cá nhân).
Chủ thể của “tội hành nghề mê tín, dị đoan” là những người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định (đủ mười sáu tuổi trở lên).
Đại hội X của Đảng nhấn mạnh: “Đồng bào các tôn giáo là bộ phận quang trọng của khối đại đoàn kết dân tộc. Thực hiện nhất quáng chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng theo hoặc không theo tôn giáo của công dân, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật. Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo. Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo. Động viên giúp đỡ đồng bào theo đạo và các chức sắc, tôn giáo sống “tốt đời, đẹp đạo”. Các tổ chức tôn giáo hoạt động theo pháp luật được pháp luật bảo hộ. Thực hiện tốt các chương trình phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của đồng bào các tôn giáo. Đấu tranh ngăn chặn các hoạt động mê tín dị đoan, các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo là phương hại đến lợi ích chung, vi phạm quyền thự do tôn giáo của công dân.”[4, 122-123].
2.2. Một số giải pháp bày trừ tệ nạn mê tín dị đoan
2.2.1. Cần phân biệt rõ giữa tự do tín ngưỡng và mê tín dị đoan
Tự do lựa chọn tín ngưỡng là quyền của mỗi công dân và quyền này được pháp luật bảo vệ.
Mê tín dị đoan là tệ nạn xã hội, làm con người trở nên mê mụi, thiếu ý chí phấn đấu, là “vết tì” cản trở sự phát triển đất nước.
Quyền tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng của công dân Việt Nam được quy định trong Hiến pháp và được bảo đảm trên thực tế. Hiến pháp năm 1992 của nước CHXHCN Việt Nam, điều 70 ghi rõ: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào; các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”.(Tiểu luận: Vấn đề mê tín dị đoan ở Việt Nam hiện nay)
Nhưng do mập mờ chưa phân định rõ, đâu là tự do tín ngưỡng được pháp luật bảo hộ, đâu là mê tín dị đoan đang bị bày trừ, mà nhiều người dân đã vô tình tiếp tay cho những tổ chức mê tín dị đoan hoạt động.
XEM THÊM ==> CÁCH LÀM TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC ĐIỂM CAO
Do đó, cần phân biệt rõ tự do tín ngưỡng và mê tín dị đoan, để cả nước ta đồng lòng bày trừ triệt để tệ nan mê tín dị đoan – tệ nạn đe doa sự phát triển đất nước; tạo lòng tin cho các tín đồ để họ an tâm sống “tốt đời đẹp đạo”.
2.2.2. Nâng cao trình độ hiểu biết của nhân dân, vạch trần bộ mặt bịp bợm của bọn hoạt động mê tín dị đoan
Tệ nạn mê tín dị đoan đang ngày càng “hoành hành” dữ dội; tiếp diễn phức tạp trong đời sống xã hội ở nước ta. Mê tín, dị đoan là tệ nạn rơi rớt lại từ chế độ cũ, nhưng đến nay vẫn dai dẳng “ăn sâu, bám rễ” trong suy nghĩ của nhiều người. Hiện tượng mê tín xuất hiện ở nhiều đối tượng, nhiều thành phần, lứa tuổi khác nhau. Chẳng hạn, việc xem ngày, giờ tốt xấu rất phổ biến, không chỉ với những việc lớn như làm nhà, cưới hỏi mà tất thảy mọi việc lớn nhỏ, nhiều người vẫn có thói quen chọn “ngày lành, tháng tốt”. Cá biệt, có người đến mức cắt tóc, cạo râu cũng tránh những ngày đầu tháng. Nhà nước tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của người dân, song không khuyến khích mọi người tin và làm theo những điều mê muội. Cán bộ, đảng viên cần phải gương mẫu trong việc đẩy lùi tệ mê tín, dị đoan. Có cán bộ lãnh đạo khi tuyển chọn, cất nhắc, bổ nhiệm cán bộ không căn cứ vào năng lực, phẩm chất mà lại lựa chọn người hợp tuổi, hợp mạng. Việc ký kết hợp đồng làm ăn nhiều khi cũng máy móc chọn ngày, giờ, địa điểm theo phong thủy.
Ở địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, đời sống của người dân còn nghèo, trình độ dân trí hạn chế, cho nên trở thành mảnh đất màu mỡ cho sự phát triển của tệ nạn mê tín, dị đoan. Khá nhiều hủ tục lạc hậu, man rợ vẫn tồn tại ở một số bản, làng có nhiều bà con đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Không ít nơi, việc tổ chức ma chay, cưới xin vẫn tiến hành theo thủ tục rườm rà, rắc rối, thậm chí mê muội. Có nơi, đến nay còn duy trì hủ tục chôn cất người chết ngay trong nhà; người ốm, người mắc bệnh không đến trạm y tế, bệnh viện mà phó mặc số phận cho thầy mo, thầy cúng, thầy tướng số. Đội ngũ thầy lang bốc thuốc, trị bệnh xuất hiện ở nhiều địa phương. Có thầy lang chữa bệnh bằng các biện pháp rất thiếu cơ sở, như làm bùa ngải, cho người bệnh uống nước lã, giẫm đạp lên người…
Không chỉ những người lớn tuổi mà nhiều thanh niên, học sinh, sinh viên cũng bị ảnh hưởng nặng nề của tệ mê tín, dị đoan. Đầu năm mới, nhiều sinh viên không chú tâm việc học mà chăm chỉ lên chùa lễ bái, rút thẻ cầu may với mong muốn thi cử trót lọt, quay cóp không bị phát hiện. Nhiều em cầu kỳ tìm chọn người xông nhà, nhắn tin chúc năm mới với hy vọng gặp may cả năm. Có em duy trì việc ăn kiêng cẩn thận trước kỳ thi, khi đi thi thì lựa chọn giờ xuất hành, tìm người đón ngõ để nhằm đạt điểm cao. Tệ nạn mê tín, dị đoan lây lan, phát triển trong lớp trẻ là rất đáng lo ngại.
Mặt khác, thủ đoạn của bọn tổ chức hoạt động mê tín dị đoan ngày càng trở nên tinh vi xảo quyệt. Do đo, nâng cao trình độ nhận thức người dân, vạch trần bộ mặt bịp bợm của bọn hoạt động mê tín dị đoan, là vấn đề cần được quan tâm.(Tiểu luận: Vấn đề mê tín dị đoan ở Việt Nam hiện nay)
2.2.3. Đề cao pháp luật nhà nước, tăng cường quản lí xã hội
Nhiều người chưa có hiểu biết rõ ràng về pháp luật, dẫn đến không chấp hành hoặc xem thường những quy định của pháp luật. Đặc biệt là vấn đề tự do tín ngưỡng và mê tín dị đoan.
Trong xã hội nước ta, vẫn còn tồn tại một số thành phần bất hảo, những thế lực thù địch trong và ngoài nước luôn tìm cách chống phá nhà nước ta. Chúng tìm mọi cách, lợi dụng những “kẻ hở” của pháp luật nhà nước ta để gây rối.
Do đó, đề cao pháp luật tăng cường quản lí xã hội là một vấn đề cấp bách cần được thực hiện, để bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan ra khỏi xã hội nước ta.
Trên đây là tiểu luận môn Triết Học đề tài: Vấn đề mê tín dị đoan ở Việt Nam hiện nay, dành cho các bạn đang làm tiểu luận môn học đại cương: còn nhiều bài mẫu tiểu luận môn học các bạn tìm kiếm trên chuyên mục nhé.
Lưu ý: Có thể trên website không có tài liêu đúng như các bạn mong muốn để hoàn thiện bài làm hoàn toàn mới và chất lượng tốt các bạn có thể cần tới sự hỗ trợ của dịch vụ viết tiểu luận để kham khảo bảng giá và quy trình làm việc các bạn có thể trao đổi với mình qua SDT/ZALO: https://zalo.me/0932091562