Sau đây mình sẽ giới thiệu đến cho bạn bài Tiểu Luận Thay Đổi Người Tố Tụng Trong Vụ Án Hình Sự là một trong những đề tài tiểu luận phổ biến nhất hiện nay chắc hẳn các bạn sinh viên đang quan tâm và tìm kiếm, chính vì thế ngày hôm nay mình sẽ chia sẻ đến cho các bạn sinh viên cùng xem và tham khảo nhé. Nội dung mình đã tiến hành triển khai như là quy định pháp luật về thay đổi người tiến hành tố tụng,bất cập và hướng hoàn thiện quy định pháp luật về thay đổi người tiến hành tố tụng… Mình mong nguồn tài liệu mình sắp triển khai dưới đây sẽ gợi ý cho bạn thêm nhiều kiến thức để có thể tự triển khai tốt bài tiểu luận của mình.
Trước đây chúng tôi đã từng viết một loạt hơn 300 đề tài tiểu luận luật hình sự hoàn toàn xuất sắc các bạn có thể xem và lựa chọn ngay cho mình một đề tài phù hợp luôn nhé, chưa dừng lại ở đó, ngoài ra hiện tại bên mình có nhận viết thuê tiểu luận với đa dạng các đề tài điểm cao và chất lượng, nếu như bạn chưa có thời gian để hoàn thành một bài tiểu luận thì ngay bây giờ đây hãy tìm đến dịch vụ viết thuê tiểu luận của chúng tôi qua zalo/telegram : 0932.091.562 để được tư vấn báo giá làm bài trọn gói và hỗ trợ nhanh nhất có thể nhé.
1.Quy định pháp luật về thay đổi người tiến hành tố tụng
1.1.Người tiến hành tố tụng
Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) không đưa ra khái niệm về NTHTT mà chỉ liệt kê tại khoản 2 Điều 34. Theo quy định này thì NTHTT gồm các chủ thế chính: Điều tra viên, cán bộ điều tra của cơ quan điều tra; Kiểm sát viên, kiểm tra viên của Viện kiểm sát; Thẩm phán, thư ký tòa án, thẩm tra viên thuộc Tòa án và hội thẩm nhân dân trong quá trình xét xử.
Như vậy, quá trình giải quyết vụ án hình sự từ giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử và những người thực hiện công tác tại mỗi giai đoạn là những NTHTT.
Trong giai đoạn điều tra, Điều tra viên là người được bổ nhiệm để làm nhiệm vụ điều tra hình sự[1], “tiến hành các hoạt động kiểm tra, xác minh và các hoạt động Điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan Điều tra”[2]. Khi thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra tham gia giải quyết vụ án hình sự, thì những người này sẽ tham gia với tư cách Điều tra viên.
XEM THÊM : Tham Khảo Viết Thuê Tiểu Luận
Trong giai đoạn truy tố, kiểm tra vụ án, kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp[3]. Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, tranh tụng tại phiên tòa và kiểm sát hoạt động tư pháp[4]. Khi Viện trưởng viện kiểm sát, phó viện trưởng viện kiểm sát tham gia giải quyết vụ án hình sự thì những người này sẽ tham gia với tư cách là kiểm sát viên.
Tiểu Luận Thay Đổi Người Tố Tụng Trong Vụ Án Hình Sự trong giai đoạn xét xử, thẩm phán là người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Luật này được Chủ tịch nước bổ nhiệm để làm nhiệm vụ xét xử[5], Chánh án, Phó chánh án khi tham gia giải quyết vụ án hình sự thì họ cũng tham gia với tư cách là thẩm phán.
Thư ký tòa án có nhiệm vụ “làm Thư ký phiên tòa, tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định của luật tố tụng; Thực hiện nhiệm vụ hành chính, tư pháp và nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án”[6]
Thẩm tra viên có nhiệm vụ đó là: “Thẩm tra hồ sơ các vụ việc mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo sự phân công của Chánh án Tòa án; Kết luận việc thẩm tra và báo cáo kết quả thẩm tra với Chánh án Tòa án; Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án”[7].
Hội thẩm là người thực hiện nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân theo phân công của Chánh án Tòa án nơi được bầu làm Hội thẩm nhân dân[8]
1.2 Căn cứ thay đổi người tiến hành tố tụng
Căn cứ Điều 49 BLTTHS năm 2015 thì “Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặcc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp”[9]:
– “Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo”[10]. Đây là những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện, người thân thích của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, của bị can, bị cáo. Xét về mối quan hệ này, cho thấy NTHTT không thể vô tư, khách quan trong việc đưa ra nhận định, hướng giải quyết vấn đề có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của chính mình, của người thân hoặc của người mà mình đại diện trong tố tụng. Vì vậy, những người này không được là NTHTT trong cùng một vụ án. Ví dụ: Ông A phạm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ đang trong quá trình điều tra, truy tố. Ban đầu, vụ án được phân công cho Kiểm sát viên T phụ trách nhưng sau đó nhận thấy, T là con rể ông A nên Viện kiểm sát cho có quyết định thay đổi kiểm sát viên.
XEM THÊM : Danh Sách 181 Đề Tài Tiểu Luận Luật Tố Tụng Hình Sự

– “Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó”[11]. Người bào chữa có nhiệm vụ gỡ tội trong tố tụng hình sự, khi tham gia tố tụng họ thực hiện nhiệm vụ bằng việc đưa ra những chứng cứ để bào chữa nhằm giảm tội, gỡ tội cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Những người này có sự đối lập về trách nhiệm với NTHTT là chứng minh tội phạm, vì vậy, việc một người đã tham gia vụ án với tư cách là người bào chữa không thể là NTHTT trong cùng vụ án đó.
Tiểu Luận Thay Đổi Người Tố Tụng Trong Vụ Án Hình Sự người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản là những người tham gia tố tụng với tư cách cung cấp những chứng cứ cần thiết cho việc giải quyết vụ án. Do vậy, họ đã từng tham gia với tư cách này thì không đảm bảo tính khách quan nếu lại tham gia vào vụ án với tư cách NTHTT.
Người phiên dịch, người dịch thuật tham gia vụ án khi cần có sự giao tiếp bằng tiếng Việt trong vụ án có người tham gia tố tụng không biết tiếng Việt hoặc trong trường hợp có tài liệu không được thể hiện bằng tiếng Việt. Trong vụ án này sự thật của vụ án phụ thuộc một phần vào sự chính xác của người phiên dịch, người dịch thuật. Vì vậy, để đảm bảo việc khách quan, NTHTT không thể đồng thời là người phiên dịch, người dịch thuật.
– “Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ” như: Những căn cứ khác này có thể là việc bị mua chuộc, bị đe doạ hoặc có những quan hệ ràng buộc khác với những người tham gia tố tụng như trong quan hệ tình cảm, quan hệ thông gia, quan hệ công tác, quan hệ kinh tế… Trường hợp trong cùng một phiên toà xét xử vụ án hình sự mà có kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm và thư kí toà án có mối quan hệ thân thích với nhau thì cũng được coi là có căn cứ rõ ràng khác để thay đổi NTHTT. Ví dụ: Điều tra viên của vụ án trộm cắp tài sản mà người bị hại là thầy giáo cũ của điều tra viên đó …
Ngoài những trường hợp được quy định tại Điều 49 này còn có căn cứ cụ thể khác do luật quy định đối với từng NTHTT.
1.3.Quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng
Những người có quyền đề nghị thay đổi NTHTT theo quy định tại Điều 50 BLTTHS bao gồm:
– Kiểm sát viên: “Kiểm sát viên có nhiệm vụ và quyền hạn kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các hoạt động tố tụng, bảo đảm cho việc giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện, đầy đủ và đúng pháp luật. Mặt khác, kiểm sát viên còn thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự, thay mặt nhà nước để buộc tội bị cáo nhằm bảo vệ những quan hệ xã hội được nhà nước bảo vệ đã bị tội phạm xâm hại”[12]. Vì vậy, việc đề nghị thay đổi những NTHTT khác khi có căn cứ cho rằng họ không vô tư trong khi làm nhiệm vụ vừa là nhiệm vụ, vừa là quyền hạn của kiểm sát viên.
– Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và đại diện hợp pháp của họ: Đây là những người có quyền lợi, nghĩa vụ bị ảnh hưởng trực tiếp từ vụ án. Do vậy, việc giải quyết vụ án khách quan, vô tư, đúng đắn vừa là yêu cầu vừa là lợi ích của họ.Vì vậy, BLTTHS quy định họ có quyền được đề nghị thay đổi NTHTT. Đại diện hợp pháp của những người này là người thay mặt để bảo vệ quền lợi hợp pháp của người mà họ đại diện do vậy đại diện hợp pháp cũng có quyền đề nghị thay đổi NTHTT.
– Người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự: Đây là những người bảo vệ cho quyền lợi của những người bị ảnh hưởng trực tiếp từ vụ án, do vậy, họ có quyền đề nghị thay đổi NTHTT nhằm đảm bảo tính khách quan cũng như thực hiện tốt vai trò tố tụng của mình trong tham gia tố tụng.
1.4. Thẩm quyền quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng
Thẩm quyền quyết định thay đổi NTHTT tùy thuộc vào từng trường hợp mà sẽ có sự khác nhau như sau:
- “Việc thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra do Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra quyết định. Nếu điều tra viên bị thay đổi là Thủ trưởng Cơ quan điều tra thì việc thay đổi do Cơ quan điều tra cấp trên trực tiếp tiến hành”[13].
- Thẩm quyền thay đổi Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm phán, Hội thẩm và Thư ký Tòa án là khác nhau tùy vào việc thay đổi diễn ra trước hay tại phiên tòa, cụ thể:
+Trước phiên tòa
“Việc thay đổi Kiểm sát viên, kiểm tra viên trước khi mở phiên tòa do Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp được phân công giải quyết vụ án quyết định. Kiểm sát viên bị thay đổi là Viện trưởng Viện kiểm sát thì do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp quyết định”[14].
“Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án trước khi mở phiên tòa do Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án được phân công giải quyết vụ án quyết định”[15].
+ Tại phiên tòa
“Việc thay đổi Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định.
Khi đang diễn ra phiên tòa, Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa khi thay đổi kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm. Trong trường hợp thay đổi thư ký Toà án, Hội đồng xét xử ra quyết định tạm ngừng phiên tòa”[16].
2. Bất cập và hướng hoàn thiện quy định pháp luật về thay đổi người tiến hành tố tụng
Thứ nhất, thay đổi Điều tra viên, Kiểm sát viên trong trường hợp bị hủy án để điều tra lại. Theo quy định của Điều 53 và Điều 54 BLTTHS 2015, khi bản án sơ thẩm hoặc phúc thẩm bị hủy để điều tra lại thì tất cả các thành phần tham gia phiên tòa xét xử đều bị thay đổi. Tuy nhiên, Điều tra viên và Kiểm sát viên tham gia vụ án bị hủy đó lại không bị thay đổi.
“Thực tế đã có vụ án bị cáo A bị Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh Y xét xử về tội Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại khoản 3 Điều 260 BLHS 2015. Sau khi bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện X bị hủy để điều tra lại, tại phiên tòa sơ thẩm xét xử lại, do yêu cầu thay đổi Điều tra viên, Kiểm sát viên không được chấp nhận nên mỗi khi Kiểm sát viên đặt câu hỏi, bị cáo A phản ứng bằng cách không trả lời. Nhưng cũng với những câu hỏi đó khi chủ tọa phiên tòa đặt câu hỏi lại thì bị cáo A lại trả lời rành mạch, rõ ràng”[17].
Như vậy, đối với vướng mắc này, cần hoàn thiện quy định pháp luật theo hướng bổ sung quy định thay đổi điều tra viên, kiểm sát viên trong trường hợp tòa án hủy án để điều tra lại, trả hồ sơ để điều tra bổ sung do vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Thứ hai, về thẩm quyền thay đổi Kiểm sát viên tại phiên tòa. Bộ luật tố tụng hình sự quy định về thẩm quyền thay đổi kiểm sát viên trước khi mở phiên tòa thuộc về viện trưởng hoặc phó viện trưởng VKSND, còn tại phiên tòa thì thuộc về Hội đồng xét xử. Quy định này có sự mâu thuẫn với nhau qua tình huống thực tiễn như sau:
“Ngày 27/7/2016, Viện trưởng VKSND huyện ĐS tỉnh ĐN ra quyết định phân công kiểm sát viên Nguyễn Văn H, kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Ngày 26/5/2017, Tòa án nhân dân huyện ĐS đưa vụ án ra xét xử, tuy nhiên ngày xét xử thì kiểm sát viên Nguyễn Văn H đi tập huấn công tác. Viện trưởng VKSND huyện ĐS đã ban hành quyết định thay đổi kiểm sát viên Nguyễn Văn H bằng kiểm sát viên Lê Thanh H (Viện trưởng).
Phiên tòa ngày 26/5/2017 bị hoãn do cần làm rõ thêm một số tình tiết chứng cứ liên quan đến vụ án, Tòa án ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung. Đến ngày 10/10/2017, phiên tòa được Tòa án đưa ra xét xử, lúc này kiểm sát viên Nguyễn Văn H đã tập huấn xong. Viện trưởng VKSND huyện ĐS đã ra quyết định thay đổi kiểm sát viên từ Lê Thanh H (Viện trưởng) sang kiểm sát viên Nguyễn Văn H để kiểm sát viên Nguyễn Văn H thực hành quyền công tố.
Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử tiếp tục hoãn phiên tòa, trả hồ sơ với lý do thay đổi viện kiểm sát mà là Viện trưởng thì phải do Viện trưởng cấp tỉnh ĐN quyết định, áp dụng Điều 52 BLTTHS năm 2015 cho rằng VKSND huyện ĐS đã ra quyết định thay đổi kiểm sát viên trái pháp luật. Sau khi Tòa án trả hồ sơ VKSND huyện ĐS đã có văn bản báo cáo về VKSND tỉnh. Ngày 27/10/2017, VKSND tỉnh đã ĐN đã ban hành quyết định hủy quyết định thay đổi kiểm sát viên của VKSND huyện ĐS ra quyết định thay đổi kiểm sát viên từ Lê Thanh H sang Nguyễn Văn H”[18].
Do vậy, đối với bất cập này cần có hướng thống nhất về thẩm quyền về việc thay đổi kiểm sát viên trước và tại phiên tòa như đối với điều tra viên hay không, để tránh có sự chồng chéo trong quy định của pháp luật.
[1] Khoản 1 Điều 45 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 [2] Xem điều 53 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 [3] Điều 74 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 [4] Khoản1 ĐIều 83 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 [5] Điều 2 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 [6] Xem Điều 92 Luật tổ chức Tòa án nhân dân [7] Xem điều 93 Luật tổ chức Tòa án nhân dân [8] Điều 84 Luật tổ chức Tòa án nhân dân [9] Điều 49 Bộ luật tố tụng hình sự [10] Điều 49 Bộ luật tố tụng hình sự [11] Điều 49 Bộ luật tố tụng hình sự [12] Xem điều 83 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân [13] Khoản 2 Điều 51 BLTTHS [14] Khoản 2 Điêu 52 BLTTHS [15] Khoản 53, 54 BLTTHS [16] Xem điều 53,54 BLTTHS [17] Lê Xuân Quang (2020), Thay đổi điều tra viên, kiểm sát viên trong tố tụng hình sự – Vướng mắc và kiến [18] Lê Thanh Hưng (2017), Vướng mắc khi thay đổi Kiểm sát viên tiến hành tố tụng, https://kiemsat.vn/vuong-mac-khi-thay-doi-kiem-sat-vien-tien-hanh-to-tung-47125.html, truy cập ngày 31/7/2022Bài viết trên đây là Tiểu Luận Thay Đổi Người Tố Tụng Trong Vụ Án Hình Sự hoàn toàn hay mà mình đã liệt kê và triển khai đến cho các bạn cùng xem và theo dõi. Chúc các bạn xem được bài tiểu luận này của mình sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích để có thể nhanh chóng hoàn thành bài tiểu luận của chính mình tốt nhất có thể. Ngoài ra, hiện nay bên mình có nhận viết thuê tiểu luận chất lượng nên các bạn yên tâm, nếu bạn đang gặp vấn đề khó khăn trong quá trình làm bài tiểu luận thì không sao cả hãy tìm đến ngay dịch vụ nhận viết thuê tiểu luận của chúng tôi qua zalo/telegram : 0932.091.562 để được tư vấn báo giá làm bài và hỗ trợ lựa chọn cho bạn một đề tài phù hợp nhé.