Tiểu luận: Thực hiện quy chế dân chủ trong bệnh viện công lập ở bệnh viện đa khoa Việt Yên

Rate this post

Tải miễn phí bài Tiểu luận: Thực hiện quy chế dân chủ trong bệnh viện công lập ở bệnh viện đa khoa Việt Yên, các bạn có thể tải về kham khảo miễn phí, đây là đề tài tiểu luận môn Chính trị học được giới thiệu cho các bạn sinh viên đang tìm kiếm tài liệu, ngoài ra các bạn có thể kham khảo thêm các bài tiểu luận về Thực hiện quy chế dân chủ trong bệnh viện công lập và tiểu luận về bệnh viện đa khoa Việt Yên trên chuyên mục tiểu luận Chính trị học.

Lưu ý: Trong quá trình viết tiểu luận Môn Chính trị học nếu các bạn không có thời gian và cần hỗ trợ viết bài hoàn chỉnh, chất lượng tốt, các bạn có thể liên hệ với dịch vụ viết tiểu luận chất lượng qua Zalo: https://zalo.me/0932091562


I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Thực hiện quy chế dân chủ trong bệnh viện công lập ở bệnh viện đa khoa Việt Yên

1. Cơ sở lý luận

          1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin

Về mặt Nhà nước, C.Mác chủ trương xây dựng một chế độ dân chủ triệt để, dân chủ là “do nhân dân tự quy định”, là bước chuyển từ xã hội thần dân sang xã hội công dân, là từ “nhân dân của nhà nước” sang “nhà nước của nhân dân”. “Dân chủ là xuất phát từ con người” và “pháp luật cũng vì con người”.

Về sau từ những tư tưởng ấy được V.I.Lênin tiếp thu và phát triển quá trình xây dựng nhà nước kiểu mới, trước hết là xác định rõ “mục đích của chính quyền Xôviết là thu hút những người lao động tham gia quản lý nhà nước”, thực hiện một nền dân chủ rộng rãi nhằm giải phóng con người và phát triển toàn diện con người trong xã hội mới, bởi vì, như V.I.Lenin đã nói “không có chế độ dân chủ thì chủ nghĩa xã hội sẽ không thể thực hiện được theo hai nghĩa sau đây:

  1. Giai cấp vô sản không thể hoàn thành được cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, nếu họ không chuẩn bị được cuộc cách mạng đó thông qua cuộc đấu tranh cho chế độ đân chủ;
  2. Chủ nghĩa xã hội chiến thắng sẽ không giữ được thắng lợi của mình và sẽ không dẫn được nhân loại đi đến thủ tiêu nhà nước, nếu không thực hiện đầy đủ chế độ dân chủ”.

          1.2. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Tiểu luận: Thực hiện quy chế dân chủ trong bệnh viện công lập ở bệnh viện đa khoa Việt Yên)

Hồ Chí Minh cũng kế thừa tư tưởng dân chủ trong triết học phương Tây và phương Đông là “đề cao nhân dân”, như: “Dân vi quý, xã tắc tứ chi, quân vi khinh”… Đối với Hồ Chí Minh, tất cả mọi việc trong đời, dù khó khăn đến mấy nhưng nếu biết dựa hẳn vào dân thì bao giờ cũng thành công. Đó là tư tưởng xuyên suốt cuộc đời hoạt động của Người và đã được diễn đạt bằng những câu ca đơn giản, dễ hiểu:

“Dễ mười lần không dân cũng chịu

Khó mười lần dân liệu cũng xong”

Từ vị thế của nhân dân, khi thành lập nước Người xác định chính thể “Việt Nam dân chủ cộng hòa”, Người khẳng định nguồn gốc sâu xa của quyền lực nhà nước là ở nhân dân:

Nước ta là nước dân chủ,

Bao nhiêu lợi ích đều vì dân,

Bao nhiêu quyền hạn đều của dân,

Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra.

…nói tóm lại quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân

Nội dung dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát triển theo hướng triệt để, rằng quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và nhà nước chỉ là cơ quan đại diện được trao quyền, nghĩa là quyết định cuối cùng vẫn là ở nhân dân. Nhân dân trao quyền lực cho nhà nước qua bầu cử theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Nhưng nhân dân giữ lại quyền quyết định cuối cùng. Điều đó, được thể hiện trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Người đòi hỏi kiên quyết thực hiện quyền bãi miễn, rằng “ nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân”.(Tiểu luận: Thực hiện quy chế dân chủ trong bệnh viện công lập ở bệnh viện đa khoa Việt Yên)

Trên cơ sở những quan điểm của các tác giả kinh điển và chủ tịch Hồ Chí Minh về dân chủ xã hội chủ nghĩa, có thể đưa ra một số kết luận sau :

– Dân chủ xã hội chủ nghĩa là quyền lực của nhân dânchính quyền của nhân dân lao động. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là cái thuộc bản chất của chế độ ta, của nhà nước kiểu mới – nhà nước xã hội chủ nghĩa;

– Dân chủ xã hội chủ nghĩa là dân chủ toàn diện, có nội dung phong phú, được phát triển trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. Nhưng thực chất của dân chủ xã hội chủ nghĩa là sự tham gia một cách bình đẳng và ngày càng rộng rãi của những người lao động vào công cuộc quản lý nhà nước và của xã hội;

– Sự tham gia của nhân dân và quản lý nhà nước và xã hội được thưc hiện thông qua các hình thức: dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Dân chủ đại diện là hình thức dân chủ ủy quyền, bầu những người xứng đáng đại diện cho mình tham gia vào quản lý nhà nước. Dân chủ trực tiếp là hình thức nhân dân tham gia trực tiếp có ý nghĩa quyết định đối với những công việc quan trọng của địa phương, cơ quan, đơn vị. Do vậy, nó có vai trò rất quan trọng trong quá trình dân chủ hóa đời sống nhà nước và xã hội của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.    

1.3. Quan điểm của Đảng ta

Thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh, trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn xác định rõ phát huy dân chủ trong xã hội là một trong nội dung lớn của đường lối cách mạng nhằm phát huy sức mạnh của toàn dân tộc, khẳng định dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân.          

Đảng ta đã luôn luôn không ngừng giữ gìn và phát huy dân chủ, đề cao quyền làm chủ của nhân dân lao động, coi đây là nhiệm vụ của toàn Đảng toàn dân. Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã nêu và ghi trong Nghị quyết vấn đề dân chủ là: xây dựng một Nhà nước “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

            Đại hội X của Đảng chỉ rõ: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa” vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Nhà nước là đại diện quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời là người tổ chức và thực hiện đường lối chính trị của Đảng; mọi đường lối, chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước đều phải phản ánh lợi ích của đại đa số nhân dân. Nhân dân không chỉ có quyền mà còn có trách nhiệm tham gia hoạch định và thi hành các chủ trương, chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước. Chúng ta chủ trương xây dựng một xã hội dân chủ, trong đó cán bộ, đảng viên và công chức phải thực sự là công bộc của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân.”

2. Cơ sở thực tiễn (Tiểu luận: Thực hiện quy chế dân chủ trong bệnh viện công lập ở bệnh viện đa khoa Việt Yên)

            Dân chủ trong hoạt động của cơ quan nhà nước là một vấn đề quan trọng cần thiết đang được đặt ra cho toàn Đảng, toàn dân vì nó là cơ sở cho mỗi cơ quan hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình trước nhà nước và nhân dân; đó là một khâu trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội với mục tiêu không những có một nền kinh tế phát triển cao mà còn xây dựng một nền chính trị dân chủ cao, một nền văn hóa phong phú, để các thành viên trong xã hội không những có mức sống vật chất dồi dào mà còn có đời sống chính trị tự do và một lối sống văn hóa cao đẹp.

          Nghị quyết của Bộ Chính trị số: 46-NQ/TW ngày 23 tháng 02 năm 2005 về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới đã chỉ rõ: sức khỏe là vốn quý nhất của con người và của xã hội. Bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân là một hoạt động nhân đạo, trực tiếp đảm bảo nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước.

          Vì vậy, việc lãnh đạo chỉ đạo thực hiện Quyết định số: 44/2007/QĐ-BYT  ngày 12 tháng 12 năm 2007 của Bộ Trưởng Bộ Y tế ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động bệnh viện công lập phải được hết sức chú trọng và quan tâm, phải coi đây là một nhiệm vụ thường xuyên liên tục, phải được kiểm tra đôn đốc, đánh giá tổng kết từng thời kỳ để rút kinh nghiệm từ thực tiễn, từ đó có giải pháp khắc phục những yếu kém.

Nội dung quy chế dân chủ theo Quyết định số: 44/2007/QĐ-BYT  ngày 12 tháng 12 năm 2007 của Bộ Trưởng Bộ Y tế ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động bệnh viện công lập gồm có 5 chương 21 điều:

– Trách nhiệm của Giám đốc bệnh viện (chương 2, mục 1, điều 5 và điều 6)

– Nội dung cán bộ, viên chức tham gia ý kiến (chương 2, mục 2 và mục 3, điều 7 đến điều 10)

– Thực hiện dân chủ với người bệnh và người nhà người bệnh (chương 3, mục 1 và mục 2, điều 11 đến điều 14)

– Trách nhiệm thực hiện quy chế dân chủ ở bệnh viện (chương 4, điều 15 đến điều 20)(Tiểu luận: Thực hiện quy chế dân chủ trong bệnh viện công lập ở bệnh viện đa khoa Việt Yên)

II. NỘI DUNG  QUY CHẾ DÂN CHỦ TRONG BỆNH VIỆN CÔNG LẬP

1.      Thực hiện dân chủ trong nội bộ bệnh viện

Nội dung thông tin kịp thời và công khai đối với cán bộ, viên chức bệnh viện được quy định tại chương 2, mục 1, điều 5 là:

  1. Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt về lĩnh vực y tế và những vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của bệnh viện, trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ, viên chức bệnh viện.
  2. Quy hoạch phát triển bệnh viện; Phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch công tác hàng năm, hàng quy, hàng tháng của bệnh viện, của các khoa, phòng.
  3. Nội quy, quy chế làm việc của bệnh viện và các khoa, phòng; Chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của lãnh đạo bệnh viện, lãnh đạo khoa, phòng trong bệnh viện và mỗi cán bộ, viên chức.
  4. Các quy định về chuyên môn, kỹ thuật y tế, quản lý và sử dụng trang thiết bị y tế.
  5. Dự toán, quyết toán ngân sách, kinh phí hoạt động hàng năm của bệnh viện theo quy định hiện hành của Nhà nước, bao gồm các nguồn tài chính; kinh phí do ngân sách nhà nước cấp; Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp: phí, lệ phí, viện phí; Các hoạt động dịch vụ, các nguồn kinh phí tài trợ, viện trợ, liên doanh, liên kết, vốn vay nước ngoài và các nguồn thu khác.
  6. Việc thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ; Định mức sử dụng xăng, xe, điện, nước, điện thoại; Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng; Nội dung sử dụng các khoản tiền tiết kiệm chi của bệnh viện; Kế hoạch nội dung, tiến độ, kết quả đầu tư, đấu thầu xây dựng cơ bản; mua sắm thuốc, hóa chất, thiết bị y tế có giá trị lớn theo quy định của pháp luật; Kết quả việc kiểm kê, thanh lý tài sản trong bệnh viện.
  7. Quy chế, quy trình quản lý về tiêu chuẩn, số lượng biên chế, tuyển dụng, hợp đồng lao động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển; Nâng ngạch, nâng bậc lương; Đào tạo, bồi dưỡng, cử đi học tập ở trong nước hoặc ngoài nước; Khen thưởng, kỷ luật cán bộ, viên chức.
  8. Quy chế công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ; Quản lý, sử dụng kinh phí nghiên cứu khoa học, kết quả các đề tài, công trình nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ tiên tiến.
  9. Kết quả giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo về chuyên môn, các vụ việc tiêu cực, tham nhũng, gây lãng phí, thất thoát kinh phí, tài sản trong bệnh viện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận; Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ bệnh viện.
  10. Những nội dung công khai khác mà giám đốc bệnh viện thấy cần thiết những không được trái với quy định của pháp luật.

          Hình thức tổ chức thực hiện nội dung công khai để cán bộ, viên chức bệnh viện biết nằm trong chương 2, mục 1, điều 6 là:

  1. Niêm yết công khai:(Tiểu luận: Thực hiện quy chế dân chủ trong bệnh viện công lập ở bệnh viện đa khoa Việt Yên)

Nội dung quy định tại Điều 5 Quy chế này phải được niêm yết công khai tại bảng thông báo của bệnh viện, bảng kế hoạch công tác của các khoa, phòng.

– Thời gian niêm yết công khai:

– Đối với văn bản của cấp trên: Chậm nhất sau 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản theo dấu văn thư đến;

– Đối với văn bản do bệnh viện ban hành: ít nhất trước 3 ngày làm việc kể từ ngày văn bản có hiệu lực thi hành (trừ các văn bản về tổ chức cán bộ đối với tổ chức, cá nhân cụ thể)

  1. Thông báo tại hội nghị cán bộ chủ chốt, hội nghị cán bộ, viên chức.
  2. Gửi văn bản đến lãnh đạo các khoa, phòng, tổ chức Đảng, các đoàn thể quần chúng và các đối tượng này có trách nhiệm thông báo đến cán bộ, viên chức thuộc bộ phận quản lý.
  3. Qua mạng máy tính nội bộ bệnh viện.

          Nội dung cán bộ, viên chức bệnh viện tham gia ý kiến vào các dự thảo văn bản trước khi giám đốc bệnh viện quyết định trong chương 2, mục 2 điều 7 là:

  1. Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chủ trương của ngành Y tế liên quan đến tổ chức và hoạt động của bệnh viện.
  2. Quy hoạch phát triển bệnh viện, phát triển chuyên khoa kỹ thuật cao của các khoa, phòng trong bệnh viện.
  3. Kế hoạch công tác, kế hoạch thu chi tài chính hàng năm; Kế hoạch sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở; Kế hoạch cung ứng thuốc; hóa chất, vật tư y tế tiêu hao hàng năm; Kế hoạch mua sắm, sử dụng, thanh ký tài sản của bệnh viện.
  4. Nội quy, quy chế làm việc của bệnh viện, quy chế làm việc của các khoa, phòng; Quy chế, quy định chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện, của các khoa, phòng; Các quy chế, quy định thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của cán bộ, viên chức.
  5. Kế hoạch, quy chế, quy trình tuyển dụng, hợp đồng lao động, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng và kỷ luật cán bộ, viên chức theo quy định của pháp luật.
  6. Biện pháp phòng hộ, an toàn vệ sinh lao động, vệ sinh môi trường, cải tiến chế độ làm việc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, viên chức; Xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh trong bệnh viện.
  7. Quy trình thủ tục hành chính về tiếp đón, giải quyết công việc khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh; Các biện pháp chống tệ quan liêu, gây phiền hà, sách nhiễu người bệnh và các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tham nhũng trong khám bệnh, chữa bệnh.
  8. Chương trình hành động thực hiện các phong trào thi đua của bệnh viện; Bình xét các danh hiệu thi đua, khen thưởng hàng năm; Báo cáo sơ kết công tác 6 tháng, tổng kết công tác năm của bệnh viện.
  9. Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế trích lập và sử dụng quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ dự phòng mất việc làm.
  10. Những nội dung khác mà giám đốc bệnh viện thấy cần thiết

          Hình thức để cán bộ, viên chức bệnh viện tham gia ý kiến quy định trong chương 2, mục 2, điều 8 là:

  1. Tham gia ý kiến trực tiếp với lãnh đạo bệnh viện, lãnh đạo khoa, phòng.
  2. Qua hội nghị, hội thảo trong bệnh viện.
  3. Gửi ý kiến vào hòm thư góp ý của bệnh viện.
  4. Qua mạng máy tính nội bộ bệnh viện.
  5. Cấp ủy Đảng, các đoàn thể quần chúng lấy ý kiến của quần chúng, đảng viên, đoàn viên.
  6. Phát biểu hỏi ý kiến trực tiếp; Gửi dự thảo văn bản để cán bộ, viên chức tham gia ý kiến.

          Nội dung cán bộ, viên chức bệnh viện được quyền giám sát, kiểm tra quy định trong chương 2, mục 3, điều 9 là:

  1. Việc thực hiện nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch công tác của bệnh viện, của các khoa, phòng; Thực hiện Nghị quyết của Hội nghị cán bộ, viên chức bệnh viện.
  2. Việc thực hiện nội quy, quy chế làm việc của các khoa, phòng và của bệnh viện.
  3. Việc thực hiện các quy định chuyên môn, kỹ thuật y tế.
  4. Việc quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước, viện phí, nguồn thu từ bảo hiểm y tế, các nguồn thu hợp pháp khác, các loại quỹ của bệnh viện.
  5. Việc cung ứng thuốc, hóa chất, máu, dịch truyền, trang thiết bị; Mua sắm, sử dụng, thanh lý tài sản.
  6. Quá trình đấu thầu về xây dựng cơ bản và mua sắm trang thiết bị có giá trị lớn trong bệnh viện.
  7. Việc thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ, viên chức.
  8. Việc thực hiện các quy chế, quy định về công tác tổ chức – cán bộ.
  9. Việc thực hiện các nội dung công khai của giám đốc bệnh viện, trưởng các khoa, phòng.
  10. Quá trình giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của cán bộ, viên chức và của người bệnh, người nhà người bệnh.

          Hình thức tổ chức cho cán bộ, viên chức bệnh viện thực hiện nội dung giám sát, kiểm tra quy định trong chương 2, mục 3, điều 10 là:

  1. Qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân của bệnh viện.
  2. Qua Hội nghị cán bộ viên chức của bệnh viện.
  3. Qua các cuộc họp, sinh hoạt định kỳ của các khoa, phòng và bệnh viện.
  4. Qua hoạt động của tổ chức Đảng, các đoàn thể quần chúng.
  5. Qua hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện. (Tiểu luận: Thực hiện quy chế dân chủ trong bệnh viện công lập ở bệnh viện đa khoa Việt Yên)

2. Thực hiện dân chủ đối với người bệnh và người nhà người bệnh

Nội dung thông tin kịp thời và công khai đối với người bệnh và người nhà người bệnh quy định trong chương 3, mục 1, điều 11 là:

  1. Lịch làm việc, lịch trực hàng ngày của cán bộ, viên chức bệnh viện.
  2. Quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh đối với bệnh viện.
  3. Nội quy bệnh viện, sơ đồ chỉ dẫn các khoa, phòng bệnh viện.
  4. Các quy trình, thủ tục hành chính liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh.
  5. Mức thu viện phí; Chế độ miễn, giảm viện phí; Chế độ bảo hiểm y tế; Thanh toán viện phí và bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
  6. Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu của người bệnh; Giá thuê phòng trọ cho người nhà người bệnh; Giá gửi xe đạp, xe máy, ô tô trong bệnh viện và các loại dịch vụ khác.
  7. Bộ phận giải quyết khiếu nại, tố cáo của bệnh viện.

          Hình thức tổ chức thực hiện nội dung công khai để người bệnh và người nhà người bệnh biết chương 3, mục 1, điều 12 là:

  1. Niêm yết công khai:

    Bệnh viện tổ chức niêm yết công khai các nội dung quy định tại Điều 11 của Quy chế này bằng các hình thức: các văn bản, bản vẽ, sơ đồ, dấu chỉ đường đến các khu vực, khoa, phòng trong bệnh viện, các bản chữ to về nội quy, quy định, giá các loại phí, lệ phí dịch vụ phục vụ người bệnh tại các địa điểm thuận lợi có nhiều người bệnh qua lại. Việc niêm yết công khai phải thường xuyên, liên tục, kịp thời.

  1. Thông tin, truyền thông, tư vấn:

    Bệnh viện tổ chức thông tin, truyền thông, tư vấn về chế độ chính sách, những vấn đề có liên quan đến việc khám bệnh, chữa bệnh kể từ khi người bệnh mới đến phòng khám bệnh, phòng cấp cứu, buồng bệnh.

Nội dung người bệnh và người nhà người bệnh giám sát, tham gia ý kiến được quy định trong chương 3, mục 2, điều 13 là:

  1. Việc thực hiện các chế độ chính sách y tế liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bệnh như: các chế độ về viện phí, bảo hiểm y tế: Các chế độ chính sách, giá dịch vụ về khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Nhà nước.
  2. Việc thực hiện nội quy, quy chế về khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện.
  3. Tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ, viên chức bệnh viện; Kịp thời phát hiện và phản ánh với lãnh đạo bệnh viện, lãnh đạo khoa, phòng về những cán bộ, viên chức biểu hiện tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh yếu kém, có hành vi gây phiền hà, nhũng nhiễu, đùn đẩy, phân biệt đối xử, đòi hối lộ đối với người bệnh hoặc người nhà người bệnh; Đề xuất ý kiến, trao đổi và phối hợp với cán bộ y tế trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng người bệnh
  4. Việc thực hiện vệ sinh môi trường, bảo đảm an ninh, trật tự ở bệnh viện
  5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo của người bệnh và người nhà người bệnh đối với bệnh viện

Hình thức tổ chức cho người bệnh, người nhà người bệnh thực hiện nội dung giám sát, tham gia ý kiến được quy định trong chương 3, mục 2, điều 14 là:

  1. Tham gia ý kiến, phản ánh trực tiếp với các thầy thuốc tại các khoa, phòng.
  2. Tham gia ý kiến, phản ánh với cán bộ lãnh đạo bệnh viện tại Phòng tiếp dân.
  3. Gửi văn bản tham gia ý kiến vào hòm thư góp ý của bệnh viện.
  4. Qua đường dây điện thoại nóng do bệnh viện quy định.
  5. Qua các buổi sinh hoạt của Hội đồng người bệnh.

XEM THÊM 99+==> LỜI MỞ ĐẦU TIỂU LUẬN CHÍNH TRỊ HỌC

  1. Trách nhiệm thực hiện quy chế dân chủ ở bệnh viện

          Trách nhiệm của giám đốc bệnh viện được quy định trong chương 4, điều 15 là:

  1. Tổ chức, triển khai và kiểm tra việc thực hiện Quy chế này trong toàn bệnh viện.
  2. Bố trí nơi tiếp dân, hòm thư góp ý, thực hiện việc tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định của pháp luật
  3. Công khai các ý kiến tham gia góp ý, phê bình, kiến nghị của cán bộ, viên chức, người bệnh, người nhà người bệnh và của công dân, cơ quan, tổ chức, địa phương theo thẩm quyền.
  4. Thực hiện công khai việc phân công công việc trong lãnh đạo bệnh viện, các khoa, phòng, bảo đảm công bằng, đúng người, đúng việc, không gây chồng chéo và sai lệch với chức năng, nhiệm vụ đã được quy định.

          Trách nhiệm của các trưởng khoa, phòng bệnh viện được quy định trong chương 4, điều 16 là:

Tổ chức triển khai và tổ chức kiểm tra việc thực hiện Quy chế này theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

          Trách nhiệm của cán bộ, viên chức được quy định trong chương 4, điều 17  là:

Thực hiện các quy định của Quy chế này liên quan đến phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công.

          Trách nhiệm của người bệnh và người nhà người bệnh quy định trong chương 4, điều 18  là:

Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định liên quan đến trách nhiệm của người bệnh và người nhà người bệnh.

          Trách nhiệm của các đoàn thể quần chúng, Ban Thanh tra nhân dân quy định trong chương 4, điều 19  là:

  1. Các đoàn thể quần chúng, có trách nhiệm thường xuyên giám sát việc thực hiện dân chủ trong bệnh viện.
  2. Ban Thanh tra nhân dân có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện dân chủ trong bệnh viện liên quan đến quyền, lợi ích của cán bộ, viên chức. (Tiểu luận: Thực hiện quy chế dân chủ trong bệnh viện công lập ở bệnh viện đa khoa Việt Yên)

          Trách nhiệm của cơ quan quản lý trực tiếp quy định trong chương 4, Điều 20  là:

Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định trong Quy chế này; Xử lý kịp thời các vi phạm trong việc thực hiện dân chủ trong bệnh viện

III. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ TRONG BỆNH VIỆN CÔNG LẬP Ở BỆNH VIỆN ĐA KHOA VIỆT YÊN

1.      Đặc điểm tình hình bệnh viện

  • Chức năng – nhiệm vụ

Bệnh viện đa khoa huyện Việt Yên là bệnh viện hạng III là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc sở y tế Bắc Giang với chức năng nhiệm vụ sau:

 1.1.1. Cấp cứu khám bệnh chữa bệnh

  a- Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc từ các cơ sở y tế chuyển đến cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú hoặc ngoại trú.

  b- Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà nước.

  c- Có trách nhiệm giải quyết toàn bộ bệnh thông thường về nội khoa và các trường hợp cấp cứu về ngoại khoa.

  d- Tổ chức khám giám định sức khỏe, khám giám định pháp y khi hội đồng giám định y khoa tỉnh hoặc cơ quan bảo vệ luật pháp trưng cầu.

  e- Tổ chuyển người bệnh lên tuyến trên khi vượt quá khả năng của bệnh viện.

1.1.2. Đào tạo cán bộ y tế

 a- Bệnh viện là cơ sở thực hành cho các trường, lớp trung học y tế.

 b- Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và cơ sở  y tế tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý chăm sóc sức khỏe ban đầu.

1.1.3. Nghiên cứu khoa học về y học

 a- Tổ chức tổng kết, đánh giá đề tài và chương trình về chăm sóc sức khỏe ban đầu.

 b- Tham gia các công trình nghiên cứu y tế cộng đồng và dịch tễ học trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cấp Bộ và cấp Cơ sở.

 c- Nghiên cứu áp dụng y học cổ truyền và các phương pháp chữ bệnh không dùng thuốc.

1.1.4. Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật

 a- Lập kế hoạch và chỉ đạo tuyến dưới (phòng khám đa khoa, y tế cơ sở ) thực hiện các phác đồ chuẩn đoán và điều trị.

 b- Tổ chức chỉ đạo các xã, phường thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu  và thực hiện các chương trình y tế ở địa phương.

1.1.5. Phòng bệnh (Tiểu luận: Thực hiện quy chế dân chủ trong bệnh viện công lập ở bệnh viện đa khoa Việt Yên)

 a- Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thường xuyên thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh, dịch bệnh.

 b- Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho cộng đồng

1.1.6. Hợp tác quốc tế

– Tham gia các chương trình hợp tác với các tổ chức và cá nhân ngoài nước theo quy định của Nhà nước.

1.1.7. Quản lý kinh tế y tế

 a- Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách Nhà nước cấp và các nguồn kinh phí.

 b- Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tư của nước ngoài, và các tổ chức kinh tế.

 c- Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi ngân sách của bệnh viện; Từng bước thực hiện hạch toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

1.2. Biên chế tổ chức

1.2.1. Ban giám đốc (Ghi cụ thể số lượng)

  • Các phòng chức năng: 4 phòng chức năng
  • Phòng kế hoạch tổng hợp – Phòng hành chính quản trị và tổ chức cán bộ
  • Phòng y tá (điều dưỡng) – Phòng tài chính kế toán

1.2.3. Các khoa: 10 khoa

– Khoa khám bệnh

– Khoa hồi sức cấp cứu nhi

– Khoa nội truyền nhiễm

– Khoa ngoại, TMH-RHM-M

– Khoa phụ sản

– Khoa xét nghiệm (huyết học, sinh hóa, vi sinh)

– Khoa chống nhiễm khuẩn

– Khoa chẩn đoán hình ảnh

– Khoa dược – trang thiết bị

     – Khoa dinh dưỡng

1.2.4. Nhân lực

Tổng số nhân lực 117 cán bộ viên chức, trong đó:

– Thạc sĩ : 01                     – Bác sĩ chuyên khoa cấp I : 08

– Bác sĩ : 16                      – Dược sĩ chuyên khoa cấp I :  01

– Dược sĩ trung học: 05    – Dược sĩ sơ học: 01

– Hộ lý: 03                        – Nữ hộ sinh trung học: 08 

– Điều dưỡng :

     + Đại học: 01

     + Cao đẳng: 01

     + Trung học: 39

     + Sơ học: 03

–         Cán bộ viên chức khác:

     + Đại học: 03

     + Cao đẳng: 02

     + Trung học: 07

          + Sơ học: 02

  • Kỹ thuật viên y:

     + Cao đẳng: 01

     + Trung học: 07

2. Chế độ làm việc (Tiểu luận: Thực hiện quy chế dân chủ trong bệnh viện công lập ở bệnh viện đa khoa Việt Yên)

2.1. Trách nhiệm của Giám đốc Bệnh viện

Giám đốc bệnh viện là người đứng đầu đơn vị, có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành mọi hoạt động của Bênh viện theo chế độ Thủ trưởng, chịu trách nhiệm trước UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện, Sở Y tế và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền quản lý về khám chữa bệnh. Đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về công tác chuyên môn của Sở Y tế, Phòng Y tế. Các trách nhiệm cụ thể như sau:

  • Chỉ đạo, quản lý, điều hành Bệnh viện thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Bệnh viện theo quy định của pháp luật; thực hiện Quy định về phân cấp quản lý tổ chức, biên chế và cán bộ, công chức, viên chức của UBND tỉnh Bắc Giang, Sở Y tế.
  • Phân công công việc cho các Phó Giám đốc Bệnh viện, mỗi Phó Giám đốc Bệnh viện được phân công phụ trách một số lĩnh vực công tác và theo dõi chỉ đạo hoạt động của một số bộ phận trực thuộc; ủy quyền cho Trưởng các (khoa) phòng trực thuộc thực hiện một số công việc cụ thể trong khuân khổ pháp luật và theo quy chế Bệnh viện; chủ động phối hợp với các đơn vị y tế trên địa bàn, cơ quan khác để xử lý các vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ, của Bệnh viện hoặc các vấn đề do UBND, Chủ tịch UBND huyện và Sở y tế phân công.(Tiểu luận: Thực hiện quy chế dân chủ trong bệnh viện công lập ở bệnh viện đa khoa Việt Yên)
  • Chỉ đạo việc hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra hoạt động của cá bộ phận trực thuộc, các cá nhân trong việc thực hiện pháp luật, nhiệm vụ được phân công, phân cấp thuộc lĩnh vực quản lý về y tế . Thực hiện khen thưởng, kỷ luật theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật.
  • Ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Giám đốc Bệnh viện
  • Ủy quyền cho một Phó Giám đốc Bệnh viện giải quyết công việc thuộc thẩm quyền của Giám đốc Bệnh viện khi vắng mặt.

2.2. Trách nhiệm giải quyết công việc của Phó Giám đốc Bệnh viện

  Chủ động giải quyết công việc thường xuyên thuộc thẩm quyền mà Giám đốc Bệnh viện đã phân công phụ trách một số lĩnh vực và một số đơn vị trực thuộc; chịu trách nhiệm trước Giám đốc Bệnh viện và trước pháp luật về những quyết định của mình.

  Khi Giám đốc Bệnh viện điều chỉnh sự phân công giữa các Phó Giám đốc Bệnh viện thì các Phó Giám đốc phải bàn giao nội dung công việc, hồ sơ, tài liệu liên quan cho nhau và báo cáo Giám đốc Bệnh viện

  • Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Trưởng các phòng chuyên môn và Trưởng phòng tổ chức hành chính

      – Trưởng các phòng chuyên môn tham mưu Giám đốc Bệnh viện chỉ đạo và  thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ quản lý Bệnh viện đối với những lĩnh vực của phòng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế và Sở Y tế.

      – Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Bệnh viện về lĩnh vực công tác của (Khoa) phòng bao gồm cả chính trị, chuyên môn, nhân lực, tài chính, vật tư tài sản và các quy định của Bệnh viện, về các hoạt động của cấp Phó và của cán bộ, công chức dưới quyền. Thực hiện đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của pháp luật và của Bệnh viện.

      – Căn cứ kế hoạch, chương trình công tác tháng, năm của Bệnh viện để xây dựng kế hoạch, chương trình công tác của phòng và tổ chức thực hiện, kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả thực hiện.

      – Những việc phát sinh vượt quá thẩm quyền phải kịp thời báo cáo Giám đốc Bệnh viện hoặc Phó Giám đốc Bệnh viện phụ trách cho ý kiến chỉ đạo để giải quyết. 

      – Làm đầu mối phối hợp với các đơn vị trực thuộc và các cơ quan liên quan để tham mưu giúp Giám đốc Bệnh viện xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung đề án, kế hoạch, quy hoạch, phát triển thuộc lĩnh vực của Giám đốc Bệnh viện phân công.

      – Tham mưu cho Giám đốc Bệnh viện , Phó Giám đốc Bệnh viện  ban hành văn bản triển khai các văn bản chỉ đạo của Bộ Y tế, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, Sở Y tế và các cấp thẩm quyền hướng dẫn về nghiệp vụ quản lý, hướng dẫn thực hiện các tiêu chuẩn, quy trình chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ đối với lĩnh vực của (khoa) phòng được Giám đốc Bệnh viện  giao cho.

      – Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra và giám sát chuyên ngành, liên ngành theo quy định của pháp luật.

      – Điều hành hoạt động của phòng mình chấp hành chủ chương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Quy chế làm việc của Bệnh viện; phân công nhiệm vụ cho cấp Phó và cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý.(Tiểu luận: Thực hiện quy chế dân chủ trong bệnh viện công lập ở bệnh viện đa khoa Việt Yên)

      – Trưởng các (khoa) phòng đi công tác phải báo cáo Giám đốc Bệnh viện hoặc Phó Giám đốc Bệnh viện phụ trách (khi Giám đốc Bệnh viện  đi vắng) về nội dung, thời gian và đề nghị người thay thế giải quyết công việc của phòng.

      – Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của Lãnh đạo Bệnh viện .

2.4. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Phó trưởng (khoa) phòng

      – Phó trưởng (khoa) phòng là người giúp việc Trưởng (khoa) phòng , được Trưởng (khoa) phòng giao phụ trách một số công việc cụ thể của (khoa) phòng , thay mặt trưởng (khoa) phòng giải quyết công việc được phân công, đồng thời chịu trách nhiệm trước Trưởng (khoa) phòng và lãnh đạo Bệnh viện về công việc đó. Khi trưởng (khoa) phòng đi vắng, cấp phó được ủy quyền điều hành công việc của (khoa) phòng , sau đó báo cáo ngay với Trưởng (khoa) phòng khi Trưởng (khoa) phòng nắm được và giải quyết tiếp.

      – Cùng với Trưởng (khoa) phòng chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho cán bộ, công chức của phòng.

2.5. Trách nhiệm, phạm vị giải quyết công việc của cán bộ, công chức

Cán bộ, công chức có trách nhiệm và phạm vi giải quyết công việc như sau:

      – Thực hiện quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức theo quy định của Pháp lệnh cán bộ, công chức ; có trách nhiệm thực hiện đầy đủ chế độ và kỷ luật lao động theo quy định , các quy định về văn hóa công sở, Nội quy, Quy chế làm việc của Bệnh viện , Quy chế chỉ tiêu nội bộ và quản lý, sử dụng tài sản công của cơ quan, chế độ bảo mật, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, và các tệ nạn xã hội.

XEM THÊM ==> DOWNLOAD 999+ TIỂU LUẬN CHÍNH TRỊ HỌC

      – Chủ động nghiên cứu, tham mưu về lĩnh vực chuyên môn được phân công theo dõi, các công việc được Trưởng (khoa) phòng hoặc Lãnh đạo Bệnh viện giao theo chức năng, nhiệm vụ chuyên môn của Bệnh viện .

      – Chịu trách nhiệm cá nhân trước Trưởng (khoa) phòng , trước Lãnh đạo Bệnh viện và trước pháp luật về ý kiến đề xuất, tiến độ, chất lượng, hiệu quả của từng công việc được giao; về hình thức, thể thức, trình tự và thủ tục ban hành văn bản và quy định giải quyết công việc được phân công theo dõi.

      – Trong công tác phải hợp tác với cán bộ trong và ngoài cơ quan; xây dựng và bảo vệ uy tín của cơ quan và của từng cán bộ, công chức. Cần phản ánh với tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể của Bệnh viện những khúc mắc cá nhân để được xem xét giải quyết theo đúng quy định . Cán bộ, công chức không được lợi dụng cương vị công tác gây phiền hà, tiêu cực sách nhiễu với tổ chức, cá nhân khi đến quan hệ công tác và khám chữa bệnh.

      –  Tham gia nghiên cứu khoa học, học tập nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ và tin học.

      – Thực hiện Quy chế dân chủ, đoàn kết, tôn trọng cấp trên và đồng nghiệp, khồng đùn đẩy trách nhiệm cho đồng nghiệp, giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ.

3. Một số kết quả hoạt động trong những năm qua

 3.1.  Kết quả đạt được trong năm 2007

  3.1.1.  Công tác chỉ đạo quản lý

     * Công tác tham mưu

     Bệnh viện đa khoa Việt Yên đã tích cực và chủ động đề xuất với huyện ủy HĐND-UBND một số vấn đề cơ bản đặc biệt là: kế hoạch thực hiện chỉ thị 06/CT-TW của ban Bí thư Trung ương Đảng; Nghị quyết số 46/NQ-TW về tăng cường củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở; xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 165/NQ-TU của Tỉnh ủy Bắc Giang về tăng cường chăm sóc sức khỏe nhân dân đến năm 2010.

     * Công tác lãnh đạo chỉ đạo

     – Triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 46/NQ – TW của Bộ chính trị Khóa IX và kế hoạch số 69/KH – TU của Tỉnh ủy Bắc Giang về công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

     – Tăng cường chấn chỉnh việc thực hiện quy chế chuyên môn, quy trình kỹ thuật, nâng cao chất lượng hiệu quả khám chữa bệnh tại Bệnh viện , không ngừng nâng cao kỹ năng giao tiếp, thực hiện tốt 12 điều y đức.

     – Tăng cường thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước, Y tế, thực hiện công bằng trong khám chữa bệnh: như khám chữa bệnh cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, đối tượng bảo hiểm y tế.

     – Chủ động phối hợp với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về các nội dung giải pháp thực hiện chủ chương, kế hoạch của tỉnh và huyện về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.

     – Có kế hoạch phòng chống các dịch bệnh: dịch viêm não, sốt xuất huyết, phòng chống dịch cúm A H5N1, dịch thường gặp theo mùa. Có kế hoạch đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn lao động phòng chống bão lụt.

3.1.2. Công tác khám chữa bệnh(Tiểu luận: Thực hiện quy chế dân chủ trong bệnh viện công lập ở bệnh viện đa khoa Việt Yên)

– Kết quả thực hiện các chỉ tiêu cơ bản năm 2007: Số lần khám bệnh 124000 đạt 118%; điều trị ngoại trú 2000 đạt 285%; điều trị nội trú 6600 đạt 122,20%; tổng số ngày nội trú là 43000 đạt 125,50%; số ngày điều trị trung bình là 6,5 (kế hoạch 6,5); ngày sử dụng giường bệnh là 117,7% (kế hoạch trên 96%); tỷ lệ chuyển viện 2,08% (kế hoạch < 2%); tỷ lệ tử vong 0,06% (kế hoạch < 0,5%); tổng số ca phẫu thuật 662 đạt 155,76%; tổng số tiêu bản xét nghiệm 199155 đạt 142,25%; Xquang 8063 lần đạt 119,20%; siêu âm là 6049 đạt 143,80%; điện tim 1002 đạt 83,50%.

– Nhìn chung các chỉ tiêu cơ bản là cao so với kế hoạch giao, đặc biệt là các chỉ tiêu cao như: số ca điều trị nội trú, phẫu thuật, công suất sử dụng giường bệnh, Xquang, xét nghiệm, siêu âm.

3.1.3. Công tác dược

– Đảm bảo cung ứng đầy đủ và kịp thời  thuốc, vật tư tiêu hao, hóa chất xét nghiệm cho điều trị nội trú, ngoại trú.

– Đảm bảo cơ số thuốc, y cụm trong phòng chống dịch bệnh, cúm A H5N1, phòng chống bão lụt.

– Tăng cường kiểm tra và sử dụng thuốc an toàn hợp lý ở Bệnh viện và tuyến xã.

3.1.4. Công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học

Trong năm 2007 số cán bộ đi học chuyên môn: 03 Bác sĩ theo học lớp chuyên khoa cấp I , 01 Bác sĩ học lớp sơ bộ gây mê hồi sức, 02 cán bộ chuyên tu đại học, 02 cán bộ cử nhân điều dưỡng, 01 cán bộ trung cấp dược, 03 cán bộ học lớp quản lý điều dưỡng, 01 cán bộ lớp quản lý Nhà nước. Có 03 đề tài nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu.

3.2. Kết quả đạt được trong năm 2008

3.2.1. Công tác chỉ đạo quản lý

* Công tác tham mưu

Bệnh viện đa khoa Việt Yên đã tích cực và chủ động đề xuất với HU – HĐND – UBND và Sở Y tế về công tác khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn.

* Công tác lãnh đạo, chỉ đạo

– Tập trung triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo hoàn thành chỉ tiêu năm 2008.

– Tăng cường chấn chỉnh việc thực hiện quy chế chuyên môn, quy trình kỹ thuật, nâng cao chất lượng hiệu quả khám chữa bệnh tại Bệnh viện , không ngừng nâng cao kỹ năng giao tiếp, thực hiện tốt 12 điều y đức.

– Tăng cường thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước, Y tế, thực hiện công bằng trong khám chữa bệnh: như khám chữa bệnh cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, đối tượng bảo hiểm y tế. Tích cực triển khai xã hội hóa hoạt động y tế theo tinh thần Nghị quyết số 05/2005/NQ – CP của Chính phủ và Kế hoạch số 03/UBND ngày 07/08/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang.

– Chủ động phối hợp với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về các nội dung giải pháp thực hiện chủ chương, kế hoạch của tỉnh và huyện về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.

– Xây dựng các kế hoạch thực hiện nhiệm vụ theo chỉ đạo của Sở Y tế và UBND huyện. Có kế hoạch phòng chống các dịch bệnh: dịch viêm não, sốt xuất huyết, phòng chống dịch cúm A H5N1, dịch thường gặp theo mùa. Có kế hoạch đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn lao động phòng chống bão lụt.

3.2.2. Công tác khám chữa bệnh

– Kết quả thực hiện các chỉ tiêu cơ bản năm 2008: Số lần khám bệnh 138295 đạt 105%; điều trị ngoại trú 2500 đạt 130%; điều trị nội trú 6800 đạt 104%; tổng số ngày nội trú là 42160 đạt 120%; số ngày điều trị trung bình là 6,2 (kế hoạch 6,5); ngày sử dụng giường bệnh là 97% (kế hoạch trên 96%); tỷ lệ chuyển viện 2% (kế hoạch < 2%); tỷ lệ tử vong 0,14% (kế hoạch < 0,5%); tổng số ca phẫu thuật 420 đạt 107%; tổng số tiêu bản xét nghiệm 260000 đạt 162%; Xquang 16000 lần đạt 228%; siêu âm là 11000 đạt 157%; điện tim 2700 đạt 225%.(Tiểu luận: Thực hiện quy chế dân chủ trong bệnh viện công lập ở bệnh viện đa khoa Việt Yên)

– Nhìn chung các chỉ tiêu cơ bản là cao so với kế hoạch giao và cao hơn so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt là các chỉ tiêu cao như: Xquang, xét nghiệm, siêu âm, điện tim.

3.2.3. Công tác dược

– Về cơ bản Khoa dược đã đảm bảo cung ứng đầy đủ và kịp thời  thuốc, vật tư tiêu hao, hóa chất xét nghiệm cho điều trị nội trú, ngoại trú đảm bảo chất lượng.

– Đảm bảo cơ số thuốc, y cụm trong phòng chống dịch bệnh, cúm A H5N1, tiêu chảy, phòng chống bão lụt.

– Tăng cường kiểm tra và sử dụng thuốc an toàn hợp lý ở Bệnh viện và tuyến xã, không có thuốc kém phẩm chất phải thu hồi.

– Thực hiện tốt chỉ thị số 05/2004/CT – BYT của Bộ trưởng Bộ y tế về chấn chỉnh công tác cung ứng và quản lý thuốc trong Bệnh viện .

3.2.4. Công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học

– Trong năm 2008, đơn vị đào tạo 16 cán bộ với các chuyên ngành đào tạo nâng cao trình độ đặc biệt là cử đi đào tạo với hình thức cầm tay chỉ việc với chuyên ngành gây mê hồi sức, nhằm đáp ứng nhanh chóng yêu cầu thiếu hụt chuyên khoa.

– Có 03 đề tài nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu.

3.3. Kết quả đạt được trong năm 2009

  3.3.1. Công tác chỉ đạo quản lý

  * Công tác tham mưu

   Bệnh viện đa khoa Việt Yên đã tích cực và chủ động đề xuất với huyện ủy – HĐND – UBND và Sở Y tế về công tác khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn.

  * Công tác lãnh đạo, chỉ đạo

 – Tập trung triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo hoàn thành chỉ tiêu năm 2009.

 – Tăng cường chấn chỉnh việc thực hiện quy chế chuyên môn, quy trình kỹ thuật, nâng cao chất lượng hiệu quả khám chữa bệnh tại Bệnh viện , không ngừng nâng cao kỹ năng giao tiếp, chất lượng phục vụ và hiệu quả điều trị tại bệnh viện.

     – Tăng cường thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước, Y tế, thực hiện công bằng trong khám chữa bệnh: như khám chữa bệnh cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, đối tượng bảo hiểm y tế. Tích cực triển khai xã hội hóa hoạt động y tế theo tinh thần Nghị quyết số 05/2005/NQ – CP của Chính phủ và Kế hoạch số 03/UBND ngày 07/08/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang.

     – Chủ động phối hợp với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về các nội dung giải pháp thực hiện chủ chương, kế hoạch của tỉnh và huyện về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.

     – Xây dựng các kế hoạch thực hiện nhiệm vụ theo chỉ đạo của Sở Y tế và UBND huyện. Có kế hoạch phòng chống các dịch bệnh: dịch viêm não, sốt xuất huyết, phòng chống dịch cúm A H5N1, dịch thường gặp theo mùa. Có kế hoạch đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn lao động phòng chống bão lụt.

3.3.2. Công tác khám chữa bệnh

– Kết quả thực hiện các chỉ tiêu cơ bản năm 2008: Số lần khám bệnh 167695 đạt 133%; điều trị ngoại trú 2501 đạt 113,60%; điều trị nội trú 8461 đạt 129,30%; tổng số ngày nội trú là 54830 đạt 131,30%; số ngày điều trị trung bình là 6,4 (kế hoạch 6,5); ngày sử dụng giường bệnh là 131,2% (kế hoạch trên 98%); tỷ lệ chuyển viện 1,7% (kế hoạch < 2%); tỷ lệ tử vong 0,03% (kế hoạch < 0,5%); tổng số ca phẫu thuật 852 đạt 218,40%; tổng số tiêu bản xét nghiệm 312497 đạt 104,10%; Xquang 29326 lần đạt 146,60%; siêu âm là 12898 đạt 85,90%; điện tim 2585 đạt 64,6%, lưu huyết não 1253 đạt 125,30%.

– Nhìn chung các chỉ tiêu cơ bản là cao so với kế hoạch giao và cao hơn so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt là các chỉ tiêu cao như: , điều trị nội trú, tổng số ca phẫu thuật, Xquang, lưu huyết não.

3.3.3. Công tác dược

– Về cơ bản Khoa dược đã đảm bảo cung ứng đầy đủ và kịp thời  thuốc, vật tư tiêu hao, hóa chất xét nghiệm cho điều trị nội trú, ngoại trú đảm bảo chất lượng.

– Đảm bảo cơ số thuốc, y cụm trong phòng chống dịch bệnh, cúm A H5N1, tiêu chảy, phòng chống bão lụt.

– Tăng cường kiểm tra và sử dụng thuốc an toàn hợp lý ở Bệnh viện và tuyến xã, không có thuốc kém phẩm chất phải thu hồi.

– Thực hiện tốt chỉ thị số 05/2004/CT – BYT của Bộ trưởng Bộ y tế về chấn chỉnh công tác cung ứng và quản lý thuốc trong Bệnh viện . (Tiểu luận: Thực hiện quy chế dân chủ trong bệnh viện công lập ở bệnh viện đa khoa Việt Yên)

XEM THÊM 999+==> DANH SÁCH TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

3.3.4. Công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học

– Trong năm 2008, đơn vị đào tạo 17 cán bộ với các chuyên ngành đào tạo nâng cao trình độ cao đẳng, đại học, sau đại học đặc biệt là cử đi đào tạo với hình thức cầm tay chỉ việc với chuyên ngành gây mê hồi sức, nhằm đáp ứng nhanh chóng yêu cầu thiếu hụt chuyên khoa.

– Có 02 đề tài nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu.

3.4. Đánh giá chung

– Có được kết quả trên hàng năm là do sự nỗ lực của tập thể lãnh đạo và cán bộ viên chức toàn Bệnh viện, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong Bệnh viện.

– Hàng tháng tổ chức họp chi bộ, cơ quan, công đoàn để công khai với cán bộ, viên chức về chủ chương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, hàng tháng lãnh đạo cơ quan tổ chức họp ít  nhất một lần để kiểm điểm đánh giá hành động tháng trước, bàn phương hướng nhiệm vụ tháng sau, tổ chức đánh giá kiểm điểm hàng quý 6 tháng 1 năm.

– Hàng năm Bệnh viện xếp loại tốt, đạt cơ quan văn hóa, chi bộ trong sạch vững mạnh, công đoàn vững mạnh xuất sắc, đoàn thanh niên vững mạnh. (Tiểu luận: Thực hiện quy chế dân chủ trong bệnh viện công lập ở bệnh viện đa khoa Việt Yên)

4. Thực trạng thực hiện quy chế dân chủ trong bệnh viện công lập ở Bệnh viện đa khoa huyện Việt Yên

      4.1 Thực hiện dân chủ trong nội bộ Bệnh viện

      4.1.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện

      – Chấp hành nghiêm túc chỉ thị số 30 – CT/TW ngày 18/02/1998 của Bộ chính trị về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, Nghị định số 71/1998/NĐ – CP của Chính phủ, kế hoạch số 43/Kế HOạCH – UB ngày 26/10/1998 của UBND Tỉnh Bắc Giang vê triển khai quy chế dân chủ ở cơ sở, Bệnh viện đa khoa Việt Yên đã có quyết định thành lập Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ tại đơn vị, hàng năm có kiện toàn theo yêu cầu nhiệm vụ.

       – Ngay sau khi  có Quyết định số 44/2007/QĐ – BYT ngày 12/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế  quyết định ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong các Bệnh viện công lập, ban chỉ đạo đã bám sát nội dung của Quyết định để Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tại cơ quan.

      – Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ của Bệnh viện Việt Yên có 08 thành viên: Giám đốc Bệnh viện làm Trưởng ban, Phó Giám đốc Bệnh viện làm Phó ban, Chủ tịch công đoàn, Bí thư đoàn thanh niên, Điều dưỡng trưởng Bệnh viện và một số đồng chí Trưởng (khoa) phòng làm thành viên. Ban chỉ đạo phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên phụ trách các mặt hành động và phụ trách các (khoa) phòng bộ phận, tổ chức học tập, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện .

     – Xây dựng kế hoạch triển khai: hàng năm Bệnh viện đa khoa Việt Yên xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động cơ quan. Tổ chức cho toàn thể Đảng viên, cán bộ, công chức trong cơ quan học tập chỉ thị số 30 – CT/TW ngày 18/02/1998 của Bộ chính trị về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, Nghị định số 71/1998/NĐ – CP của Chính phủ, kế hoạch số 43/KH– UB ngày 26/10/1998 của UBND Tỉnh Bắc Giang, Quyết định số 44/2007/QĐ – BYT ngày 12/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế và toàn bộ nội dung quy chế dân chủ.

     – Mỗi năm cơ quan tổ chức một hội nghị cho cán bộ Đảng viên học tập quy chế dân chủ, tỷ lệ cán bộ, công chức tham gia học tập 90 – 95%, ngoài ra trong các buổi hội họp trong năm, các buổi đọc báo đầu giờ chiều, cơ quan đã phổ biến chủ chương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, công chức . Sau khi học tập đại đa số cán bộ, công chức đã nâng cao về tư tưởng, nhận thức đúng về quy chế dân chủ nói chung, quy chế dân chủ ở cơ quan nói riêng. Cán bộ, viên chức tham gia học tập hiểu rõ hơn về quy chế dân chủ,  vui vẻ, đoàn kết cùng nhau phấn đấu xây dựng cơ quan đơn vị, giúp nhau hoàn thành tốt nghiệp vụ được giao.

    4.1.2. Kết quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ quan

          * Kết quả thực hiện thông báo các nội dung công khai của Giám đốc Bệnh viện .

          – Việc thực hiện báo cáo công khai đến cán bộ, công chức trong cơ quan về những nội dung được quy định trong bản quy chế được thực hiện công khai dân chủ, đúng nguyên tắc và kịp thời đến cán bộ, công chức trong đơn vị.

          – Các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và của Ngành được triển khai kịp thời đầy đủ đến cán bộ, Đảng viên và cán bộ, công chức bằng hình thức tham gia giao ban, đọc báo đầu giờ các buổi chiều, các đợt sinh hoạt chính trị của chi bộ, trưởng các bộ phận cũng như đến toàn thể cán bộ, công chức , giúp cho Đảng viên, cán bộ, công chức tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của đất nước, kiên quyết chống tệ nạn tham ô, tham nhũng, cửa quyền sách nhiễu nhân dân.v.v…

          – Các kế hoạch công tác tuần, tháng, quý, năm của cơ quan, đơn vị đều được trưng cầu ý kiến dân chủ của tập thể, sau đó được triển khai bằng hình thức niêm yết trên bảng, thông báo qua các cuộc họp, sơ kết, giao ban để mọi người biết theo dõi và giám sát.

          – Các chế độ tuyển dụng, đề bạt, khen thưởng và kỷ luật cán bộ, công chức đều thực hiện dân chủ , công khai , được bàn trong cấp ủy, Giám đốc Bệnh viện , Ban chấp hành công đoàn và các bộ phận liên quan, họp hội đồng xem xét đánh giá và cho ý kiến, thực hiện tuyển dụng theo quy chế tuyển dụng cán bộ, các nghị định của chính phủ, các quy định của ngành.

          – Công tác giải quyết các khiếu nại, tố cáo và những vụ việc tiêu cực, tham nhũng trong cơ quan đơn vị được xét xử nghiêm minh, công khai, dân chủ, khách quan, kịp thời, góp phần làm trong sạch nội bộ, làm cho mọi cán bộ, công chức yên tâm, tin tưởng cùng nhau tham gia xây dựng đơn vị.

          – Hàng năm đều được tổ chức hội nghị cán bộ, viên chức ; báo cáo tổng kết công tác năm và bàn phương hướng nhiệm vụ năm tới, báo cáo kinh phí hoạt động , dịch vụ của cơ quan , báo cáo sử  dụng lao động, công tác thanh tra.(Tiểu luận: Thực hiện quy chế dân chủ trong bệnh viện công lập ở bệnh viện đa khoa Việt Yên)

          * Kết quả thực hiện nội dung cán bộ, công chức tham gia ý kiến

          – Các chủ trương biện pháp thực hiện nghị quyết của cán bộ Đảng để ra phổ biến tới cán bộ, công chức, các (khoa) phòng bộ phận thực hiện và bàn bạc dân chủ  góp ý kiến, phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra.

          – Các kế hoạch chương trình công tác của cơ quan , đơn vị được xây dựng kịp thời, sát thực tế, phù hợp với nhiệm vụ của các bộ phận trong cơ quan , đưa ra bàn bạc dân chủ, bổ sung tham luận, chấn chỉnh cho phù hợp sau đó được gửi đến các (khoa) phòng bộ phận để thực hiện cụ thể hóa , vận dụng từng cá nhân và bộ phận, có sơ tổng kết đánh giá tiến độ và rút kinh nghiệm thực hiện.

          – Các nội quy, quy chế của cơ quan , đặc biệt xây dựng quy chế tự chủ theo Nghị định 43/2006/NĐ – CP ngày 25 tháng 04 năm 2006 của Chính phủ quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ , tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập được ban hành đều có ý kiến đóng góp của cán bộ, công chức , được niêm yết công khai , cán bộ, công chức cơ quan và công đoàn thường xuyên giám sát, kiểm tra, có chế độ khen thưởng kỷ luật nghiêm minh nhằm kích thích động lực thi đua trong công tác.

          – Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật của cán bộ, công chức được bàn bạc, có nghị quyết của cấp ủy Đảng, công đoàn và thành lập hội đồng xem xét đúng quy chế và trình tự.

          – Thực hiện các chính sách đối với cán bộ, công chức được công khai , được bàn bạc dân chủ , có nghị quyết liên tịch giữa Đảng – Công đoàn – Chính quyền và các đoàn thể liên quan, nên để góp phần làm cho cán bộ phấn khởi yên tâm công tác .

          – Các báo cáo sơ kết năm của đơn vị và báo cáo kiểm điểm của thủ trưởng, lãnh đạo đơn vị được tiến hành đúng kỳ, kịp thời đưa ra bàn bạc, góp ý kiến tham gia xây dựng bổ xung và thông qua chính quyền. Các đợt sơ tổng kết đến bình xét cá nhân, tập thể hoàn thành kịp thời, đồng thời phê bình những ai vi phạm khuyết điểm hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm, không có trí hướng phấn đấu vươn lên. Báo cáo kiểm điểm thủ trưởng, lãnh đạo đơn vị được tiến hành nghiêm túc, đặc biệt là trong chi bộ Đảng nhằm làm trong sạch nội bộ, kiên quyết chống tham ô, cửa quyền, tham nhũng.

          – Kế hoạch  sử dụng kinh phí hàng năm của  đơn vị được công khai hóa trước tập thể và thông qua các đợt sơ tổng kết trước cán bộ, viên chức nắm được và giám sát, việc mua sắm tài sản trang thiết bị y tế đắt tiền đều được các cấp có thẩm quyền phê duyệt mới được thực hiện ; sử dụng giám sát các quỹ phúc lợi , sử dụng quỹ khen thưởng.

          – Cán bộ, viên chức đóng góp ý kiến vào xây dựng quy trình – thủ tục về đón tiếp, giải quyết công việc khám bệnh, chữa bệnh , các biện pháp chống tệ nạn quan liêu, gây phiền hà sách nhiễu người bệnh , các biện pháp thực hiện tiết kiệm chống lãng phí trong khám chữa bệnh.

          – Trong khi thi hành nhiệm vụ cán bộ, viên chức nghiêm túc phục tùng sự chỉ đạo của cấp trên, được bày tỏ quan điểm ý kiến của mình đề xuất – giải quyết những vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của mình, trung thực thẳng thắn, đấu tranh phê bình và tự phê bình xây dựng nội bộ Bệnh viện trong sạch vững mạnh.

          * Kết quả thực hiện nội dung cán bộ, công chức được bàn bạc và quyết định

          Những việc đã được cán bộ, viên chức lao động bàn bạc như: các cách hành chính trong thực hiện công việc , chương trình công tác và giải pháp thực hiện , tổ chức các dịch vụ đời sống cho cán bộ, viên chức , xây dựng quy chế của Bệnh viện , quy chế dân chủ đều được thực hiện , tạo lòng tin giữa cán bộ, viên chức với cấp ủy chi bộ và lãnh đạo Bệnh viện , chung sức, chung lòng đoàn kết khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị . (Tiểu luận: Thực hiện quy chế dân chủ trong bệnh viện công lập ở bệnh viện đa khoa Việt Yên)

          * Kết quả thực hiện nội dung cán bộ, công chức giám sát – kiểm tra

          Ban thanh tra nhân dân của Bệnh viện được thành lập và kiện toàn hàng năm, hành động thường xuyên theo quy chế dân chủ ; giám sát công việc theo các nội dung sau:

          – Thực hiện công tác , kế hoạch của Bệnh viện , của các khoa ; thực hiện nghị quyết, hội nghị cán bộ, viên chức .  

          – Việc thực hiện nội dung, quy chế của Bệnh viện và các (khoa) phòng .

          – Việc thực hiện quy định chuyên môn, kỹ thuật.

          –  Quản lý ngân sách , viện phí , nguồn bảo hiểm y tế, nguồn thu khác như trông xe, nhà thuốc…

          – Xây dựng cơ bản mua tài sản trang thiết bị lớn

          – Thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước liên quan đến quyền lợi và lợi ích hợp pháp của cán bộ, viên chức

          – Việc thực hiện quy chế, quy định tổ chức cán bộ

          – Việc thực hiện nội dung công khai của Giám đốc Bệnh viện , Trưởng các (khoa) phòng

          – Việc giải quyết khiếu nại tố cáo của cán bộ, viên chức, của người bệnh và người nhà người bệnh .

      4.2 Thực hiện dân chủ đối với người bệnh và người nhà người bệnh

       4.2.1.Nội dung công khai kịp thời với người bệnh và người nhà người bệnh.

       Bệnh viện đã niêm yết công khai :

          – Lịch làm việc, lịch trực của cán bộ, công chức hàng ngày tại các vị trí trực

          – Quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh với Bệnh viện .

          – Nội quy của Bệnh viện , sơ đồ hướng dẫn các (khoa) phòng

          – Mức thu viện phí; chế độ miễn, giàm phí, Bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật

          – Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, giá trông xe đạp,  xe máy, ô tô và các dịch vụ khác.

          – Bộ phận tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo.

Bệnh viện tổ chức thông tin tư vấn về chế độ chính sách , những vấn đề có liên quan đến khám chữa bệnh tại hệ thống truyền thông tại khoa khám bệnh, tại (khoa) phòng và các buổi họp hội đồng người bệnh .

          4.2.2. Nội dung người bệnh và người nhà người bệnh giám sát, tham gia ý kiến

          – Ý kiên của người bệnh và người nhà người bệnh đã được tổ chức tiếp thu ở  các (khoa) phòng , phòng tiếp dân theo lịch. Tất cả các khoa đều có hòm thư góp ý , đường dây nóng và số điện thoại của ban Giám đốc Bệnh viện , niêm yết ảnh, chức danh của cán bộ, viên chức các khoa để người bệnh và người nhà người bệnh thuận tiện liên hệ.

          – Tổ chức lấy ý kiến hội đồng người bệnh ở  cấp khoa một buổi/tuần; cấp viện một buổi/tháng.

          – Cấp ủy, Ban Giám đốc Bệnh viện tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của nội dung cơ bản của người bệnh như :

          + Các chế độ chính sách liên quan quyền lợi của người bệnh , viện phí, bảo hiểm y tế, giá dịch vụ về khám chữa bệnh theo quy định của Nhà nước.

          + Thực hiện nội quy, quy chế về khám chữa bệnh của Bệnh viện

          + Tinh thần , thái độ phục vụ của cán bộ, viên chức ; kịp thời phát hiện phản ánh với lãnh đạo Bệnh viện về những biểu hiện tinh thần thái độ phục vụ kém, gây phiền hà nhũng nhiễu, phân biệt đối xử, đòi hối lộ…

          + Việc thực hiện vệ sinh môi trường, an ninh trật tự trong bệnh viện.

          + Giải quyết khiếu nại tố cáo và kết qủa giải quyết khiếu nại tố cáo của người bệnh và người nhà người bệnh .

    4.3. Ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân

      4.3.1. Ưu điểm

       – Việc thực hiện quy chế dân chủ ở Bệnh viện đa khoa Việt Yên đã nêu cao được vai trò lãnh đạo của thủ trưởng cơ quan chịu trách nhiệm mọi công việc và quyết định của mình. Phát huy được trí tuệ tập thể, trí tuệ của mỗi cán bộ trong cơ quan, đảm bảo được sự đoàn kết thống nhất nội bộ, phát huy vai trò của các tổ chức trong hành động quản lý Bệnh viện

      – Nhận thức của cán bộ, viên chức, đảng viên, đoàn viên thực hiện quy chế dân chủ đã được nâng lên từng bước, mỗi người nhận thức đúng về đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước và của Ngành đã từng bước nêu cao vai trò trong việc thực hiện phương châm của Đảng và Nhà nước “dân biết, dân làm, dân kiểm tra” trong hành động của cơ quan đơn vị và các tổ chức xã hội.

       – Vai trò, trách nhiệm, sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể trong thực hiện quy chế dân chủ ở đơn vị luôn được duy trì thường xuyên quan tâm chỉ đạo, có chủ chương biện pháp cụ thể. Cấp ủy luôn chỉ đạo các tổ chức thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước quy định của Ngành, nêu cao vai trò tiền phong gương mẫu để mọi người noi theo và thực hiện  tốt.

    – Tác dụng hiệu quả thiết thực của thực hiện quy chế dân chủ đã góp phần làm cho mọi cán bộ, viên chức yên tâm tin tưởng, đoàn kết cùng nhau xây dựng đơn vị và thực hiện nhiệm vụ của Bệnh viện giao cho.

     – Thực hiện quy chế dân chủ đã giúp cho cán bộ, viên chức nêu cao tinh thần phục vụ người bệnh , thực hiện đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người bệnh và người nhà người bệnh, thực hiện tốt quy chế chuyên môn, quy định về y đức, quy tắc ứng xử trong bệnh viện theo Quyết định số 29/2008/QĐ– BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế; giải quyết khiếu nại tố cáo kịp thời đúng quy trình. (Tiểu luận: Thực hiện quy chế dân chủ trong bệnh viện công lập ở bệnh viện đa khoa Việt Yên)

        4.3.2. Hạn chế

      – Việc chuẩn bị nội dung mở hội nghị triển khai quy chế dân chủ đã được cấp ủy và lãnh đạo bàn bạc, phối hợp với ban chấp hành công đoàn thống nhất chủ chương biện pháp và có kế hoạch học tập, có điểm danh số cán bộ, viên chức tham gia tọa đàm, tuy nhiên do tính chất đặc thù của đơn vị nên có nhiều người nghỉ học nên số người tham gia chưa đạt 100%. Nhận thức của một số cán bộ, viên chức còn sơ sài cho thấy rõ chủ chương lớn của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện phương châm “dân biết, dân làm, dân kiểm tra” nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm của mọi người, mọi tổ chức chính tri xã hội trong việc tham gia chính quyền vững mạnh theo quan điểm của Đảng “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”.

     – Việc thực hiện quy chế dân chủ còn một số vướng mắc tồn tại đó là: một số cán bộ, viên chức và nhân dân chưa nhận thức rõ trách nhiệm của mình, ý thức tự giác chưa cao, thiếu thiện trí xây dựng cơ quan, đơn vị mà còn lợi dụng quy chế dân chủ . Trong cuộc họp chưa thẳng thắn đóng góp ý kiến nhưng ngoài cuộc họp lại tụ tập làm sai lệch thông tin.

   4.3.3. Nguyên nhân của hạn chế

     4.3.3.1. Khách quan

      Do cơ chế thị trường ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng công tác cán bộ, viên chức , thu nhập thấp chưa yên tâm công tác, một số cán bộ, viên chức nhận thức về vấn đề dân chủ chưa đúng mức, coi nhẹ nghĩa vụ và quyền lợi của mình đối với Đảng và Nhà nước.

      – Chế độ chính sách khen thưởng đối với cán bộ, viên chức còn nhiều bất cập chưa tạo động lực cao cho đội ngũ cán bộ, viên chức làm việc

      4.3.3.2. Chủ quan

      – Chất lượng hiệu quả tuyên truyền quy chế dân chủ chưa cao, chưa đồng bộ thông tin, phương pháp tuyên truyền còn thiếu hấp dẫn.

      – Một số ít cán bộ, Đảng vien chưa nêu cao vai trò tiền phòng gương mẫu trong thực hiện quy chế dân chủ ở Bệnh viện , tinh thần trách nhiệm đấu tranh phê bình – đấu tranh chống tiêu cực còn hạn chế, công tác nắm bắt tư tưởng cán bộ, viên chức ở cơ quan và nơi cư trú đôi lúc chưa sâu sắc, chưa thường xuyên

IV. KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP TIẾP TỤC THỰC HIỆN TỐT QUY CHẾ DÂN CHỦ TRONG BỆNH VIÊN CÔNG LẬP Ở BỆNH VIỆN ĐA KHOA VIỆT YÊN

1.      Kiến nghị

Qua nghiên cứu và thực hiện quy chế dân chủ ở Bệnh viện công lập nhằm tăng cường nguồn lực, đáp ứng công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Chúng tôi có một số kiến nghị sau:

        – Thứ nhất, cần có sự chỉ đạo sâu sắc, thường xuyên của các ngành về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

        – Thứ hai, chính sách , pháp luật và quan điểm của ngành y tế trong thực hiện quy chế dân chủ ở bệnh viện, sự lãnh đạo tổ chức thực hiện phải sát với từng địa phương để đáp ứng đông đảo nguyện vọng của quần chúng nhân dân, phát huy sáng tạo của các tổ chức quần chúng, các cá nhân đòi hỏi các cấp các ngành phải thực hiện tốt tính chất xã hội hóa về y tế.

        – Thứ ba, cần có quy định khen thưởng và xử phạt nghiêm minh để tránh trong quá trình thực hiện một số cá nhân, phần tử xấu lợi dụng quy chế dân chủ xuyên tạc nói xấu chế độ

        – Thứ tư, Đảng, chính quyền các cấp các ngành cần lãnh đạo chỉ đạo làm tốt công tác kiểm tra, giám sát chế độ thông tin báo cáo, sơ tổng kết rút kinh nghiệm

        – Thứ năm, cần sớm có chế độ đãi ngộ, khen thưởng, cải cách chế độ tiền lương cho cán bộ, viên chức ngành y tế để yên tâm công tác

        – Thứ sáu, tiếp tục kiện toàn ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ phù hợp với từng giai đoạn, xây dựng quy chế dân chủ gắn liền với nhiệm vụ chung của cơ quan. (Tiểu luận: Thực hiện quy chế dân chủ trong bệnh viện công lập ở bệnh viện đa khoa Việt Yên)

 2. Giải pháp

    Trên cơ sở những hạn chế và những thành tích đã đạt được trong thực hiện quy chế dân chủ thời gian tiếp theo Bệnh viện sẽ tập trung vào một số giải pháp sau:

        – Một là, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, học tập các văn bản của trung ương, của tỉnh, của huyện về quy chế dân chủ , quy chế dân chủ trong Bệnh viện thông qua các buổi họp giao ban, đọc báo hàng ngày.

        – Hai là, tổ chức thực hiện tốt, đầy đủ các nội dung quy định trong bản quy chế dân chủ ở cơ quan đã ban hành, đặc biệt là Quy chế thực hiện dân chủ trong hành động của Bệnh viện .

        – Ba là, kiện toàn Ban thanh tra và Ban chỉ đạo để nâng cao hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ ở đơn vị , góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp mới của Đảng và Nhà nước ta.

        – Bốn là, kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ quan đảm bảo số lượng và chất lượng hành động có hiệu quả, lồng ghép với Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ trong Bệnh viện góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Đặc biệt là công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn.

Năm là, phải tạo ra động lực cho đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan rèn luyện, phấn đấu vươn lên thông qua việc tổ chức các đợt thi đua, đánh giá đúng người, đúng việc; thường xuyên, hàng tháng phân loại rõ mức độ, hiệu quả công việc của từng thành viên, đặc biệt người đứng đầu các bộ phận trong cơ quan. Công tác thi đua khen thưởng và kỷ luật phải làm kịp thời, công bằng để có tác dụng động viên,  khuyến khích người làm tốt, giáo dục, răn đe những người làm chưa tốt, vi phạm kỷ luật.(Tiểu luận: Thực hiện quy chế dân chủ trong bệnh viện công lập ở bệnh viện đa khoa Việt Yên)

– Sáu là, đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát theo kế hoạch, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên liên tục. Kiểm tra đột xuất các vấn đề theo ý kiến phản ánh, kiến nghị của nhân dân. Kịp thời phát hiện chấn chỉnh những khuyết điểm tồn tại, phát huy những kết quả đạt được, xử lý kịp thời, nghiêm minh những vi phạm của cán bộ, viên chức trong công tác thực hiện quy chế dân chủ ở cơ quan. Cần phát huy hơn nữa vai trò hoạt động của Công đoàn để thực hiện đầy đủ quy chế thực hiện dân chủ ở Bệnh viện .

– Bảy là, chi bộ và đảng viên trong cơ quan cần thể hiện hơn nữa tính tiền phong gương mẫu của mình đặc biệt là những đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo quản lý. Đây là nhân tố giữ vai trò quyết định trong chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ. Đưa nội dung này vào công tác kiểm điểm đánh giá đảng viên hàng năm.

– Tám là, thực hiện nghiêm túc những nội dung trong quản lý cán bộ, viên chức, đặc biết trú trọng đến nội dung đánh giá, bình xét, phân loại cán bộ, viên chức. Việc đánh giá phải được tiến hành công khai, minh bạch, đúng người, đúng việc trên cơ sở đó thì mới có thể tạo cho họ có động lực phấn đấu trong năm sau. Đồng thời, nếu công tác đánh giá cán bộ, viên chức được tiến hành một cách khách quan thì giúp cho những nhà lãnh đạo, quản lý biết được cấp dưới của mình yếu, thiếu và cần những nội dung gì để thực hiện công việc tốt hơn. Trên cơ sở đó mới có thể xây dựng được kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho mỗi cán bộ, viên chức trong thời gian tới nhằm bổ sung cho họ những nội dung mà họ yếu, họ thiếu và họ cần trong giải quyết công việc.   


Trên đây là tiểu luận môn Chính trị học đề tài: Thực hiện quy chế dân chủ trong bệnh viện công lập ở bệnh viện đa khoa Việt Yên, dành cho các bạn đang làm tiểu luận môn học đại cương: còn nhiều bài mẫu tiểu luận môn học các bạn tìm kiếm trên chuyên mục nhé. 

Lưu ý: Có thể trên website không có tài liệu đúng như các bạn mong muốn để hoàn thiện bài làm hoàn toàn mới và chất lượng tốt các bạn có thể cần tới sự hỗ trợ của dịch vụ viết tiểu luận để kham khảo bảng giá và quy trình làm việc các bạn có thể trao đổi với mình qua SDT/Zalo: https://zalo.me/0932091562

DOWNLOAD FILE

Contact Me on Zalo