Tiểu luận: Kinh tế của tập đoàn Apple trong tình hình căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc

Rate this post

Tải miễn phí bài Tiểu luận: Kinh tế của tập đoàn Apple trong tình hình căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, các bạn có thể tải về kham khảo miễn phí, đây là đề tài tiểu luận môn Chính trị học được giới thiệu cho các bạn sinh viên đang tìm kiếm tài liệu, ngoài ra các bạn có thể kham khảo thêm các bài tiểu luận về Kinh tế của tập đoàn Apple và tiểu luận về tình hình căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc trên chuyên mục tiểu luận Chính trị học.

Lưu ý: Trong quá trình viết tiểu luận Môn Chính trị học nếu các bạn không có thời gian và cần hỗ trợ viết bài hoàn chỉnh, chất lượng tốt, các bạn có thể liên hệ với dịch vụ viết tiểu luận chất lượng qua Zalo: https://zalo.me/0932091562


Phần 1: Phần lý luận: Kinh tế của tập đoàn Apple trong tình hình căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc

1.Kinh tế và chính trị-hai lĩnh vực cơ bản của cơ bản của đời sống xã hội

1.1. Chính trị

Chính trị là mối quan hệ xã hội nhưng đó là quan hệ xã hội đặc biệt giữa các giai cấp, dân tộc, quốc gia-trong đó có quan hệ giữa các giai cấp đóng vai trò cơ bản.

Trung tâm các quan hệ chính trị là công việc nhà nước, là việc xác định hình thức tổ chức, chính sách, cơ chế hoạt động của nhà nước đối với toàn bộ đời sống xã hội; là hoạt động của các chính đảng các chính đảng , các tổ chức đại diện nhóm lợi ích xã hội trong đó việc giành, chia sẻ (gây áp lực) và thực thi quyền lực nhà nước vì lợi ích khác quan của lực lượng chính trị, quốc gia, dân tộc.

1.2.Kinh tế

Theo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lenin thì kinh tế được hiểu là lĩnh vực sản xuất, là các quan hệ kinh tế của một chế độ xã hội- đó là các quan hệ sản xuất dựa trên một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất, làm cơ sở cho một chế độ chính trị-xã hội nhất định.

Thực chất của các quan hệ kinh tế là việc các giai cấp sử dụng quyền lực nhà nước để giải quyết các quan hệ lợi ích kinh tế giữa người với người trong sản xuất nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, giải phóng sức sản xuất.

XEM THÊM ==> DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN

2.Quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị

Quan điểm mác-xít về quan hệ biện chứng giữa chính trị và kinh tế là cơ sở phương pháp luận để nghiên cứu vai trò của chính trị đối với kinh tế. Khi phân tích mối quan hệ này, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định rằng, thực chất đây là bộ phận cốt lõi, quan trọng nhất của quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, thể hiện ở vai trò quy định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng và tính độc lập tương đối, sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng. Lenin đã đưa ra luận điểm về mối quan hệ nói trên như sau: “Chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế, chính trị không thể chiếm vị trí hàng đầu so với kinh tế”.

2.1.Vai trò quyết định của kinh tế đối với chính trị 

Trong mối quan hệ giữa nội dung và hình thức thì chính trị là một trong những hình thức biểu hiện của kinh tế nhưng đó là hình thức biểu hiện tập trung và cô động nhất. Nội dung quyết định hình thức kinh tế quyết định chính trị chính trị phản ánh kinh tế suy ra kinh tế là yếu tố quyết định sự hình thành tồn tại và phát triển của chính trị.

Chính trị phản ánh kinh tế nhưng không phản ánh như máy móc bản sao thụ động cũng không phản ánh nhu cầu có tính cá nhân mà nó chỉ phản ánh những nhu cầu lợi ích kinh tế của cộng đồng xã hội và phản ánh tính tất yếu của các quy luật vận động kinh tế.

Kinh tế là yếu tố quyết định sự hình thành, tồn tại, phát triển của chính trị:

Ăng ghen: “Xét đến cùng, lợi ích kinh tế là nguyên nhân xã hội của những hành động chính trị. Bất kỳ cuộc đấu tranh giai cấp nào cũng là đấu tranh chính trị- xét đến cùng- đều xoay quanh vấn đề giải phóng kinh tế”.

Lê nin: “Cội rễ sâu xa nhất của chính sách đối nội cũng như chính sách đối ngoại của nhà nước chúng ta đều do lợi ích kinh tế, địa vị kinh tế của giai cấp thống trị ở nước ta quyết định”.

Khi phân tích bản chất của nhà nước vô sản, V.I. Lê-nin chỉ ra rằng, kinh tế quyết định chính trị là vì, dù đã nắm trong tay chính quyền nhà nước, giai cấp vô sản vẫn phải căn cứ vào nhu cầu phát triển khách quan của kinh tế để xác định phương hướng hoạt động của bộ máy chính trị, của cả hệ thống chính trị và lúc này kinh tế cũng quyết định tính chất, quy mô, mức độ và khả năng ảnh hưởng của bộ máy chính trị đối với sự phát triển tiếp theo của kinh tế. Sự quyết định và chi phối của kinh tế đối với chính trị lúc này thường thông qua việc xác lập các chính sách, đường lối, cơ cấu và bộ máy tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội và chính trị. Theo nghĩa đó, “chính trị là sự thể hiện tập trung của kinh tế”. Từ đó, V.I. Lê-nin đưa ra một nguyên tắc có tính phương pháp luận khi xem xét mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị là, cần phải xem xét các vấn đề chính trị dựa trên một nền tảng kinh tế nhất định, bởi lẽ “Bất cứ một vấn đề chính trị nào cũng có thể là một vấn đề tổ chức, và ngược lại… Không thể tách những vấn đề tổ chức khỏi những vấn đề chính trị được. Chính trị tức là kinh tế được cô đọng lại”

2.2. Vai trò tác động trở lại của chính trị đối với kinh tế và sự cần thiết ưu tiên chính trị so với kinh tế

Ph.Ăngghen sinh thời một mặt nhấn mạnh vai trò của những quan hệ kinh tế thế là cái cuối cùng quyết định sự phát triển của lịch sử chính trị xã hội. Sự phát triển của chính trị pháp luật triết học tôn giáo … không chỉ đều dựa trên sự phát triển của kinh tế thế mà tất cả những sự phát triển đó đều tác động lẫn nhau và tác động đến cơ sở kinh tế.(Tiểu luận: Kinh tế của tập đoàn Apple trong tình hình căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc)

Tác động ngược lại của quyền lực nhà nước đối với sự phát triển kinh tế có thể có ba loại:

Tác động cùng hướng – Sự phát triển diễn ra nhanh hơn

Tác động ngược lại sự phát triển kinh tế – Hiện nay ở mỗi dân tộc lớn, nó sẽ tan vỡ sau một khoảng thời gian nhất định

Cản trở sự phát triển kinh tế ở những hướng nào đó và thúc đẩy sự phát triển

  • những hướng khác song cuối cùng vẫn sẽ dẫn tới 1 trong 2 trường hợp trên.

Trong trường hợp thứ hai và thứ ba, quyền lực chính trị có thể gây tác hại lớn cho sự phát triển kinh tế và có thể gây ra sự lãng phí to lớn về sức lực và vật chất .

Cơ chế của sự tác động nói trên tên là thông qua đường lối chính sách của Đảng cầm quyền thông qua các công cụ quản lý vĩ mô của bộ máy nhà nước đó sử dụng.

Hệ thống các quan hệ kinh tế thế cũng như quan hệ kinh tế cơ bản do chính trị thiết lập ra là cơ sở cho sự tồn tại của ổn định bền vững của chính trị ra đó chính trị trước hết phải bảo vệ những thành quả của kinh tế thế mà chính trị đã đạt được nhằm duy trì địa vị của giai cấp thống trị. Thông qua tổ chức chức năng và những năng lực của vật chất cũng như tinh thần chính trị nói chung và đặc biệt là nhà nước nói riêng có thể nhận thức vượt trước so với kinh tế thế có thể tiên đoán tương lai vận động của đời sống kinh tế. Sự cần thiết “ưu tiên” chính trị so với kinh tế trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định nào đó là muốn nhấn mạnh tính nghệ thuật, sáng tạo, linh hoạt của chính trị. Trong trường hợp đặc biệt và hoàn cảnh cụ thể ..nhiều khi phải biết hy sinh lợi ích kinh tế trước mắt để đạt được mục tiêu chính trị căn bản lâu dài ( mục tiêu đó phải phản ánh quy định khách quan của kinh tế).

Tóm lại, kinh tế là nhân tố quyết định toàn bộ lịch sử vận động của đời sống chính trị, từ lịch sử hình thành giai cấp, đấu tranh giai cấp đến lịch sử hoạt động của các chính đảng, hình thành các thiết chế quyền lực nhà nước. Chính trị phản ánh kinh tế, sự biểu hiện tập trung của kinh tế, đòi hỏi chính trị và hệ thống chính trị phải mang trong nó những qui định kinh tế khác quan.

Chương 2: Phần thực tiễn Kinh tế của tập đoàn Apple

1.Tác động chính trị của căng thẳng giữa hai nước Mỹ và Trung Quốc đối với tập đoàn Apple

1.1. Tầm quan trọng của tập đoàn Apple đối với Mỹ (Tiểu luận: Kinh tế của tập đoàn Apple trong tình hình căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc)

XEM THÊM 99+==> LỜI MỞ ĐẦU TIỂU LUẬN CHÍNH TRỊ HỌC

Kinh tế Hoa Kỳ là một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, luôn nằm trong top những nền kinh tế lớn mạnh nhất thế giới. Yếu tố tạo nên sức mạnh phát triển đó phải kể đến sự góp sức từ doanh thu từ các tập đoàn đa quốc như Apple đã giúp Mỹ tăng sức cạnh tranh trên bình diện kinh tế toàn cầu. Apple là một công ty công nghệ đa quốc gia của Mỹ chuyên thiết kế, phát triển và bán thiết bị điện tử tiêu dùng, phần mềm máy tính và các dịch vụ trực tuyến. Apple đã công bố một loạt các khoản đầu tư mới để xây dựng dựa trên cam kết hỗ trợ nền kinh tế Mỹ và lực lượng lao động của họ, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế ứng dụng đang phát triển nhanh chóng mà Apple đã tạo ra với iPhone và App Store. Apple đã cách mạng hóa công nghệ cá nhân với sự ra đời của Macintosh vào năm 1984. Ngày nay, Apple giúp Mỹ dẫn đầu thế giới về sự đổi mới với iPhone, iPad, Mac, Apple Watch và Apple TV.

1.2. Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung 

Sau những cam kết từ chiến dịch tranh cử, trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ, tổng thống Donald Trump đã có những hành động liên quan đến đến các FTA mà ông cho là nguyên nhân dẫn tới thâm hụt thương mại của Mỹ. Năm 2018, chính sách của ông chuyển sang bước mạnh mẽ hơn là can thiệp trực tiếp vào dòng chảy thương mại hàng hóa, cụ thể là dựng lên các hàng rào thuế quan đối với hàng nhập khẩu vào Mỹ, đặc biệt đánh thuế cao vào thép và nhôm.

Tổng thống Trump được cho là đã quyết định áp đặt mức thuế mới 25% đối với thép nhập khẩu và 10% đối với nhôm nhập khẩu. Áp đặt các hạn chế thương mại để bảo vệ an ninh quốc gia sẽ là một sự thay đổi chưa từng có trong chính sách của Hoa Kỳ. Với lý do Trung Quốc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ một cách có hệ thống, Mỹ đã công bố kế hoạch nhằm áp gói thuế quan đối với gần 1300 sản phẩn nhập từ Trung Quốc trị giá 50 tỷ USD và hạn chế các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Mỹ.

Trước kế hoạch của Mỹ, Trung Quốc đã công bố danh sách 120 mặt hàng Mỹ sẽ bị áp thuế tăng lên 15%khi xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc và 8 mặt hàng bị áp thuế 25% gồm thịt lơn và các sản phẩm liên quan.

Tiếp sau đó, tiếp tục là những chính sách áp thuế “trả đũa” của hai quốc gia sau những cuộc gặp gỡ và kí kết vẫn còn những mâu thuẫn gai góc.

“Giấc mộng Trung Hoa” với tham vọng đưa Trung Quốc trở thành siêu cường số một thế giới và “sự bảo vệ vị trí bá chủ thế giới” của Mỹ đã dẫn đến sự leo thang căng thẳng của tình hình quốc tế tác động mạnh mẽ tới nhiều quốc gia, khu vực, kể cả Mỹ và Trung Quốc. Những chính sách làm tăng mẫu thuẫn đó gây ra sự thâm hụt về kinh tế cho cả hai bên và cho cả những tập đoàn lớn của hai nước.

1.3. Tác động chính trị của căng thẳng giữa hai nước Mỹ và Trung Quốc đối với tập đoàn Apple

Apple đặc biệt dễ tổn thương trước cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vì hai lý do chính. Lý do thứ nhất là hãng “táo khuyết” chủ yếu lắp ráp iPhone ở Trung Quốc. Apple là một trong các hãng có mức tiếp xúc đáng kể nhất với hàng xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ trong mảng phần cứng công nghệ thông tin vì sự phụ thuộc vào lực lượng lao động, chuyên môn sản xuất và công cụ chi phí thấp của Trung Quốc. Lý do thứ nhì là Apple, không như các hãng công nghệ lớn khác, kiếm phần đáng kể trong doanh thu, lợi nhuận bằng cách bán sản phẩm cho người tiêu dùng Trung Quốc. Apple báo cáo doanh thu 51 tỉ USD trong năm 2018 ở thị trường Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan trong đó tổng doanh thu Apple đạt 256,6 tỉ USD.

Giữa tháng 5 năm 2019, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump liệt tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc vào danh sách đen thương mại, cấm Huawei tiếp cận sản phẩm công nghệ Mỹ với lí do an ninh quốc gia.

Từ góc nhìn của người tiêu dùng Trung Quốc với tư tưởng dân tộc mạnh mẽ, hành động này của ông Trump là thủ đoạn nhằm kiềm chế sự lớn mạnh của Huawei nói riêng và ngành công nghệ Trung Quốc nói chung.

Chính chủ nghĩa dân tộc này đã khiến người Trung Quốc đẩy mạnh tiêu dùng hàng Trung Quốc và tẩy chay hàng Mỹ, vô tình biến Apple trở thành nạn nhân và mất thị phần vào tay Huawei.(Tiểu luận: Kinh tế của tập đoàn Apple trong tình hình căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc)

Mức thuế 25% là cơn ác mộng đối với Apple, công ty có tỷ suất lợi nhuận cao nhưng chuỗi cung ứng dễ bị tổn thương vì sự phức tạp của quy trình lắp ráp iPhone khiến cho việc xây dựng một chuỗi cung ứng mới rất khó khăn. Việc iPhone được sản xuất tại Trung Quốc và có doanh số cao ở Mỹ đẩy Apple vào hoàn cảnh éo le khi hàng Trung Quốc bị áp thuế. Apple buộc phải tăng giá một số sản phẩm. Tim Cook chỉ tăng giá tại thị trường Mỹ để giảm bớt thiệt hại. Thế nhưng cách làm này gần như không mấy hiệu quả khi mỗi lần tăng giá, Apple lại giảm doanh số bán ra. Lợi nhuận của Apple sẽ tụt giảm tới 30% nếu Trung Quốc ban hành lệnh cấm toàn bộ các sản phẩm của Apple. Đồng nghĩa với việc mỗi năm Apple sẽ mất đi 15 tỷ đô lợi nhuận ròng tới từ thị trường tỷ dân này.

1.4. Hành động của Apple để bảo vệ lợi ích kinh tế của tập đoàn giữa tình hình chiến tranh thương mại Mỹ-Trung

Tim Cook đã có một sự đột phá so với người tiên nhiệm là Steve Jobs,

nhưng nó không đến từ một công cụ, hay thiết bị cụ thể mà đến từ một vùng địa lý: Trung Quốc. Tuy nhiên, thành công cũng đẩy Tim Cook vào một tình thế khó khăn, khi phải tìm cách chèo lái con thuyền Apple sinh tồn giữa chính phủ của hai quốc gia có nền kinh tế hàng đầu thế giới. Để bảo vệ lợi ích kinh tế lớn mạnh của tập đoàn thì buộc Tim Cook và ban lãnh đạo cần có những hành động để đối mặt với căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc. thế lưỡng nan, các lãnh đạo Apple đã tích cực vận động hành lang ở cả

Washington lẫn Bắc Kinh. Tại Trung Quốc, Apple thúc đẩy quan hệ với chính quyền của Chủ tịch Tập Cận Bình, bao gồm một nỗ lực gọi là “Red Apple” – Táo đỏ. Bởi thứ công ty lo ngại là “bộ máy quan liêu của Trung Quốc”, nghĩa là chính phủ nước này có thể gây ra sự chậm trễ trong chuỗi cung ứng và tăng việc giám sát các sản phẩm của Apple dưới vỏ bọc các vấn đề an ninh quốc gia. Ông Cook lâu nay đã ra sức bảo vệ sự hiện diện của Apple tại Trung Quốc, cho rằng đây là một cách để thay đổi đất nước này từ bên trong. Uớc tính cho biết Apple đóng góp cho nền kinh tế Trung Quốc khoảng 24 tỉ USD mỗi năm. Khoảng 1,5 triệu lao động Trung Quốc tham gia vào quá trình sản xuất, lắp ráp các sản phẩm phần cứng và khoảng 2,5 triệu kĩ sư phần mềm tạo ra các ứng dụng cho hệ điều hành iOS của Apple. Ông Cook cũng đưa ra những luận điểm chứng minh khi Apple bị ảnh hưởng cho căng thẳng giữa hai siêu cường thì Trung Quốc cũng sẽ không hề có những kết quả tốt đẹp hơn là mấy.

XEM THÊM 999+==> DANH SÁCH TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Tại Mỹ, ông Cook nửa cảnh báo, nửa khuyên can Tổng thống Trump rằng một cuộc chiến thương mại sẽ làm tồi tệ nền kinh tế, và tệ cho Apple nữa. Ngoài ra tại Nhà Trắng, ông Cook cũng tán đồng chính sách thuế mà chính quyền ông Trump đặt ra. CEO của Apple thường bắt đầu bằng cách hoan nghênh các quy tắc thuế doanh nghiệp mới và nhắc nhở tổng thống Mỹ rằng công ty sẽ đóng góp 350 tỷ USD cho nền kinh tế trong năm năm tới, theo một người quen thuộc với Tim Cook chia sẻ. Sau đó, ông sẽ chuyển sang giải thích lý do tại sao mình nghĩ rằng một cuộc chiến thương mại sẽ đảo ngược sự tiến bộ của luật thuế mới. Tiếp đó là việc thuyết phục tổng thống rằng thâm hụt thương mại với Trung Quốc đã bị thổi phồng vì những sai sót trong cách tính toán.

Biếm họa về mối quan hệ Donald Trump – Tim Cook – Tập Cận Bình

Tim Cook sẵn sàng sử dụng một khuôn mặt dũng cảm khi làm việc với chính quyền Trump bởi vì Apple có thể bị đe dọa nhiều hơn bất kỳ công ty công nghệ nào khác khi đề cập tới Trung Quốc và các vấn đề thuế quan.

Apple tham gia vào thị trường mới, đó là chuyển sang dịch vụ. Vì việc sản xuất sản phẩm sẽ làm tăng chi phí lên đến mức này, Apple đã nhanh chóng quyết định đưa tập đoàn thử sức vào một thị trường mới: dịch vụ. Chúng bao gồm Apple Music, Apple TV, iCloud Storage, News và Arcade. Dịch vụ của Apple đang phát triển ổn định. Họ đạt doanh thu dịch vụ “cao nhất mọi thời đại” trong tháng 9/2019, đạt 11,5 tỷ đô la, chiếm hơn 20% doanh thu quý 3 của họ. Đột nhiên, bất chấp thuế quan và doanh số iPhone giảm, mọi thứ đang trông chờ vào Apple.

Apple chuyển nhà máy ra khỏi Trung Quốc. Hàng tỷ đô la chi phí vẫn đang bị đe dọa nếu Apple ngồi yên ở Trung Quốc. Một số nhà cung ứng của Apple như Foxconn hay Pegatron đã bắt đầu chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc đại lục sang các quốc gia lân cận, trong đó có Việt Nam, Indonesia hay Ấn Độ. Năm 2018, Pegatron đã quyết định mở rộng sang Ấn Độ, trong khi Wistron cũng có kế hoạch tương tự.

Lợi ích kinh tế luôn là yếu tố quyết định hàng đầu đến mọi hoạt động chính trị của các quốc gia, khu vực tổ chức và các nhân. Những mâu thuẫn căng thẳng chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc, việc áp thuế quan mạnh vào hàng hóa lẫn nhau đều vì chung môt mục đích giúp quốc gia của họ vượt qua mọi quốc gia khác trên thế giới để giữ vị trí siêu cường kinh tế. Và chính những hành động đó đã đặt áp lực cho các tập đoàn đa quốc gia Apple, buộc các tập đoàn cũng cần có những đối sách phù hợp để bảo vệ lợi ích của chính mình giữa cục diện chiến tranh thương mại. (Tiểu luận: Kinh tế của tập đoàn Apple trong tình hình căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc)

2.Kinh tế của tập đoàn Apple khi Dự báo về tác động của chiến trang thương mại Mỹ-Trung đối với tập đoàn Apple trong tương lai và hàm ý cho Việt Nam

2.1. Dự báo về tác động của chiến trang thương mại Mỹ-Trung đối với tập đoàn Apple trong tương lai

Suốt 4 năm trong nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump, quan hệ Mỹ-Trung đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ thời điểm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1979. Trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Joe Biden lên nắm quyền, giống người tiền nhiệm Donald Trump, tổng thống Biden đã đưa ra những lời lẽ cứng rắn với Trung Quốc, nhưng ông cam kết sẽ theo đuổi một cách tiếp cận khác biệt, có sự nhất quán trong tuyên bố và hành động, căn cứ vào trật tự dựa trên luật lệ và dân chủ. Dù theo đuổi lập trường cứng rắn nhưng chính quyền Biden đã bắt đầu việc xem xét, điều chỉnh chính sách về Trung Quốc, để tránh tư duy tổng bằng không và cân bằng giữa cạnh tranh với hợp tác.

Apple cũng như các tập đoàn lớn của Mỹ hi vọng về một tương lai tốt hơn khi Joe Biden có thể đắc cử tổng thống Mỹ. Họ mong ông sẽ có những chính sách mềm dẻo, thiết lập quan hệ hòa hoãn hơn với Trung Quốc để các tập đoàn có cơ hội khôi phục lại sau thời gian dài bị thâm hụt về kinh tế. Tuy nhiên, tổng thống Biden tuyên bố ông sẽ không hành động ngay lập tức để loại bỏ mức thuế 25% mà Mỹ đã áp đặt với hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc. (Tiểu luận: Kinh tế của tập đoàn Apple trong tình hình căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc)

Cho nên, Apple cũng như các tập đoàn đa quốc gia khác chưa thể có một bước tiến mạnh về phục hồi kinh tế sau những ảnh hưởng mạnh mẽ của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Để đưa Apple quay lại với việc tăng trưởng lợi nhuận, tránh các tác động từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung có lẽ vẫn phải chờ đến một thời điểm khá xa trong tương lai.

2.2. Hàm ý cho Việt Nam

Apple chuyển một phần dây chuyền sang Việt Nam, một động thái được dự báo sẽ tạo ra những ảnh hưởng tích cực đến hệ sinh thái gia công phần cứng, chuỗi cung ứng cũng như môi trường đầu tư ở Việt Nam trong thời gian tới. Đó là thành tựu, là sự chuyển hướng ngoạn mục của Việt Nam trong việc thu hút dòng vốn FDI chất lượng cao hơn, dù rằng trên thực tế Việt Nam còn có thể làm tốt hơn nữa, tận dụng tốt hơn nữa giá trị lan tỏa của dòng vốn này.

Nhưng, ít người biết rằng, để Apple đặt những bước chân đậm nét hơn vào thị trường Việt Nam không phải là dễ dàng. Đổi lại, để đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt của Apple, Việt Nam cũng phải cho thấy ngoài ưu đãi về đầu tư thì chúng ta có nguồn nhân lực trẻ có khả năng học hỏi và thích nghi nhanh, lao động chăm chỉ và chịu được áp lực công việc. Đó cũng là một bước trưởng thành tiếp theo của thị trường lao động và là phép đo khả năng cung ứng nguồn lực của các trường đào tạo ở Việt Nam, từ đội ngũ lao động nghề phổ thông cho tới các kỹ sư chất lượng cao. Nên việc Apple vào Việt Nam sẽ kéo theo nhiều thách thức và cơ hội cho cả chuỗi cung ứng trong nước, từ các công ty linh kiện cho tới chuỗi cung ứng nhân lực và đào tạo.

Từ câu chuyện của Apple cho thấy, cơ hội để Việt Nam đón nhận những dòng vốn lớn của các tập đoàn đa quốc gia đang ngày càng gần hơn. Trong xu thế dịch chuyển thương mại toàn cầu này, Việt Nam có thể trở thành một mắt xích quan trọng. Cơ hội để Việt Nam đóng góp nhiều hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu đang gần hơn bao giờ hết.


Trên đây là tiểu luận môn Chính trị học đề tài: Kinh tế của tập đoàn Apple trong tình hình căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, dành cho các bạn đang làm tiểu luận môn học đại cương: còn nhiều bài mẫu tiểu luận môn học các bạn tìm kiếm trên chuyên mục nhé. 

Lưu ý: Có thể trên website không có tài liệu đúng như các bạn mong muốn để hoàn thiện bài làm hoàn toàn mới và chất lượng tốt các bạn có thể cần tới sự hỗ trợ của dịch vụ viết tiểu luận để kham khảo bảng giá và quy trình làm việc các bạn có thể trao đổi với mình qua SDT/ZZalo: https://zalo.me/0932091562

DOWNLOAD FILE

Contact Me on Zalo