Tiểu luận: Thủ tục đầu tư theo Luật đầu tư năm 2020 có khác gì thủ tục đăng kí doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp năm 2020. Cho ví dụ minh họa. Bài viết này sẽ làm rõ cho các bạn về Luật đầu tư năm 2020 khác như nào so với Luật doanh nghiệp 2020 khi một bên thủ tục đầu tư còn một bên là thủ tục đăng kí doanh nghiệp, AD nhận thấy sự thiếu xót của các bạn trong quá trình trao đổi về Luật đầu tư vì thế AD mới quyết định chia sẻ đến các bạn bài mẫu này. Tham khảo và vận dụng ngay vào bài làm của mình.
Thời gian tới AD sẽ cập nhật nhiều tài liệu hơn nhằm giúp các bạn có một kho tài liệu đồ sộ vận dụng làm bài. Tuy nhiên chưa dừng ở việc cung cấp tài liệu cho các bạn mà AD còn nhận viết các bài Tiểu luận, chuyên đề, luận văn,… các bạn có nhu cầu cần thuê người viết thì liên hệ với AD qua zalo Viettieuluan ngay nhé.
Phần mở đầu bài Tiểu luận: Thủ tục đầu tư theo Luật đầu tư năm 2020 có khác gì thủ tục đăng kí doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp năm 2020. Cho ví dụ minh họa
Như chúng ta đã biết, đầu tư được xem là một trong những nhân tố có vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Trong bất kỳ giai đoạn nào, ở bất kỳ thời gian nào trong quá trình phát triển của xã hội thì hoạt động đầu tư luôn tồn tại ở một hình thức nhất định, nó tác động đến kinh tế, chính trị, đến mọi mặt của đời sống xã hội, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của xã hội. Việc Quốc hội thông qua Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Luật Đầu tư năm 2020 với những quy định thông thoáng và phù hợp với thông lệ quốc tế đã khuyến khích và thu hút được một nguồn vốn đáng kể từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư, thành lập doanh nghiệp để phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Để có thể tìm tiểu rõ hơn về vấn đề này, sinh viên chọn chủ đề: “Thủ tục đầu tư theo Luật đầu tư năm 2020 có khác gì thủ tục đăng kí doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp năm 2020. Cho ví dụ minh họa” làm chủ đề nghiên cứu môn học Luật đầu tư của mình.
XEM THÊM ==> DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN
Phần nội dung Tiểu luận: Thủ tục đầu tư theo Luật đầu tư năm 2020 có khác gì thủ tục đăng kí doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp năm 2020. Cho ví dụ minh họa
1. Những vấn đề lý luận về thủ tục đầu tư và đăng kí doanh nghiệp
1.1. Thủ tục đầu tư
* Trong trường hợp thực hiện thủ tục Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (điều 36 Luật đầu tư).
– Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài; Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật đầu tư năm 2020.
– Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng kí đầu tư: dự án của nhà đầu tư trong nước; dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 điều 23 của Luật đầu tư. ( Tiểu luận: Thủ tục đầu tư theo Luật đầu tư năm 2020 có khác gì thủ tục đăng kí doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp năm 2020. Cho ví dụ minh họa )
+ Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
– Trường hợp có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này, nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 37 của Luật này.
*. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (Điều 37)
– Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.

– Đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định sau đây:
XEM THÊM ==> TRỌN BỘ TIỂU LUẬN MẪU ĐIỂM CAO
+ Nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư. Hồ sơ dự án đầu tư gồm:
(1) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư
(ii) Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức( Tiểu luận: Thủ tục đầu tư theo Luật đầu tư năm 2020 có khác gì thủ tục đăng kí doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp năm 2020. Cho ví dụ minh họa )
(iii) Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án
(iv) Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư, tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư
(V) Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư
(vi) Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật này gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính
(vii) Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
+ Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.
*. Thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (Điều 38): Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này; Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây: Dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.( Tiểu luận: Thủ tục đầu tư theo Luật đầu tư năm 2020 có khác gì thủ tục đăng kí doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp năm 2020. Cho ví dụ minh họa )
1.2. Thủ tục đăng ký doanh nghiệp
Điều 33 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Quyền tự do đăng ký doanh nghiệp (thành lập doanh nghiệp) là một trong những nội dung cơ bản của quyền tự do kinh doanh, nó cũng được xem là nội dung pháp lý quan trọng về địa vị pháp lý của doanh nghiệp, có ý nghĩa xác lập tư cách pháp lý cho doanh nghiệp. Với nguyên tắc tự do kinh doanh trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc thành lập doanh nghiệp có ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của toàn xã hội, nên phải được thực hiện trong khuôn khổ pháp lý cụ thể, đó chính là sự ghi nhận của pháp luật thông qua cơ chế “đăng ký doanh nghiệp”.
Đăng kí doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 điều 3 Nghị định 01/2021/NĐ – CP: “Đăng ký doanh nghiệp là việc người thành lập doanh nghiệp đăng ký thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập, doanh nghiệp đăng ký những thay đổi trong thông tin về đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đăng ký doanh nghiệp bao gồm đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và các nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác theo quy định của Nghị định này”. Từ khái niệm này và căn cứ vào những dấu hiệu chung về đăng ký doanh nghiệp, chúng ta có thể hiểu “đăng ký doanh nghiệp” là hành vi mang tính chất tiền đề quan trọng của chủ thể kinh doanh nhằm thực hiện nhu cầu kinh doanh của mình hay nói cách khác là khi họ muốn thành lập doanh nghiệp, tham gia thị trường để thực hiện những mục đích đầu tư, kinh doanh của mình. Hành vi đăng ký doanh nghiệp phải được thực hiện theo những trình tự thủ tục luật định, và doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi đã hoàn thành những điều kiện mà pháp luật quy định.
XEM THÊM ==> TRỌN BỘ TIỂU LUẬN NGÀNH LUẬT
2. So sánh thủ tục đầu tư và đăng ký doanh nghiệp
Trong hoạt động kinh tế việc đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp luôn tạo ra những cơ hội cũng như những thách thức rất lớn đối với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu hiểu được sự liên quan của những quy định này sẽ tạo rất nhiều thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân khi thực hiện các hoạt động kinh tế của mình. Về cơ bản, phạm vi điều chỉnh của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp là hoàn toàn khác nhau, mặc dù khi thực hiện có những điểm giao thoa nhau. Luật Doanh nghiệp điều chỉnh các hoạt động liên quan đến thành lập, tổ chức quản lý doanh nghiệp, bao gồm cả tổ chức lại, mở chi nhánh văn phòng đại diện, giải thể doanh nghiệp. Sau đó, doanh nghiệp được thành lập sẽ tiến hành các hoạt động đầu tư cụ thể hay gọi là dự án đầu tư( Tiểu luận: Thủ tục đầu tư theo Luật đầu tư năm 2020 có khác gì thủ tục đăng kí doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp năm 2020. Cho ví dụ minh họa )
Thủ tục đầu tư trong Luật doanh nghiệp năm 2020, là việc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế) tiến hành thẩm tra các điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng, đăng ký và cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án đầu tư. Ý nghĩa pháp lý của thủ tục đầu tư là để đảm bảo sự quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư.
Thủ tục đăng ký doanh nghiệp được quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2020, là việc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh hoặc cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện) tiến hành xem xét hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho các chủ thể kinh doanh (bao gồm các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh). Ý nghĩa pháp lý của thủ tục đăng ký doanh nghiệp là để đảm bảo sự quản lý nhà nước đối với các chủ thể kinh doanh.
Như vậy, xét về mặt chủ thể (cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành), cơ sở pháp lý và ý nghĩa pháp lý của hai thủ tục đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp thì có thể nhận thấy đây là hai thủ tục độc lập và hoàn toàn khác nhau. Trong thực tế, chúng có thể được thực hiện tuần tự nhau, cụ thể:
– Tiến hành đăng ký đầu tư đăng ký doanh nghiệp: là khi nhà đầu tư tiến hành các dự án đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế; với các dự án này, nhà đầu tư phải tiến hành đăng ký đầu tư, tiếp theo phải triển khai thực hiện dự án (thuê, giao nhận đất, chuẩn bị mặt bằng,…). Sau khi có được Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhà đầu tư bắt đầu tiến hành đăng ký( Tiểu luận: Thủ tục đầu tư theo Luật đầu tư năm 2020 có khác gì thủ tục đăng kí doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp năm 2020. Cho ví dụ minh họa )
Nhằm tạo nên một kho tài liệu đồ sộ để các bạn vận dụng làm bài. Ngoài việc AD còn nhận viết các bài Tiểu luận, chuyên đề, luận văn,… các bạn có nhu cầu cần thuê người viết thì liên hệ với AD qua zalo Viettieuluan ngay nhé.