Tiểu luận: Rèn kĩ năng quy đồng mẫu số các phân số

Rate this post

Tải miễn phí bài Tiểu luận: Rèn kĩ năng quy đồng mẫu số các phân số, các bạn có thể tải về kham khảo miễn phí, đây là đề tài tiểu luận môn Sáng kiến kinh nghiệm được giới thiệu cho các bạn sinh viên đang tìm kiếm tài liệu, ngoài ra các bạn có thể kham khảo thêm các bài tiểu luận về Rèn kĩ năng và tiểu luận về quy đồng mẫu số các phân số trên chuyên mục tiểu luận Sáng kiến kinh nghiệm.

Lưu ý: Trong quá trình viết tiểu luận Môn Sáng kiến kinh nghiệm nếu các bạn không có thời gian và cần hỗ trợ viết bài hoàn chỉnh, chất lượng tốt, các bạn có thể liên hệ với dịch vụ viết tiểu luận chất lượng qua Zalo: https://zalo.me/0932091562


2. Cơ sở lý luận của vấn đề: Rèn kĩ năng quy đồng mẫu số các phân số

2.1. Khái niệm phân số     

* Phân số là một hay nhiều phần bằng nhau của đơn vị tạo thành. mỗi phân số gồm hai bộ phận:

– Mẫu số (viết dưới gạch ngang): chỉ ra rằng đơn vị đã được chia ra thành mấy phần bằng nhau.

– Tử số (viết trên gạch ngang): chỉ ra rằng đã lấy đi bao nhiêu phần bằng nhau ấy.

Cách đọc :

: đọc là “ba phần năm”

: đọc là “a trên b”

: đọc là “x trên bốn”

* Phân số là thương đúng của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên (khác 0).

Ví dụ : 3 : 8 =   ;  11 : 4 =

Như vậy, ta có thể coi dấu gạch ngang của phân số là dấu chia trong phép chia.

* Mỗi số tự nhiên a có thể coi là một phân số mẫu số bằng 1.

* Các phân số có tử số nhỏ hơn mẫu số thì phân số đó nhỏ hơn 1;

– Các phân số có tử số bằng mẫu số thì phân số đó bằng 1;

Các phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì phân số đó lớn hơn 1. Các phân số này có thể viết dưới dạng hỗn số.

* Nếu nhân cả tử số và mẫu số của phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.

* Nếu cả tử số và mẫu số của một phân số cùng chia hết cho một số tự nhiên khác 0 thì sau khi chia ta được một phân số bằng phân số đã cho.

* Nếu ta cộng tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số (hoặc trừ cả tử số và mẫu số đi cùng một số) hiệu giữa tử số và mẫu số không thay đổi.

* Nếu ta cộng vào tử số và trừ đi ở mẫu số với cùng một số (hoặc trừ đi ở tử số và cộng thêm vào mẫu số với cùng một số) thì tổng của tử số và mẫu số vẫn không thay đổi.

2.2. Nội dung chương trình

Ở môn toán lớp 4 học sinh được học 37 tiết với kiến thức về :

– Khái niệm về phân số

– Tính chất cơ bản của phân số

– Áp dụng tính chất cơ bản của phân số để rút gọn phân số và quy đồng mẫu số các phân số.

– So sánh phân số

– Các phép tính với phân số.

– Dạng toán “Tìm phân số của một số”

XEM THÊM ==> DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN

3. Thực trạng của vấn đề Rèn kĩ năng quy đồng mẫu số các phân số

Qua thực tế giảng dạy ở lớp 4 tôi nhận thấy việc quy đồng mẫu số đối với học sinh là một việc rất mới mẻ và khó khăn. Đây là những bước đệm để giúp các em học so sánh phân số, cộng, trừ phân số. Song trên thực tế, các em học cách quy đồng còn thụ động, máy móc dẫn đến nhanh quên và hay nhầm lẫn, nhất là khi áp dụng quy đồng mẫu số vào việc so sánh, cộng trừ các phân số khác mẫu. Nguyên nhân sai sót thường do

* Học sinh thường quy đồng nhầm:

– Lấy cả tử số và mẫu số của phân số này nhân với tử số của phân số kia.

– Lấy tử số nhân tử số, mẫu số nhân mẫu số.

* Học sinh quy đồng máy móc :

– Vẫn thực hiện quy đồng cả hai phân số bình thường mà không để ý mẫu số của phân số này chia hết cho mẫu số của phân số kia (ví dụ quy đồng mẫu số của phân số và );  cách tìm mẫu số chung nhỏ nhất (24 chia hết cho 12 và 8 ví dụ quy đồng mẫu số của phân số  và )

* Học sinh quy đồng sai khi quy đồng nhiều phân số (3 phân số trở lên)

– Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ nhất nhân với mẫu số của phân số thứ hai.

– Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ hai nhân với mẫu số của phân số thứ ba.

– Lấy tử số và mẫu số của phân số thứ ba nhân với mẫu số của phân số thứ nhất.

– Hoặc : Lấy tử số và mẫu số của một phân số nhân với cả ba mẫu số.

Như vậy, nguyên nhân dẫn đến sai sót là do :

– Học sinh không nhớ quy tắc quy đồng mẫu số các phân số (nhóm học sinh tiếp thu chậm)

– Học sinh không nhớ dấu hiệu chia hết để tìm ra mẫu số chung nhỏ nhất mà quy đồng một cách máy móc theo quy tắc.

– Khi quy đồng mẫu số nhiều phân số, học sinh gặp những bỡ ngỡ và lúng túng, do vậy kết quả không chính xác.

– Ngoài ra học sinh làm sai còn do sự thiếu cẩn thận và do đặc điểm tâm lý của các em.

Nhận ra những sai sót trên tôi đã bắt tay vào nghiên cứu tìm tòi phương pháp mới để giúp học sinh khắc phục những sai sót trên.

Phân số có một vị trí hết sức quan trọng để làm cơ sở cho việc học số thập phân và các bài toán có liên quan đến phân số. Muốn học tốt phần này, thì học sinh phải nắm chắc khâu quy đồng mẫu số các phân số. Như vậy để các em nắm chắc kiến thức này thì cần phải củng cố thật vững những kiến thức như dấu hiệu chia hết, tính chất cơ bản của phân số và đặc biệt không nên gò bó các em vào “khuôn” mà cần phát huy tính sáng tạo cho các em. Giáo viên cần gợi mở giúp các em nắm vững và tìm ra kiến thức mới.

Trong khi áp dụng biện pháp nâng cao chất lượng dạy quy đồng mẫu số  các phân số tôi chú trọng vào 5 giải pháp :(Tiểu luận: Rèn kĩ năng quy đồng mẫu số các phân số)

  1. Đổi mới nhận thức, trong đó cần tôn trọng khả năng chủ động của học sinh.
  2. Đổi mới các hình thức dạy học, nên khuyến khích tăng cường trò chơi học tập
  3. Tạo môi trường học tập thích hợp
  4. Đổi mới phương tiện dạy học
  5. Đổi mới cách đánh giá học sinh

(Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học – Nhà xuất bản giáo dục – 1996)

4. Một số giải pháp thực hiện.

Sau khi tìm hiểu nguyên nhân sai sót của học sinh, tôi đã đi sâu nghiên cứu tìm hiểu để đưa ra những phương án khắc phục những hạn chế đó. Trong năm học ………. – ………. tôi đã tiến hành một số công việc sau ở lớp 4A:

4.1. Ôn tập, củng cố, khắc sâu các dấu hiệu chia hết, tính chất cơ bản của phân số

* Khi học sinh học phần “Dấu hiệu chia hết” tôi nhấn mạnh các dấu hiệu  chia hết cho 2, 3, 5, 9 để học sinh  nắm chắc các dấu hiệu.

– Các số có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8 thì chia hết cho 2.

– Các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5.

– Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9.

– Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3.

* Bên cạnh đó, tôi cho học sinh nắm những kiến thức mang tính mở rộng như sau:

– Dấu hiệu chia hết cho 4: Các số có hai chữ số tận cùng tạo thành số chia hết cho 4 thì chia hết cho 4

– Dấu hiệu chia hết cho cả 2 và 5 là gì? (Có tận cùng là chữ số 0)

– Số chia hết cho 9 có chia hết cho 3 không và ngược lại? (Số chia hết cho 9 luôn chia hết cho 3. Số chia hết cho 3 thì có thể chia hết cho 9 và có thể không chia hết cho 9)

– Muốn tìm số chia hết cho 5 và 7  ta làm thế nào? (5 x 7 = 35)

– Muốn tìm số chia hết cho 6 và 8 ta làm như thế nào? (Đến đây học sinh đưa ra hai kết quả là 24 và 48. Tôi công nhận hai kết quả, nhưng nhấn mạnh: ta chọn 24 vì 24 là số nhỏ nhất chia hết cho cả 6 và 8)

– Tính chất cơ bản của phân số:(Tiểu luận: Rèn kĩ năng quy đồng mẫu số các phân số)

+ Nếu nhân cả tử số và mẫu số của mọt phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.

+ Nếu cả tử số và mẫu số của một phân số cùng chia hết cho một số tự nhiên khác 0 thì sau khi chia ta được một phân số bằng phân số đã cho.

Phần “Dấu hiệu chia hết”; “Tính chất cơ bản của phân số” mang tính “bước đệm” vì các em nắm chắc dấu hiệu chia hết; Tính chất cơ bản của phân số thì sau này mới quy đồng mẫu số được thành thạo.

4.2. Các cách quy đồng mẫu số các phân số

Trước hết tôi cho học sinh hiểu rõ khái niệm thế nào là quy đồng mẫu số các phân số: Quy đồng mẫu số các phân số là làm cho các phân số có cùng mẫu số (mẫu số chung) mà giá trị của chúng vẫn không thay đổi.

4.2.1. Tìm mẫu số chung bằng cách nhân tất cả các mẫu số với nhau

Tôi hướng dẫn học sinh theo các bước như sau:

+Bước 1: Tìm mẫu số chung bằng cách nhân các mẫu số với nhau

+ Bước 3: Lấy mẫu số chung chia cho từng mẫu số ban đầu để tìm thương

+Bước 4: Nhân các thương vừa tìm được với tử số và mẫu số của từng phân số tương ứng để tìm ra các phân số đã quy đồng mẫu số

Sau khi học sinh hiểu bản chất của vấn đề, tôi củng cố cho HS hiểu: Bước 2 và 3 có thể gộp làm một bước như sau: “Lấy cả tử số và mẫu số của phân số này nhân với mẫu số của phân số kia” (quy tắc sách giáo khoa)

Qua cách làm này học sinh hiểu kĩ bản chất, khái niệm của quy đồng mẫu số các phân số. “Quy đồng mẫu số” tức là đưa các phân số về những phân số có cùng mẫu số.

* Ví dụ 1: Quy đồng mẫu số hai phân số   và .

Bước 1: Xác định mẫu số chung: 3 x 5 = 15

Bước 2:                               =   =

    =   =

          Vậy quy đồng mẫu số hai phân số  và  được hai phân số  và

* Ví dụ 2: Quy đồng mẫu số phân số:  và .

– Tôi yêu cầu học sinh chỉ ra mẫu số chung của hai phân số này: học sinh dễ dàng nhận ra mẫu số chung: 2 x 3 = 6

Sau đó học sinh vận dụng quy tắc đã rút ra qua ví dụ 1 để quy đồng:

 =   =

 =   =

Ví dụ 3: Quy đồng mẫu số các phân số ;   và .

+Bước 1: Mẫu số chung là 2 x 3 x 5 = 30

+Bước 2: Lấy mẫu số chung chia cho từng mẫu số ban đầu để tìm thương(Tiểu luận: Rèn kĩ năng quy đồng mẫu số các phân số)

30 : 2 = 15

30 : 3 = 10

30 : 5 = 6

+Bước 3: Nhân các thương vừa tìm được với tử số và mẫu số của từng phân số tương ứng để tìm ra các phân số đã quy đồng mẫu số

 =   =

 =   =

 =   =                        

          Với biện pháp này mục đích của tôi giúp học sinh hiểu thuật ngữ “Quy đồng mẫu số” tức là đưa các phân số về những phân số có cùng mẫu số. Giúp học sinh  phát hiện ra cách tìm mẫu số chung chính là tích của hai mẫu số, sau đó dựa vào tính chất cơ bản của phân số: “Lấy cả tử số và mẫu số của phân số này nhân với mẫu số của phân số kia” chính là cách quy đồng mẫu số các phân số.

4.2.2. Tìm mẫu số chung bằng cách: Nếu các phân số có mẫu số cùng chia hết cho một số tự nhiên lớn hơn 1 thì ta lấy tích của các mẫu số chia cho số tự nhiên đó, lấy kết quả đó làm mẫu số chung (tìm mẫu số chung nhỏ nhất, trừ các trường hợp ở cách 4.2.3)

Hoặc: Nếu các phân số có mẫu số cùng chia hết cho một số tự nhiên lớn hơn 1 thì ta lấy mẫu số lớn nhất lần lượt nhân với 2, 3, 4… cho đến khi tích chia hết cho các mẫu số còn lại thì lấy tích đó làm mẫu số chung.

(Hai cách này tôi đưa vào làm một cách, tùy học sinh chọn cách nào làm mẫu số chung nhỏ nhất cũng được)

Ví dụ 1: Quy đồng mẫu số các phân số  và

Tôi giúp học sinh rút ra các bước sau:

+Bước 1: Xác định hai mẫu số cùng chia hết cho số tự nhiên nào? ( 6 và 4 cùng chia hết cho 2)

+Bước 2: Lấy tích của các mẫu số chia cho số tự nhiên đó, lấy kết quả đó làm mẫu số chung (6 x 4 : 2 = 12; chọn 12 làm mẫu số chung )

+ Bước 3: Lấy mẫu số chung chia cho từng mẫu số ban đầu để tìm thương

12 : 6 = 2

12 : 4 = 3

+Bước 4: Nhân các thương vừa tìm được với tử số và mẫu số của từng phân số tương ứng để tìm ra các phân số đã quy đồng mẫu số

 =   =

 =   =

XEM THÊM ==> DOWNLOAD 999+ TIỂU LUẬN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Hoặc: Nếu các phân số có mẫu số cùng chia hết cho một số tự nhiên lớn hơn 1 thì ta lấy mẫu số lớn nhất lần lượt nhân với 2, 3, 4… cho đến khi tích chia hết cho các mẫu số còn lại thì lấy tích đó làm mẫu số chung.

+Bước 1: Xác định hai mẫu số cùng chia hết cho số tự nhiên nào? ( 6 và 4 cùng chia hết cho 2)

+Bước 2: Lấy 6 (là mẫu số lớn nhất) nhân với 2, ta được: 6 x 2 = 12, kiểm tra xem 12 có chia hết cho 4 không?(nếu có thì ta chọn 12 làm mẫu số chung; nếu không thì lại lấy 6 nhân với 3 hoặc 4 … đến khi nào được tích chia hết cho mẫu số của phân số kia) chọn 12 làm mẫu số chung

+ Bước 3: Lấy mẫu số chung chia cho từng mẫu số ban đầu để tìm thương(Tiểu luận: Rèn kĩ năng quy đồng mẫu số các phân số)

12 : 6 = 2

12 : 4 = 3

+Bước 4: Nhân các thương vừa tìm được với tử số và mẫu số của từng phân số tương ứng để tìm ra các phân số đã quy đồng mẫu số

 =   =

 =   =

Ví dụ 2: Quy đồng mẫu số các phân số  và

+Bước 1: Xác định hai mẫu số 12 và 8 cùng chia hết cho 4

+Bước 2: 12 x 8 : 4 = 24

+ Bước 3: Lấy mẫu số chung chia cho từng mẫu số ban đầu để tìm thương

24 : 12 = 2

24 : 8 = 3

+Bước 4: Nhân các thương vừa tìm được với tử số và mẫu số của từng phân số tương ứng để tìm ra các phân số đã quy đồng mẫu số

 =   =

 =   =

Hoặc:

+Bước 1: Xác định hai mẫu số 12 và 8 cùng chia hết cho 4

+Bước 2: 12 x 2 = 24; 24 có chia hết cho 8; Chọn 24 là mẫu số chung

+ Bước 3: Lấy mẫu số chung chia cho từng mẫu số ban đầu để tìm thương

24 : 12 = 2

24 : 8 = 3

+Bước 4: Nhân các thương vừa tìm được với tử số và mẫu số của từng phân số tương ứng để tìm ra các phân số đã quy đồng mẫu số

 =   =

 =   =

Sau khi phân tích từng bước của cách này tôi nhấn mạnh : Đây là cách làm mới, ta vận dụng cách này vào những bài toán quy đồng mẫu số mà “Hai mẫu số cùng là thương của một số nhỏ hơn tích của chúng”, thì sẽ thực hiện nhanh và chính xác hơn. Với biện pháp này tôi giúp học sinh rút ra các bước quy đồng như sau:

+Bước 1: Xác định hai mẫu số cùng chia hết cho số tự nhiên nào?

+Bước 2: Lấy tích của các mẫu số chia cho số tự nhiên đó, lấy kết quả đó làm mẫu số chung

+ Bước 3: Lấy mẫu số chung chia cho từng mẫu số ban đầu để tìm thương

+Bước 4: Nhân các thương vừa tìm được với tử số và mẫu số của từng phân số tương ứng để tìm ra các phân số đã quy đồng mẫu số(Tiểu luận: Rèn kĩ năng quy đồng mẫu số các phân số)

4.2.3. Tìm mẫu số chung bằng cách: Nếu mẫu số lớn nhất chia hết cho các mẫu số khác thì lấy luôn mẫu số lớn nhất làm mẫu số chung.

– Ví dụ 1: Quy đồng mẫu số các phân số  và  

Tôi đưa ra: Trong các trường hợp phân số cần quy đồng mà mẫu số của phân số này chia hết cho mẫu số của phân số kia thì lấy ngay mẫu số đó là mẫu số chung và quy đồng mẫu số phân số kia về phân số có cùng mẫu số chung đó.

Vì 12 chia hết cho 6 nên ta chỉ việc quy đồng như sau: (12 : 6 = 2)

 =   =   (2 chính là thương của 12 và 6); giữ nguyên phân số

– Ví dụ 2: Quy đồng mẫu số các phân số  và . Tôi cùng học sinh thực hiện theo các bước sau:

+ Chọn mẫu số chung: 9

+ 9 : 3 = 3

+  =  = ;    giữ nguyên phân số . Chốt cách trình bày như sau:

 =  = ; và giữ nguyên phân số .

Với biện pháp này tôi giúp học sinh rút ra các bước quy đồng như sau:

+Bước 1: Xác định mẫu số lớn hơn có chia hết cho mẫu số bé hơn không. Nếu chia hết thì chọn mẫu số lớn hơn làm mẫu số chung.

+Bước 2: Tìm thương của mẫu số lớn với mẫu số bé.

XEM THÊM 99+==> LỜI MỞ ĐẦU TIỂU LUẬN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

+ Bước 3: Nhân thương vừa tìm được với tử số và mẫu số của phân số có mẫu số bé hơn; giữ nguyên phân số có mẫu số được chọn làm mẫu số chung.

Để dạy rèn kĩ năng quy đồng mẫu số các phân số, tôi hướng dẫn học sinh theo những biện pháp của mình, tôi nhấn mạnh lại các trường hợp sau :

* Trường hợp 1 :

Trong các trường hợp phân số cần quy đồng mà mẫu số của phân số này chia hết cho mẫu số của phân số kia thì lấy ngay mẫu số đó là mẫu số chung và quy đồng mẫu số phân số kia về phân số có cùng mẫu số chung đó.

* Trường hợp 2 :

Khi mẫu của các phân số cần quy đồng cũng là thương của mẫu số nhỏ hơn tích của chúng thì ta lấy ngay số đó làm mẫu số chung và quy đồng mẫu số các phân số này về những phân số có cùng mẫu số chung đó (như cách làm 2).

* Trường hợp 3 :

Khi quy đồng mẫu số nhiều phân số để tránh nhầm lẫn ta tìm luôn mẫu số chung của các phân số ban đầu. Sau đó thực hiện quy đồng mẫu số các phân số về các phân số mới có mẫu số là mẫu số chung

5. Kết quả đạt được khi Rèn kĩ năng quy đồng mẫu số các phân số

5.1. Thực nghiệm (Kèm theo giáo án dạy thực nghiệm ở phần phụ lục)

5.1.1 Mục đích của thực nghiệm:

Tiến hành thực nghiệm để kiểm chứng tính khả thi, đề xuất của sáng kiến. Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, bằng những suy nghĩ, tìm tòi để đưa ra phương pháp, hình thức tổ chức dạy học thích hợp để khắc phục một số tồn tại của giáo viên và học sinh khi “Rèn kĩ năng quy đồng mẫu số các phân số” cho học sinh  lớp 4.

5.1.2. Nội dung thực nghiệm:(Tiểu luận: Rèn kĩ năng quy đồng mẫu số các phân số)

Tôi tiến hành áp dụng giảng dạy tại tiết Toán của lớp 4A năm học ………. – ………..

5.1.3. Phương pháp thực nghiệm:

– Phương pháp trực quan

Phương pháp thực hành luyện tập

– Phương pháp kiểm tra đánh giá.

– Phương pháp đàm thoại

– Phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh.

5.2. Kết quả:

5.2.1. Khảo sát:

Để kiểm nghiệm ngay sau khi hướng dẫn tôi đã đưa ra một đề kiểm tra. Sau đó tôi tiến hành đồng thời kiểm tra ở 2 lớp 4A và 4B hai lớp có trình độ tương đương (dựa vào kết quả khảo sát đầu năm học).

Bài kiểm tra khảo sát (Sau khi áp dụng phương pháp mới)

Thời gian làm bài 30 phút

Đề bài :

Câu 1: Quy đồng mẫu số các phân số

 và ;                  và ;                 và ;

Câu 2: Quy đồng mẫu số các phân số

 và ;                 và ;    

Câu 3: Quy đồng mẫu số các phân số: ;    và  ;                           

Sau khi cả lớp làm xong, tôi chấm bài, nhận xét, thống kê để đối chứng, so sánh:

  Đạt Chưa đạt
Mức 1

(90%- 100%)

Mức 2

(70%- 80%)

Mức 3

(50%- 60%)

4A ( 34) 10 = 29,4% 14 = 41,2% 10 = 29,4% 0
4B (30) 3 = 10%  11 = 36,6% 12 = 40,1 4 = 13,3%

 5.2.2. So sánh đối chứng:

          * Học sinh lớp 4A năm học ………. – ………. (lớp thực nghiệm) làm bài có chất lượng tốt hơn bởi vì sau khi nắm chắc các phương  pháp quy đồng mẫu số các phân số thì các em làm bài tránh được những nhầm lần mà học sinh thường mắc phải. Cụ thể là :

– Học sinh không còn quy đồng nhầm: Các em không còn tình trạng lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số hoặc lấy cả tử số và mẫu số của phân số này nhân với tử số  của phân số kia, mà các em đã nắm chắc phương pháp 1 là: Lấy cả tử số và mẫu số của phân số này nhân với mẫu số của phân số kia (ở câu 1)

– Học sinh tránh được tình trạng quy đồng máy móc:

Theo thống kê thì có 70,6% số học sinh đã biết vận dụng phương pháp 2; 3 đó là tìm mẫu số chung nhỏ nhất khi quy đồng mẫu số các phân số (ở câu 2)

– Học sinh khắc phục được sai sót khi quy đồng mẫu số nhiều phân số.

Qua thống kê đã có trên 62% số học sinh biết cách quy đồng mẫu số 3 phân số theo phương pháp tìm mẫu số chung nhỏ nhất, rồi lấy mẫu số chung đó chia cho từng mẫu số riêng để tìm ra thương, lấy thương vừa tìm được nhân với tử số của các phân số tương ứng để tìm ra phân số mới (ở câu 3) chỉ còn một số ít học sinh vẫn mắc sai sót do tính toán nhầm hoặc do quên phương pháp.

  1. Học sinh lớp 4B (lớp đối chứng) mặc dù các em nắm được cách quy đồng mẫu số các phân số song còn lúng túng khi quy đồng mẫu số nhiều phân số ở câu 3 và làm câu 2 theo hướng quy đồng mẫu số cả hai phân số, dẫn đến kết quả kiểm tra chưa cao. Xem xét các bài kiểm tra tôi thấy lớp 4B vẫn mắc phải những sai sót như thực trạng đã nêu.

Từ đối chứng trên có thể khẳng định : Phương pháp mới mà tôi áp dụng có hiệu quả tốt. Từ đó giúp cho việc dạy so sánh, cộng trừ các phân số khác mẫu số các em tiến hành bước quy đồng mẫu số các phân số rất nhanh gọn. (Tiểu luận: Rèn kĩ năng quy đồng mẫu số các phân số)

5.2.3. Bài học kinh nghiệm :

Sau thời gian nghiên cứu với các bước tiến hành đã nêu tôi rút ra một số kinh nghiệm trong việc dạy học sinh quy đồng mẫu số các phân số như sau :

  1. Khi dạy “Quy đồng mẫu số các phân số”, giáo viên cần phát huy tính tích cực, chủ động giúp các em khám phá những cách làm phong phú, đa dạng, tránh dạy “áp đặt” một cách làm máy móc.
  2. Để làm tốt chương phân số nói chung và phần “quy đồng mẫu số các phân số” nói riêng thì người giáo viên cần nghiên cứu kỹ các phần học có liên quan để hình thành một hệ thống kiến thức cho học sinh. Cụ thể, để học tốt khâu “Quy đồng mẫu số các phân số” thì giáo viên cần cho học sinh nắm vững những hệ thống kiến thức có liên quan như: dấu hiệu chia hết, tính chất cơ bản của phân số. Từ đó giúp các em nắm bài sâu hơn và nhớ lâu hơn.
  3. Khi dạy học, người giáo viên cần phân rõ các đối tượng để đưa ra lượng bài tập phù hợp, vừa sức với từng đối tượng. Riêng với mảng kiến thức về “Quy đồng mẫu số các phân số” thì học sinh tiếp thu chậm chỉ cần nắm vững phương pháp 1 và tham khảo những trường hợp 1, trường hợp 3 của phương pháp 2. Còn học sinh tiếp thu nhanh, có năng khiếu cần phải nắm vững cả ba phương pháp làm để vận dụng làm từng loại bài một cách linh hoạt.
  4. Kết hợp nhiều phương pháp dạy sao cho phù hợp với từng tiết dạy, trong đó phương pháp “Hướng tập trung vào học sinh” cần được chú trọng hơn nữa.

6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng:

Sử dụng sáng kiến trên vào việc dạy quy đồng mẫu số các phân số cho học sinh lớp 4 rất có tác dụng đối với mọi đối tượng học sinh đặc biệt là học sinh có năng khiếu, học sinh tiếp thu bài nhanh. Sáng kiến này cũng áp dụng rộng rãi cho cách dạy quy đồng mẫu số các phân số ở lớp 5.

7. Một số vấn đề bỏ ngỏ:

Sáng kiến này mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về việc rèn kĩ năng quy đồng mẫu số cho học sinh lớp 4, chưa đi sâu nghiên cứu các mảng kiến thức khác trong chương trình Toán 4 và bậc Tiểu học.

          – Nhận thức của học sinh chưa đồng đều nên khi tôi nghiên cứu còn gặp một số khó khăn.

 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Rèn kĩ năng quy đồng mẫu số các phân số

1. Kết luận:

Giáo dục tiểu học đặt nền tảng cho cuộc sống của mỗi con ng­ười, cho cuộc sống văn hóa và tinh thần của dân tộc. Bởi vậy nên việc trang bị kiến thức, kĩ năng cho học sinh Tiểu học là rất cần thiết.

Người giáo viên cần rèn cho học sinh có thói quen tự lập suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi nâng cao trình độ kiến thức, kĩ năng, luôn sáng tạo gợi mở ra nhiều cách giải quyết khác nhau.

– Giáo viên phải luôn chú trọng khâu soạn bài, sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập nâng cao dần mức độ khó, soạn bài cần phân hoá đối tượng học sinh, đặc biệt với các tiết toán tăng, tiết tự học.

– Đổi mới phương pháp dạy học, dạy học phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo, tự mình khám phá ra cách giải quyết một vấn đề của học sinh. Có như vậy mới kích thích học sinh khá, giỏi phát huy trí tuệ, năng lực sáng tạo là mầm giống hứa hẹn nhân tài cho đất nước. (Tiểu luận: Rèn kĩ năng quy đồng mẫu số các phân số)

2. Những khuyến nghị:

* Với các cấp lãnh đạo:

– Từ cấp tổ chuyên môn, cần tích cực đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn; tập chung trao đổi, bàn luận về những vấn đề cụ thể mà trong quá trình dạy học giáo viên và học sinh hay gặp khó khăn.

Trong phạm vi bài viết này tôi mong sách giáo khoa Toán 4 tới đây sẽ có sự phân loại các bài tập cho từng đối tượng, có nhiều cải tiến hơn nữa để cho giáo viên thuận lợi trong việc dạy tốt cho tất cả các đối tượng học sinh.

          * Đối với nhà trường:

– Nhà trường cần thường xuyên mở các chuyên đề  về dạy toán theo từng mảng nhỏ để giáo viên có dịp giao lưu học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp rồi áp dụng thực tế giảng dạy.

– Nhà trường đầu t­ư thiết bị dạy học, ngoài sách giáo khoa, sách tham khảo cần có phương tiện khác nh­ư tranh, ảnh, biểu đồ, phương tiện nghe nhìn, tài liệu nâng cao … cho các môn học đặc biệt là môn Toán để giúp chúng tôi những người giáo viên trực tiếp dạy thuận lợi trong quá trình  nghiên cứu giảng dạy.

Trên đây là bài viết thể hiện quá trình điều tra, nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng rèn kĩ năng “Quy đồng mẫu số các phân số” cho học sinh lớp 4 mà tôi đã tiến hành trong năm học này. Tuy nhiên đây mới chỉ là những sáng kiến của bản thân được đúc rút từ thực tế giảng dạy, vì vậy không tránh khỏi những hạn chế thiếu sót.


Trên đây là tiểu luận môn Sáng kiến kinh nghiệm đề tài: Rèn kĩ năng quy đồng mẫu số các phân số, dành cho các bạn đang làm tiểu luận môn học Sáng kiến kinh nghiệm: còn nhiều bài mẫu tiểu luận môn học các bạn tìm kiếm trên chuyên mục nhé. 

Lưu ý: Có thể trên website không có tài liệu đúng như các bạn mong muốn để hoàn thiện bài làm hoàn toàn mới và chất lượng tốt các bạn có thể cần tới sự hỗ trợ của dịch vụ viết tiểu luận để kham khảo bảng giá và quy trình làm việc các bạn có thể trao đổi với mình qua SDT/Zalo: https://zalo.me/0932091562

DOWNLOAD FILE

Contact Me on Zalo