Tải miễn phí bài Tiểu luận: TÁC ĐỘNG CỦA NGƯỜI THỦ LĨNH ĐỐI VỚI HẬU QUẢ CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 TẠI ẤN ĐỘ, các bạn có thể tải về kham khảo miễn phí, đây là đề tài tiểu luận môn Chính trị học được giới thiệu cho các bạn sinh viên đang tìm kiếm tài liệu, ngoài ra các bạn có thể kham khảo thêm các bài tiểu luận về TÁC ĐỘNG CỦA NGƯỜI THỦ LĨNH và tiểu luận về HẬU QUẢ CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 TẠI ẤN ĐỘ trên chuyên mục tiểu luận Chính trị học.
Lưu ý: Trong quá trình viết tiểu luận Môn Chính trị học nếu các bạn không có thời gian và cần hỗ trợ viết bài hoàn chỉnh, chất lượng tốt, các bạn có thể liên hệ với dịch vụ viết tiểu luận chất lượng qua Zalo: https://zalo.me/0932091562
I. PHẦN LÝ LUẬN: TÁC ĐỘNG CỦA NGƯỜI THỦ LĨNH ĐỐI VỚI HẬU QUẢ CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 TẠI ẤN ĐỘ
1. Khái niệm thủ lĩnh chính trị
- Thời cổ đại
Nhà tư tưởng Hy Lạp cổ đại Xênôphôn là người đầu tiên đưa ra quan niệm vềthủ lĩnh chính trị. Theo ông: thủ lĩnh chính trị (người cai trị) phải là người biết chỉ huy; thông minh, nhận thức được chính trị; là một nhà tâm lý biết lôi kéo, tập hợp và tác động đến nhiều người khác; là người biết bảo vệ lợi ích chung; người đó phải do tự rèn luyện mà nên; anh ta là người biểu hiện ý chí của thần linh (thời cố đại, thần linh luôn đứng về phía người chiến thắng).
Ông cho rằng, quyền uy sinh ra không phải từ dòng dõi hay từ truyền thống kế nghiệp mà từ tài năng của người thủ lĩnh. Tài năng của người thủ lĩnh không phải tự nhiên mà có, nó được tạo thành từ sự rèn luyện.
- Thời cận – hiện đại
Theo quan điểm của các nhà triết học duy tâm, trong mối quan hệ với quần
chúng, cá nhân vĩ nhân có vai trò quyết định sự phát triển của lịch sử. Theo họ, cái quyết định xã hội “thăng trầm” là do hiểu được hay không hiểu được ý trời hay chân lý vĩnh cửu. Những vĩ nhân xuất hiện sớm chừng nào thì sẽ xây dựng được xã hội “tự do, bình đẳng, bác ái” sớm chừng ấy, và tránh cho nhân loại những đau thương và những điều xấu xa.
Khẳng định vai trò sáng tạo ra lịch sử của quần chúng nhân dân, chủ nghĩa Mác-Lênin rất coi trọng tác dụng của lãnh tụ, của những nhà lãnh đạo, thủ lĩnh xuất sắc trong sự phát triển của xã hội. Trong lĩnh vực chính trị, vai trò của thủ lĩnh, lãnh tụ càng có ý nghĩa to lớn vì chính trị liên quan tới số phận hàng triệu con người. Lênin khẳng định: “Trong lịch sử,chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào”.
Những lãnh tụ, những nhân vật xuất sắc không phải ngẫu nhiên mà có. Đó là kết quả của cả một quá trình đấu tranh cách mạng của đông đảo quần chúng nhân dân, của cả một quá trình lịch sử tạo nên những điều kiện nhất định cho việc xuất hiện những nhân vật với khả năng và đức tính nhất định có thể giải quyết những nhiệm vụ mà lịch sử đặt ra. Ăngghen viết: “Việc một vĩ nhân này và chính vĩ nhân ấy xuất hiện trong một thời điểm nhất định ở một nước nhất định dĩ nhiên là ngẫu nhiên hoàn toàn. Nhưng nếu con người đó bị gạt bỏ thì xuất hiện nhu cầu phải có người thay thế ông ta và tìm được người thay thế đó – một người thay thế đạt ít hay nhiều, nhưng cùng với thời gian, thì tìm được.”(Tiểu luận: TÁC ĐỘNG CỦA NGƯỜI THỦ LĨNH ĐỐI VỚI HẬU QUẢ CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 TẠI ẤN ĐỘ)
- c) Hiện nay [1]
Hiện nay, trong các tài liệu khác nhau, người ta có sử dụng những thuật ngữ khác nhau: thủ lĩnh chính trị, lãnh tụ chính trị, người lãnh đạo chính trị… Về thực chất, đây đều là những từ đồng nghĩa. Có thể quan niệm về thủ lĩnh chính trị như sau: đó là nhân vật xuất sắc trong lĩnh vực hoạt động chính trị, xuất hiện trong những điều kiện lịch sử nhất định, có sự giác ngộ lợi ích, mục tiêu, lý tưởng giai cấp, có khả năng nắm bắt và vận dụng quy luật khách quan, có năng lực tổ chức và tập hợp quần chúng để giải quyết những nhiệm vụ chính trị do lịch sử đặt ra.
Như vậy, tác dụng của những vị nhân, thủ lĩnh trong lịch sử là tất yếu. Nhưng, những đặc tính, khả năng, vai trò của họ trong các thời kỳ lịch sử không thể không khác nhau. Mỗi thời đại có những lãnh tụ đặc trưng với những đức tính và khả năng riêng để giải quyết những nhiệm vụ lịch sử mà thời đại đó đặt ra.
2. Phẩm chất của thủ lĩnh chính trị [1]
Là thủ lĩnh chính trị thì dù ở bất cứ chế độ xã hội nào và trong bất cứ thời đại
nào cũng đều phải có những phẩm chất nhất định như: có trí tuệ, có năng lực đạt tới mục tiêu chính trị đề ra, ở mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử, người thủ lĩnh chính trị cũng có những phẩm chất riêng. Phẩm chất của người thủ lĩnh chính trị trong xã hội chiếm hữu nô lệ khác với thủ lĩnh chính trị trong chế độ phong kiến và cũng không giống với thủ lĩnh chính trị của giai cấp tư sản. Và tất nhiên, thủ lĩnh chính trị của giai cấp vô sản sẽ khác về chất so với tất cả các loại thủ lĩnh trong xã hội dựa trên chế độ áp bức bóc lột. Bởi vậy, khi xem xét về phẩm chất của thủ lĩnh chính trị cần có quan điểm khách quan, toàn diện, dựa vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể và đặc biệt phải có quan điểm giai cấp rõ ràng vì chính trị là đấu tranh cho lợi ích giai cấp, thủ lĩnh chính trị luôn là người thể hiện tập trung, tiêu biểu cho lợi ích giai cấp.
Các nhà khoa học ở các nước xã hội chủ nghĩa và các nhà khoa học phương Tây có những đánh giá khác nhau về những phẩm chất cần có của những nhà lãnh đạo. Có thể khái quát như sau:
Thứ nhất, về trình độ hiểu biết: người thủ lĩnh chính trị nhất thiết phải là người thông minh, có trình độ hiểu biết sâu rộng các lĩnh vực; có trình độ trí tuệ, có tư duy khoa học; nắm vững được quy luật phát triển theo hướng vận động của quá trình chính trị; có khả năng dự báo, tiên đoán tình hình, làm chủ được khoa học và nghệ thuật lãnh đạo, quản lý.
Thứ hai, về phẩm chất chính trị: thủ lĩnh chính trị phải là người giác ngộ lợi ích giai cấp, thể hiện tập trung, tiêu biểu cho lợi ích giai cấp; trung thành với mục tiêu lý tưởng đã chọn; dũng cảm đấu tranh bảo vệ lợi ích giai cấp, có bản lĩnh chính trị vững vàng trước những bước phát triển phức tạp, quanh co của lịch sử.
Thứ ba, về năng lực tổ chức: thủ lĩnh chính trị là người có khả năng về công tác tổ chức, nghĩa là, biết đề ra mục tiêu đúng; biết tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính tị; có khả năng động viên, cổ vũ, khích lệ mọi người hoạt động; có khả năng kiểm soát, kiểm tra công việc.
Thứ tư, về đạo đức, tác phong: thủ lĩnh chính trị phải là người có tính trung thực, công bằng không tham lam, vụ lợi; cởi mở và cương quyết; có lối sống giản dị; có khả năng giao tiếp và tạo mối quan hệ tốt với mọi người; biết lắng nghe ý kiến của người khác, có lòng tin vào chính bản thân mình; có khả năng tự kiểm tra bản thân, khả năng giữ gìn và bảo vệ uy tín của mình; có chính kiến và dám bảo vệ chính kiến; có lòng say mê công việc và lòng tin vào cấp dưới.
Thứ năm, về khả năng làm việc: có sức khỏe tốt, khả năng làm việc cao, có khả năng giai quyết mọi vấn đề một cách sáng tạo; nhạy cảm và năng động; biết cảm nhận cái mới và đấu tranh vì cái mới.
3. Vai trò của thủ lĩnh chính trị [1]
- Vai trò tích cực của thủ lĩnh chính trị
Vai trò tích cực của thủ lĩnh chính trị chỉ xuất hiện khi giai cấp sản sinh ra thủ
lĩnh là tiến bộ, hoạt động của thủ lĩnh phù hợp với quy luật khách quan, với tiến trình phát triển của lịch sử, phù hợp với nguyện vọng là lợi ích của quần chúng. Vai trò tích cực của thũ lĩnh chính trị thể hiện ở những điểm sau:
Do nhận thức đúng yêu cầu phát triển của xã hội và khả năng hiện có, thủ lĩnh chính trị có vai trò quyết định trong việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống tổ chức quyền lực mà chính họ là linh hồn của hệ thống đó, hướng hệ thống quyền lực phục vụ việc thỏa mãn nhu cầu của xã hội, của giai cấp, góp phần tạo động lực thúc đẩy xã hội phát triển.
Cùng đội tiên phong của giai cấp, thủ lĩnh chính trị lôi kéo, tập hợp quần chúng, thuyết phục, giáo dục và phát huy sức mạnh của quần chúng trong đấu tranh chính trị nhằm giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị phù hợp với nhu cầu xã hội và lợi ích giai cấp.
Thủ lĩnh chính trị của giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích của giai cấp, dân tộc, do có khả năng nhìn xa, trông rộng cho nên không những có khả năng tổ chức, tập hợp lực lượng, lãnh đạo phong trào mà còn có khả năng đưa phong trào vượt qua những khúc quanh co của lịch sử, thực hiện thắng lợi mục tiêu chính trị đã đề ra.
Thủ lĩnh chính trị có vai trò thúc đẩy nhanh tiến trình cách mạng, mang lại hiệu quả cao cho phong trào cách mạng, cho hoạt động của quần chúng. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ của thời đại đặt ra, thủ lĩnh chính trị đi vào lịch sử, sống trong tâm tưởng của thời đại sau.
XEM THÊM ==> DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN
- Vai trò tiêu cực của thủ lĩnh chính trị
Thông thường, vai trò tiêu cực của thủ lĩnh chính trị là do vị thế của giai cấp
sản sinh ra thủ lĩnh quy định. Giai cấp tiến bộ đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ thì thủ lĩnh của giai cấp ấy có vai tích cực; ngược lại, thù lĩnh của giai cấp phản động tất yếu sẽ có vai trò tiêu cực, kìm hãm sự phát triển. Tuy nhiên, ở giai cấp tiến bộ cũng có trường hợp, do người thủ lĩnh thiếu tài, kém đức, hoặc có tài những kém đức, cá nhân chủ nghĩa, chuyên quyền độc đoán, nên không có khả năng nhận thức đúng đắn và vận dụng sáng tạo quy luật khách quan; hoặc nhận thức đúng mà hoạt động trái với quy luật khách quan, trái với lợi ích của quần chúng, đi ngược với xu thế của thời đại. Trong trường hợp này, vai trò người thủ lĩnh kìm hãm sự phát triển của lịch sử:(Tiểu luận: TÁC ĐỘNG CỦA NGƯỜI THỦ LĨNH ĐỐI VỚI HẬU QUẢ CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 TẠI ẤN ĐỘ)
Do thiếu tài, kém đức nên không có khả năng lãnh đạo phong trào, không biết “chớp thời cơ, vượt thử thách” để hoàn thành nhiệm vụ do lịch sử đặt ra, đặc biệt, trước những bước ngoặt của lịch sử thường tỏ ra bối rối, dao động, lái phong trào đi ngươc lại lợi ích của quần chúng.
Người thủ lĩnh không xuất phát từ lợi ích chung mà vì quyền lợi riêng, động cơ không trong sáng nên thường gây bè phái, chia rẽ, mất đoàn kết trong hệ thống tổ chức quyền lực, làm suy giảm vai trò, sức mạnh của tổ chức, hạn chế, ngăn trở khả năng của mỗi cá nhân, làm giảm hiệu quả việc giải quyết những nhiệm vu, mục tiêu chính trị đã đề ra.
Do phong cách làm việc độc đoán chuyên quyền, do năng lực hạn chế của người thủ lĩnh mà nguyên tắc dân chủ trong tổ chức và hoạt động bị tước bỏ, nhân quyền thường bị vi phạm, phong trào cách mạng thiếu động lực và sinh khí để phát triển.
Trong điều kiện thế giới đầy biến động phức tạp như hiện nay, quyết định sai trái của “những cái đầu nóng” của các vị thủ lĩnh khiến nhân loại phải trả giá đắt, đôi khi không thể lường trước được.
II. PHẦN LIÊN HỆ THỰC TIỄN. TÁC ĐỘNG CỦA NGƯỜI THỦ LĨNH ĐỐI VỚI HẬU QUẢ CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 TẠI ẤN ĐỘ
1. Phản ứng của Ấn Độ đối với đại dịch Covid-19
- Tình hình dịch Covid-19 hiện tại ở Ấn Độ
Trong vài tuần qua, mạng xã hội Ấn Độ tràn ngập các thông điệp SOS (tín hiệu
nguy hiểm, cầu cứu khẩn cấp): các bệnh viện đăng bài viết về nguồn cung cấp oxy ngày càng cạn kiệt và các bác sĩ bất lực nhìn bệnh nhân chết vì những cái chết có thể ngăn ngừa được. Không khó để bắt gặp các bài báo, bài phỏng vấn, các tin tức truyền thông đưa tin về sự khủng khiếp của dịch Covid-19 tại Ấn Độ. Các hình ảnh lò hỏa thiêu quá tải, bệnh nhân không có đủ oxy, người mắc bệnh cùng người nhà phải tự tìm mọi cách để cứu lấy chính mình, những câu chuyện đáng tiếc xảy ra vì các cơ sở tế không đủ điều kiện để tiếp nhận thêm bệnh nhân mới,.. diễn ra ra từng phút, từng giây, thể hiện tình trạng nguy cấp đáng báo động tại nước này. Một nhà báo đã cầu xin được vào bệnh viện nhưng bị từ chối đã cập nhật trên Twitter về tình trạng ngày một xấu đi của anh ta cho đến khi anh ta chết. Các nhà hỏa táng quá tải đang phải làm việc suốt ngày đêm không ngừng nghỉ để theo kịp tốc độ của các cơ quan; các
lò nung bị hư hỏng hoàn toàn do sử dụng quá mức và các bệ tang lễ bổ sung đang được xây dựng bên ngoài. Đó là những thông điệp đau lòng và những hình ảnh ám ảnh làm nổi lên làn sóng thứ hai ghê gớm của đại dịch coronavirus đang hoành hành khắp Ấn Độ.
Bộ Y tế nước này cho biết, tính đến 26/04/2021, Ấn Độ đã phá kỷ lục thế giới về số ca nhiễm coronavirus mới trong tuần này, vượt qua 330.000 ca mới vào thứ Sáu, khi số ca tử vong trong 24 giờ qua tăng lên mức kỷ lục 2.263. Hoa Kỳ đã giữ kỷ lục trước đó trong một ngày với 300.669 trường hợp mới được ghi nhận vào ngày 8 tháng 1 năm 2021.
Hệ thống y tế của Ấn Độ đang trên bờ vực sụp đổ. Các bệnh viện trên toàn quốc đang cạn kiệt nguồn cung cấp oxy, máy thở và giường. Người dân Ấn Độ đang đổ xô mua các loại thuốc như remdesivir, khiến giá cả tăng vọt, trong khi các phòng thí nghiệm phải vật lộn để xử lý lượng tồn đọng ngày càng tăng của các xét nghiệm COVID-19. Cuộc khủng hoảng nhân đạo của nó sẽ không chỉ tàn phá đối với gần 1,4 tỷ công dân của đất nước. Theo lời của Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đại dịch là một địa ngục toàn cầu: “Nếu bạn chỉ hút một phần của nó, phần còn lại sẽ tiếp tục cháy”. Ở Ấn Độ, nơi các lò hỏa táng đã cháy lâu đến mức các cấu trúc kim loại của chúng bắt đầu nóng chảy, vòi thậm chí vẫn chưa được bật lên.
- b) Phản ứng gần đây của Ấn Độ trước làn sóng dịch thứ hai
- Srinath Reddy, chủ tịch của Tổ chức Y tế Công cộng của Ấn Độ cho biết:
“Chúng tôi đã hoàn toàn mất cảnh giác và cho rằng vào tháng 1 đại dịch đã kết thúc – và việc giám sát và kiểm soát Covid đã lùi bước”. Nhưng “vẫn có một tỷ lệ khá lớn người dân ở các thành phố lớn cũng như những người ở các thành phố và làng mạc nhỏ hơn, những người không bị phơi nhiễm với vi rút năm ngoái, là những người dễ bị nhiễm bệnh”.
Khi các trường hợp mắc bệnh giảm từ tháng 9 năm 2020 đến giữa tháng 2 năm 2021, chính phủ Ấn Độ, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Narendra Modi, đã phớt lờ những cảnh báo về làn sóng thứ hai, mặc dù thực tế là các biến thể mới đã được xác định từ hồi tháng Giêng, theo báo cáo của các phương tiện truyền thông.(Tiểu luận: TÁC ĐỘNG CỦA NGƯỜI THỦ LĨNH ĐỐI VỚI HẬU QUẢ CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 TẠI ẤN ĐỘ)
Rakesh Mishra, nhà khoa học cấp cao và là giám đốc của Trung tâm Sinh học Tế bào và Phân tử có trụ sở tại Hyderabad, người hiện đang điều tra xem liệu một biến thể mới trong nước – B.1.617 – đứng sau làn sóng dịch thứ hai của Ấn Độ.
Theo Mishra, sau đợt dịch đầu tiên, hệ thống chăm sóc sức khỏe đã chuyển sang giải quyết các trường hợp y tế khẩn cấp khác đã bị bỏ qua trong đợt đầu tiên và các cơ sở Covid-19 chuyên dụng đã được chuyển đổi trở lại các chức năng trước đây của chúng.
Vào tháng 3, một vài tuần trước khi có đợt dịch mới, Bộ trưởng Y tế Ấn Độ và bác sĩ Harsh Vardhan khẳng định rằng Ấn Độ đang ở trong “trận chung kết” của đại dịch Covid-19, biện minh cho quyết định của chính phủ của ông trong việc xuất khẩu nguồn lực y tế sang các nước khác. Ấn Độ đã tăng xuất khẩu oxy sang các nước khác với mức khổng lồ 734% vào tháng 1 năm 2021. Nước này cũng xuất khẩu khoảng 193 triệu liều vắc xin. Nhưng tình hình đã thay đổi đáng kể khi Ấn Độ bắt đầu ghi nhận sự gia tăng đáng kể các trường hợp mắc mới kể từ ngày 15 tháng 4 trở đi, với hơn 200.000 trường hợp mỗi ngày; hiện nay các bệnh viện đang hết oxy. Vào ngày
- tháng 4, các phương tiện truyền thông Ấn Độ đưa tin rằng 25 bệnh nhân Covid nguy kịch đã chết do thiếu oxy tại một bệnh viện chính phủ ở Delhi.
2. Phân tích vai trò của người lãnh đạo Ấn Độ trong hậu quả và ảnh hưởng của dịch Covid-19
Những gì đang xảy ra ở Ấn Độ là một cuộc khủng hoảng chính trị cũng như là
một cuộc khủng hoảng sức khỏe. Nó liên hệ trực tiếp với khả năng lãnh đạo và khả năng phán đoán của Narendra Modi. Thảm họa đang diễn ra không phải do bất chấp, mà là do phong cách lãnh đạo của ông. Từ vụ hạ đảng vào năm 2016 đến cuộc đảo chính hiến pháp ở Kashmir vào năm 2019 đến thảm họa đại dịch hiện nay, sự nhẫn tâm và phong cách lãnh đạo độc đoán của Modi đã khiến hàng triệu người phải trả giá bằng mạng sống của chính họ.
XEM THÊM 999+==> DANH SÁCH TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Có thể thấy, nguyên do của những hậu quả nghiêm trọng từ đợt bùng phát thứ hai của dịch Covid-19 hiện nay ở Ấn Độ, ngoài các biến thế mới chưa có nhiều nghiên cứu, việc tụ tập nơi đông người nhưng không có các biện pháp giãn cách hiệu quả,… thì nguyên nhân phần lớn là do chính thái độ chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trước nguy cơ của dịch bệnh dẫn đến các công tác, phòng chống dịch bệnh không được thực hiện một cách nghiêm túc mà trong đó, trách nhiệm không thể trách khỏi thuộc về phía chính phủ cũng như người lãnh đạo đất nước – Modi Narendra.
Trong trường hợp này, với tư cách là một thủ lĩnh chính trị, thủ tướng Ấn Độ Modi Narendra đã để lại những tác động xấu đến đất nước và người dân của chính ông, thể hiện vai trò tiêu cực của mình đối với quốc gia. Điều đó có thể được khẳng định và chứng minh qua các luận điểm sau đây:
Thứ nhất, người thủ lĩnh chính trị – thủ tưởng Modi, trong tình hình Covid-19 có những diễn biến hết sức phức tạp, đã không có những hành động xuất phát từ lợi ích chung mà vì quyền lợi riêng – ở đây là cố chấp thực hiện các hoạt động vận động bầu cử, làm giảm hiệu quả việc giải quyết những nhiệm vụ, mục tiêu chính trị đã đề ra – trong trường hợp này là công tác chống lại dịch Covid-19.
Cuối tháng 04/2021, khi toàn thế giới sốc trước số liệu Covid-19 ở Ấn Độ, đảng cầm quyền Bharatiya Janata đã Twitter đăng video thủ tướng Modi đi vận động bầu cử, bên cạnh ông là Bộ trưởng Nội vụ Amit Shah. Dư luận đặt câu hỏi tại sao họ không ở thủ đô điều phối chống dịch? Chỉ sau khi làn sóng chỉ trích dâng cao, thủ tướng Modi ngày 22/04 mới thông báo hủy cuộc vận động bầu cử ở Tây Bengal để họp khẩn với các bộ trưởng. Từ tháng 01/2021, ông Modi liên tục tổ chức các sự kiện vận động chính trị ở nhiều bang và cho phép các lễ hội tôn giáo như Kumbh Mela diễn ra. Đất nước xuất khẩu vắc xin đi khắp nơi nhưng ông không thèm lên tiếng trấn an người dân hay khuyến khích họ đi tiêm phòng.(Tiểu luận: TÁC ĐỘNG CỦA NGƯỜI THỦ LĨNH ĐỐI VỚI HẬU QUẢ CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 TẠI ẤN ĐỘ)
Thủ tướng Ấn Độ Modi và đảng của mình đã phải hứng chỉ trích vì đã tổ chức một số cuộc tụ họp đông đảo ở phần phía đông bang Tây Bengal với hàng nghìn người tham dự trong khoảng thời gian giữa tháng 3 và tháng 4, trước khi diễn ra các cuộc bầu cử cấp bang. Ngày 29/04 là ngày bỏ phiếu cuối cùng ở bang Tây Bengal. Phóng viên CNN gặng hỏi phát ngôn viên Taneja vì sao đảng Bharatiya Janata của ông tiếp tục tổ chức các sự kiện như vậy trong bối cảnh các ca nhiễm gia tăng nhưng Taneja đã từ chối. Phát ngôn viên này cho biết Ủy ban Bầu cử có tính độc lập của Ấn Độ chịu trách nhiệm về việc cho phép các sự kiện bầu cử tiếp tục diễn ra trong khoảng thời gian một tháng rưỡi. Taneja giải thích rằng đảng BJP “không có sư lựa chọn” về việc có tổ chức các cuộc tập hợp lực lượng hay không vì Ủy ban Bầu cử quyết định thời điểm tổ chức các cuộc bỏ phiếu. Tuy nhiên, Taneja thừa nhận rằng các cuộc tụ tập trên đã khiến công chúng lầm tưởng rằng mối đe dọa của Covid-19 đã qua đi. [7]

Thứ hai, do phong cách làm việc độc đoán, chuyên quyền của thủ tướng Modi mà các hoạt động đáng lẽ ra có thể hủy bỏ để giảm thiểu tối đã thiệt hại từ dịch bệnh vẫn được cố chấp tiến hành như thường lệ, gây ra hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng đối với tâm lý và niềm tin của cộng đồng, làm gia tăng gánh nặng và sức ép đối với hệ thống tổ chức và quản lý y tế.
Dù có những dấu hiệu rõ ràng của một cuộc khủng hoảng y tế sắp diễn ra, Thủ tướng Modi vẫn tiếp tục lịch trình vận động chính trị dày đặc. Khi làn sóng lây nhiễm Covid-19 chết người khác đang tràn ngập Ấn Độ, chính phủ Modi từ chối hủy lễ hội tôn giáo khổng lồ. Các trận đấu cricket với hàng chục nghìn khán giả cũng tiếp tục diễn ra. Đợt bùng phát thảm khốc đã làm xấu đi hình ảnh chính trị của Thủ tướng 70 tuổi, dù năm ngoái ông được tán dương vì nhanh chóng phong tỏa gần 1,4 tỷ dân. Các nhà phê bình cho biết, với số ca tử vong ngày càng tăng và đợt triển khai vaccine trì trệ, Modi đã đẩy phần lớn trách nhiệm chống dịch lên các chính quyền bang được trang bị kém và không được chuẩn bị, thậm chí là chính bệnh nhân. [8]
Thứ ba, do không biết nắm bắt cơ hội để vượt qua thử thách, hoàn thành nhiệm vụ của lịch, thời đại, chống lại dịch bệnh đanh hoành hành, đặc biệt, trước những bước ngoặt lịch sử – mà ở đây là việc tiêm phòng vắc xin cho toàn dân và hủy bỏ lễ hội tôn giáo tụ tập hàng trăm nghìn người, thường tỏ ra bối rối, dao động, chậm trễ trong hành động, gây ra hậu quả nghiêm trọng và đi ngược lại với lợi ích của quần chúng. (Tiểu luận: TÁC ĐỘNG CỦA NGƯỜI THỦ LĨNH ĐỐI VỚI HẬU QUẢ CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 TẠI ẤN ĐỘ)
Hồi tháng 3, khi đợt dịch chết chóc đã nhen nhóm, nhiều lãnh đạo bang thuộc đảng cầm quyền Bharatiya Janata (BJP) lên báo trấn an người hành hương rằng mọi thứ đều “an toàn” và “sạch sẽ”. “Không ai sẽ bị ngăn cản nhân danh COVID-19, vì chúng ta tin chắc niềm tin vào Chúa sẽ vượt qua nỗi sợ virus” – thủ hiến bang Uttarakhand tuyên bố như thế ngày 20/03. Mãi cho đến cách đây vài ngày, tức giữa tháng 4, Thủ tướng Narendra Modi mới chịu lên tiếng kêu gọi người dân tham gia hành hương một cách “tượng trưng” thôi để ngăn dịch. Nhưng đã quá trễ. [6]
Chương trình tiêm chủng của Ấn Độ diễn ra rất chậm. Thậm chí sau khi nhiều tâm dịch như Maharashtra phải đóng cửa trạm tiêm chủng vì thiếu vắc xin, chính quyền trung ương vẫn chậm chạp không can thiệp. Mãi đến tuần thứ hai của tháng 4 ông Modi mới chịu thông qua khẩn cấp vắc xin Sputnik V của Nga theo lời khuyên của chuyên gia. Sau bài phát biểu trước toàn dân ngày 20/04, ông Modi vẫn chưa có động thái gì giúp giải quyết cuộc khủng hoảng trước mắt ngoài vài lời kêu gọi. Trên Twitter, dân mạng chia sẻ hashtag #WeCannotBreathe (Chúng tôi không thở được) và chỉ trích sự lãnh đạo yếu kém của người đứng đầu.
Trên đây là tiểu luận môn Chính trị học đề tài: TÁC ĐỘNG CỦA NGƯỜI THỦ LĨNH ĐỐI VỚI HẬU QUẢ CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 TẠI ẤN ĐỘ, dành cho các bạn đang làm tiểu luận môn học đại cương: còn nhiều bài mẫu tiểu luận môn học các bạn tìm kiếm trên chuyên mục nhé.
Lưu ý: Có thể trên website không có tài liệu đúng như các bạn mong muốn để hoàn thiện bài làm hoàn toàn mới và chất lượng tốt các bạn có thể cần tới sự hỗ trợ của dịch vụ viết tiểu luận để kham khảo bảng giá và quy trình làm việc các bạn có thể trao đổi với mình qua SDT/Zalo: https://zalo.me/0932091562