Tiểu Luận Thực Tiễn Giao Kết Hợp Đồng Theo Cisg 1980

Rate this post

Ngay bây giờ đây mình sẽ giới thiệu đến cho các bạn sinh viên một bài Tiểu Luận Thực Tiễn Giao Kết Hợp Đồng Theo Cisg 1980 và đây là một trong những đề tài tiểu luận chắc hẳn các bạn cũng đang quan tâm, chính vì thế ngay bây giờ đây các bạn hãy cùng mình xem và tham khảo bài tiểu luận này nhé. Nguồn tài liệu mình đã tiến hành triển khai nội dung như là sơ lược về gisg,những vấn đề pháp lý và thực tiễn giao kết hợp đồng theo công ước viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (cisg) trong tương quan so sánh với pháp luật việt nam,và cuối cùng là nhận xét đánh giá và kiến nghị hoàn thiện. 

Ngoài ra, hiện tại bên mình có nhận viết thuê tiểu luận với rất nhiều đề tài đa dạng phổ biến, và bạn có biết rằng chúng tôi đã nhận viết thuê cho hàng loạt sinh viên đã đạt thành tích cao. Nếu như bạn đang loay hoay trong vấn đề hoàn thiện một bài tiểu luận thì ngay bây giờ đây hãy tìm đến ngay dịch vụ nhận viết thuê tiểu luận của chúng tôi qua zalo/telegram : 0932.091.562 để được chúng tôi tư vấn báo giá và hỗ trợ nhanh nhất có thể nhé.

           1. SƠ LƯỢC VỀ GISG

            Như chúng ta đã biết, công ước viên năm 1980 về “hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế” (CISG – tiếng anh là United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods) được soạn thảo bởi Uỷ ban của Liên Hợp quốc về Luật thương mại quốc tế “trong một nỗ lực hướng tới thống nhất nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Công ước này đã trở thành công ước được áp dụng rộng rãi nhất trong số các điều ước quốc tế đa phương về mua bán hàng hoá quốc tế với các quốc gia thành viên[1]”.

            Năm 1968, “trên cơ sở yêu cầu của đa số các thành viên Liên Hợp Quốc về một khuôn khổ mới với sự mở rộng của các nước có nền pháp lý, kinh tế chính trị khác nhau nhằm thống nhất về pháp luật nội dung áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thay thế cho hai Công ước La Haye năm 1964. Được soạn thảo dựa trên các điều khoản của Công ước La Haye, song Công ước Viên 1980 có những điểm đổi mới và hoàn thiện cơ bản[2]”.

XEM THÊM : Viết Thuê Tiểu Luận

            Công ước này chính thức có hiệu lực tại Việt nam từ ngày 01/01/2017. , việc gia nhập Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sẽ đem lại cho Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp của nước ta những lợi ích đáng kể, bao gồm cả các lợi ích kinh tế (đứng từ góc độ doanh nghiệp) và lợi ích về pháp lý (đứng từ góc độ của hệ thống pháp luật và thực thi pháp luật).

             Tiểu Luận Thực Tiễn Giao Kết Hợp Đồng Theo Cisg 1980 đối với pháp luật Việt Nam: “việc gia nhập Công ước Viên năm 1980 sẽ giúp thống nhất pháp luật về mua bán hàng hóa quốc tế của Việt Nam với nhiều quốc gia trên thế giới; việc gia nhập Công ước Viên năm 1980 sẽ đánh dấu một mốc mới trong quá trình tham gia vào các điều ước quốc tế đa phương về thương mại, tăng cường mức độ hội nhập của Việt Nam; việc gia nhập Công ước Viên năm 1980 giúp hoàn thiện pháp luật về mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng và pháp luật về mua bán hàng hóa nói chung của Việt Nam; gia nhập Công ước Viên năm 1980 cũng sẽ là điều kiện để việc giải quyết tranh chấp, nếu có, từ các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thuận lợi hơn[3]”.

            Đôi với doanh nghiệp Việt Nam: “khi Việt Nam gia nhập Công ước Viên năm 1980, các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiết kiệm được chi phí và hạn chế các tranh chấp trong việc lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng; doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện áp dụng một nguồn luật cơ bản, đáng tin cậy, thống nhất thay vì phải áp dụng luật quốc gia của nước đối tác; việc áp dụng Công ước Viên năm 1980 sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam tránh được những tranh chấp phát sinh trong kinh doanh quốc tế[4]”. 

            2. NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THEO “CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ” (CISG) TRONG TƯƠNG QUAN SO SÁNH VỚI PHÁP LUẬT VIỆT NAM

2.1. Đề nghị giao kết hợp đồng theo quy định của Công ước Viên 1980 và tương quan so sánh với pháp luật Việt Nam           

            Điều 14 Công ước viên 1980 quy định: “Một đề nghị ký kết hợp đồng gửi cho một hay nhiều người xác định được coi là một chào hàng nếu có đủ chính xác và nếu nó chỉ rõ ý chí của người chào hàng muốn tự ràng buộc mình trong trường hợp có sự chấp nhận chào hàng đó”.

            Theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015: “Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng[5]”.

            Như vậy có thể thấy rằng một lời đề nghị giao kết hợp đồng có 3 đặc điểm đó là:

            Một là, “đề nghị giao kết hợp đồng được gửi cho bên đã được xác định hoặc tới công chúng[6]”. đề nghị giao kết hợp đồng là ý chí của bên đề nghị giao kết và chịu sự ràng buộc bởi lời đề nghị của mình đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng. Như vậy, ngoài trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng gửi cho bên “đã được xác định” thì quy định tại Điều 386 này còn ghi nhận đề nghị được gửi tới “công chúng”. “Đề nghị giao kết hợp đồng với công chúng đã được nhiều quốc gia trên thế giới ghi nhận, tại Anh đã ghi nhận thông qua án lệ Carlill[7]”. Nội dung án lệ này như sau: “Bị đơn công ty thuốc Carbolic sản xuất một loại thuốc trị cảm cúm. Họ đăng trên mục quảng cáo của một tờ báo như sau: Công ty thuốc Carbolic sẽ thưởng £100 cho bất kỳ ai đã sử dụng thuốc của Carbolic 3 lần một ngày trong 2 tuần, theo đúng chỉ dẫn mà bị mắc bệnh cảm cúm, hay các bệnh liên quan gây ra bởi nhiễm lạnh. £1000 đã được ký gửi tại ngân hàng Alliance để minh chứng cho sự thành thật của chúng tôi. Bà Carlill đã mua hàng và sử dụng đều đặn theo đúng chỉ dẫn. Sau 2 tháng, bà bị cảm cúm. Bà liên gửi đơn tới công ty Carbolic đòi £1000. Phía Carbolic phớt lờ hai lá thư yêu cầu tiền thưởng. Đến lần thứ ba, họ – một cách ẩn danh trả lời bà Carlill: công ty tự tin vào hiệu quả của thuốc của mình. Để tránh sự gian trá nào đó, bà hãy đến công ty, sử dụng thuốc dưới sự giám sát của thư kí. Bà đâm đơn kiện Carbolic vì vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Tòa phúc thẩm phán quyết, nguyên đơn-bà Carlill thắng kiện, và được thưởng số tiền trên. Giải thích: quảng cáo trên đã hình thành nên một lời đề nghị đơn phương, và việc nguyên đơn thể hiện đầy đủ điều kiện yêu cầu trong đề nghị chính là việc chấp nhận đề nghị đó[8]”.

XEM THÊM : Tiểu Luận Các Chế Tài Trong Hợp Đồng Thương Mại 

            Do đó, một lời đề nghị của cá nhân hoặc doanh nghiệp có chứa đựng dấu hiệu để xác định là lời đề nghị giao kết hợp đồng trên các phương tiện truyền thông (các kênh quảng cáo, trang mạng…), trong địa chỉ email cá nhân, tờ rơi quảng cáo… thì cá nhân, doanh nghiệp đó phải chịu trách nhiệm bởi lời đề nghị của mình. Với quy định này, lần đầu tiên pháp luật dân sự Việt Nam ghi nhận trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng được gửi tới công chúng, quy định này tương đồng với pháp luật nhiều nước.

            Hai là, “đề nghị giao kết hợp đồng phải thể hiện ý định giao kết hợp đồng của bên đề nghị[9]”. Khoản 1 điểu 14 Công ước viên quy định: “Một đề nghị là đủ chính xác khi nó nêu rõ hàng hóa và ấn định số lượng về giá cả một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc quy định thể thức xác định những yếu tố này”. Như vậy, từ quy định của Công ước viên cho thấy một lời đề nghị được coi là đầy đủ, chính xác khi nêu rõ tên hàng hóa, số lượng và giá cả tức là đề nghị phải có những điều khoản cơ bản, chủ yếu của một hợp đồng tương lai. Nhưng so sánh thì Bộ luật dân sự năm 2015 lại không quy định về vấ đề này. “Điều này dẫn đến khó để xác định cách thức để xác định ý định giao kết hợp đồng của bên đề nghị và còn gây khó khăn cho việc áp dụng quy định này trên thực tế[10]”.

            Ba là, “bên đề nghị giao kết hợp đồng phải chịu sự ràng buộc của đề nghị giao kết hợp đồng do mình đưa ra với bên được đề nghị – bên xác định hoặc công chúng[11]”.

            Điều 394 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện trong một thời hạn hợp lý” nếu lời đề nghị giao kết hợp đồng không ghi rõ thời hạn trả lởi. Điều này cũng được quy định tại Công ước Viên như sau: “Chấp nhận chào hàng có hiệu lực từ khi người chào hàng nhận được chấp nhận. Chấp thuận chào hàng không phát sinh hiệu lực nếu sự chấp nhận ấy không được gửi tới người chào hàng trong thời hạn mà người này đã quy định trong chào hàng, hoặc nếu thời hạn đó không được quy định như vậy, thì trong một thời hạn hợp lý, xét theo các tình tiết của sự giao dịch, trong đó có xét đến tốc độ của các phương tiện liên lạc do người chào hàng sử dụng. Một chào hàng bằng miệng phải được chấp nhận ngay trừ phi các tình tiết bắt buộc ngược lại[12]”.

             Tiểu Luận Thực Tiễn Giao Kết Hợp Đồng Theo Cisg 1980 đối với trường hợp lời đề nghị giao kết hợp đồng có ghi rõ thời hạn trả lời. Công ước viên quy định, “về mặt nguyên tắc, bên đề nghị giao kết phải chịu ràng buộc trách nhiệm với lời đề nghị của mình”. Bộ luật dân sự 2015 cũng có quy định cụ thể như sau: “Trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh”[13].

            Đề nghị giao kết hợp đồng có giá trị từ thời điểm bên đề nghị ấn định, trường hợp “nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác[14]”. Nghiên cứu về lời đề việc rút, thay đổi đề nghị thì Công ước Viên năm 1980 và pháp luật dân sự Việt Nam đều đồng ý việc này. Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong trường hợp sau đây: Bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị; Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh. Khi bên đề nghị thay đổi nội dung của đề nghị thì đó là đề nghị mới[15]”.

              Tiểu Luận Thực Tiễn Giao Kết Hợp Đồng Theo Cisg 1980 về chấm dứt hợp đồng quy định tại Bộ luật dân sự nước ta như sau: “Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây: Bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng; Bên được đề nghị trả lời không chấp nhận; Hết thời hạn trả lời chấp nhận; Khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực; Khi thông báo về việc hủy bỏ đề nghị có hiệu lực; Theo thỏa thuận của bên đề nghị và bên được đề nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời[16]”. Tuy nhiên đánh giá nội dung tại khoản 1 điều 391 Bộ luật dân sự năm 2015 “Bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng” không phù hợp vì “nếu đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt trong trường hợp này thì sẽ không thể có hợp đồng được giao kết do đề nghị giao kết hợp đồng cùng với chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng mới cầu thành một hợp đồng hoàn chỉnh[17]”. Quy định nêu trên không được quy định trong Công ước viên 1980.

XEM THÊM : Đề Tài Tiểu Luận Luật Quốc Tế

          2.2. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng và hiệu lực của hợp đồng theo quy định của Công ước Viên 1980 trong tương quan so sánh với Việt Nam

            2.2.1. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

            Công ước Viên quy định như sau: “Một sự phúc đáp có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng có chứa đựng những điểm bổ sung, bớt đi hay các sửa đổi khác thì được coi là từ chối chào hàng và cấu thành một hoàn giá[18]”. “Tuy nhiên một sự phúc đáp có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng có chứa đựng các điều khoản bổ sung hay những điều khoản khác mà không làm biến đổi một cách cơ bản nội dung của chào hàng thì được coi là chấp nhận chào hàng, trừ phi người chào hàng ngay lập tức không biểu hiện bằng miệng để phản đối những điểm khác biệt đó hoặc gửi thông báo về sự phản đối của mình cho người được chào hàng. Nếu người chào hàng không làm như vậy, thì nội dung của hợp đồng sẽ là nội dung của chào hàng với những sự sửa đổi nêu trong chấp nhận chào hàng[19]”.

            Như vậy, có hai trường hợp được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng:

            Thứ nhất, chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng.

            Thứ hai, hấp nhận một sự phúc đáp có khuynh hướng chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng nhưng có chứa đựng các điều khoản bổ sung hay những điềukhoản khác mà  không làm biến đổi một cách cơ bản nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng.

            Tiểu Luận Thực Tiễn Giao Kết Hợp Đồng Theo Cisg 1980 như vậy, để có một chấp nhận đề nghi giao kết hợp đồng, bên được đề nghị phải biểu thi sự chấp nhận của mình với bên đề nghị, tức là thể hiện ý muốn giao kết hợp đồng của mình với người đề nghị. Ví dụ: “nguyên đơn là Công ty TNHH thương mại – xây dựng, bảo trì, dịch vụ kỹ thuật điện Sài Gòn – SEECOM gửi cho bị đơn là Công ty phát triển khu công nghiệp Long Bình – LOTECO một thông báo về việc bán 04 đồng hồ đo điện qua fax. Sau khi nhận được bản fax, Tổng Giám đốc của LOTECO ký chấp nhận trực tiếp vào bản fax và gửi lại cho SEECOM. Sau khi nhận được bản fax, SEECOM chuyển 04 đồng hồ đo điện vạn năng đến kho của LOTECO; hai bên thực hiện việc giao nhận hàng vào ngày 22/4/2003. Ngày 26/6/2003, LOTECO có văn bản gửi SEECOM về việc thanh toán nợ tồn đọng của các hợp đồng trong đó nêu việc báo giá đối với 04 đồng hồ đo điện vạn năng của SEECOM là quá cao so với thị trường và LOTECO đã tính lại giá thấp hơn so với giá ban đầu, còn không có khiếu nại gì khác. Thêm nữa, LOTECO đã thanh toán cho SEECOM tiền mua 04 đồng hồ đo điện vạn năng theo lệnh chuyển tiền số 132563 ngày 4/12/2003 với nội dung chuyển 100.000.000 đồng để thanh toán phí bảo trì trạm biến áp, đồng hồ vạn năng. Ngày 8/3/2004, LOTECO có Công văn số 121-04/KTH đề nghị SEECOM nhận lại 04 đồng hồ với lý do chúng không đạt yêu cầu sử dụng của Công ty và cho rằng, việc hai bên trao đổi thỏa thuận qua fax không đủ căn cứ để hình thành hợp đồng giữa hai bên[20]”. Trong vụ án nêu trên, “việc tổng giám đốc của LOTECO đã đại diện cho LOTECO biểu thị sự chấp nhận của LOTECO đối với đề nghị giao kết hợp đồng của SEECOM bằng cách ký chấp nhận vào đề nghị đó, mà không có bất kỳ sự sửa đổi, bổ sung nào. Ngoài ra, sự chấp nhận của LOTECO đối với đề nghị của SEECOM còn được khẳng định qua việc LOTECO gửi lại cho SEECOM bản fax mà SEECOM đã gửi cho LOTECO sau khi có chữ ký của Tổng Giám đốc và việc LOTECO nhận 04 đồng hồ điện vào ngày 22/4/2003, sau đó thanh toán một phần tiền cho 04 đồng hồ trên. Qua đó có thể thấy, nếu không có một hình thức bắt buộc nào được yêu cầu từ trước thì việc biểu thị sự chấp nhận có thể bằng văn bản, lời nói hay hành vi thực tế[21]”. Bộ luật dân sự năm 2015 cũng quy định: “Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị[22]”.

              Tiểu Luận Thực Tiễn Giao Kết Hợp Đồng Theo Cisg 1980 về sửa đổi, bổ sung những điều khoản cơ bản của hợp đồng thì khoản 3 điều 19 Công ước Viên năm 1980 coi “các yếu tố bổ sung hay sửa đổi liên quan đến các điều kiện giá cả, thanh toán, đến phẩm chất và số lượng hàng hóa, địa điểm và thời hạn giao hàng, đến phạm vi trách nhiệm của các bên hay đến sự giải quyết tranh chấp được coi là những điều kiện làm biến đổi một cách cơ bản nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng[23]”. Bộ luật dân sự năm 2015 cũng có quy định: “Khi bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng nhưng có nêu điều kiện hoặc sửa đổi đề nghị thì coi như người này đã đưa ra đề nghị mới[24]”. So sánh cho thấy quy định của Công ước Viên mang tính mềm dẻo hơn.

            Theo pháp luật Việt Nam, “hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể[25]”. Riêng đối với “hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế” Luật thương mại 2005 công nhận theo hình thức văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Cũng theo Bộ luật dân sự năm 2015 “hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, trừ một số loại hợp đồng có yêu cầu riêng được chỉ dẫn áp dụng quy định chung tại Điều 119[26]”.

Điều 11 Công ước có quy định về hình thức của hợp đồng: “Hợp đồng không cần phải được ký kết hoặc xác nhận bằng văn bản hay phải tuân thủ một yêu cầu nào khác về hình thức của hợp đồng”. Thậm chí ngay tại khoản 1 Điều 18, CISG 1980 có ghi nhận chấp nhận chào hàng được ký kết dưới mọi hình thức (sự im lặng hoặc bất hợp tác không mặc nhiên có giá trị một sự chấp nhận). Điều 18 cho rằng sự im lặng, bởi chính nó, không thể là một chấp nhận chào hàng. Cũng giống như Công ước Viên 1980, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên”[27]. Về vấn đề này tác giả Đỗ Văn Đại đưa ra lý giải sau: “nếu các bên có thoả thuận im lặng hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên thì im lặng vẫn được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Nếu bên cạnh sự im lặng mà bên im lặng lại thực hiện hành vi như giao hàng, trả tiền,… thì vẫn có chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng[28]”.

            Ngoài ra, tại Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Trường hợp bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng nhưng sau đó chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì việc trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có giá trị, trừ trường hợp nội dung giao kết gắn liền với nhân thân bên được đề nghị[29]”.

            2.2.2. Hiệu lực của hợp đồng

            Theo Điều 23 và Điều 24 Công ước Viên 1980, “hợp đồng được coi là đã ký kết kể từ lúc sự chấp nhận chào hàng có hiệu lực. Một chào hàng, một thông báo chấp nhận chào hàng hoặc bất cứ một sự thể hiện ý chí nào cũng được coi là hoàn thành khi người được chào hàng khi được thông tin bằng lời nói với người này, hoặc được giao bằng bất cứ phương tiện nào cho chính người được chào hàng tại trụ sở thương mại của họ, tại trụ sở bưu chính hoặc nếu họ không có trụ sở thương mại hay địa chỉ bưu chính thì gửi tới nơi thường trú của [30]họ”. Tinh thần này của Công ước Viên 1980 cho thấy thời điểm hợp đồng được giao kết theo quy định của Công ước được xác định là thời điểm bên chào hàng (đề nghị giao kết hợp đồng) nhận được chấp nhận chào hàng (chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng) vô điều kiện. Pháp luật Việt Nam cũng đã quy định vấn đề này: “Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết. Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản. Trường hợp hợp đồng giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng được xác định theo khoản 3 Điều này[31]”. Về hiệu lực của hợp đồng “1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác. 2. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật[32]”.Nội dung tại điều 401 được sửa đổi Nghị định 21/2021/NĐ – CP như sau: “Hợp đồng bảo đảm được công chứng, chứng thực theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan hoặc theo yêu cầu thì có hiệu lực từ thời điểm được công chứng, chứng thực. Hợp đồng bảo đảm không thuộc khoản 1 Điều này có hiệu lực từ thời điểm do các bên thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận thì có hiệu lực từ thời điểm hợp đồng được giao kết[33]”. Có thể thấy, quy định của pháp luật Việt Nam về hiệu lực của hợp đồng đã có sự tương thích với quy định của Công ước Viên 1980. 

Tiểu Luận Thực Tiễn Giao Kết Hợp Đồng Theo Cisg 1980
Tiểu Luận Thực Tiễn Giao Kết Hợp Đồng Theo Cisg 1980

            3. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN

            Qua phân tích quy định của Công ước Viên 1980 trong tương quan so sánh với pháp luật Việt Nam cho thấy: Bộ luật dân sự năm 2015 đã có những bước tiến bộ vượt bậc so với quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về hợp đồng. Trong đó, Bộ luật dân sự năm 2015 đã ghi nhận nhiều vấn đề mới, phù hợp với pháp luật quốc tế như đưa thêm quy định về đề nghị giao kết hợp đồng gửi tới công chúng, thông tin trong giao kết hợp đồng,… Tuy nhiên, với một số bất cập và chưa tương thích trong Bộ luật dân sự năm 2015 về giao kết hợp đồng với quy định của Công ước Viên 1980 như sau:

              Tiểu Luận Thực Tiễn Giao Kết Hợp Đồng Theo Cisg 1980 một là, một đề nghị giao kết hợp đồng phải thể hiện rõ ý định của bên đề nghị giao kết. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam lại không quy định cách thức để xác định ý định của bên đề nghị giao kết hợp đồng. Theo đó, khi quy định nội dung đề nghị giao kết hợp đồng cần phải có những nội dung chủ yếu như: tên hàng, số lượng, cách thức xác định như Công ước Viên năm 1980.

            Hai là, Theo Bộ luật dân sự năm 2015, Khoản 1 Điều 400 được hiểu, “hiệu lực của hợp đồng được xác định, căn cứ: nếu thời điểm hợp đồng được quy định cụ thể hợp đồng có hiệu lực khi nào trong luật chuyên ngành liên quan thì sẽ áp dụng quy định đó để điều chỉnh vấn đề đó; nếu không có quy định cụ thể trong luật chuyên ngành liên quan mà các bên đã có thỏa thuận về việc xác định này thì sẽ lấy đó làm căn cứ để xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng; nếu không thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng được xác định dựa trên thời điểm giao kết[34]”. Trong thực tế còn gặp nhiều vướng mắc điển hình như vụ việc sau: “Ngày 20/12/2011, Công ty cổ phần bảo hiểm PJICO – Chi nhánh tại tỉnh Đồng Nai – gọi tắt là PJICO Đồng Nai gửi cho TNHH Huada Furniture Việt Nam – gọi tắt là Công ty Huada bản báo giá, chi tiết nội dung đơn bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt bao gồm bảo hiểm cháy nổ bắt buộc và bảo hiểm gián đoạn kinh doanh thông qua Văn phòng đại diện của Công ty Chung Kuo và nhờ Chung Kuo dịch ra tiếng Trung gửi cho phía Công ty Huada bằng bưu điện, ngay trong ngày Công ty Huada đồng ý với bản báo giá và đã fax lại cho Chung Kuo để nhờ Chung Kuo báo lại cho PJICO Đồng Nai. Ngày 26/12/2011, PJICO Đồng Nai đã phát hành bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, bảo hiểm gián đoạn kinh doanh số 11/DN/TSKT/3130/168; bảo hiểm tiền số 11/DN/TSKT/3110/10 cho Công ty Huada theo quy tắc bảo hiểm hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt. Hợp đồng bảo hiểm này cũng là giấy chứng nhận bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt có thời hạn bảo hiểm từ ngày 6/1/2012 đến 6/1/2013. Trong cùng ngày PJICO đã phát hành thông báo thu phí, yêu cầu phía Công ty Huada thanh toán phí bảo hiểm theo quy định[35]”.

            “Khoảng 18h ngày 12/01/2012, tại Công ty Huada đã xảy ra vụ hỏa hoạn lớn, hậu quả của nó đã làm thiêu rụi toàn bộ 02 nhà xưởng cùng nhiều máy móc thiết bị, hàng hóa, ước tính thiệt hại vật chất gần 50 tỷ đồng[36]”.

            Ngày 13/01/2012, “đại diện PJICO Đồng Nai có mặt tại trụ sở của Công ty Huada và yêu cầu Công ty này cung cấp hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực được các bên ký kết. Qua kết quả kiểm tra, Hợp đồng bảo hiểm số 11/DN/TSKT/3110/168 vẫn chưa được Công ty Huada ký và đóng dấu xác nhận[37]”.

            Ngày 16/1/2012, “Công ty Huada chuyển tiền phí bảo hiểm vào tài khoản cho PJICO Đồng Nai. Ngày 2/2/2012, Công ty Huada ký hợp đồng bảo hiểm và gửi lại toàn bộ hợp đồng bảo hiểm cho PJICO Đồng Nai[38]”.

            Sau đó, “Công ty Huada đã yêu cầu PJICO Đồng Nai phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng. Tuy nhiên PJICO Đồng Nai đã phủ nhận hiệu lực của hợp đồng và từ chối bồi thường cho Công ty Huada. Công ty Huada đã nộp đơn khởi kiện ra TAND Thành phố Biên Hòa yêu cầu PJICO Đồng Nai bồi thường hơn 67 tỷ đồng[39]”.

            Tiểu Luận Thực Tiễn Giao Kết Hợp Đồng Theo Cisg 1980 tại các phiên tòa, “Công ty Huada cho rằng PJICO Đồng Nai là bên chủ động gửi bảng báo giá, chi tiết đơn bảo hiểm. Công ty Huada đã chấp nhận bằng việc ký xác nhận vào bảng báo giá và gửi lại cho PJICO, do đó hợp đồng bảo hiểm giữa hai Công ty đã được giao kết. Trong khi đó, PJICO Đồng Nai cho rằng đến ngày 6/1/2012- (ngày có hiệu lực ghi trên hợp đồng bảo hiểm, Công ty bảo hiểm PJICO Đồng Nai chưa nhận được hợp đồng đã ký kết hay bất cứ thông báo nào của Huada liên quan đến việc ký kết hợp đồng và thanh toán phí bảo hiểm[40]”.

            Bản án số 37/2015/KDTM – ST đã tuyên: “Không chấp nhận yêu cầu của Công ty Huada về tranh chấp hợp đồng bảo hiểm với PJICO[41]”.

            Qua hai cấp xét xử phúc thẩm và giám đốc thẩm đều cho rằng, “hợp đồng bảo hiểm giữa Công ty Huada và PJICO đã được giao kết từ ngày 6/01/2012 nên đã phát sinh trách nhiệm bồi thường. Nguyên nhân gây ra thiệt hại tài sản cho Công ty Huada cũng được TAND tỉnh Đồng Nai cho rằng do hỏa hoạn, đồng thời yêu cầu PJICO phải bồi thường thiệt hại cho phía Huada với số tiền trên 57,6 tỷ đồng[42]”.

            Như vậy, việc tranh chấp liên quan đến “thời điểm giao kết hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng”. Điều 401 Bộ luật dân sự năm 2005 (tương ứng với điều 405 Bộ luật dân sự năm 2005) quy định: “Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác[43]”. Để xác định “thời điểm có hiệu lực của hợp đồng” cần: “(i) nếu luật liên quan (luật chuyên ngành) có quy định cụ thể về thời điểm hợp đồng có hiệu lực thì xác định thời điểm có hiệu lực theo quy định này; (ii) nếu luật liên quan không có quy định nhưng các bên có thỏa thuận thì áp dụng thỏa thuận này để xác định thời điểm có hiệu lực; (iii) trường hợp không có quy định của luật liên quan cũng không có thỏa thuận khác giữa các bên thì hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm giao kết[44]”.

            Tại Luật kinh doanh bảo hiểm quy định: “hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản, bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điện báo, telex, fax[45]”. Để giải quyết vấn đề này cần phải căn cứ vào khoản 1 điều 400 Bộ luật dân sự năm 2015. “Hợp đồng bảo hiểm cháy nổ giữa Công ty Huada và PJICO phát sinh hiệu lực từ thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết. Để giải quyết thấu đáo vụ việc này, cần phải xem xét lại quá trình báo giá của PJICO gửi Công ty Huada và phía Công ty Huada có gửi lại bản báo giá với các điều khoản giống với giấy chứng nhận bảo hiểm hay không. Trong trường hợp, PJICO đã gửi cho Công ty Huada bảng báo giá bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc và đại diện của Công ty Huada đồng ý với bảng bảo giá này – có thể bằng email hoặc fax thì thời điểm giao kết hợp đồng là khi PJICO nhận được lời chấp nhận bảng báo giá từ phía Công ty Huada. Mặc dù Công ty Huada chưa ký hợp đồng nhưng hợp đồng bảo hiểm vẫn có giá trị[46]”. Tuy nhiên, Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản[47]”. Hợp đồng bảo hiểm giữa hai công ty này phát sinh hiệu lực từ thời điểm sau cùng ký văn bản, “vụ việc này, tại thời điểm xảy ra vụ cháy thì hợp đồng chưa được phía Công ty Huada ký và đóng dấu. Do đó, hợp đồng chưa được phát sinh hiệu lực, phía PJICO không có trách nhiệm phải bồi thường cho phía Công ty Huada”[48]. Như vậy, qua nghiên cứu có thể thấy thời điểm sau cùng ký vào hợp đồng không đồng nhất với lời đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng. Bộ luật dân sự năm 2015 không đưa ra bất kì dự liệu nào liên quan đến tình huống này. Thiết nghĩ trong thời gian tới cần có văn bản hướng dẫn để giải quyết vấn đề này nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn trong quá trình áp dụng pháp luật.

            Ba là, điều 393 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định “một trường hợp duy nhất được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng “vô điều kiện”. “Theo đó, “chấp nhận không được đưa ra nếu có bất cứ sửa đổi, bổ sung nào của đơn đề nghị giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, trong tiến trình giao lưu thương mại và hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay, một sửa đổi, bổ sung không đáng kể trong chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng lại cấu thành một đề nghị giao kết hợp đồng mới sẽ làm cho quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng bị kéo dài, thiếu sự linh hoạt trong hoạt động thương mại, đặc biệt là thương mại quốc tế[49]”. Do đó, “pháp luật Việt Nam nên quy định giống như Công ước Viên 1980. Khi đó, chỉ đối với những chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng có đưa ra những sửa đổi, bổ sung nội dung cơ bản của đề nghị giao kết hợp đồng mới coi là một đề nghị giao kết hợp đồng mới, còn đối với những sửa đổi, bổ sung không cơ bản cần được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng phản đối ngay lập tức[50]”.

Trên đây là toàn bộ Tiểu Luận Thực Tiễn Giao Kết Hợp Đồng Theo Cisg 1980 là toàn bộ nội dung bài tiểu luận mà mình đã tiến hành liệt kê và chia sẻ đến cho các bạn xem và theo dõi. Nếu như nguồn tài liệu trên đây chưa đủ làm bạn hài lòng thì đừng quên rằng hiện nay bên mình có nhận viết thuê tiểu luận, bạn đang gặp rắc rối trong việc làm hoàn thiện bài tiểu luận, không sao cả ngay bây giờ đây hãy tìm đến dịch vụ làm tiểu luận thuê chất lượng của chúng tôi qua zalo/telegram : 0932.091.562 để được tư vấn báo giá và hỗ trợ lựa chọn đề tài phù hợp nhé.

DOWNLOAD MIỄN PHÍ

[1] Trung tâm WTO và Hội nhập – VCCI (2019), “Công ước viên 1980 là gì? Vai trò của CIGS”, truy xem tại cập ngày 10/01/2021).

[2] Trung tâm WTO (2014), “Sơ lược về lịch sử Công ước viên 1980 (CIGS)”,

[3] Chính phủ (2015), Tờ trình số 173/TTr/CP ngày 22 tháng 04 năm 2015 V/v: “gia nhập Công ước Viên năm 1980 của Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế”, Hà Nội.

[4] Chính phủ (2015), Tờ trình số 173/TTr/CP ngày 22 tháng 04 năm 2015 V/v: “gia nhập Công ước Viên năm 1980 của Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế”, Hà Nội

[5] Điều 386 Bộ luật dân sự năm 2015.

[6] Nguyễn Thị Lệ Huyền và Vũ Thu Hương (2021), “Giao kết hợp đồng theo quy định của Công ước Viên 1980 trong tương quan so sánh với pháp luật Việt Nam”, Tạp chí khoa học kiểm sát, (số chuyên đề 01), tr.115.

[7] Nguyễn Thị Lệ Huyền và Vũ Thu Hương (2021), “Giao kết hợp đồng theo quy định của Công ước Viên 1980 trong tương quan so sánh với pháp luật Việt Nam”, Tạp chí khoa học kiểm sát, (số chuyên đề 01), tr.115.

[8] Nguyễn Thị Hoa (2015), “nghiên cứu điển hình carlill vs truy cập ngày 10/01/2021).

[9] Nguyễn Thị Lệ Huyền và Vũ Thu Hương (2021), “Giao kết hợp đồng theo quy định của Công ước Viên 1980 trong tương quan so sánh với pháp luật Việt Nam”, Tạp chí khoa học kiểm sát, (số chuyên đề 01), tr.115.

[10] Nguyễn Thị Lệ Huyền và Vũ Thu Hương (2021), “Giao kết hợp đồng theo quy định của Công ước Viên 1980 trong tương quan so sánh với pháp luật Việt Nam”, Tạp chí khoa học kiểm sát, (số chuyên đề 01), tr.115.

[11] Nguyễn Thị Lệ Huyền và Vũ Thu Hương (2021), “Giao kết hợp đồng theo quy định của Công ước Viên 1980 trong tương quan so sánh với pháp luật Việt Nam”, Tạp chí khoa học kiểm sát, (số chuyên đề 01), tr.115

[12] Khoản 2 điều 18 Công ước Viên năm 1980.

[13] Điều 394 Bộ luật dân sự năm 2015.

[14] Điểm b khoản 1 điều 388 Bộ luật dân sự năm 2015.

[15] Điều 389 Bộ luật dân sự năm 2015.

[16] Điều 391 Bộ luật dân sự năm 2015.

[17] Nguyễn Thị Lệ Huyền và Vũ Thu Hương (2021), “Giao kết hợp đồng theo quy định của Công ước Viên 1980 trong tương quan so sánh với pháp luật Việt Nam”, Tạp chí khoa học kiểm sát, (số chuyên đề 01), tr.115

[18] Khoản 1 điều 19 Công ước viên 1980.

[19] Khoản 2 điều 19 Công ước viên 1980.

[20] Quyết định Giám đốc thẩm số 08/KDTM-GĐT của Hội đồng thẩm phán TANDTC ngày 08/12/2005 về vụ án “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ bảo trì trạm biến áp”.

[21] Quyết định Giám đốc thẩm số 08/KDTM-GĐT của Hội đồng thẩm phán TANDTC ngày 08/12/2005 về vụ án “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ bảo trì trạm biến áp”.

[22] Khoản 1 điều 389 Bộ luật dân sự năm 2015.

[23] Khoản 3 điều 19 Công ước viên năm 1980.

[24] Điều 392 Bộ luật dân sự năm 2015.

[25] Khoản 1 điều 24 Luật thương mại năm 2005.

[26] Điều 119 Bộ luật dân sự năm 2015.

[27] Điều 393 Bộ luật dân sự năm 2015.

[28] Đỗ Văn Đại (2016), Bình luận khoa học – Những điểm mới của Bộ luật dân sự năm 2015, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.352.

[29] Điều 396 Bộ luật dân sự năm 2015.

[30] Điều 23, 24 Công ước Viên 1980.

[31] Điều 400 Bộ luật dân sự năm 2015.

[32] Điều 401 Bộ luật dân sự năm 2015.

[33] Khoản 1,2 Điều 22 Nghị định số 21/2021/NĐ – CP ngày 19 tháng 03 năm 2021 quy định: “thi hành Bộ luật dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ”.

[34] Khoản 1 điều 400 Bộ luật dân sự năm 2015.

[35] Vương Thanh Thúy & Phạm Thị Mỹ Linh (2017), “Thời điểm giao kết hợp đồng – Bất cập vẫn chưa được giải quyết tại Bộ luật Dân sự năm 2015”, xem tại truy cập 1/11/2021).

[36] Vương Thanh Thúy & Phạm Thị Mỹ Linh (2017), “Thời điểm giao kết hợp đồng – Bất cập vẫn chưa được giải quyết tại Bộ luật Dân sự năm 2015”, xem truy cập 1/11/2021).

[37] Vương Thanh Thúy & Phạm Thị Mỹ Linh (2017), “Thời điểm giao kết hợp đồng – Bất cập vẫn chưa được giải quyết tại Bộ luật Dân sự năm 2015”, xem tại ruy cập 1/11/2021).

[38] Vương Thanh Thúy & Phạm Thị Mỹ Linh (2017), “Thời điểm giao kết hợp đồng – Bất cập vẫn chưa được giải quyết tại Bộ luật Dân sự năm 2015”, xem tại /11/2021).

[39] Vương Thanh Thúy & Phạm Thị Mỹ Linh (2017), “Thời điểm giao kết hợp đồng – Bất cập vẫn chưa được giải quyết tại Bộ luật Dân sự năm 2015”, xem ruy cập 1/11/2021).

[40] Vương Thanh Thúy & Phạm Thị Mỹ Linh (2017), “Thời điểm giao kết hợp đồng – Bất cập vẫn chưa được giải quyết tại Bộ luật Dân sự năm 2015”, xem tại ngày truy cập 1/11/2021).

[41] Bản án sơ thẩm số 37/2015/KDTM – ST ngày 29 tháng 09 năm 2015 của Toàn án nhân dân Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

[42] Phán quyết số 11/2016/KDTM-PT của TAND tỉnh Đồng Nai ngày 2/2/2016 và Quyết định giám đốc thẩm số 47/2016/KDTM-GĐT ngày 29/8/2016 của TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh

[43] Điều 401 Bộ luật dân sự năm 2015.

[44] Vương Thanh Thúy & Phạm Thị Mỹ Linh (2017), “Thời điểm giao kết hợp đồng – Bất cập vẫn chưa được giải quyết tại Bộ luật Dân sự năm 2015”, xem ngày truy cập 1/11/2021).

[45] Điều 14 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000.

[46] Vương Thanh Thúy & Phạm Thị Mỹ Linh (2017), “Thời điểm giao kết hợp đồng – Bất cập vẫn chưa được giải quyết tại Bộ luật Dân sự năm 2015”, xem tại (ngày truy cập 1/11/2021).

[47] Khoản 4 điều 400 Bộ luật dân sự năm 2015.

[48] Vương Thanh Thúy & Phạm Thị Mỹ Linh (2017), “Thời điểm giao kết hợp đồng – Bất cập vẫn chưa được giải quyết tại Bộ luật Dân sự năm 2015”, xem tại ngày truy cập 1/11/2021).

[49] Nông Quốc Bình (2011), “Sự mềm dẻo của Công ước Viên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế”, Tạp chí luật học, (số 4), tr. 18 – 22.

[50] Nông Quốc Bình (2011), “Sự mềm dẻo của Công ước Viên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế”, Tạp chí luật học, (số 4), tr. 18 – 22.

Contact Me on Zalo