Tiểu luận: Tranh chấp hợp đồng tín dụng qua nghiên cứu bản án số 64/2020/DS – ST ngày 26 tháng 11 năm 2020 của tòa án nhân nhân Quận Hải Châu, Đà Nẵng là bài mẫu Tiểu luận AD muốn chia sẻ đến các bạn. Đây là một vụ án điển hình để các bạn tham khảo vận dụng vào làm bài làm của mình, thời gian tới AD sẽ gửi cho các bạn nhiều bài mẫu hay hơn, nhớ theo dõi AD qua trang Viettieuluan.
Ngoài ra, AD có nhận viết các bài Tiểu luận, chuyên đề, báo cáo,… liên hệ với AD qua zalo Viettieuluan để được hỗ trợ nhanh chóng!
1.Tóm tắt nội dung Tiểu luận Tranh chấp hợp đồng tín dụng vụ án và những vấn đề có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án
1.1. Tóm tắt nội dung vụ án
– Tên bản án: Bản án số 64/2020/DS – ST ngày 26 tháng 11 năm 2020 về tranh chấp hợp đồng tín dụng.
– Cấp xét xử: Sơ thẩm.
– Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.
– Lĩnh vực: sơ thẩm.
– Nội dung vụ án:
Vào ngày 13/9/2018, bà Phan Thị Thúy O có ký với Ngân hàng Thương mại cổ phần S Chi nhánh B (viết tắt là Ngân hàng) hợp đồng sử dụng thẻ tín dụng (bao gồm Giấy đề nghị cấp thẻ tín dụng kiêm hợp đồng, bản Điều khoản và Điều kiện phát hành và sử dụng thẻ tín dụng của Ngân hàng Thương mại cổ phần S – các tàiliệu được gọi chung là hợp đồng). Căn cứ thu nhập của bà Phan Thị Thúy O, Ngân hàng đã đồng ý cấp thẻ tín dụng với hạn mức sử dụng là 50.000.000 đồng với mục đích tiêu dùng cá nhân. Sau khi được cấp thẻ tín dụng, bà Phan Thị Thúy O đã thực hiện các giao dịch với tổng số tiền là 254.479.965 đồng.
XEM THÊM ==> DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN
Trong quá trình sử dụng thẻ, từ khi kích hoạt thẻ đến nay bà Phan Thị Thúy O đã thanh toán cho Ngân hàng số tiền là 217.982.000 đồng, sau đó không thanh toán nữa. Ngân hàng đã nhiều lần nhắc nhở, đôn đốc nhưng bà O vẫn không có thiện chí trả nợ. Do bà Phan Thị Thúy O vi phạm nghĩa vụ thanh toán quy định định tại Điều 2 của bản Điều khoản và điều kiện phát hành sử dụng thẻ tín dụng của Ngân hàng, ngày 23/3/2020 Ngân hàng đã chấm dứt quyền sử dụng thẻ và chuyển toàn bộ dư nợ còn thiếu sang nợ quá hạn theo quy định tại Điều 23 của bản Điều khoản và Điều kiện phát hành sử dụng thẻ tín dụng của Ngân hàng. Tính đến ngày 26/11/2020, bà Phan Thị Thúy O còn nợ Ngân hàng các khoản sau: Dư nợ là 57.748.576 đồng (bao gồm cả các khoản phí theo quy định tại Điều 23 của bản Điều khoản và Điều kiện phát hành sử dụng thẻ tín dụng), lãi quá hạn là 18.693.177 đồng. Tổng cộng là 76.441.753 đồng.
Do bà Phan Thị Thúy O vi phạm hợp đồng nên Ngân hàng Thương mại cổ phần S khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc bà O phải thanh toán cho Ngân hàng tổng số tiền tạm tính đến ngày 26/11/2020 là 76.441.753 đồng, trong đó nợ gốc là 57.748.576 đồng và tiền lãi là 18.693.177 đồng. Lãi tiếp tục tính kể từ ngày 27/11/2020 cho đến khi bà O trả xong nợ theo mức lãi suất các bên thỏa thuận tại Giấy đề nghị cấp thẻ kiêm hợp đồng ngày 13/9/2018, Điều khoản và Điều kiện phát hành và sử dụng thẻ tín dụng của Ngân hàng Thương mại cổ phần S. ( Tiểu luận: Tranh chấp hợp đồng tín dụng qua nghiên cứu bản án số 64/2020/DS – ST ngày 26 tháng 11 năm 2020 của tòa án nhân nhân Quận Hải Châu, Đà Nẵng )
1.2. Những tình tiết có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án
– Xét Giấy đề nghị cấp thẻ kiêm hợp đồng ngày 13/9/2018, Điều khoản và Điều kiện phát hành và sử dụng thẻ tín dụng của Ngân hàng Thương mại cổ phần S: Về bản chất, đây là hợp đồng vay tài sản. Hợp đồng sử dụng thẻ tín dụng này thỏa mãn các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo quy định tại Điều 117 của Bộ luật Dân sự năm 2015 và quy định của Luật Các tổ chức tín dụng nên có hiệu lực, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham gia giao dịch.
– Xét yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng về việc yêu cầu bà Phan Thị Thúy O phải thanh toán số tiền nợ gốc và lãi phát sinh theo hợp đồng sử dụng thẻ tín dụng đã ký kết: Tại phiên tòa, người đại diện của nguyên đơn yêu cầu bà Phan Thị Thúy O phải có nghĩa vụ thanh toán toàn bộ số tiền nợ gốc và lãi phát sinh tạm tính đến ngày 26/11/2020 là 76.441.753 đồng, trong đó nợ gốc là 57.748.576 đồng và tiền lãi là 18.693.177 đồng. Tòa án xét thấy: Theo thỏa thuận tại Giấy đề nghị cấp thẻ kiêm hợp đồng ngày 13/9/2018 , Ngân hàng đã cấp cho bà O thẻ tín dụng với hạn mức sử dụng là 50.000.000 đồng. Sau khi được cấp thẻ tín dụng, bà Phan Thị Thúy O đã thực hiện giao dịch với số tiền 254.479.965 đồng và đã thanh toán cho Ngân hàng số tiền 217.982.000 đồng. Sau đó bà O không thanh toán nữa mặc dù đã được Ngân hàng nhắc nhở nhiều lần. Như vậy, bà O vi phạm nghĩa vụ thanh toán quy định tại Giấy đề nghị cấp thẻ kiêm hợp đồng ngày 13/9/2018, Điều khoản và Điều kiện phát hành và sử dụng thẻ tín dụng của Ngân hàng Thương mại cổ phần S. Do đó, Tòa án căn cứ các điều 463, 466 của Bộ luật Dân sự năm 2015 chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, buộc bà Phan Thị Thúy O phải thanh toán cho Ngân hàng Thương mại cổ phần S số tiền nợ tạm tính đến ngày 26/11/2020 là 76.441.753 đồng, trong đó nợ gốc là 57.748.576 đồng và tiền lãi là 18.693.177 đồng. Bà Phan Thị Thúy O phải tiếp tục chịu tiền lãi theo mức lãi suất các bên thỏa thuận tại Giấy đề nghị cấp thẻ kiêm hợp đồng ngày 13/9/2018, Điều khoản và Điều kiện phát hành và sử dụng thẻ tín dụng từ ngày 27/11/2020 cho đến khi thanh toán xong nợ cho Ngân hàng là phù hợp với Án lệ số 08/2016/AL và Điều 466 của Bộ luật Dân sự năm 2015.
2. Những kỹ năng đã được vận dụng khi việc giải quyết vụ án trong bài Tiểu luận Tranh chấp hợp đồng tín dụng
Về Kỹ năng lập luận, qua nghiên cứu bản án số 64/2020/DS – ST ngày 26 tháng 11 năm 2020 về: “tranh chấp hợp đồng tín dụng”. Việc sử dụng ngôn từ, lý lẽ, bằng chứng để đi đến kết luận của bản án là chính xác. Thể hiện ở việc xác định thủ tục tố tụng thẩm quyền giải quyết vụ án thuộc Tòa án nhân dân quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng. Việc vì sao Tòa án nhân dân xét xử vắng mặt bị đơn bởi bà Phan Thị Thúy O đã hai lần vắng mặt. Về nội dung liên quan đến vụ bán xác định ở hai vấn đề xác định quan hệ giao dịch dân sự theo quy định của Bộ Luật dân sự và Luật các tổ chức tín dụng nên làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia giao dịch và xét yêu cầu khởi kiện của ngân hàng đúng hay không? Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng.
Về kỹ năng tra cứu văn bản pháp luật:
+ Văn bản quy phạm pháp luật được tra cứu, áp dụng trong bản án tại thời điểm xảy ra vụ việc bảo đảm tính hiệu lực.
+ Bảo đảm tính chính xác: Các văn bản, điều luật thẩm phán tra cứu, áp dụng trong giải quyết tình huống phải được trích dẫn chính xác, bảo đảm hiểu đúng quy định pháp luật.
– Về kỹ năng phát hiện vấn đề: Trong vụ án này thẩm phán đã xác định đúng yêu cầu của đương sự. Những vấn đề mà đương sự không yêu cầu thì Tòa án không giải quyết. Đây là phạm vi giải quyết của Tòa án đối với mỗi vụ án cụ thể. Do đó, nghiên cứu hồ sơ vụ án phải rút ra được đương sự yêu cầu giải quyết vấn đề gì. Trong quá trình nghiên cứu phải bám sát vào yêu cầu của đương sự để xem xét.( Tiểu luận: Tranh chấp hợp đồng tín dụng qua nghiên cứu bản án số 64/2020/DS – ST ngày 26 tháng 11 năm 2020 của tòa án nhân nhân Quận Hải Châu, Đà Nẵng )
– Kỹ năng phân tích tình huống: trong quá trình phát sinh tình huống đã được dựa trên cơ sở diễn biến của sự việc; phân tích theo từng vấn đề;
XEM THÊM ==> TRỌN BỘ TIỂU LUẬN MẪU ĐIỂM CAO
3. Đánh giá việc áp dụng cơ sở pháp lý cho việc giải quyết vụ án
Qua nghiên cứu bản án trên cho thấy đây là tranh chấp liên quan đến việc vi phạm nghĩa vụ khi sử dụng thẻ tín dụng. Thẻ tín dụng theo tác giả Xuân Hiền (2021) là: “Thẻ tín dụng là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ. Nói một cách đơn giản, thẻ tín dụng là loại thẻ giúp bạn mua hàng trước và thanh toán lại cho ngân hàng sau”.
Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định như sau: “1. Tổ chức tín dụng được quyền ấn định và phải niêm yết công khai mức lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.
- Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật”.
Theo đó căn cứ nội dung trong bản án: “Vào ngày 13/9/2018, bà Phan Thị Thúy O có ký với Ngân hàng Thương mại cổ phần S Chi nhánh B (viết tắt là Ngân hàng) hợp đồng sử dụng thẻ tín dụng (bao gồm Giấy đề nghị cấp thẻ tín dụng kiêm hợp đồng, bản Điều khoản và Điều kiện phát hành và sử dụng thẻ tín dụng của Ngân hàng Thương mại cổ phần S – các tài liệu được gọi chung là hợp đồng). Căn cứ thu nhập của bà Phan Thị Thúy O, Ngân hàng đã đồng ý cấp thẻ tín dụng với hạn mức sử dụng là 50.000.000 đồng với mục đích tiêu dùng cá nhân. Sau khi được cấp thẻ tín dụng, bà Phan Thị Thúy O đã thực hiện các giao dịch với tổng số tiền là 254.479.965 đồng.
Trong quá trình sử dụng thẻ, từ khi kích hoạt thẻ đến nay bà Phan Thị Thúy O đã thanh toán cho Ngân hàng số tiền là 217.982.000 đồng, sau đó không thanh toán nữa. Ngân hàng đã nhiều lần nhắc nhở, đôn đốc nhưng bà O vẫn không có thiện chí trả nợ. Do bà Phan Thị Thúy O vi phạm nghĩa vụ thanh toán quy định định tại Điều 2 của bản Điều khoản và điều kiện phát hành sử dụng thẻ tín dụng của Ngân hàng, ngày 23/3/2020 Ngân hàng đã chấm dứt quyền sử dụng thẻ và chuyển toàn bộ dư nợ còn thiếu sang nợ quá hạn theo quy định tại Điều 23 của bản Điều khoản và Điều kiện phát hành sử dụng thẻ tín dụng của Ngân hàng. Tính đến ngày 26/11/2020, bà Phan Thị Thúy O còn nợ Ngân hàng các khoản sau: Dư nợ là 57.748.576 đồng (bao gồm cả các khoản phí theo quy định tại Điều 23 của bản Điều khoản và Điều kiện phát hành sử dụng thẻ tín dụng), lãi quá hạn là 18.693.177 đồng. Tổng cộng là 76.441.753 đồng.
Do bà Phan Thị Thúy O vi phạm hợp đồng nên Ngân hàng Thương mại cổ phần S khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc bà O phải thanh toán cho Ngân hàng tổng số tiền tạm tính đến ngày 26/11/2020 là 76.441.753 đồng, trong đó nợ gốc là 57.748.576 đồng và tiền lãi là 18.693.177 đồng. Lãi tiếp tục tính kể từ ngày 27/11/2020 cho đến khi bà O trả xong nợ theo mức lãi suất các bên thỏa thuận tại Giấy đề nghị cấp thẻ kiêm hợp đồng ngày 13/9/2018, Điều khoản và Điều kiện phát hành và sử dụng thẻ tín dụng của Ngân hàng Thương mại cổ phần S”.( Tiểu luận: Tranh chấp hợp đồng tín dụng qua nghiên cứu bản án số 64/2020/DS – ST ngày 26 tháng 11 năm 2020 của tòa án nhân nhân Quận Hải Châu, Đà Nẵng )
Bên cạnh đó, Tòa án nhân dân quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng đã nhận định hợp đồng sử dụng thẻ tín dụng giữa bà Phan Thị Thúy O Ngân hàng Thương mại cổ phần S Chi nhánh B ngày 13/09/2018 hợp đồng vay tài sản. Chính vì thế:
Căn cứ theo điều 463 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.
Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
- Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”

Hợp đồng bà O kí với ngân hàng là hợp đồng vay có lãi nên: “Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
- a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự năm 2015.
- b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Hợp đồng bà 0 kí với ngân hàng là hợp đồng vay có lãi nên: “Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
- a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự năm 2015.
- b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Căn cứ vào Án lệ số 08/2016/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 17/10/2016 và được công bố theo Quyết định số 698/QĐ-CA ngày 17/10/2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. “Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm quyết định: “Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật và người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án, người phải thi hành án còn phải trả lãi đối với số tiền chậm thi hành án theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm thi hành án” cũng là không đúng. Đối với các khoản tiền vay của tổ chức Ngân hàng, tín dụng, ngoài khoản tiền nợ gốc, lãi vay trong hạn, lãi vay quá hạn, phí mà khách hàng vay phải thanh toán cho bên cho vay theo hợp đồng tín dụng tính đến ngày xét xử sơ thẩm, thì kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm khách hàng vay còn phải tiếp tục chịu khoản tiền lãi quá hạn của số tiền nợ gốc chưa thanh toán, theo mức lãi suất mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho đến khi thanh toán xong khoản nợ gốc này. Trường hợp trong hợp đồng tín dụng, các bên có thỏa thuận về việc điều chỉnh lãi suất cho vay theo từng thời kỳ của Ngân hàng cho vay thì lãi suất mà khách hàng vay phải tiếp tục thanh toán cho Ngân hàng cho vay theo quyết định của Tòa án cũng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với sự điều chỉnh lãi suất của Ngân hàng cho vay”.( Tiểu luận: Tranh chấp hợp đồng tín dụng qua nghiên cứu bản án số 64/2020/DS – ST ngày 26 tháng 11 năm 2020 của tòa án nhân nhân Quận Hải Châu, Đà Nẵng )
Như vậy yêu cầu của ngân hàng Ngân hàng Thương mại cổ phần S Chi nhánh B (viết tắt là Ngân hàng) là có cơ sở phù hợp với những quy định của pháp luật đã nêu trên.
4. Nhận xét việc áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp trong vụ án Tiểu luận Tranh chấp hợp đồng tín dụng
Trong thực tế qua nghiên cứu có thể thấy rằng trong những vụ án tranh chấp Hợp đồng tín dụng, những nội dung liên quan đến thỏa thuận lãi suất là vô cùng quan trọng, lãi suất được xác định đúng sẽ xem là căn cứ xác định đúng lãi suất điều chỉnh là căn cứ để bên vay vốn và bên thế chấp tài sản hoặc bên bão lãnh tài sản thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Những thỏa thuận cụ thể về lãi suất được các bên ghi nhận trong hợp đồng tín dụng cũng là căn cứ để xem xét hợp đồng đó có phù hợp với yêu cầu của pháp luật hay không, xác định nghĩa vụ của đương sự trong các vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng.
Thông tư số 39/2016/TT – NHNN quy định về “phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại”: “1. Tổ chức tín dụng và khách hàng được thỏa thuận về việc phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật đối với trường hợp tổ chức tín dụng hoặc khách hàng không thực hiện đúng nội dung trong thỏa thuận cho vay, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 13 Thông tư này.
- Tổ chức tín dụng và khách hàng có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại. Trường hợp tổ chức tín dụng và khách hàng có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm”.
Mức phạt vi phạm cũng được quy định tại Thông tư này như sau: “Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi theo quy định tại điểm a khoản này, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả”.
Tuy nhiên trong thực tế vẫn có những vi phạm phổ biến liên quan đến lãi suất, điều chỉnh lãi suất trong quá trình giải quyết tranh chấp đó là:
– Tòa án không thu thập tài liệu về lãi suất hoặc không đánh giá tài liệu về lãi suất, chấp nhận yêu cầu số liệu tính lãi Ngân hàng cung cấp
– Tòa án có yêu cầu Ngân hàng cung cấp bảng tính lãi của Hợp đồng tín dụng mà hai bên đã ký kết nhưng không đối chiếu thỏa thuận điều chỉnh lãi và cách tính lãi điều chỉnh của Ngân hàn
– Tòa án đã yêu cầu Ngân hàng cung cấp bảng tính lãi cụ thể, nhưng Ngân hàng cung cấp không đầy đủ, không thể hiện rõ quá trình điều chỉnh lãi và cách áp dụng lãi suất cụ thể.
Trở lại với bản án đã nêu trên thì hợp đồng tín dụng giữa bà Phan Thị Thúy O ký với Ngân hàng Thương mại cổ phần S Chi nhánh B được xác lập ngày 13/09/2018 sau thời hạn ngày 01 tháng 01 năm 2017 do đó lãi suất trong trường hợp này sẽ được xác định tại Khoản 2 điều 8 Nghị quyết số 01/2019/NQ – HĐTP ngày 11 tháng 01 năm 2019 hướng dẫn: “áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm”. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn nhiều cách hiểu về nội dung phạt vi phạm bởi Nghị quyết 01/2019 chưa hướng dẫn cụ thể về vấn đề này để chấp thuận hay không chấp thuận yêu cầu của ngân hàng liên quan đến phạt lãi vi phạm dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau trong quá trình xét xử vụ án. Cũng còn những trường hợp Tòa án chưa chú trọng đến cách tính lãi suất trong hạn và lãi suất quá hạn; thiếu kiểm tra việc có hay không có thỏa thuận điều chỉnh lãi suất; không đối chiếu số liệu về lãi suất. Cấp xét xử sơ thẩm thường chỉ căn cứ vào số liệu tính lãi do ngân hàng cung cấp dẫn đến đây là một trong những nguyên nhân hủy án, sửa án( Tiểu luận: Tranh chấp hợp đồng tín dụng qua nghiên cứu bản án số 64/2020/DS – ST ngày 26 tháng 11 năm 2020 của tòa án nhân nhân Quận Hải Châu, Đà Nẵng )
XEM THÊM ==> TRỌN BỘ TIỂU LUẬN NGÀNH LUẬT
5. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật đối với vấn đề nghiên cứu
Đối với vấn đề lãi suất, trong trường hợp có đương sự đề nghị xem xét về lãi suất thì người nghiên cứu hồ sơ trong quá trình giải quyết vụ án cần thu thập những tài liệu về cách tính lãi suất của Ngân hàng đồng thời đối chiếu những văn bản Luật về cách tính lãi suất để có được những cách giải quyết vụ án một cách đúng đắn. Căn cứ quy định của Ngân hàng Nhà nước, căn cứ nội dung thỏa thuận của Hợp đồng tín dụng, các khế ước nhận nợ về lãi suất cho vay mà Ngân hàng cấp cho người vay, người nghiên cứu có thể xác định mức lãi suất, mức điều chỉnh lãi suất có phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước hay không? Trường hợp thấy lãi suất thỏa thuận cao hơn quy định, cần yêu cầu Ngân hàng tính lại trên cơ sở quy định của các Quyết định, Thông tư do Ngân hàng Nhà nước ban hành.
Nếu Ngân hàng không cung cấp bảng tính lãi, không cung cấp các quyết định áp dụng lãi suất trong hệ thống Ngân hàng… Tòa án không thể có cơ sở xác định tính chính xác số liệu lãi trong hạn và lãi quá hạn có phù hợp với quy định pháp luật không. Tòa án có quyền tuyên chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện về nợ gốc, xác định rõ trong bản án do Ngân hàng không cung cấp chứng cứ nên dành cho Ngân hàng quyền khởi kiện vụ án khác về lãi suất.
Về vấn đề lãi phạt vi phạm vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau, cho nên các cơ quan có thẩm quyền cần nghiên cứu đưa ra văn bản hướng dẫn thi hành rõ ràng để nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp liên quan.
Đồng thời để giảm thiểu những tranh chấp cần:
– Đối với giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng tín dụng cần phải chú trọng tới vấn đề hòa giải. Vấn đề này sẽ bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong việc thực hiện nghĩa vụ của các đương sự khi tiến hành giải quyết.
Tiểu luận: Tranh chấp hợp đồng tín dụng qua nghiên cứu bản án số 64/2020/DS – ST ngày 26 tháng 11 năm 2020 của tòa án nhân nhân Quận Hải Châu, Đà Nẵng là bài mẫu xứng đáng để các bạn tham khảo. AD có nhận viết các bài Tiểu luận, chuyên đề, báo cáo,… liên hệ với AD qua zalo Viettieuluan để được hỗ trợ nhanh chóng!