Tiểu luận: Vai trò của chính trị đối với sự phát triển của xã hội

Rate this post

Tải miễn phí bài Tiểu luận: Vai trò của chính trị đối với sự phát triển của xã hội, các bạn có thể tải về kham khảo miễn phí, đây là đề tài tiểu luận môn Chính trị học được giới thiệu cho các bạn sinh viên đang tìm kiếm tài liệu, ngoài ra các bạn có thể kham khảo thêm các bài tiểu luận về Vai trò của chính trị  và tiểu luận về sự phát triển của xã hội trên chuyên mục tiểu luận Chính trị học.

Lưu ý: Trong quá trình viết tiểu luận Môn Chính trị học nếu các bạn không có thời gian và cần hỗ trợ viết bài hoàn chỉnh, chất lượng tốt, các bạn có thể liên hệ với dịch vụ viết tiểu luận chất lượng qua Zalo: https://zalo.me/0932091562


Phần 1: Phần lý luận: Vai trò của chính trị đối với sự phát triển của xã hội

1. Khái niệm phát triển xã hội

Thứ nhất, theo nghĩa rộng, phát triển xã hội là sự vận động của các hình thái kinh tế-xã hội từ trình độ thấp đến trình độ cao; là quá trình tạo ra những điều kiện, nhân tố tự phủa định làm cho lịch sử tiến lên một hình thái kinh tế-xã hội cao hơn- xã hội chủ nghĩa.

Thứ hai, theo nghĩa hẹp, phát triển xã hội là sự vận động có định hướng của mỗi quốc gia dận tộc nhằm hướng tới mục tiêu: tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị công bằng, công bằng, dân chủ, văn minh.

2. Vai trò của nhân tố chính trị trong sự vận động, phát triển xã hội.

Như đã biết phương pháp luận cơ bản để xem xét vai trò của chính trị đối với sự phát triển xã hội là mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, giữa kinh tế và chính trị theo quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lenin. Theo đó tuy kinh tế quyết định đến chính trị nhưng chính trị cũng có tác động trở lại với kinh tế nói riêng và các vấn đề khác của đời sống xã hội nói chung. vai trò của chính trị đối với phát triển xã hội được thể hiện trên các phương diện:

Thứ nhất, chính trị luôn có xu hướng hướng tới việc đáp ứng nguyện vọng và lợi ích chân chính của nhân dân, của dân tộc, theo hướng phát triển (dân chủ, nhân văn, nhân đạo, công bằng, văn minh, tiến bộ). (Tiểu luận: Vai trò của chính trị đối với sự phát triển của xã hội)

Thứ hai, ta có thể thấy rằng chỉ có cách mạng xã hội mới thay thế được quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới, tiến bộ, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển; mới thay thế được hình thái kinh tế- xã hội cũ bằng hình thái kinh tế xã hội mới cao hơn.

Thứ ba, về phương diện thực thi quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền (hoặc của nhân dân lao động trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội) thì hệ thống chính trị đóng vai trò quan trọng trong việc lựa trọn mục tiêu và xác định con đường, hình thức, biện pháp để đạt được mục tiêu phát triển xã hội. Bởi đường lối chính trị của đảng cầm quyền là nhân tố định hướng hoạt động của mọi tổ chức trong hệ thống đảm bảo mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội của giai cấp thống trị.

Tóm lại, thực chất vai trò của chính trị đối với sự phát triển xã hội là chính trị (HTCT) đưa ra các mục tiêu các mô hình và các giải pháp cơ bản cho hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm cải biến xã hội theo con đường đã chọn, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử. Mặc dù tác động của chính trị đối với đời sống xã hội luôn diễn ra theo những cơ chế, phương thức nhất định, tuy nhiên những phương thức ấy lại tùy thuộc vào nhân tố chủ quan- lợi ích, trình độ năng lực, phẩm chất, nhân cách của các cấp độ chủ thể kinh tế chính trị trong quốc gia, vùng lãnh thổ, cũng như trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định.

Phần 2: Liên hệ thực tiễn Vai trò của chính trị đối với sự phát triển của xã hội

1.      Vấn đề phát triển xã hội cho bà con vùng cao

  1. Các chính sách về phát triển giáo dục vùng cao.

Như đã biết thì giáo dục và một trong những lĩnh vực quan trọng và cấp thiết đồng thời cũng là tiền đề giúp phát triển xã hội. Chính vì vậy Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định: phát triển nhanh nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao cho các vùng dân tộc và vùng núi là một trong ba khâu đột phá chiến lược vừa mang tính cấp bách vừa cho lâu dài nhằm thúc đẩy và tạo chuyển biến rõ nét về giáo dục và đào tạo, nâng cao dân chí, hình thành đội ngũ lao động lành nghề đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội cụ thể:

Một là nâng cao trình độ học vấn phổ thông trọng tâm là hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường học, mở rộng quy mô hợp lý, đầu tư chuẩn hóa cơ sở vật chất trường lớp học đáp ứng nhu cầu huy động học sinh ttrong độ tuổi.

Hai là, nâng cao chất lượng đào tạo nghề, kỹ thuật phát triển và hỗ trợ đầu tư cho các trung tâm giáo dục nghề nghiệp ở các huyện vùng dân tộc và miền núi, triển khai có hiệu quả đề án “ đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, trong đó ưu tiên dạy nghề cho dân tộc thiểu số. 

Ba là, tăng cường đào tạo và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng. Nâng cao chất lượng tuyển sinh vào các trường phổ thông dân tộc nội trú, dự bị đại học và cử nhân vào các trường đại học, cao đẳng.

Bốn là, tăng cường và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục vùng DTTS, miền núi đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo nghề.

Năm là, thực hiện chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh, sinh viên. Cụ thể thực hiện đầy đủ và kịp thời các chính sách ưu tiên đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn. Thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ chính sách ưu tiên, miễn giảm học phí, học bổng… cho học sinh, sinh viên vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số.

  1. Những chủ trương và chính sách xóa đói giảm nghèo cho đồng bào

dân tộc thiểu số của nước ta hiện nay.

Chương trình về thủy lợi, giao thông, đây là chương trình đầu tiên và là một trong những chương trình kéo dài nhất và hiện nay nó vẫn đang được tiếp tục thực hiện. Chương trình này giúp tạo đà cho sự hòa nhập giữa vùng sâu vùng xa với miền xuôi, tiền đề phát triển kinh tế- xã hội.

Chương trình định canh định cư, trương trình bắt đầu từ năm 1968, đây đã trở thành trương trình đắc lực và quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo. Với mục tiêu biến người du canh du cư thành những người có nơi ở cố định đồng nghĩa với việc chính sách này đã giúp cho những người nghèo và dễ gặp rủi do nhất trở thành những người có cuộc sống ổn định “ an cư  lạc nghiệp”, đây được xem là một trong những chương trình thiết thực nhất với bà con vùng núi. (Tiểu luận: Vai trò của chính trị đối với sự phát triển của xã hội)

Chương trình giải quyết việc làm, có thể nói giải quyết việc làm chính là một trong những vấn đề cấp thiết nhất của bà con miền núi. Chính vì vậy trên cơ sở nghị quyết số 120/HĐBT ngày 11-4-1992 chương trình được đề ra nhằm giải quyết vấn đề nhân lực, tạo việc làm cho bà con.

Chương trình tín dụng, theo quyết định số 525/TTg ngày 31-8-1995 của chính phủ cho phép thành lập ngân hàng phục vụ người nghèo giúp họ vay vốn phát triển sản xuất, giải quyết đời sống góp phần trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển xã hội. Hoạt động của ngân hàng nghèo nghèo vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo, không vì mục đích lợi nhuận. Đây là một trong những chương trình có ý nghĩa đặc biệt với bà con chính vì vậy nó được sự ủng hộ từ tất cả người dân.

Chương trình về y tế, theo quyết định số 156-CP ngày 07-10-1968 của chính phủ về một số chính sách đối với công tác y tế vùng cao miền núi. Với nhận định đúng đắn về ý nghĩa cũng như tầm quan trọng to lớn của công tác y tế vùng cao đối với sự phát triển của vùng nói riêng và sự phát triển xã hội nói chung. Chính vì vậy hội đông chính phủ đã đưa ra những chính sách cụ thể như sau: công tác đào tạo cán bộ; xây dựng tổ chức y tế xã, hợp tác xã; Cấp thuốc và dụng cụ y tế cho trạm y tế- hộ sinh xã và giúp đỡ bà con xây dựng bể chưa nước mưa; chế độ đãi ngộ với cán bộ y tế xã và hợp tác xã. Những chính sách trên không chỉ đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của bà con mà còn tạo điều kiện cho việc phát triển xã hội.

XEM THÊM ==> DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN

2.      Những thành tựu đạt được từ những chính sách phát triển xã hội vùng cao của chính phủ.

Sau khoảng thời gian áp dụng và thực hiện hợp lý các chính sách và thực hiện tốt các chương trình quốc gia về phát triển xã hội vùng cao. (Tiểu luận: Vai trò của chính trị đối với sự phát triển của xã hội)

Chúng ta đã đạt được vô số thành tựu đáng mong đợi, điều này đã tạo động lực đồng thời tăng thêm niềm tin của nhân dân đối các chính sách mà chính phủ đề ra cụ thể:

Đối với giáo dục, Ta có thể thấy rằng mạng lưới các trường học đang được củng cố và phát triển, theo đó 100% các xã đều có trường tiểu học và trung học cơ sở; các trung tâm cụm xã hay các huyện thì đều có trường THPT. Ngoài ra hệ thống các trường THPT nội chú, bán trú cũng như các trường dự bị đại học ngày càng phát huy được vai trò của mình. Điều này được thể hiện rõ qua việc hiện nay tỷ lệ học sinh trường THPTNT xếp loại hạnh kiểm tốt khá đạt trên 95%, tỷ lệ học lực khá giỏi trên 60%, khoảng

30% học sinh có học lực trung bình và chỉ khoảng 2,3% học sinh có học lực yếu kém. Cùng với đó cơ sở hạ tầng ngày một cải thiện nhiều điểm trường THPT áp dụng những thiết bị hiện đại vào giảng dạy. Đặc biệt với chính sách ưu đãi với các giáo viên, cán bộ giáo dục vùng cao đã góp phần thu hút nhiều giáo viên có năng lực tốt về giảng dạy và 100% giáo viên tại các điểm trường đều qua đào tạo.

Đối với y tế, hiện nay có tới 99,3% các xã vùng cao đã có trạm y tế xã nhằm phục vụ việc khám chữa bệnh của bà con, hệ thống cơ sở vật chất cũng đang ngày càng hoàn thiện, đặc biệt cán bộ y tế, các y bác sĩ có trình độ chuyên môn đã được điều cũng như tự nguyện thăm khám chữa bệnh cho người dân. Chính sự thay đổi này đã tạo niềm tin cho bà con đối với hệ thống y tế giảm tỷ lệ chữa bênh bằng mê tín dị đoan và chữa bệnh tại nhà từ đó giúp giảm tỉ lệ tử vong. Minh chứng rõ ràng nhất đó là hành vi tìm kiếm dịch vụ y tế của bà con cho thấy những nhận định trên là hoàn toàn đúng đắn cụ thể: Theo khảo sát của Ths Trần Thị Mai Anh và các cộng sự tìm hiểu về “ Tình hình chăm sóc sức khỏe cho người nghèo tại năm tỉnh miền núi phía bắc và Tây Nguyên” có tới từ 50% đến 90% tổng số đối tượng được phỏng cho biết đến cơ sở y tế nhà nước khám chữa bệnh khi bị ốm; đáng chú ý có tới 97% số người được hỏi trả lời sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại trạm y tế xã khi mắc bệnh nhẹ. Điều này đã cho thấy vai trò của trạm y tế xã đối với việc khám chữa bệnh của bà con vùng cao. Ngoài ra cuộc khảo sát cũng cho thấy có tới khoảng 53% bà mẹ đi khám thai trong quá trình sinh nở và con số này có thể nhiều hơn và đang ngày một tăng. 

Về kinh tế, văn hóa xã hội, nhờ có những chính sách của chính phủ về phát triển cơ sở hạ tầng. Chính vì vậy miền núi đã được đầu tư và xây dựng cũng như ngày càng hoàn thiện về cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu của nhân dân đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội trên địa bàn dân tộc thiểu số. Cụ thể, đến hiện nay có tới 98,4% xã có đường ô tô đến trung tâm; 98% hộ DTTS được sử dụng điện lưới quốc gia; 100% xã có điện thoại cố định và di động đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của người dân; trên 90% xã được phủ sóng phát thanh, truyền hình. Ngoài ra công tác xóa đói giảm nghèo cũng đạt được nhiều thành tựu đáng kích lệ minh chứng là trong giai đoạn 2011-2015, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm từ 14,2% năm 2010 xuống còn 4,25% năm 2015 cùng với đó thì tỷ lệ các huyện nghèo cũng giảm mạnh cụ thể giảm từ 58,33% cuối năm 2010 xuống còn 28% năm 2015. Tất nhiên thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo cả nước tăng mạnh gấp 1,6 lần so với năm 2011 đặc biệt ở các huyện, thôn, bản ở các vùng DTTS đặc biệt khó khăn và miền núi tăng gấp 2,5 lần đạt mục tiêu đề ra. Tiếp bước những thành tựu đó thì trong giai đoạn 2016-2020 tỷ lệ hộ nghèo cả nước cũng giảm từ 9,88% năm 2015 xuống 5,23% (2018) bình quân mỗi năm giảm 1,55% đạt và vượt mục tiêu Quốc Hội đề, tỷ lệ các huyện ngào thì giảm bình quân 5,5% /năm (vượt mục tiêu giảm 4%/năm) trong đó các xã đặc biệt khso khăn cũng giảm từ 3%-4%/ năm và đạt mục tiêu đề ra. (Tiểu luận: Vai trò của chính trị đối với sự phát triển của xã hội)

3. Lập luận về vai trò của chính trị đối với phát triển xã hội.

Sau khi tìm hiểu về các chính sách và các chương trình quốc gia của Chính phủ về vấn đề phát triển xã hội vùng cao đồng thời cũng nhận thấy được những thành tựu phát triển xã hội hiện nay mà các vùng đồng bào DTTS đạt được có thể nói đây chính là những minh chứng rõ ràng nhất để về lý luận chính trị có vai trò quan trọng trong việc phát triển xã hội cụ thể: 

Chúng ta có thể nhận thấy rằng có chính sách phát triển xã hội vùng cao của chính phủ luôn hướng tới việc đáp ứng các nhu cầu của bà con dân tộc thiểu số từ giáo dục, y tế hay nhu cầu việc làm… điều này phù hợp với lý luận “chính trị luôn có xu hướng hướng tới việc đáp ứng nguyện vọng và lợi ích chân chính của nhân dân”.

Ngoài ra nhờ có những chính sách của chính phủ mà các ban, ngành có định hướng rõ ràng hơn đồng thời cũng lựa chọn được con đường phù hợp cho vấn đề phát triển xã hội vùng cao để đạt được những kết quả mong đợi. Từ đó ta càng nhận thấy được tầm quan trọng của chính trị đối với sự phát triển xã hội mà cụ thể hơn là vai trò của các chính sách phát triển vùng cao của chính phủ với phát triển xã hội vùng cao. (Tiểu luận: Vai trò của chính trị đối với sự phát triển của xã hội)

XEM THÊM 999+==> DANH SÁCH TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Thêm vào đó chúng ta không thể phủ nhận rằng đạt được những thành tựu to lớn về phát triển xã hội vùng cao chính là nhờ những chính sách kịp thời và hợp lý của chính phủ. Nếu Đảng và Nhà nước không đưa ra những chính sách phù hợp với từng hoàn cảnh của mỗi vùng miền có lẽ chúng ta sẽ không thu được những kết quả đáng mong đợi như vậy. Qua đây càng khẳng định phần nào vai trò của Đảng, Nhà nước- chính trị đối với sự phát triển xã hội.

4.Nhận xét về những ưu điểm của chính sách phát triển xã hội cùng cao.

Đầu tiên có thể dễ ràng nhận thấy rằng các chính sách phát triển vùng cao

của chính phủ đã bao quát tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa, môi trường, y tế, xã hội….

Thứ hai các chính sách của nhà nước đưa ra đều dựa trên các điều kiện của các vùng miền và những nhu cầu cấp thiết của bà con. 

Thứ ba, hệ thống các cơ chế và chính sách phát triển xã hội vùng cao hiện nay đã tương đối đầy đủ và ngày càng hoàn thiện hơn. Ngoài ra thì quy trình thực hiện các chính sách được nêu ra một cách roc ràng và khoa học giúp cho việc thực hiện trở nên dễ ràng hơn.

Thứ tư, việc thẩm định cũng như những tư vấn về các chính sách đồng thời những kế hoạch, chương trình ngày càng có những bước tiến bộ rõ rệt. Đưa ra những chính sách kịp thời và phù họp với nguyện vọng của bà con. Đặc biệt các ban ngành đã tiếp thu ý kiến đóng góp của bà con nhằm ngày càng hoàn thiện các chính sách.

Thứ năm, chúng ta có thể nhận thấy được rằng các chính sách phát triển xã hội vùng cao có tính thống nhất và hệ thống và đồng bộ ví dụ các chính sách phát triển kinh tế nhưng đồng thời cũng đi đôi với việc bảo vệ tài nguyên môi trường và các chính sách về khi thác tài nguyên thiên nhiên. Tránh trường hợp phát triển kinh tế nhưng môi trường địa phương bị ô nhiễm nặng nề, khai thác tài nguyên quá mức nhằm phục vụ quá trình phát triển kinh tế. (Tiểu luận: Vai trò của chính trị đối với sự phát triển của xã hội)

5.Một số mặt hạn chế của các chính sách và quá trình thực hiện các chính sách phát triển xã hội vùng cao.

Mặc dù những chính sách phát triển xã hội vùng cao đã đạt được vô số thành công và nhân dân cũng có thể dễ ràng nhận thấy được những ưu điểm của các chính sách mà nhà nước đề ra tuy nhiên thì bất kỳ lĩnh vực nào thì cũng có những điểm hạn chế của nó và lỗ hổng của nó. Nhận biết những mặt hạn chế của vấn đề sẽ giúp ta có những giải pháp cụ thể để khắc phục những tồn tại từ đó đạt được hiệu quả cao hơn cho quá trình phát triển xã hội vùng cao. 

Thứ nhất, sự thiếu hụt trong hệ thống chính sách là nội dung cần được xem xét. Cụ thể ta có thể thấy được nhiều định mức trong kinh tế- kỹ thuật chưa phù hợp với khu vực miền núi khiến cho đồng bào dân tộc khó tiếp cận. Ví dụ như chính sách hỗ trợ nhà ở đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ dân nghèo DTTS theo nghị quyết 134/2004/QĐ-TTg quy định hỗ trợ mỗi hộ 5 triệu đồng làm nhà ở, 5 triệu đồng/ha đất sản xuất. Với định mức quá thấp nhất là đối với đất sản xuất là cho việc vấn đề giải quyết đất lại thực hiện được ít đến hiện nay mới chỉ giải quyết được khoảng 33% nhu cầu đất của các hộ nghèo.

Thứ hai, về lượng ngân sách của nhà nước giành cho việc chuyển giao kỹ thuật, công nghệ, tổ chức sản xuất còn khá khiêm tốn, đặc biệt để nhận được các ưu đãi về vốn cho bà con đồng bào cần phải trải qua nhiều thủ tục khá phức tạp trong khi đó nhiều bà con chưa đủ kiến thức để có thể hiểu về những thủ tục hay những ưu đãi mà mình được hưởng. Ngoài ra để nhận đượcnhững trợ cấp này còn phải thông qua những ràng buộc bởi định mức và cách thức sử dụng. (Tiểu luận: Vai trò của chính trị đối với sự phát triển của xã hội)

Thứ ba, chính sách, cơ chế nhằm quản nhằm quản lý thống nhất các chương trình, chính sách đầu tư và thực hiện đầu tư đôi khi có những chồng chéo, trùng lặp, phân tán làm giảm hiệu quả thực thi chính sách. Cụ thể hiện có chương trình mục tiêu quốc gia đang được vận hành với nhiều nội dung hoạt động, các chính sách, chương trình… tạo nên sự phức tạp trong quá trình thực hiện của các địa phương.

Thứ tư, quá trình hình thành các chính sách, thẩm định chính sách đôi khi là quá dài không kịp thời đáp ứng nhu cầu cấp thiết của bà con dân tộc. Thêm vào đó việc thực hiện cách chính sách còn chưa nghiêm dẫn đến nhiều vấn đề phát sinh như bà con chưa nhận đủ phần ưu đãi mà mình được nhận. Một vụ việc cụ thể gần đây đó là 3 cán bộ Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Chư Puh tỉnh Gia Lai đã ăn chặn 2.8 tỷ đồng tiền của học sinh. Các cán bộ trên đã chiếm dụng, sử dụng nguồn kinh phí của Nhà nước hỗ trợ cho gần 3000 trẻ em nghèo, trẻ em DTTS và tiền hỗ trợ trẻ e, sinh trú trên trường. (Tiểu luận: Vai trò của chính trị đối với sự phát triển của xã hội)

Tiểu luận Vai trò của chính trị đối với sự phát triển của xã hội
Tiểu luận Vai trò của chính trị đối với sự phát triển của xã hội

6.Giải pháp khắc phục những hạn chế.

Qua phân tích về những ưu điểm và hạn chế của các chính sách cũng như quá trình thực hiện những chính sách phát triển xã hội của chính phủ càng khẳng định hơn về vai trò của chính trị đối với phát triển xã hội. Bởi các chính sách là định hướng là đường đi để ta nhanh chóng đến được vạch đích mà ở đây đó chính là một xã hội phát triển. Một khi mà các chính sách hay quá trình thực hiện, các cơ quan thực hiện không nghiêm túc trong việc thi hành các chính sách nó sẽ gây ra những hậu quả khôn lường tới sự phát triển của một xã hội. Vậy thì giải pháp gì cho những lỗ hổng nêu trên là gì?

Thứ nhất, về nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước trong việc thực hiện các chính sách: Cần giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa ttrong thực hiện chính sách xã hội ở nước ta. Ngoài ra ta cần nghiên cứu những lý luận, tổng kết thực tiễn, kế thừa có chọn lọc của các quốc gia tiến bộ để xây dựng và hoàn thiện hệ thống quy phạm văn bản pháp luật về chính sách phát triển xã hội. Đặc biệt là công tác cơ quan đơn vị và đội ngũ cán bộ quản lý có không chỉ là năng lực mà còn cả phẩm chất để hoạch định và phát triển có hiệu quả chính sách xã hội.

Thứ hai, phát huy vai trò cầu nối giữa Đảng, chính quyền, đoàn thể với quần chúng nhân dân và người uy tín trong đồng bào DTTS; tăng công tác phối kết hợp giữa các ngành, các cấp, trong thực hiện chính sách dân tộc.

Thứ ba, nắm chắc địa bàn và kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh trong vùng DTTS; tăng cường công tác nghiên cứu và nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện công tác dân tộc và các chính sách dân tộc. Đặc biệt ta cần tăng cường công tác quy hoạch và hoạch định các chính sách dân tộc một cách kịp thời và có hiệu quả.


Trên đây là tiểu luận môn Chính trị học đề tài:  Vai trò của chính trị đối với sự phát triển của xã hội, dành cho các bạn đang làm tiểu luận môn học đại cương: còn nhiều bài mẫu tiểu luận môn học các bạn tìm kiếm trên chuyên mục nhé. 

Lưu ý: Có thể trên website không có tài liệu đúng như các bạn mong muốn để hoàn thiện bài làm hoàn toàn mới và chất lượng tốt các bạn có thể cần tới sự hỗ trợ của dịch vụ viết tiểu luận để kham khảo bảng giá và quy trình làm việc các bạn có thể trao đổi với mình qua SDT/Zalo: https://zalo.me/0932091562

DOWNLOAD FILE

 

Contact Me on Zalo