Tiểu luận: Truyền thông đại chúng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020

Rate this post

Tải miễn phí bài Tiểu luận: Truyền thông đại chúng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020, các bạn có thể tải về kham khảo miễn phí, đây là đề tài tiểu luận môn Chính trị học được giới thiệu cho các bạn sinh viên đang tìm kiếm tài liệu, ngoài ra các bạn có thể kham khảo thêm các bài tiểu luận về Truyền thông đại chúng và tiểu luận về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 trên chuyên mục tiểu luận Chính trị học.

Lưu ý: Trong quá trình viết tiểu luận Môn Chính trị học nếu các bạn không có thời gian và cần hỗ trợ viết bài hoàn chỉnh, chất lượng tốt, các bạn có thể liên hệ với dịch vụ viết tiểu luận chất lượng qua Zalo: https://zalo.me/0932091562


Phần 1. Phần lý luận: Truyền thông đại chúng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020

I.      TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG

  1. Các khái niệm

Truyền thông đại chúng (TTĐC) là hoạt động chuyển giao các thông tin có tính phổ biến trong xã hội một cách rộng rãi và công khai thông qua phương tiện thông tin địa chúng.

Các phương tiện thông tin đại chúng là các phương tiện chuyển tải thông tin đến công chúng, bao gồm: báo chí, đài truyền hình, đài phát thanh, internet,…Các phương tiện thông tin đại chúng được xem là các thiết chế xã hội đặc thù với sự trợ giúp của các công cụ kĩ thuật đặc biệt nhằm chuyển tải thông tin đến đông đảo công chúng.

  1. Một số đặc điểm của truyền thông đại chúng

Thứ nhất, lĩnh vực hoạt động giao tiếp của TTĐC bao trùm các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thứ hai, TTĐC gồm hai yếu tố cấu thành, đó là: chủ thể truyền thông và đối tượng tác động của truyền thông. Thứ ba, TTĐC phản ánh tư tưởng giai cấp (tính giai cấp), thể hiện lý tưởng, lập trường chính trị, chiến lược, sách lược, mục tiêu của đảng chính trị – nhất là đảng cầm quyền (tính đảng) và hướng đến công chúng (tính nhân dân). Thứ tư, đặc trưng của TTĐC thể hiện ở tính thời sự, tính định kỳ, tính phổ cập và tính thống nhất. Thứ năm, ngày nay, khi đề cập đến TTĐC, người ta thường nói đến báo chí. Vì vậy, trong nhiều trường hợp nói đến báo chí tức là nói đến TTĐC theo nghĩa hẹp – đó là các kênh cơ bản nhất, tiêu biểu cho sức mạnh, bản chất, xu hướng vận động của TTĐC. Thứ sáu, những năm gần đây, TTĐC đã có những bước phát triền nhanh chóng với sự xuất hiện của các kĩ thuật thông tin (vệ tinh, internet, đài cáp…) và các loại hình báo chí đã phát triển cùng những giai đoạn biến đổi văn hóa chính trị. 

  1. Chức năng của truyền thông đại chúng

Chức năng thông tin: đó là việc thu nhận, tiếp nhận và phổ biến những tin tức, sự kiện của đời sống xã hội đến với công chúng. Những thông tin đó có thể là thông tin đơn thuần, chân thật hoặc mang tính định hướng. Thực tế, hầu hết các thông tin manh tính định hướng, trong đó định hướng chính trị là cơ bản và quan trọng nhất.

Chức năng tư tưởng – giáo dục chính trị, định hướng dư luận xã hội: TTĐC hướng dẫn và hình thành dư luận xã hội tích cực, đúng đắn; trang bị những tri thức cần thiết cùng với các đường lối chính trị của Đảng, Nhà nước nhằm kích thích tính tích cực trong việc đánh giá các sự kiện, các quá trình chính trị và tham gia các hoạt động chính trị.

Chức năng giám sát, phản biệt xã hội: cơ sở của hoạt động giám sát, phản biện xã hội của TTĐC là dựa vào sức mạnh dư luận xã hội, trong một xã hội dân chủ hoạt động giám sát và phản biện của TTĐC còn phải dựa trên cơ sở pháp luật. Lúc này, TTĐC trở thành phương tiện thực hiện quyền lực của các chủ thể phản biện.

Chức năng động viên, liên kết và huy động lực lượng: TTĐC là diễn đàn để đại diện các nhóm lợi ích khác nhau trong xã hội cùng bày tỏ quan điểm và tìm ra tiếng nói chung về lợi ích, chính kiến, tư tưởng. Các đảng chính trị, các chính khách cũng thường sử dụng phương tiện TTĐC để tranh thủ sự ủng hộ của công chúng.

Chức năng văn hóa, giáo dục: TTĐC là một bộ phận của văn hóa xã hội, có vai trò lớn trong việc tác động vào quá trình hình thành tính chất và khuynh hướng của văn hóa. Nó có chức năng giáo dục, nâng cao trình độ hiểu biết mọi mặt cho công chúng, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, quốc gia, nhân loại.

Chức năng giải trí, kinh doanh và dịch vụ: trong kinh doanh, sản phẩm TTĐC là phương tiện kinh doanh khi thực hiện quảng cáo bán hàng. Bên cạnh đó, TTĐC thỏa mãn một phần nhu cầu giải trí qua các phương tiện thông tin đại chúng như sách báo, xem truyền hình, truy cập internet… Ngoài ra, TTĐC còn tham gia giải quyết một số dịch vụ xã hội như dịch vụ tư vấn, dịch cụ thương mại… 

II. TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG TRONG HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ Ở CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA

Hệ thống tổ chức quyền lực chính trị (HTTC QLCT) là khái niệm dùng để chỉ một chỉnh thể (hệ thống) các thiết chế mang tính hiến định (đảngchính trị, nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội…) và không hiến định (phương tiện thông tin đại chúng, công nghệ bầu cử, thể chế tôn giáo,…); cùng với những quan hệ tác động qua lại giữa các yếu tố đó nhằm tham gia vào quá trình hình thành các quyết sách nhà nước, thực thi quyền lực chính trị, bảo đảm quyền thống trị của giai cấp cầm quyền; đồng thời đáp ứng nhu cầu ổn định và phát triển của xã hội.

Mặc dù quyền lực của TTĐC là quyền lực phi thiết chế, quyền lực không chính thống nhưng với vai trò kiềm chế, giám sát đối với ba nhánh quyền lực nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp) nên nó được gắn với vương miện “quyền lực thứ 4”, có tác động sâu rộng và mạnh mẽ vào hoạt động của các tổ chức chính trị trong hệ thống tổ chức quyền lực chính trị.

Nhìn chung, TTĐC ở các nước TBCN, một mặt là công cụ của giai cấp cầm quyền; mặt khác trong một chừng mực nào đó, nó cũng là cơ chế giúp công chúng trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào đời sống chính trị, xã hội của đất nước.

Khái quát đặc điểm của TTĐC trong hệ thống tổ chức quyền lực chính trị ở các nước TBCN:

  1. Những giá trị phổ biến

1.1.      TTĐC đã hỗ trợ đắc lực cho hoạt động của các tổ chức trong HTTC QLCT ở các nước TBCN

Trong HTTC QLCT, các tổ chức đều sử dụng TTĐC để phục vụ những mục tiêu chính trị của mình: Trước hết, TTĐC giúp cho các đảng chính trị tuyên truyền, quảng cáo về đường lối, chương trình trong các cuộc bầu cử. Đảng cầm quyền thường sử dụng nó để khuếch trương cho thành tích trong quá trình cầm quyền của mình, còn đảng đối lập thì dùng nó để chỉ trích, phê phán những hạn chế, bất cập trong đường lối, chính sách của đảng cầm quyền. TTĐC còn là phương tiện quảng cáo chính trị của các đảng, cung cấp thông tin hoạt động của các đảng.

Đối với cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp: TTĐC là nguồn cung cấp thông tin quan trọng cho các nghị sĩ quốc hội trước khi đưa ra quyết định; góp phần xác lập thứ tự ưu tiên trong chương trình nghị sự của quốc hội; định hướng dư luận xã hội và trực tiếp tác động đến quá trình lập pháp của quốc hội. TTĐC là phương tiện tạo dựng hình ảnh cho chính phủ và các thành viên trước công chúng; cung cấp thông tin và sắp đặt các chương trình hoạch định chính sách; tuyên truyền quan điểm chính sách của chính phủ và phản bác các quan diểm đối lập. Đối với cơ quan tư pháp, TTĐC cung cấp thông tin tạo tiền đề cho các hoạt động tố tụng; tham gia, theo dõi các cơ quan tư pháp trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử… để bảo vệ pháp luật và quyền tự do dân chủ của công dân

Đôi với các nhóm lợi ích: TTĐC được sử dụng để trao đổi thông tin, duy trì mối quan hệ, giúp nhóm tăng cường quan hệ với công chúng. TTĐC là phương thức quan trọng trong hoạt động vận động hành lang – thúc đẩy các nhóm lượi ích tham gia tuyên truyền, vận động trong hoạt động bầu cử, giúp các nhóm lợi ích tác động đến cơ quan nhà nước trong quá tình hoạch định chính sách.

XEM THÊM ==> DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN

TTĐC là công cụ đắc lực trong việc sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường TBCN; giúp điều hòa các mối qua hệ trong xã hội, định hướng dư luận, góp phần giải quyết các mâu thuẫn trong xã hội. Ngoài ra, TTĐC giúp giới lãnh đạo “thuyết phục” công chúng thực hiện các chính sách đối ngoại liên quan đếm vấn đề dân chủ, nhân quyền, chạy đua vũ trang…

1.2.      TTĐC là nguồn cung cấp thông tin quan trọng cho người dân

Nhờ có TTĐC mà người dân có thể thực hiện quyền kiểm tra, giám sát, phê phán các hoạt động của chính phủ, các quan chức của chính phủ như tệ quan lieu, tham nhũng, lãng phí, các bê bối tình ái… và gây sức ép buộc các cơ quan, viên chức nhà nước phải tôn trọng pháp luật, nhờ đó mà bộ máy nhà nước hoạt động hiệu quả hơn. (Tiểu luận: Truyền thông đại chúng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020)

  1. Những bất cập và mâu thuẫn

1.1.     TTĐC ở các nước TBCN xét đến cùng cũng chỉ là công cụ phục vụ cho lợi ích của giới tư sản cầm quyền

Mặc dù giới lý luận tư sản thường ra sức tuyên truyền về tính phi giai cấp và “tự báo chí”, “tự do xuất bản” nhưng thực tế TTĐC bao giờ cũng mang dấu ấn của giai cấp vì hệ thống TTĐC ở các nước TBCN thường tập trung trong tay các thế lực có quyền lực, các công ty độc quyền và tất nhiên họ sẽ sử dụng hệ thống đó phục vụ lợi ích cho sự nghieeph cầm quyền và hiệu quả kinh tế của mình.

1.2.     TTĐC thường được sử dụng trong chiến tranh tâm lý, thực hiện “Chiến tranh diễn biến hòa bình” và những ý đồ chính trị khác

“Quyền lực thứ 4” thường được các thế lực cầm quyền phản động sử dụng để dọn đường dư luận trong nước và quốc tế khi thực hiện các cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa và để bao che cho những tội ác mà chúng gây ra.

“Quyền lực thứ 4” cũng được các thế lực đế quốc chủ nghĩa sử dụng triệt để trên mặt trận tư tưởng chính trị để thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” chống lại các nước xã hội chủ nghĩa và các nước có khuynh hướng đối trọng lại với họ.

1.3.     TTĐC thường đưa tin thiếu khách quan, trung thực vì chịu ảnh hưởng của yếu tố thương mại

Phần lớn các tập đoàn kinh tế lớn của giai cấp tư sản nắm giữ các hang TTĐC và TTĐC được xem là một ngành kinh doanh. Vì thế, các hang TTĐC luon tìm cách dung hòa giữa yếu tố nghề nghiệp và yếu tố thương mại và trong nhiều trường hợp, yếu tố thương mại còn được đặt lên trên. Việc “tân trang” và vận động hành lang cho các ứng cử viên trong các cuộc bầu cử, việc khai thác và đưa tin giật gân để kích thích trí tò mò của độc giả,…đều mang dấu ấn của yếu tố thương mại. 

1.4.     TTĐC với tính chất đặc quyền và chi phối thông tin đã làm hạn chế tính tích cực chính trị của một bộ phận không nhỏ nhân dân lao động

Ở các nước TBCN, TTĐC thường được tuyên truyền về tính đại chúng nhưng thực tế nó chủ yếu phục vụ cho giới quan chức và người giàu còn nhân dân lao động ít có cơ hội phát ngôn. Hơn nữa, TTĐC hiện nay với những kỹ thuật thông tin và kỹ xảo tân trang khiến việc công chúng xác định thông tin được đưa ra là chân thật hay giả dối, phát triển hay phản phát triển… là vô cùng khó.

1.5.     TTĐC luôn chịu sự quản lý và chi phối của các nhà nước tư sản (cả dưới dạng thành văn hay không thành văn)

Mặc dù nhà nước các nước TBCN đều có ban hành các đạo luật quy định tự do báo chí nhưng trên thực tế quyền tự do báo chí bị ràng buộc, hạn chế bởi nhiều quy định khác nhau. Điều này cũng dễ hiểu vì tự do báo chí luôn mang tính dân tộc và tính giai cấp, mục đích tự do báo chí đều được giới hạn bởi luật pháp. Hầu hết các nước tư bản đều ban hành các đạo luật để quản lý hoạt động của TTĐC. Dù được trao vương miện “quyền lực thứ 4” nhưng nó vẫn chịu sự kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan quyền lực nhà nước. 

XEM THÊM 99+==> LỜI MỞ ĐẦU TIỂU LUẬN CHÍNH TRỊ HỌC

Phần 2. Phần liên hệ thực tiễn: Truyền thông đại chúng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020

I.       CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG TRONG CUỘC BẦU CỬ TỔNG THỐNG MỸ NẢM 2020

Cứ 4 năm một lần, cuộc bầu cử cho vị trí chủ nhân Nhà Trắng lại diễn ra và luôn là vấn đề thu hút được sự quan tâm từ khắp nơi trên thế giới. Năm 2020, chúng ta được chứng kiến cuộc đối đầu giữa hai vị ứng cử viên Joe Biden (đại diện Đảng Dân chủ) với Donald Trump (đại diện Đảng Cộng hòa) và cũng là Tổng thống đương nhiệm thời gian đó. Trang VNExpress đã bình chọn đây là một trong 8 sự kiện chính trị nổi bật nhất năm 2020.

Đại dịch toàn cầu đã đẩy ngày càng nhiều hoạt động của chúng ta sang lĩnh vực trực tuyến, và các chiến dịch bầu cử tổng thống cũng không phải là một ngoại lệ. Đại dịch coronavirus đã biến cuộc chạy đua tổng thống năm 2020 thành một cuộc chạy đua trên mạng xã hội. Tất cả các cuộc thăm dò và tổng hợp phải được chuyển sang phương tiện truyền thông xã hội, trang web của ứng cử viên và các ứng dụng. Đội truyền thông của Đảng nào hoàn thành nhiệm vụ này tốt hơn sẽ có cơ hội chiến thắng lớn hơn. Rõ ràng, mục tiêu chính của cả hai ứng cử viên giống nhau – thuyết phục được càng nhiều người bỏ phiếu cho họ hơn càng tốt. Thoạt nhìn đôi khi hai bên sử dụng các chiến thuật tương tự nhau, nhưng hai chiến dịch khác nhau về thông điệp, cách chúng được truyền tải và những kênh được sử dụng.

  1. Chiến lược truyền thông của Đảng Dân chủ

Các hashtag chính được sử dụng cho chiến dịch tranh cử của Joe Biden là #voteforBiden #voteblue #biden2020 #teamJoe #BidenHarris #2020Victory #votebluenomatterwho #settleforbiden

Khi thực hiện phân tích đối thủ cạnh tranh trên mạng xã hội, điều đầu tiên và rõ ràng nhất cần làm là so sánh số lượng người theo dõi, hay chính là so sánh phạm vi tiếp cận. Ban đầu, Trump có hơn 30 triệu người theo dõi trên Facebook và 85 triệu trên Twitter, trong khi Biden chỉ có dưới 3 triệu trên Facebook và chỉ hơn 9 triệu trên Twitter. Như vậy, thách thức đặt ra cho Biden là phải tăng lượng người ủng hộ và đồng thời tiếp cận nhiều người nhất có thể mà không cần đến lượt theo dõi trên mạng xã hội. Tara McGowan, cựu giám đốc kỹ thuật số của Democratic super PAC Priorities USA cũng cho rằng, “Biden và Trump có những thách thức rất khác nhau. Trump cần phải giữ vững cơ sở của mình…còn Biden cần xác định và theo nhiều cách, giới thiệu bản thân với các bạn cử tri mới, và những người ủng hộ tiềm năng.”

Biden phải điều chỉnh chiến lược của mình cho phù hợp với tình hình thực tế của COVID-19. Hàng trăm tình nguyện viên của Biden đã tham gia vào một chương trình đào tạo tập trung vào tổ chức kỹ thuật số và tạo nội dung trực tuyến nhằm củng cố thông điệp của vị ứng cử viên này, chính là tình yêu và sự tích cực. Họ thực hiện những video trên mạng xã hội, nêu bật những phẩm chất tích cực của Biden, trong khi các video của Trump chủ yếu tập trung vào những nhược điểm của đối thủ.

Các kênh chính mà đảng Dân chủ lựa chọn là Twitter, Instagram, Facebook, TikTok, YouTube, Cameo, trò chơi trực tuyến, Reddit. Với lượng người theo dõi tương đối nhỏ, Biden phải sử dụng tất cả các kênh hiện có để nhanh chóng truyền bá thông điệp của mình. Ngoài việc sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội cá nhân thì tập trung nhiều vào những người có ảnh hưởng, người nổi tiếng cũng vô cùng quan trọng.

Những người có sức ảnh hưởng đã hợp tác trong chiến dịch này của Biden có thể chia thành các nhóm sau: người nổi tiếng (Celebrities: Ariana Grande, Dwayne the Rock Johnson,…); blogger hoặc các nhà sản xuất nội dung với lượng người theo dõi lớn; những người có tầm ảnh hưởng tới một cộng đồng cụ thể (nano-influencers); các trang meme (ảnh chế) lớn của “cánh trái”. Những cuộc phỏng vấn giữa Joe và các influencers được phát trực tiếp trên Instagram, Facebook hoặc Youtube, mục tiêu là để tương tác với khán giả và khiến họ có những quan tâm nhất định về vị ứng cử viên. 

Về Quảng cáo: Nhóm của ứng cử viên Đảng Dân chủ đã chi khoảng 60 triệu đô la cho quảng cáo kỹ thuật số, bao gồm khoảng 9 triệu đô la cho quảng cáo trên Facebook. Các quảng cáo của Biden, chủ yếu tập trung thể hiện anh ấy sự tích cực và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân. Ví dụ: trong chiến dịch quảng cáo xoay quanh vấn đề chăm sóc sức khỏe, Biden nói về vụ tai nạn xe hơi cướp đi sinh mạng của vợ và con gái và khiến hai con trai bị thương. Ông nhấn mạnh hệ thống chăm sóc sức khỏe hiện tại đã giúp các con trai của ông như thế nào. (Tiểu luận: Truyền thông đại chúng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020)

Lãnh đạo của đảng Dân chủ đã đưa ra một chiến lược rõ ràng: Nhắm mục tiêu vào những người lớn tuổi, những người từ 45 tuổi trở lên. Theo Bully Pulpit Interactive, công ty truyền thông của đảng Dân chủ, khoảng một nửa số khán giả của họ nằm trong độ tuổi 45-64. Một điểm khác biệt đáng chú ý khác là chiến dịch của Biden hướng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới.

  1. Chiến lược truyền thông của Đảng Cộng hòa

Các hashtag chính được sử dụng cho chiến dịch tranh cử của Donald Trump là #trump2020 #voterepublican #maga #kag # maga2020 # kaga2020

Như đã phân tích ở phần trên, lượng người theo dõi và khán giả tiếp cận của Trump hoàn toàn áp đảo so với Biden, đây cũng là quân bài chính của vị tổng thống đương nhiệm. Tuy nhiên, đó không phải là tất cả. Với kinh nghiệm từ lần tranh cử năm 2016, Donald Trump tự hào với đội ngũ chuyên về digital hơn có 100 người, đã hoạt động tích cực kể từ năm 2016, gây quỹ, tương tác với những người ủng hộ. Tổng thống đã dành nhiều năm để nuôi dưỡng một “đội quân” digital gồm các nhà tạo meme và những người có ảnh hưởng chính trị, những người đã tweet lại các thông điệp của chiến dịch hàng trăm lần mỗi ngày.

Các kênh chính: Twitter, Instagram, Facebook, TikTok, YouTube, Cameo, trò chơi trực tuyến, Reddit, App Trump 2020, Twitch. Donald Trump yêu thích Twitter, nhưng các tweet của ông thường xuyên bị đánh dấu là thông tin sai lệch hoặc nội dung thù địch. Điều tương tự cũng xảy ra với Facebook và Instagram, mặc dù ông sử dụng chúng một cách hạn chế hơn nhiều. Do vậy, các nhân viên đã phát triển một ứng dụng riêng “Trump 2020”, nơi bạn có thể tìm và kết nối với những người khác ủng hộ Trump. Với ứng dụng này, họ cố gắng tạo ra một không gian riêng, tập trung mọi thứ liên quan đến chính trị vào một nơi do nhóm kỹ thuật số của Trump quản lý.

Những người có sức ảnh hưởng không nằm trong chiến dịch truyền thông của Donald Trump bởi ông đã có một nhóm các nhân vật cánh hữu đáng chú ý khuếch đại thông điệp của mình. Ngoài ra, ông ấy cũng là một nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn, tuy nhiên, Trump vẫn nỗ lực để tiếp cận những khán giả mới. Tâm điểm của chiến dịch truyền thông xã hội của Trump là Team Trump Online! – chương trình hàng đêm được phát trực tuyến trên Facebook, Twitter, Instagram và Twitch, tổ chức bởi rất nhiều người có ảnh hưởng và chính trị gia bao gồm con dâu của Trump là Lara, Mile Pence, Ben Shapiro và những người khác. Trump thường xuyên đăng lại (retweet) bài từ các tài khoản meme và những người có ảnh hưởng nhỏ hơn, giúp người hâm mộ cảm thấy được kết nối trực tiếp với ứng cử viên. Bên cạnh đó, Trump cũng tích cực sử dụng các nền tảng phổ biến với khán giả trẻ tuổi như TikTok. (Tiểu luận: Truyền thông đại chúng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020)

Về Quảng cáo: trong khi Biden chi 9 triệu đô cho việc quảng cáo trên facebook thì Trump chỉ dùng khoảng 4,47 triệu đô cho nền tảng này.

Trong khi đảng Dân chủ quyết định quảng bá một thông điệp tích cực xoay quanh ứng cử viên của họ, nhóm của Trump đã sử dụng rất nhiều chiến thuật tiêu cực và dựa trên nỗi sợ hãi trong các quảng cáo và bài đăng. Phân tích về nội dung và mục tiêu trong chiến dịch tranh cử tổng thống của Trump, Bully Pulpit Interactive, một công ty vận động kỹ thuật số của đảng Dân chủ đã xây dựng một công cụ tương tác để so sánh chi tiêu giữa các chiến dịch, cho thấy hơn một nửa (54%) quảng cáo của Trump đã đề cập đến vấn đề nhập cư và gần một nửa (44%) đang nhắm đến những cử tri trên 65 tuổi.

Tiểu luận Truyền thông đại chúng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020
Tiểu luận Truyền thông đại chúng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020

II. ĐÓNG GÓP CỦA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG VÀO CHIẾN

THẮNG CỦA JOE BIDEN TRONG CUỘC BẦU CỬ TỔNG THỐNG

Cuộc chạy đua vào Nhà Trắng đã chính thức khép lại với chiến thắng thuộc về Đảng Dân chủ. Tất nhiên, có nhiều nguyên nhân đem giúp Joe Biden đắc cử nhưng không thể phủ nhận vai trò của TTĐC trong chiến dịch tranh cử của ông. (Tiểu luận: Truyền thông đại chúng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020)

  1. Biden thể hiện vai trò lãnh đạo ổn định, đáng tin cậy mà người Mỹ mong mỏi trong thời kỳ khủng hoảng

Cuộc tranh cử tổng thống diễn ra vào thời điểm dịch Covid-19 bùng phát mạnh và ngày càng trở nên tồi tệ hơn trên đất Mỹ. Đảng Dân chủ đã quyết định chọn thông điệp “tình yêu và sự tích cực” để quảng bá cho hình ảnh của Joe Biden, đối lập với những thông điệp tiêu cực từ phía Donald Trump. Giữa thời điểm hơn 10 triệu người Mỹ thất nghiệp vì Covid-19 và nền kinh tế gặp khó khăn, Biden đã thể hiện mình với vai trò người lãnh đạo đáng tin cậy, thường xuyên cổ vũ những điều tích cực và mạnh mẽ qua các video và bài phát biểu của mình, khiến người dân tin rằng ông có thể giúp họ vượt qua được cuộc khủng hoảng này.

  1. Chiến dịch tập trung vào các nhóm cử tri cụ thể

Có thể nói, cử tri nữ đóng vai trò quan trọng trong chiến thắng của ông Joe

Biden trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020. Trong một cuộc phỏng vấn của AP về lý do Joe Biden đánh bại Donald Trump, bà Hayes (56 tuổi) ủng hộ ông Joe Biden không ngần ngại trả lời: “Phụ nữ đã thắng cuộc bầu cử này!”. Điều này hoàn toàn có thể giải thích được thông qua chiến lược TTĐC của đảng Dân chủ khi số tiền họ chi cho việc tiếp cận các cử tri nữ gấp 1,5 lần so với số tiền chi cho nam giới, cứ 2$ cho nam sẽ tương ứng với 3$ cho nữ. Đặc biệt, phụ nữ da đen và phụ nữ ngoại ô được chứng minh là trụ cột của liên minh ông Biden.

Bên cạnh đó, Biden giữ Trump không tăng điểm với người da trắng thuộc tầng lớp lao động và thu hút các cử tri da đen tham gia với số lượng lớn. Đây cũng chính là lý do giúp Biden chiến thắng ở vùng Trung Tây. Ngoài ra, Ông Biden thắng một phần lớn nhờ vào những người trước giờ chưa đi bầu. Phe Dân chủ quyết tâm thu hút các cử tri này, những người có quyền bầu cử nhưng trước giờ không tham gia, bằng cách khuấy lên sự bực tức về tình trạng khó khăn của họ.

  1. Một chiến dịch không gây khó chịu và thu hút nhiều cử tri

Yascha Mounk, tờ The Atlantic cho rằng: “Biden đã thắng vì ông ấy nhận ra rằng hầu hết người Mỹ ít thèm muốn chủ nghĩa cực đoan chính trị hơn nhiều so với những người dẫn chương trình truyền hình cáp của đất nước và những người nổi tiếng trên mạng xã hội dường như vẫn nghĩ”. Nếu như Trump liên tục gây ra những tranh cãi trên mạng xã hội Twitter vì những phát ngôn liên quan đến Covid-19 và những người nổi tiếng khác, gây nên sự khó chịu với những người theo dõi cuộc bầu cử thì Biden đã cố gắng mở rộng sự ủng hộ và tiếp cận nhiều cử tri hơn, đề cập đến vấn đề y tế và chống dịch bệnh. Trong khi phe của Biden vui mừng và phe Trump ấm ức kêu gào là có gian lận thì ông Biden đã bắt đầu tập hợp lực lượng chống dịch, lên kế hoạch kiềm chế Covid. Ở trên trường quốc tế thì ông Biden hứa sẽ sửa chữa mối quan hệ của Mỹ và châu Âu.


Trên đây là tiểu luận môn Chính trị học đề tài: Truyền thông đại chúng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020, dành cho các bạn đang làm tiểu luận môn học đại cương: còn nhiều bài mẫu tiểu luận môn học các bạn tìm kiếm trên chuyên mục nhé. 

Lưu ý: Có thể trên website không có tài liệu đúng như các bạn mong muốn để hoàn thiện bài làm hoàn toàn mới và chất lượng tốt các bạn có thể cần tới sự hỗ trợ của dịch vụ viết tiểu luận để kham khảo bảng giá và quy trình làm việc các bạn có thể trao đổi với mình qua SDT/ZALO: https://zalo.me/0932091562

DOWNLOAD FILE

Contact Me on Zalo