Tải miễn phí bài Tiểu luận: Quyền lực chính trị, các bạn có thể tải về kham khảo miễn phí, đây là đề tài tiểu luận môn Chính trị học được giới thiệu cho các bạn sinh viên đang tìm kiếm tài liệu, ngoài ra các bạn có thể kham khảo thêm các bài tiểu luận về Quyền lực và tiểu luận về chính trị trên chuyên mục tiểu luận Chính trị học.
Lưu ý: Trong quá trình viết tiểu luận Môn Chính trị học nếu các bạn không có thời gian và cần hỗ trợ viết bài hoàn chỉnh, chất lượng tốt, các bạn có thể liên hệ với dịch vụ viết tiểu luận chất lượng qua Zalo: https://zalo.me/0932091562
PHẦN I. PHẦN LÝ LUẬN: Quyền lực chính trị
1. Quyền lực chính trị
Quyền lực là năng lực vượt trội của một người hoặc một nhóm người có khả năng sai khiến, điều khiển và thay đổi hành vi của người khác hoặc nhóm người khác dù họ không muốn.
Quyền lực chính trị là khả năng của một chủ thể chính trị (chẳng hạn một cá nhân, một công dân, một nhóm lợi ích, một đảng phái, hoặc chính phủ…) nhằm tác động tạo ra sự thay đổi hành vi của các chủ thể chính trị khác, thuyết phục, hoặc buộc đối tượng thực hiện mục tiêu chính trị của mình, phải hành động theo cách mà lẽ ra họ sẽ không muốn. Năng lực gây ảnh hưởng hoặc áp đặt lên người khác (đối tượng khác) luôn có đối với mọi giai cấp và mọi chủ thể trong hoạt động chính trị (tức mỗi lực lượng chính trị đều có khả năng ảnh hưởng ở những mức độ nhất định đến mục tiêu chính trị chung của toàn xã hội).
Mac – Angghen đã từng chỉ ra rằng: “Quyền lực chính trị theo nguyên nghĩa của nó là bạo lực có tổ chức của một giai cấp để trấn an giai cấp khác”.
Cần phân biệt rõ ràng ba khái niệm quyền lực công, quyền lực nhà nước và quyền lực chính trị. Thứ nhất, quyền lực công là quyền lực được nảy sinh từ nhu cầu chung của cả cộng đồng xã hội, nhờ nó mà xã hội có tính tổ chức và trật tự. Quyền lực công lấy lợi ích và ý chí của cả cộng đồng, xã hội làm cơ sở cho sự tồn tại của nó. Thứ hai, quyền lực nhà nước là quyền lực của giai cấp thống trị sử dụng quyền lực để mưu cầu lợi ích của giai cấp mình. Thứ ba, quyền lực chính trị là quyền lực của mọi giai cấp, mọi chủ thể trong hoạt động chính trị, vì mỗi lực lượng chính trị đều có khả năng ảnh hưởng ở mức độ nhất định đến mục tiêu chính trị chung của toàn xã hội.
XEM THÊM ==> DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN
Có 6 đặc trưng cơ bản của QLCT. Thứ nhất, quyền lực luôn cần có tính chính đáng3. Thứ hai, QLCT là một tất yếu khách quan trong một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử. Con người từ trước đến nay luôn sống theo mô hình cộng đồng, xã hội nên chắc chắn sẽ xảy ra những mâu thuẫn trong việc sống chung. Có nhiều cách thức để giải quyết vấn đề này, trong đó sử dụng quyền lực là một cách thức cơ bản và quan trọng nhất. Từ đó mà hình thành quyền lực công để giải quyết mâu thuẫn cũng như tổ chức thành nhà nước. Thứ ba, QLCT mang tính giai cấp. Nhà nước trở thành công cụ, phương tiện để tiếp tục thực hiện sự thống trị giai cấp. Thứ tư, QLCT mang tính xã hội. Thực thi QLCT của giai cấp thống trị trong xã hội bao giờ cũng phải giải quyết được sự tương quan, công bằng nhất định giữa lợi ích của các giai cấp nhằm tránh tạo ra xung đột lợi ích nghiêm trọng giữa các nhóm, giai cấp trong xã hội hay là sự bất ổn, khủng hoảng. Thứ năm, QLCT cần được tập trung đủ mức. Về nguyên tắc, quyền lực cần được tập trung đủ mức, nếu không thì những quyết định, mệnh lệnh của người cầm quyền đưa ra khó có thể được thi hành, hoặc thi hành không triệt để. Thiếu quyền lực có thể dẫn đến những hệ quả tiêu cực: tính hiệu lực của các quyết định, sự vô trách nhiệm của những người nắm quyền. Thứ sáu, QLCT cần phải được kiểm soát do: đây là quyền lực được người dân ủy nhiệm; QLCT do một số người nắm giữ, dễ bị các lợi ích cá nhân chi phối; QLCT là ý chí chung của xã hội nhưng lại giao cho một số người có khả năng hữu hạn thực hiện, chứa đựng nguy cơ mắc sai lầm. Do vậy, quyền lực cần phải được kiểm soát để tránh tình trạng lạm dụng quyền lực, sử dụng quyền lực sai mục đích, thiếu hiệu quả.
- (legitimacy): là sự chấp nhận quyền lực một cách tự nguyện, sự đồng tình của người dân đối với cai trị, chế độ cai trị.
2. Những nhân tố giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị của chủ thể QLCT.
Quyền lực chính trị là sức mạnh của một giai cấp. Tuy nhiên, để giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị của chủ thể quyền lực chính trị, đòi hỏi phải đáp ứng được các nhân tố sau:
Thứ nhất, phải có chính sách đúng. Các mục tiêu phải được xác định rõ, biểu hiện qua các quyết sách, đường lối chính trị. Các chính sách phải phù hợp với xã hội, truyền thống dân tộc và xu hướng thời đại.
Thứ hai, phải có các hệ thống tổ chức quyền lực (HTCT) hoạt động hiệu quả. HTCT đó phải xây dựng được một chính đảng mạnh và có một bộ máy nhà nước đủ năng lực và hoạt động hiệu quả. Tiếp đó là phát huy được tính tự chủ, độc lập của các tổ chức chính trị – xã hội.
Thứ ba, phải tuyển lựa được những con người chính trị – tinh hoa thật sự. Nhưng con người mà có ba thứ sau: có cơ chế tuyển lựa người dân chủ, khoa học; có cơ chế đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng người hiệu quả; có cơ chế kiểm tra, thanh lọc những đối tượng không đem lại hiệu quả cho bộ máy.
Thứ tư, có phương thức và nghệ thuật lãnh đạo. Lãnh đạo thế nào để thu phục được lòng người cũng như có biện pháp quản lý chuẩn mực, hiệu quả (kết hợp vừa rắn vửa mềm).
PHẦN II. PHẦN LIÊN HỆ THỰC TIỄN (Tiểu luận: Quyền lực chính trị)
1. Quyền lực thống nhất thuộc về nhân dân – nhân tố nguyên tắc bản chất của chế độ chính trị XHCN ở Việt Nam.
Chế độ xã hội chủ nghĩa ra đời trên nền tảng lí luận khoa học của chủ nghĩa Mác Lenin, quyền lực chính trị đã phát triển lên một tầm cao mới. Quyền lực lúc này thực sự xuất phát từ nhân dân, của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đã cho phép quyền lực chính trị thực sự xuất phát từ nhân dân- trong đó đặt nền tảng là liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và nhân dân lao động.
Về phần lý luận, ở nước ta quyền lực nhà nước là bắt nguồn từ quyền lực nhân dân, nhân danh quyền lực của nhân dân, chịu sự kiểm soát của quyền lực nhân dân, tức quyền lực nhà nước có nguồn gốc từ nhân dân (quyền lực công).
Về thực tiễn, đối với Việt Nam, Hiến Pháp đã khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”4. Trong dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng, trọng tâm là dự thảo Báo cáo chính trị, vai trò của Nhân dân được đặc biệt đề cao, giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển đất nước, trong toàn bộ quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Quyền lực của nhân dân được thể hiện rõ nhất qua quyền dân chủ5, “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” . Dân chủ có hai hình thức chính, đó là dân chủ trực tiếp & dân chủ gián tiếp. Dân chủ trực tiếp được hiểu là sự thể hiện ý chí một cách trực tiếp của người dân về vấn đề nào đó thuộc phạm vi quyền lực nhà nước mà không cần thông qua một tổ chức hay cá nhân nào. Dân chủ trực tiếp là một chế độ gắn liền với nhà nước, là cách thức làm chủ của nhân dân, không thông qua một chủ thể trung gian nào và có hiệu lực trực tiếp. Phương thức dân chủ trực tiếp cơ bản là bầu cử và bãi miễn đại biểu dân cử, trưng cầu ý dân, dân chủ trực tiếp ở cơ sở. Một ví dụ cụ thể là tham gia bầu cử của hội đồng nhân dân các cấp hay những cuộc tiếp xúc trực tiếp với các cử tri và xử lí kiến nghị của cử tri cũng chính
XEM THÊM ==> DOWNLOAD 999+ TIỂU LUẬN CHÍNH TRỊ HỌC
- Điều 2 Hiến pháp 2013.
5Dân chủ trong tiếng Hi Lạp có nghĩa là quyền lực, là sự cai trị của nhân dân là một hình thức của dân chủ trực tiếp giúp cho việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân được đảm bảo hiệu quả hơn, phản ánh đúng và sâu sắc những thắc mắc trăn trở của nhân dân. Dân chủ gián tiếp (dân chủ đại diện) là hình thức dân chủ thông qua những quy chế, thiết chế để nhân dân bầu ra những người đại diện thay mặt mình quyết định các công việc chung của cộng đồng, đất nước. Đặc trưng của hình thức dân chủ này là nhân dân ủy quyền cho các đại biểu của mình và giám sát đại biểu đó trong quá trình thực thi quyền lực nhà nước, tức là nhân dân thực hiện quyền của mình thông qua các đại biểu, các cơ quan dân cử và các đoàn thể của dân. Ở hình thức dân chủ gián tiếp, người dân bầu ra các đại biểu quốc hội đại diện cho mình tham gia xây dựng luật lệ để quản lí xã hội. Cần phân biệt rõ hai khái niệm dân chủ này: dân chủ trực tiếp là dân trực tiếp tham gia vào công việc của nhà nước và phụ thuộc vào trình độ của nhân dân; còn dân chủ gián tiếp là dân thực hiện quyền làm chủ thông qua các cơ quan, qua người đại diện và phụ thuộc vào khả năng người đại diện.
Mối liên hệ giữa hai hình thức dân chủ gián tiếp và dân chủ trực tiếp: chế độ xã hội của nước ta dựa trên nền dân chủ đại diện, nhưng không có nghĩa đó là hình thức dân chủ duy nhất, bởi vì bản thân dân chủ đã luôn luôn bao chứa trong nó cả hai hình thái tồn tại và chỉ có như vậy thì dân chủ mới thực hiện theo đúng nghĩa đầy đủ của nó, cần thấy rằng chính hình thức dân chủ trực tiếp là nội dung, là cái quyết định đối với nền dân chủ đại diện này. Ví dụ như khi quyền làm chủ của nhân dân đã được ủy thác cho nhũng đại diện của mình (dân chủ gián tiếp) thì những người đại diện đó cũng cần thường xuyên lắng nghe phản ánh về những vấn đề của nhân dân (việc nhân dân trực tiếp phản ánh chính là dân chủ trực tiếp). Hơn nữa dân chủ trực tiếp chính là thước đo, là tiêu chuẩn kiểm nghiệm, giám sát, đánh giá dân chủ đại diện. Do đó dân chủ đại diện không thể tách rời khỏi dân chủ trực tiếp, cốt lõi vẫn là quyền lực thuộc về nhân dân. (Tiểu luận: Quyền lực chính trị)
Pháp luật đảm bảo cho quyền dân chủ. Pháp luật được xem là nguyên tắc tối thượng của việc xây dựng thiết chế, quản lí và điều hành xã hội, là nền tảng của trật tự xã hội và là chuẩn mực có tính cưỡng chế nhằm điều chỉnh các hành vi của các cá nhân và các quan hệ trong xã hội. Pháp luật bảo vệ dân chủ vừa bằng cách thể hiện dân chủ trong nội dung của pháp luật (ghi nhận dân chủ), vừa định ra các thiết chế và thể chế để đảm bảo dân chủ trên thực tế, vừa xử lý các vi phạm pháp luật đối với dân chủ. Nếu không có các nguyên tắc mang tính cưỡng chế của pháp luật thì sẽ không có dân chủ, nói rõ hơn là dân chủ không thể được nảy sinh và tồn tại trên nền tảng của một xã hội mà ở đó các quan hệ xã hội và hành vi con người hầu như chỉ được điều chỉnh bởi các chuẩn mực đạo đức, tôn giáo, phong tục… nó không đủ vững chắc và đảm bảo cho việc thực hiện quyền dân chủ tự do.
2. Quyền lực của nhân dân trong công cuộc đổi mới của nước ta hiện nay – vấn đề và giải pháp.
Trong dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng, trọng tâm là dự thảo Báo cáo chính trị, vai trò của Nhân dân được đặc biệt đề cao, giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển đất nước, trong toàn bộ quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Quyền làm chủ của Nhân dân được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực quan trọng của đất nước. Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tạo nền tảng chính trị, pháp lý để Nhân dân thực hiện quyền làm chủ.
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho
- chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
Theo điều 1136 và 1147 hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay nói chung và công cuộc đổi mới chính trị nói riêng là đổi mới tư duy, tìm tòi phương lược, hoạch định cơ chế, lộ trình phù hợp, giải quyết đúng đắn quy luật về các mối quan hệ chính trị. Vậy những vấn đề đặt ra ở đây là:
Thứ nhất, góp ý đề nghị hoàn thiện hơn cơ sở pháp lý để các tổ chức chính trị xã hội tham gia giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh, hoàn thiện cơ sở pháp lý chặt chẽ hơn nữa theo phương châm: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Đồng thời bổ sung 2 thành tố mới là “dân giám sát, dân thụ hưởng”.
Thứ hai, việc xây dựng và chỉnh đốn Đảng trong đó nhấn mạnh công tác phòng chống tham nhũng. Người dân quan tâm, đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao và mong muốn công tác tham nhũng được duy trì thường xuyên, đồng bộ, bảo đảm chống tham nhũng được thực hiện nghiêm túc ở các cấp, giữ vững kỷ cương phép nước, đồng thời ngăn chặn kịp thời, có hiệu quả việc nhũng nhiễu của đội ngũ cán bộ công chức biến chất, thoái hoá.
Thứ ba, cần đổi mới tầm nhìn chính trị. Mà trước hết là đổi mới các yếu tố cấu thành hệ thống chính trị. Trong điều kiện nước ta hiện nay, cần “tăng cường vai trò lãnh đạo và tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng”8.
- Điều 113, hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, năm 2013: “Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân. Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên”.
- Điều 114, hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, năm 2013: “Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao”.(Tiểu luận: Quyền lực chính trị)
Thứ tư, trong công cuộc kiến thiết nước nhà có 4 vấn đề phải chú ý đến, cùng phải coi trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. Ta không thể nóng vội, càng không thể trông đợi vào sự may mắn dịch chuyển từ một mô hình tiên nghiệm hay sẵn có nào mà cần phải tự tìm lấy lối đi, với những điều kiện cụ thể, theo lộ trình phù hợp, trong phạm vi cho phép và khả năng có thể hiện hữu để tiếp tục đổi mới chính trị thành công.
Nhìn tổng thể, có 5 mệnh đề lớn nhất trong đổi mới chính trị hiện nay. Một là tự do. Đất nước độc lập, nhân dân phải được hưởng hạnh phúc. vì sự bảo đảm nhu cầu tự nhiên và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Đó chính là tiền đề của nền dân chủ chân chính. Hai là dân chủ. mệnh đề đó làm nên tiêu ngữ của thể chế Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, là mục tiêu của thể chế Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, dưới chế độ chính trị ta. Ba là pháp quyền. Đó là bản chất của Nhà nước dân chủ của ta, khi lấy pháp luật làm thượng tôn. Nói như Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Trăm đều phải có thần linh pháp quyền”. Bốn là đạo đức. Không một thể chế chính trị nào, cho dù hoàn bị và khả thi tới bao nhiêu, có thể vận hành thành công trên một nền tảng đạo đức không tương dung. Vấn đề đạo đức vẫn đang trở thành vấn đề nóng bỏng nhất hiện nay cả
- tầm vĩ mô tới mức độ vi mô, cả xã hội tới mỗi cá nhân, không kém sự khắc nghiệt, thăng trầm của chính sự phát triển kinh tế… cần phải xây dựng và thực thi.
XEM THÊM 999+==> DANH SÁCH TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Năm là phát triển. Đó là thước đo sự tiến bộ xã hội văn minh và hiện đại. Một đất nước Việt Nam truyền thống và hiện đại, hài hòa và khoan dung, dân chủ và kỷ cương, thủy chung và minh bạch, bản sắc và hội nhập, độc lập và hòa mục… là những phẩm chất mà chúng ta cần hướng tới, xây dựng. Đó là con đường phát triển tất yếu của dân tộc phù hợp với bước đi của thế giới. Thiếu những vấn đề cốt tử đó, chúng ta khó có thể có tầm nhìn chính trị xa rộng và đúng đắn.

- Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần IX, Nxb Chính trị quốc gia – Hà Nội 2001, Tr.44.(Tiểu luận: Quyền lực chính trị)
Các giải pháp được đưa ra là hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo phải tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền làm chủ của Nhân dân thông qua các cơ chế dân chủ đại diện, dân chủ trực tiếp. Đây là định hướng rất quan trọng đối với việc thực hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội của MTTQ và các tổ chức chính trị – xã hội. Báo cáo chính trị đã chỉ ra các định hướng nhiệm vụ, giải pháp nhằm phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân: “Coi trọng tổ chức thi hành pháp luật ” và “tăng cường công tác tổ chức thi hành pháp luật” là những giải pháp tiếp tục phát huy dân chủ tuân thủ pháp luật và kỷ cương của người dân vào dự thảo Báo cáo chính trị. Các chủ trương, quan điểm, đường lối của Đảng ban hành đã đúng, hợp với lòng dân thì phải nhanh chóng thể chế thành chính sách pháp luật. Đây là một việc vô cùng quan trọng để chủ trương của Đảng được triển khai thuận lợi, toàn diện và hiệu quả trong cuộc sống. Bên cạnh đó, nhân dân cũng phải hết mình vì công cuộc đổi mới của đất nước: quan tâm trong các hoạt động chính trị và thường xuyên góp ý, phát biểu, biểu quyết nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn đọng. Phát huy dân chủ, phát huy trí tuệ, thể hiện sự cầu thị của Trung ương trong việc tiếp thu ý kiến của nhân dân đóng góp vào các dự thảo văn kiện. Công tác dân vận phải gắn liền với công tác xây dựng của Đảng, phải xác định rõ cơ chế dựa vào nhân dân để làm công tác xây dựng Đảng, dựa vào nhân dân để tăng cường hơn công tác dân vận. phải tiếp tục đổi mới, động viên mạnh mẽ các tầng lớp nhân dân tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, chung sức, chung lòng cho những mục tiêu chung của đất nước. Đồng thời, quan tâm đến cuộc sống, quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội, giảm khoảng cách giàu – nghèo, đảm bảo hài hòa lợi ích, lấy kết quả công việc, sự hài lòng và tín nhiệm của nhân dân làm tiêu chí quan trọng để đánh giá cán bộ. Đó chính là chiều sâu của công tác dân vận trong giai đoạn tới. Bên cạnh đó, cần đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tăng cường vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, thực hành dân chủ, tạo đồng thuận xã hội, đảm bảo cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”, phát huy sức mạnh “thế trận lòng dân” trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cả nhân dân và Đảng hướng đến mục tiêu bảo vệ và phát triển lợi ích tối thượng của mỗi người, của từng tổ chức trong xã hội, của quốc gia dân tộc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thế giới đương đại.(Tiểu luận: Quyền lực chính trị)
Bên cạnh đó, giáo dục văn hóa pháp luật cho nhân dân được cho là giải pháp có tác động trực tiếp tới việc nâng cao khả năng của nhân dân trong việc tự mình thực thi có hiệu quả nội dung quyền lực chính trị của nhân dân. Nói đến văn hóa pháp luật là nói đến khả năng, năng lực của con người trong việc nhận thức, vận dụng những quy định pháp luật ở trình độ nhuần nhuyễn, biến thành thói quen trong việc xử lý mối quan hệ pháp lý giữa người với người, giữa công dân với nhà nước và trình độ cao trong sự thể hiện tính người của phương thức thực hiện những qy định pháp luật đó. Trình độ văn hóa pháp luật trong một xã hội biểu hiện sự quan tâm của công dân tới pháp luật; trình độ thông tin về pháp luật; ở sự cần thiết của việc công dân tuân thủ pháp luật; ở trình độ nắm vững tri thức pháp luật; ở trình độ tham gia của công dân vào việc bảo vệ pháp luật tiến bộ. Sự hình thành và hoàn thiện của mỗi công dân ở các nhân tố nêu trên sẽ làm cho họ có ý thức rõ vị thế pháp lý của mình, quyền và nghĩa vụ của công dân trong quan hệ giữa nhà nước và chế độ chính trị nói chung… Nhờ vậy, họ phân biệt rõ đâu là những yêu cầu chính đáng về quyền lực chính trị; đâu là phương thức có hiệu quả nhất để thực hiện yếu cầu đó. Quyền lực chính trị của họ sẽ được mở rộng, khả năng tự mình thực hiện có hiệu quả những quyền lực chính trị đã được pháp luật ghi nhận sẽ không ngừng tăng lên.
Trên đây là tiểu luận môn Chính trị học đề tài: Quyền lực chính trị, dành cho các bạn đang làm tiểu luận môn học đại cương: còn nhiều bài mẫu tiểu luận môn học các bạn tìm kiếm trên chuyên mục nhé.
Lưu ý: Có thể trên website không có tài liệu đúng như các bạn mong muốn để hoàn thiện bài làm hoàn toàn mới và chất lượng tốt các bạn có thể cần tới sự hỗ trợ của dịch vụ viết tiểu luận để kham khảo bảng giá và quy trình làm việc các bạn có thể trao đổi với mình qua SDT/Zalo: https://zalo.me/0932091562