Tải miễn phí bài Tiểu luận: Quyết sách chính trị và nghiên cứu sự thay đổi trong chính sách nhập cư của Mỹ dưới thời tổng thống Donal Trump, các bạn có thể tải về kham khảo miễn phí, đây là đề tài tiểu luận môn Chính trị học được giới thiệu cho các bạn sinh viên đang tìm kiếm tài liệu, ngoài ra các bạn có thể kham khảo thêm các bài tiểu luận về Quyết sách chính trị và nghiên cứu sự thay đổi trong chính sách nhập cư và tiểu luận về Mỹ dưới thời tổng thống Donal Trump trên chuyên mục tiểu luận Chính trị học.
Lưu ý: Trong quá trình viết tiểu luận Môn Chính trị học nếu các bạn không có thời gian và cần hỗ trợ viết bài hoàn chỉnh, chất lượng tốt, các bạn có thể liên hệ với dịch vụ viết tiểu luận chất lượng qua Zalo: https://zalo.me/0932091562
PHẦN 1: LÝ LUẬN: Quyết sách chính trị và nghiên cứu sự thay đổi trong chính sách nhập cư của Mỹ dưới thời tổng thống Donal Trump
I. Khái niệm và ý nghĩa quyết sách chính trị của Đảng cầm quyền
Theo giáo trình Chính trị học Đại cương do PGS.TS. Nguyễn Văn Vĩnh và PSG.TS. Lê Văn Đính khái niệm Quyết sách chính trị được đưa ra như sau: “Quyết sách chính trị xác định những nguyên tắc, phương, hướng, mục tiêu chính trị chung của đảng cầm quyền trong một giai đoạn lịch sử nào đó về vấn đề trên các lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội. Biểu hiện thông qua cương lĩnh, nghị quyết, chủ trương, chính sách”.
Quyết sách chính trị có ý nghĩa lớn đối với mỗi quốc gia trong quá trình vận hành đất nước. Trước hết, Là then chốt trong việc hoạch định, tổ chức thực hiện quyết sách chính trị nhằm định hướng hoạt động cho một tổ chức trong hệ thống chính trị. Từ đó đảm bảo thực hiện được những mục tiêu kinh tế chính trị xã hội của đảng cầm quyền; Việc hoạch định và tổ chức thực hiện quyết sách chính trị một cách khoa học nghệ thuật có ý nghĩa nhằm đảm bảo tính định hướng, tính tự giác và tính hiệu quả; thay đổi xã hội một cách thực tế theo hướng dân giàu nước mạnh dân chủ công bằng văn minh.
II. Nguyên tắc xây dựng và cơ sở phương pháp luận trong xây dựng và tổ chức thực hiên quyết sách chính trị của đảng cầm quyền
- Nguyên tắc
Đảm bảo tính khoa học và nghệ thuật trong xây dựng và tổ chức thực hiện quyết sách chính trị của đảng cẩm quyền.
1.1. Tính khoa học
Hoạt động chính trị là một hiện tượng khách quan trong đời sống xã hội loài người, xuất hiện cùng với giai cấp và nhà nước, gắn liền với quyền lực, với đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc. Và hoạt động chính trị là lĩnh vực tương đối độc lập trong đời sống xã hội, có logic phát triển nội tại, có quy luật phát triển khách quan.Bên cạnh đó, hoạt động chính trị đòi hỏi một hệ thống tri thức, từ những tri thức kinh nghiệm đến tri thức lý luận hoàn chỉnh, nhằm hoạt động theo đúng quy luật khách quan.
Do bản chất của hoạt động chính trị đã được nêu như trên nên tính khoa học của việc xây dựng và tổ chức thực hiện các quyết sách chính trị thể hiện ở các nội dung sau: Phù hợp với quy luật xu hướng vận động, phát triển của xã hội loài người, lợi ích và nguyện vọng nhân dân; phản ánh đầy đủ về tương quan lực lượng các mối quan hệ giai cấp nhà nước; thể hiện vai trò quyết định của quần chúng nhân dân. Một quyết sách chính tị có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự tham gia của quần chúng nhân. (Tiểu luận: Quyết sách chính trị và nghiên cứu sự thay đổi trong chính sách nhập cư của Mỹ dưới thời tổng thống Donal Trump)
1.2. Tính nghệ thuật
Chính trị không khô khan, máy móc như chúng ta vẫn thường nhận định. Trong chính trị ngoài yếu tố khoa học còn có sự lồng ghép nhuần nhuyễn của tính nghệ thuật. Sở dĩ, nhận định chính trị có tính nghệ thuật vì các lý do sau:
Thứ nhất, hoạt động chính trị luôn đòi hỏi sự sáng tạo, linh hoạt, khôn khéo, mềm dẻo, phù hợp với thực tiễn để đạt hiệu quả cao nhất.
Thứ hai, chính trị là nghệ thuật của những bước đi, sự xử lý khéo léo, cương nhu đúng lúc để đạt được những mục tiêu chính trị.
Thứ ba, là nghệ thuật vận dụng kiến thức lý luận và kinh nghiệm thực tiễn để xử lý các tình huống phức tạp.
Thứ tư, chính trị đòi hỏi các khả năng: nắm bắt sự vận dộng của xã hội, dự báo chính xác tình thế và thời cơ cách mạng.
Thứ năm, là nghệ thuật tổ chức nhân sự, sử dụng con người.
Tính nghệ thuật của việc xây dựng và tổ chức thực hiện các quyết sách chính trị thể hiện ở nghệ thuật vận dụng khả năng: Xác định yếu tố cần và đủ trong từng thời điểm thích hợp. Kiên định với mục tiêu lý tưởng chính trị nhưng mềm dẻo, linh hoạt về sách lược, phương pháp phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể, với điều kiện cụ thể, con người cụ thể…
- Cơ sở phương pháp luận
Phép biện chứng duy vật chỉ rõ: Việc xây dựng và tổ chức thực hiện quyết sách chính trị phải dựa trên các quy luật, quan điểm, nguyên lý, phạm trù của duy vật biện chứng, duy vật lịch sử…
Giúp chủ để chính trị hoạch định và tổ chức thực hiện quyết sách chính trị hiểu được: nguyên nhân, phát hiện ra những mâu thuẫn và đông lực chủ yếu của sự phát triển xã hội.
XEM THÊM ==> DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN
III. Những yêu cầu cơ bản trong xây dựng và thực hiện quyết sách
chính trị của đảng cầm quyền
- Trong xây dựng quyết sách chính trị
Những yêu cầu cơ bản trong quá trình xây dựng quyết sách chính trị được đặt ra với ba vấn đề là tính phát triển, tính xu hướng và tính cộng đồng. Mọi quyết sách chính trị đều dựa trên các yêu cầu cơ bản trên, lấy đó làm trọng tâm để đề xuất, xây dựng quyết sách hoàn chỉnh.
Tính phát triển: Các quyết sách chính trị không chỉ giải thích đúng hiện thực xã hội, mà còn phải góp phần cách mạng hoá hiện thực bằng các phương pháp, phương tiện đúng đắn nhằm góp phần thúc đẩy xã hội phát triển theo quy luật khách quan. Trong quá trình hình thành ý tưởng, bắt tay vào xây dựng người làm quyết sách chính trị phải có ý thức, tinh thần vững vàng để hiểu đúng mục đích của việc xây dựng quyết sách chính trị. Đó không chỉ đơn thuần là một tác phẩm khoa học ghi chép, thống kê hiện thực xã hội. Hay là một tác phẩm nghệ thuật tái hiện lại đời sống nhân sinh. Thay vào đó, một quyết sách chính trị phải có tư tưởng đóng góp ý kiến, đề xuất giải pháp nhằm cải tạo hiện thực xã hội vốn có để cuộc sống xã hội trở nên văn minh, tốt đẹp hơn.
Tính xu hướng: Các quyết sách chính trị không chỉ phù hợp với bối cảnh hiện tại mà cần bao quát được triển vọng, đón đầu xu hướng vận động của xã hội, đảm bảo mối quan hệ hài hoà giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, giữa lợi ích có tính địa phương và lợi ích quốc gia, dân tộc…Đây là yếu tố then chốt để khẳng định sức sống của một quyết sách chính trị khi nó “chào đời”. Bởi nếu không có tính dự báo về tương lai, các quyết sách sẽ ngay lập tức lạc hậu, không bắt kịp nhịp phát triển của thời đại. Việc dự báo những tình huống, triển vọng có thể xảy đến trong tương lai giúp cho quyết sách chính trị có giá trị trong thời gian dài.
Tính cộng đồng: Quyết sách chính trị phải phản ánh được lợi ích chính đáng của nhân dân và giành được sự đồng tình, ủng hộ của quần chúng nhân dân. Như Khổng Tử có nói “Lấy dân làm gốc” hay Nguyễn Trãi đã viết trong Bình Ngô đại cáo “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”. Nhân dân là điểm bắt đầu cũng là nơi kết thúc của mọi quyết sách chính trị. Trước là xây dựng quyết sách chính trị từ những vấn đề của nhân dân. Sau là để nhân dân khắc phục khó khăn, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Bởi vậy, nhân dân là mục tiêu của chính trị mọi thời đại. (Tiểu luận: Quyết sách chính trị và nghiên cứu sự thay đổi trong chính sách nhập cư của Mỹ dưới thời tổng thống Donal Trump)
- Trong tổ chức thực hiện quyết sách chính trị.
Từ việc xây dựng quyết sách chính trị đến thực hiện quyết sách là một quá trình dài, đòi hỏi những nhà lãnh đạo cần dụng tâm, dụng tài để thực tiễn hoá các lý thuyết đưa ra trên văn bản trở thành hành động. Do đó, trong quá trình tổ chức thực hiện quyết sách chính trị cần lưu ý một số các yêu cầu cơ bản sau:
Một là, tính thể chế hoá: Thể chế hoá các quyết sách chính trị của đảng cầm quyền thành những hình thức pháp lý, các hình thức biểu hiện cụ thể ( chính sách công, quyết định quản lý nhà nước,…) trước khi đưa quyết sách chính trị thâm nhập vào đời sống xã hội. Hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng dùng quyết sách chính trị để quản lý mọi mặt của đời sống xã hội.
Hai là, tính kiên trì và sáng tạo: Đảm bảo thống nhất giữa việc kiên trì mục tiêu thực hiện với việc sáng tạo trong việc tìm ra các biện pháp, hình thức thích hợp với điều kiện cụ thể. Tránh rập khuôn, máy móc, giáo điều, lạc hậu.
Ba là, sự phân công hợp lý, phân định rành mạch: Cần xác định rõ ràng quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của các chủ thể thực hiện, tránh tình trạng lẫn lộn quyền lực, trách nhiệm, nghĩa vụ.
Bốn là, tính đấu tranh: Phản đối, đấu tranh, loại bỏ chủ nghĩa quan liêu, bệnh phô trương hình thức làm giảm hiệu quả trong công tác.
Năm là, tham khảo ý kiến: Ý kiến phản biện và tổng kết kinh nghiệm có ý nghĩa lớn trong việc điều chỉnh, bổ sung, xây dựng những bất cập, tồn tại trong tổ chức thực hiện các quyết sách chính trị. Đồng thời cũng là bài học để nâng cao chất lượng đổi mới các chính sách tiếp theo.
IV. Quá trình xây dựng và thực hiện quyết sách chính trị
- Quá trình xây dựng
Để xây dựng một quyết sách chính trị, cần phải tuân thủ thực hiện các bước sau:
Xác định tính cấp thiết của vấn đề và mục tiêu
1 | |||||
Soạn thảo | |||||
Ban hành | Quá | phương án | |||
quyết sách | 4 | trình xây | 2 | và hình | |
thành một | |||||
chính trị | dựng | ||||
số phương | |||||
án | |||||
3 |
(Tiểu luận: Quyết sách chính trị và nghiên cứu sự thay đổi trong chính sách nhập cư của Mỹ dưới thời tổng thống Donal Trump)
- Quá trình tổ chức thực hiện
Trong quá trình tổ chức thực hiện quyết sách chính trị, sẽ tồn tại rất nhiều những vấn đề, nảy sinh rất nhiều những tình huống khó lường. Tuy nhiên, dù trong tình huống nào thì cũng cần phải xử lý dựa trên các nguyên tắc cơ bản.
Trước tiên, cần cụ thể hoá, thể chế hoá quyết sách chính trị thành các hình thức (biện pháp, chỉ tiêu, bước đi) cụ thể cho phù hợp với điều kiện đặc thù từng địa phương, ngành, đơn vị…
Tiếp đó, đưa quyết sách chính trị thâm nhập vào đời sống xã hội, trong quần chúng nhân dân. Đây là nguyên tắc có vai trò quan trọng, bước đầu cho quần chúng nhân dân tiếp cận với quyết sách, mở rộng hiểu biết, nâng cao nhận thức trong cộng đồng, tạo thành một thói quen để nhân dân thực hiện.
Cần kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo cho quyết sách chính trị của Đảng được chấp hành một cách nghiêm chỉnh. Kịp thời nắm bắt, đánh giá đúng tính chất, tiếp thu ý kiến phản hồi để điểu chỉnh những vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.
Tổng kết những vấn đề lý luận và thực tiễn đối với việc xây dựng và tổ chức thực hiện quyết sách chính trị để cung cấp cơ sở khoa học (lý luận và thực tiễn) cho việc hoạch định và tổ chức các quyết sách chính trị tiếp theo của Đảng.
Kiên quyết đấu tranh với mọi biểu hiện chống đối, xuyên tạc việc tổ chức thiện hiện quyết sách chính trị. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển vượt bậc, truyền thông là “cánh tay đắc lực” của chính quyền trong tuyên truyền chính sách nhưng cũng là “con dao hai lưỡi”, là kẽ hở cho thế lực thù địch tạo ra những ý kiến trái chiều, sai lệch bản chất. Từ đó khiến cho quần chúng nhân dân có thể có những hành vi sai lệch, quyết sách của Đảng không được thực hiện nghiêm túc, khó tạo ra hiệu quả tuyệt đối.
XEM THÊM 999+==> DANH SÁCH TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Phần 2: Liên hệ thực tiễn
I. Thực trạng và nguyên nhân của tình trạng nhập cư tại Mỹ
- Thực trạng (Tiểu luận: Quyết sách chính trị và nghiên cứu sự thay đổi trong chính sách nhập cư của Mỹ dưới thời tổng thống Donal Trump)
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là “miền đất hứa” với nhiều công dân toàn cầu.
Do vậy, tỉ lệ nhập cư vào Hoa Kỳ hàng năm là rất cao, nằm trong top đầu thế giới. Theo dữ liệu dân số của Current Population Survey (CPS) năm 2019, tổng số người nhập cư và con cái của họ sinh ra tại Mỹ là khoảng 90 triệu người, tương đương 28% tổng dân số. Tức là, cứ 4 người Mỹ thì có 1 người có gốc nhập cư.
Biểu đồ tổng số và tỉ lệ phần trăm người nhập cư vào Hoa Kỳ trong giai đoạn 1850 – 2018( nguồn: Luật Khoa tạp chí)
Mexico, Trung Quốc và Ấn Độ là ba nguồn nhập cư Mỹ hàng
đầu. Mexico là quốc gia có số lượng người nhập cư lớn nhất Hoa Kỳ. Năm 2017, có 11,2 triệu người Mexico nhập cư, chiếm 25% tổng số người nhập cư Mỹ. Tiếp theo là khoảng 2,9 triệu người nhập cư từ Trung Quốc (6%), khoảng 2,6 triệu người từ Ấn Độ (6%), khoảng 2 triệu người từ Philippines (5%) và khoảng 1,4 triệu người từ El Salvador (3%).
2. Nguyên nhân
Có rất nhiều những mục đích khác nhau khiến người nhập cư trên toàn thế giới chọn Mỹ là điểm đến lý tưởng. Tuy nhiên, có thể nêu ra một vài nguyên nhân phổ biến như sau:
Nước Mỹ – siêu cường về kinh tế: Nước Mỹ là một siêu cường quốc của thế giới, với nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Trong năm 2013, bất chấp cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, GDP (tổng sản phẩm nội địa) của nước Mỹ đạt mức 16,6 ngàn tỉ đô – mức cao nhất trên thế giới khi so sánh với các quốc gia khác. Thêm vào đó, nước Mỹ có 4 tập đoàn kinh tế nằm trong danh sách 10 tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới theo Fortune Global 500. (Tiểu luận: Quyết sách chính trị và nghiên cứu sự thay đổi trong chính sách nhập cư của Mỹ dưới thời tổng thống Donal Trump)
Đất nước của bình đẳng và tự do: Một trong những lý do quan trọng nhất khiến nước Mỹ trở thành một “miền đất hứa” của những người nhập cư là quyền tự do và bình đẳng. Tại Mỹ, quyền con người luôn được đề cao nhất. Ở đây, mọi công dân đều được đối xử công bằng như nhau dù là người bản địa hay người nhập cư.
Nền giáo dục bậc nhất: Trong danh sách 100 trường đại học hàng đầu thế giới, Hoa Kỳ vẫn thống trị với 46 trường đại học, trong đó có 7 trường trong top 10. Ở Mỹ, con người được định hướng phát triển tự do. Tự do trong tư tưởng đồng thời học cách tôn trọng sự tự do trong tư tưởng của người khác.
- tế hoàn thiện: Nền y tế của Mỹ hoàn thiện cả về cơ sở vật chất lẫn đội
ngũ y bác sĩ.
Hệ thống giao thông vận tải thuận lợi: Hệ thống giao thông vận tải ở Mỹ nổi tiếng hiện đại và thuận lợi cho người sử dụng.
Có thể thấy, với chất lượng cuộc sống tốt, cơ sở hạ tầng phát triển, ý thức con người nâng cao, “giấc mơ Mỹ” dường như đã thôi thúc rất nhiều công dân toàn cầu đến Mỹ, khiến số lượng dân nhập cư tăng cao.
- Những chính sách nhập cư dưới thời tổng thống Donal Trump
Chính sách chia tách những gia đình nhập cư trái phép
Mỹ là một cuộc gia có số lượng dân nhập cư lớn. Tuy nhiên, điều gây rắc rối nhất cho chính phủ Mỹ là tình trạng người nhập cư trái phép. Những dân cư bất hợp pháp này mang đến nhiều khó khăn và thách thức trong quá trình điều hành quốc gia với bất kỳ nhà cầm quyền nào.
Chính bởi vậy, Donal Trump đã thực hiện chính sách xây dựng hàng rào biên giới Mỹ- Mexico. Bởi theo số liệu thống kê, Mexico là nước có số dân nhập cư vào Mỹ lớn nhất cả về lượng dân nhập cư hợp pháp và bất hợp pháp. Song hành động này của Trump đã khiến các trẻ em có cha mẹ là người nhập cư bất hợp pháp vào tình thế phải chia cắt.
Đến đầu tháng 5/2016, đã có hơn 2300 trẻ em bị tách khỏi cha mẹ hoặc người bảo hộ khi chính quyền Trump đẩy mạnh buộc tội và bắt giữ bất kể ai vượt qua hàng rào biên giới bất hợp pháp bất chấp họ có đang xin tị nạn hay không.
Theo Hãng tin AP, những đứa trẻ bị tách khỏi cha mẹ trong các vụ vượt biên trái phép tại biên giới Mỹ – Mexico hiện được tạm giữ tại một số nơi, trong đó có một nhà kho cũ ở phía nam bang Texas. Tại đây hàng trăm trẻ em đang phải ăn chực nằm chờ trong một loạt lồng sắt đan lưới mắt cáo và gia cố thêm bằng chấn song kim loại. Mỗi một cái lồng như vậy có khoảng 20 đứa trẻ bên trong. Vung vãi xung quanh là các chai nước, bao bì đồ ăn vặt và cả những tấm ga trải nệm được dùng làm chăn đắp tạm.
Tuy nhiên, bác bỏ mọi sự phản đối đến từ các bên liên quan, dư luận trong nước và quốc tế, Donal Trump vẫn tiếp tục khẳng định rằng: “Chúng tôi không muốn mọi người đổ xô vào đất nước của chúng tôi. Chúng tôi muốn một hệ thống dựa trên sự xứng đáng nơi con người đến dựa vào giá trị của họ”
Chính sách của Trump đã gây ra nhiều hệ luỵ cho nước Mỹ:
Trước hết, làm giảm hình ảnh và vị thế của nước Mỹ trong mắt bạn bè quốc tế. Dư luận quốc tế và các nguyên thủ quốc gia của nhiều nước đã đồng loạt lên tiếng bày tỏ thái độ không đồng tình với Mỹ trong hành động mang tính phi nhân đạo này. Một quốc gia nổi tiếng với quyền tự do và bình đẳng, nơi con người được quyền đối xử như nhau thì hẳn nhiên không có lý do nào những đứa trẻ phải chịu chia tách khỏi cha mẹ và người bảo hộ khi còn quá nhỏ. (Tiểu luận: Quyết sách chính trị và nghiên cứu sự thay đổi trong chính sách nhập cư của Mỹ dưới thời tổng thống Donal Trump)
Thứ hai, các chính sách nhập cư hà khắc của Trump tạo ra căng thẳng độc hại cho trẻ nhỏ bằng cách khiến các gia đình tan vỡ, gieo rắc nỗi sợ hãi trong cộng đồng nhập cư và ngăn cản các gia đình tiếp cận các chương trình đáp ứng nhu cầu cơ bản nhất của trẻ em. Dù không phải là một trong hơn hai nghìn trẻ em bị giam giữ ở các trại tam giam, nhưng đến gần 6 triệu trẻ em đang là công dân Hoa Kỳ sống với ít nhất một thành viên trong gia đình là người nhập cư bất hợp pháp. Nỗi sợ trục xuất đối với tương lai một đứa trẻ sẽ là những ám ảnh thường niên khiến các em không thể được hưởng những điều kiện căn bản để phát triển. Bị tách khỏi cha mẹ và người thân sẽ khiến các em đón nhận những chấn thương tinh thần, có xu hướng cực đoan trong nhận thức. Những điều đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.
Thứ ba, chính sách của Trump cũng sẽ gây ra bất lợi cho chính nước Mỹ bởi làm suy yếu lực lượng lao động tương lai. Các chính sách và luận điệu của Tổng thống Trump góp phần tạo ra một môi trường độc hại đáng sợ có thể làm thay đổi kết quả phát triển của hàng triệu trẻ em. Trong khi thế hệ này có tiềm năng lớn lên và giúp nền kinh tế phát triển, các chính sách nhập cư của Trump có thể khiến sức mạnh kinh tế đó không được khai thác.
2. Mỹ siết chắt quy định hạn chế người tị nạn
Người tị nạn là những người chạy trốn khỏi cuộc xung đột vũ trang và cuộc đàn áp và vượt qua biên giới để tìm kiếm sự an toàn. Họ được bảo vệ bởi luật pháp quốc tế. Chương trình tị nạn, được đặt tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tái định cư những người di cư từ khắp nơi trên thế giới vào Hoa Kỳ, với sự giúp đỡ của các cơ quan tại Bộ An ninh Nội địa và Y tế và Dịch vụ Nhân sinh. Đối mặt với cuộc khủng hoảng vào cuối Thế chiến II, Liên hợp quốc đã tạo ra một vị trí để giám sát những người tị nạn toàn cầu gọi là Cao ủy về người tị nạn . Hoa Kỳđã chào đón những người tị nạn ,chấp nhận hàng trăm nghìn người châu Âu phải di tản vì chiến tranh, và sau đó là những người tị nạn Đông Nam Á sau khichiến tranh Việt Nam kết thúc. (Tiểu luận: Quyết sách chính trị và nghiên cứu sự thay đổi trong chính sách nhập cư của Mỹ dưới thời tổng thống Donal Trump)
Trong năm tài chính 2016, Hoa Kỳ tiếp nhận gần 85.000 người tị nạn , con số giảm xuống còn dưới 54.000 người tị nạn trong năm tài chính 2017, con số thấp nhất trong một thập kỷ sau khi Tổng thống Trump giảm giới hạn tiếp nhận người tị nạn thông qua lệnh hành pháp.Trong năm tài chính 2018, tổng thống tiếp tục giảm giới hạn tiếp nhận người tị nạn xuống còn 45.000 người, mức thấp nhất kể từ khi ban hành “Đạo luật về người tị nạn” năm 1980. Đối với năm 2019, chính quyền đã cắt giảm số lượng người nhập học xuống còn 30.000 người. Trong năm tài chính 2020, chính quyền tiếp tục cắt giảm số lượng người tị nạn tiếp nhận xuống còn 18.000 người . Tuy nhiên, giới hạn này đại diện cho số lượng người tị nạn tối đa có thể được tái định cư trong một năm và chính quyền Trump chỉ tái định cư 11.814 người trong năm tài chính 2020. Vào ngày 30 tháng 9 năm 2020, Chính quyền Trump đã gửi một báo cáo tới Quốc hội đề xuất mức trần cho 15.000 người tị nạn nhập học đến Hoa Kỳ vào năm tài chính 2021. Quyết định của Tổng thống chính thức ấn định mức trần cho người tị nạn được ban hành vào ngày 28 tháng 10 năm 2020 cho 15.000 người tị nạn sẽ được tái định cư vào năm 2021.
Biểu đồ sự chênh lệch giữa quyết định của Tổng thống và số lượng người tị nạn được tái định cư tại Mỹ giai đoạn 1980 -2020
(nguồn: Viện Chính sách Di cư)
Nguyên nhân con số này giảm đến kỷ lục trong giai đoạn 2016 -2020 bởi
Lý do thứ nhất: Kể từ khi lên nắm quyền, ông Trump đã ưu tiên siết chặt chính sách di cư, cho rằng nước Mỹ đang bị mất an ninh bởi những người di cư và người xin tị nạn.
Lý do thứ hai: Hơn thế, để tạo điều kiện sinh hoạt cho người tị nạn đến Mỹ cần một khoản đầu tư tài chính lớn từ nơi ở, các dịch vụ xã hội cơ bản để họ có thể sinh sống trên đất Mỹ.
Chính bởi các nguyên nhân trên mà nhìn chung, cho đến nay, Hoa Kỳ đã tiếp nhận khoảng 76.200 người tị nạn dưới thời chính quyền Trump (từ ngày 20 tháng 1 năm 2017 đến ngày 30 tháng 9 năm 2019). Để so sánh, Mỹ đã tiếp nhận gần 85.000 người tị nạn chỉ trong năm tài chính 2016, năm tài chính cuối cùng của chính quyền Obama.
Song, chính bởi sự thay đổi quyết liệt này của chính quyền Trump có thể sẽ gây ra nhiều tổn hại với nước Mỹ:
Thứ nhất, gây xung đột trong ngoại giao. Mỹ mở đầu chính sách siết chặt số lượng người tị nạn vào Mỹ bằng việc ngừng cấp thị thực nhập cảnh với 7 quốc gia hồi giáo. Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Iran, quy định ngừng cấp thị thực nhập cảnh đối với người Hồi giáo tới Mỹ là sự “xúc phạm” đối với thế giới Hồi giáo nói chung và quốc gia Hồi giáo Iran nói riêng. Quyết định của Washington là không thể chấp nhận được đối với những người thân và bạn bè của khoảng một triệu người Mỹ gốc Iran, những người thường xuyên qua lại Mỹ. Bộ Ngoại giao Iran cho rằng quyết định trên của Mỹ được xem như “món quà lớn” đối với những phần tử cực đoan. Có lẽ, quyết sách chính trị này của Donal Trump sẽ gây ra làn sóng dư luận bất bình của những người dân Hồi giáo trên toàn thế giới. (Tiểu luận: Quyết sách chính trị và nghiên cứu sự thay đổi trong chính sách nhập cư của Mỹ dưới thời tổng thống Donal Trump)
Thứ hai, nền tảng nhân đạo mai một, vị thế và uy tín trên trường quốc tế suy giảm. Theo người phát ngôn của Thủ tướng Angela Merkel, Thủ tướng Đức đã bày tỏ lo ngại với Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc điện đàm diễn ra ngày 29/1. Bà Merkel đã nhắc nhở rằng Công ước Geneva yêu cầu cộng đồng quốc tế tiếp nhận người tị nạn chiến tranh dựa trên những nền tảng nhân
đạo. Việc giảm mức trần người tị nạn xuống thấp nhất trong lịch sử nước Mỹ đã khiến cho nhiều người đặt ra mối nghi ngờ rằng liệu có phải tính nhân đạo trong hành động này đã bị tước bỏ khi ngài tổng thống Donal Trump lên nhậm chức?
Thứ ba, những người tị nạn có thể đóng góp khoảng 3,2 tỷ đô la vào GDP của Hoa Kỳ nếu họ có quyền tiếp cận việc làm bình đẳng và được trả mức lương tương tự như những người Mỹ gốc bản địa. Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho những người tị nạn mà còn cho cả xã hội Mỹ. Theo tờ New York Times, những người tị nạn “đóng góp ước tính 269,1 tỷ USD doanh thu cho tất
cả các cấp chính quyền” từ năm 2005 đến năm 2014 thông qua thuế. Điều này cho thấy, việc cắt giảm người tị nạn có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến nền kinh tế Mỹ. Nó sẽ là một đòn giáng mạnh mẽ vào đà phát triển kinh tế của Mỹ trong những năm qua. Sự cắt giảm về số lượng con người đồng nghĩa với việc cắt giảm chi phí đầu tư nhà ở, dịch vụ chăm sóc họ và cũng đồng nghĩa với việc cắt giảm sự phát triển của nền kinh tế Mỹ. Đây sẽ là một tín hiệu buồn với nước Mỹ hiện đại.
Trên đây là tiểu luận môn Chính trị học đề tài: Quyết sách chính trị và nghiên cứu sự thay đổi trong chính sách nhập cư của Mỹ dưới thời tổng thống Donal Trump, dành cho các bạn đang làm tiểu luận môn học đại cương: còn nhiều bài mẫu tiểu luận môn học các bạn tìm kiếm trên chuyên mục nhé.
Lưu ý: Có thể trên website không có tài liệu đúng như các bạn mong muốn để hoàn thiện bài làm hoàn toàn mới và chất lượng tốt các bạn có thể cần tới sự hỗ trợ của dịch vụ viết tiểu luận để kham khảo bảng giá và quy trình làm việc các bạn có thể trao đổi với mình qua SDT/Zalo: https://zalo.me/0932091562