Tiểu luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng và chống tham nhũng

Rate this post

Tải miễn phí bài Tiểu luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng và chống tham nhũng, các bạn có thể tải về kham khảo miễn phí, đây là đề tài tiểu luận môn Tư tưởng Hồ Chí Minh được giới thiệu cho các bạn sinh viên đang tìm kiếm tài liệu, ngoài ra các bạn có thể kham khảo thêm các bài tiểu luận về Tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng và chống tham nhũng trên chuyên mục tiểu luận Tư tưởng Hồ CHí Minh.

Lưu ý: Trong quá trình viết tiểu luận Môn Tư tưởng Hồ Chí Minh nếu các bạn không có thời gian và cần hỗ trợ viết bài hoàn chỉnh, chất lượng tốt, các bạn có thể liên hệ với dịch vụ viết tiểu luận chất lượng qua Zalo: https://zalo.me/0932091562


I – Những sáng tạo lí luận của Hồ Chí Minh về Nhà nước: 

Những sáng tạo lý luận cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước, có thể khái quát trong các quan điểm và luận điểm cụ thể như sau:

1. Sáng tạo trong việc lựa chọn mô hình nhà nước:

Thông qua việc tiếp xúc với chủ nghĩa Mác – LêNin Hồ Chí Minh đã rất sáng suốt trong việc lựa chọn mô hình nhà nước phù hợp với thực tiễn cách mạng ở Việt Nam. Trải qua các giai đoạn phát triển của cách mạng với các hình thức nhà nước, từ nhà nước dân chủ đến nhà nước Xô Viết công nông binh, nhà nước đại đoàn kết toàn dân và cuối cùng là nhà nước dân chủ nhân dân – đây là hình thức nhà nước phù hợp với giai đoạn đầu của thực tiễn cách mạng nước ta.

2. Sáng tạo trong tư tưởng về một Nhà nước của dân, do dân, vì dân:

Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, nhà nước của nhân dân là nhà nước mà tất cả mọi quyền lực trong nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân. Người khằngđịnh: “Trong Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của chúng ta, tất cả mọi quyền lực đều là của nhân dân”1. Nhà nước của dân tức là “dân là chủ”. Nguyên lý “dân là chủ” khẳng định địa vị chủ thể tối cao của mọi quyền lực là nhân dân.(Tiểu luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng và chống tham nhũng)

Nhà nước do dân lựa chọn, bầu ra những đại biểu của mình. Do vậy, Nhà nước đó do dân ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế để Nhà nước chi tiêu, hoạt động. Nhà nước do dân phê bình, xây dựng, giúp đỡ. Hồ Chí Minh yêu cầu: Tất cả các cơ quan nhà nước là phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và sự kiểm soát của nhân dân. “Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ”2. Điều đó có nghĩa là khi nhà nước và cơ quan của nó xa dân, quan liêu, cửa quyền, không đáp ứng được lợi ích và nguyện vọng của nhân dân thì nhân dân sẽ bãi miễn nó đi.

Hồ Chí Minh khẳng định: chỉ có Nhà nước thực sự của dân, do dân tổ chức, xây dựng và kiểm soát mới có thể là nhà nước vì dân.Nhà nước vì dân là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, không có đặc quyền lợi, thật sự trong sạch, cần kiệm liêm chính. Hồ Chí Minh yêu cầu: “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm.Việc gì hại cho dân, ta phải hết sức tránh…”3 Cán bộ Nhà nước phải là đầy tớ của dân, đồng thời là người lãnh đạo hướng dẫn nhân dân.(Tiểu luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng và chống tham nhũng)

XEM THÊM ==> DOWNLOAD 999+ TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

3.   Sáng tạo trong việc khẳng định tính thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của nhà nước:

Bản chất giai cấp của Nhà nước ta là bản chất giai cấp công nhân và được biểu hiện ở những nội dung sau: Một là, nhà nước do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Hai là, bản chất giai cấp công nhân của nhà nước ta còn thể hiện ở tính định hướng xã hội chủ nghĩa của sự phát triển đất nước.(Tiểu luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng và chống tham nhũng)

Mặc dù mang bản chất giai cấp công nhân nhưng nhà nước ta lại có sự thống nhất với tính nhân dân, tính dân tộc. Sự thống nhất này được thể hiện ở những nội dung sau đây: Một là, nhà nước dân chủ mới của ta ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ với sự hy sinh xương máu của bao thế hệ cách mạng: là hoa, là quả của bao nhêu máu đã đổ và bao nhiêu tính mạng đã hy sinh của những con người con anh dũng của Việt Nam trong nhà tù, trong trại tập trung, trong những hải đảo xa xôi, trên máy chém, trên chiến trường. Hai là, nhà nước ta bảo vệ lợi ích của nhân dân, lấy lợi ích của dân tộc làm nền tảng. Chính phủ do Hồ Chí Minh đứng đầu luôn luôn là Chính phủ của đại đoàn kết dân tộc. Ba là, nhà nước ta vừa ra đời đã phải đảm nhiệm nhiệm vụ lịch sử là tổ chức cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của dân tộc để bảo vệ thành quả của cách mạng.

4.    Sáng tạo trong tư tưởng về một nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ:

Một nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ, trước hết phải là một nhà nước hợp hiến. Ngày 2-3-1946, Quốc hội họp phiên đầu tiên và bầu Hồ Chí Minh là Chủ tịch Chính phủ liên hiệp kháng chiến. Đây là Chính phủ hợp hiến đầu tiên do đại biểu của nhân dân bầu ra, có đầy đủ tư cách và hiệu lực trong việc giải quyết mọi vấn đề nội trị và ngoại giao của Nhà nước Việt Nam mới.(Tiểu luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng và chống tham nhũng)

Một nhà nước pháp quyền có hiệu lực mạnh là nhà nước quản lý đất nước bằng pháp luật và phải làm cho pháp luật có hiệu lực trong thực tế. Nhà nước dân chủ, thì dân chủ và pháp luật phải luôn luôn đi đôi với nhau, nương tựa vào nhau mới bảo đảm cho chính quyền trở nên mạnh mẽ. Pháp luật là bà đỡ của dân chủ. Hồ Chí Minh viết: “Trăm đều phải có thần linh pháp quyền”. Hồ Chí Minh hết sức chăm lo đưa pháp luật vào đời sống, tạo ra cơ chế bảo đảm cho pháp luật được thi hành, cơ chế kiểm tra, giám sát việc thi hành đó trong các cơ quan nhà nước và trong nhân dân.

Để tiến tới một nhà nước pháp quyền có hiệu lực mạnh mẽ, Bác Hồ cho rằng, phải nhanh chóng đào tạo, bồi dưỡng nhằm hình thành một đội ngũ viên chức nhà nước có trình độ văn hoá, am hiểu pháp luật, thành thạo nghiệp vụ hành chính và nhất là phải có đạo đức cần kiệm liêm chính chí công vô tư, một tiêu chuẩn cơ bản của người cầm cân công lý. Yêu cầu của đội ngũ cán bộ phải có đức và tài trong đó đức là gốc, đội ngũ này phải được tổ chức hợp lý và có hiệu quả.

II – Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác xây dựng Nhà nước:

Phải xây dựng Nhà nước thật sự trong sạch, vững mạnh. Cần đẩy mạnh việc hoàn thiện pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước; bảo đảm pháp luật vừa là công cụ để Nhà nước quản lý xã hội, vừa là công cụ để nhân dân làm chủ, kiểm tra, giám sát quyền lực nhà nước. Quản lý đất nước theo pháp luật, đồng thời coi trong xây dựng nền tảng đạo đức xã hội. (Tiểu luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng và chống tham nhũng)

Cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân.

Phải xác định rõ cơ chế phân công, phối hợp thực thi quyền lực nhà nước, nhất là cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trên cơ sở quyền lực nhà nước là thống nhất; xác định rõ hơn quyền hạn và trách nhiệm của mỗi quyền. Đồng thời, quy định rõ hơn cơ chế phối hợp tron việc thực hiện và kiểm soát các quyền ở các cấp chính quyền. Tiếp tục phân định rõ thẩm quyền và trách nhiệm giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương.

Chú trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức. Đảng phải tập trung lãnh đạo về đường lối, chủ trương, xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn, cơ chế, chính sách về cán bộ, công chức. Đẩy mạnh dân chủ hóa công tác cán bộ, quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của mỗi tổ chức, mỗi cấp trong xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, có trình độ, năng lực chuyên môn phù hợp, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới. Thực hiện thí điểm dân trực tiếp bầu một số chức danh ở cơ sở và ở cấp huyện; mở rộng đối tượng thi tuyển chức danh cán bộ quản lý. Hoàn thiện tiêu chí đánh giá và cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực thi công vụ; xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chình. Rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách đối với cán bộ, công chức theo hướng khuyến khích cán bộ, công chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức công vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ; lấy bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo dức, năng lực, hiệu quả thực thi nhiệm vụ để đánh giá, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ. Xây dựng cơ chế , chính sách đãi ngộ, thu hút, trọng dụng nhân tài.

Đẩy mạnh hơn nữa cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền; thực hành tiết kiệm trong các cơ quan nhà nước và trong đội ngũ cán bộ, công chức.(Tiểu luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng và chống tham nhũng)

XEM THÊM ==> DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN

Đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện và đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng các chủ trương, chính sách lớn, lãnh đạo thể chế hóa các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng thành chính sách, pháp luật, lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ phẩm chất và năng lực để thực thi tốt trách nhiệm công vụ, lãnh đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách và hệ thống pháp luật; chú trọng lãnh đạo đổi mới, nâng cao chất lượng lập pháp, cải cách hành chính và cải cách tư pháp; các tổ chức của Đảng và đảng viên phải gương mẫu tuân thủ pháp luật. Bản chất, tính chất của Nhà nước gắn liền với vai trò, trách nhiệm của Đảng cầm quyền, do đó, đến lượt Đảng, một tiền đề tất yếu được đặt ra là sự trong sạch, vững mạnh của Đảng là yếu tố quyết định cho sự thành công của việc xây dựng Nhà nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh.(Tiểu luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng và chống tham nhũng)


Trên đây là tiểu luận môn Tư tưởng Hồ Chí Minh đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng và chống tham nhũng, dành cho các bạn đang làm tiểu luận môn học đại cương: còn nhiều bài mẫu tiểu luận môn học các bạn tìm kiếm trên chuyên mục nhé. 

Lưu ý: Có thể trên website không có tài liệu đúng như các bạn mong muốn để hoàn thiện bài làm hoàn toàn mới và chất lượng tốt các bạn có thể cần tới sự hỗ trợ của dịch vụ viết tiểu luận để kham khảo bảng giá và quy trình làm việc các bạn có thể trao đổi với mình qua SDT/Zalo: https://zalo.me/0932091562

DOWNLOAD FILE

Contact Me on Zalo