Tiểu luận: Quyền lực chính trị quốc tế đương đại và sự trỗi dậy của Trung Quốc

Rate this post

Tải miễn phí bài Tiểu luận: Quyền lực chính trị quốc tế đương đại và sự trỗi dậy của Trung Quốc, các bạn có thể tải về kham khảo miễn phí, đây là đề tài tiểu luận môn Chính trị học được giới thiệu cho các bạn sinh viên đang tìm kiếm tài liệu, ngoài ra các bạn có thể kham khảo thêm các bài tiểu luận về Quyền lực chính trị quốc tế đương đại  và tiểu luận về sự trỗi dậy của Trung Quốc trên chuyên mục tiểu luận Chính trị học.

Lưu ý: Trong quá trình viết tiểu luận Môn Chính trị học nếu các bạn không có thời gian và cần hỗ trợ viết bài hoàn chỉnh, chất lượng tốt, các bạn có thể liên hệ với dịch vụ viết tiểu luận chất lượng qua Zalo: https://zalo.me/0932091562


Phần 1. Phần lý luận : Quyền lực chính trị quốc tế đương đại và sự trỗi dậy của Trung Quốc

I. Quyền lực chính trị và quyền lực chính trị trong bối cảnh chính trị quốc tế (1)

Chính trị học là khoa học đấu tranh cho quyền lực chính trị, là khoa học về giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị. Quyền lực chính trị là phạm trù cơ bản nhất của Chính trị học. Với tư cách là “phạm trù trung tâm của chính trị học”, có thể xem: “Chính trị học là khoa học về cuộc đấu tranh cho quyền lực, là khoa học về giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị trong xã hội được tổ chức thành nhà nước”. Quyền lực chính trị được xác định là phạm trù cơ bản bởi vì nó nói lên thực chất hoạt động chính trị của mọi giai cấp, mọi đảng phái trong xã hội có giai cấp; việc nắm được phạm trù này là cơ sở để nắm các phạm trù còn lại của chính trị học.

  1. Quyền lực chính trị (1)

Quyền lực chính trị là quyền lực của một hay của liên minh giai cấp một tập đoàn xã hội (hoặc của nhân dân lao động – trong điều kiện của chủ nghĩa xã hội), nó nói lên khả năng thực tế của một giai cấp trong việc thực hiện ý chí của mình trong chính trị (và trong chuẩn mực pháp quyền), nhờ đó mà lợi ích khách quan của giai cấp được hiện thực hoá trong cuộc sống.

Bản chất của quyền lực chính trị là quan hệ giữa các giai cấp trong việc giành, giữ, thực thi quyền lực nhà nước (hoặc chí ít là gây áp lực đối với quyền lực nhà nước).

XEM THÊM ==> DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN

  1. Quyền lực chính trị trong bối cảnh chính trị quốc tế (2)

a, Quyền lực chính trị với ý nghĩa là phương thế để thực hiện mục đích của quốc gia

Giống như tất cả các nền chính trị, chính trị quốc tế là một cuộc đấu tranh giành quyền lực. Dù mục đích cuối cùng của chính trị quốc tế là gì, việc giành được quyền lực luôn là mục tiêu trước mắt. Các quốc gia và các dân tộc cuối cùng có thể tìm kiếm sự tự do, an ninh, thịnh vượng hoặc quyền lực một cách đơn lẻ riêng họ. Họ có thể xác định mục tiêu của mình theo lý tưởng tôn giáo, triết học, kinh tế hoặc xã hội. Họ có thể hy vọng rằng lý tưởng này sẽ hiện thực hóa thông qua nội lực của chính nó, thông qua sự can thiệp của một thế lực thần thánh hoặc thông qua sự phát triển tự nhiên của các công việc của con người. Họ cũng có thể cố gắng tiếp tục hiện thực hóa nó thông qua các phương tiện phi chính trị, chẳng hạn như hợp tác kỹ thuật với các quốc gia khác hoặc các tổ chức quốc tế. Nhưng bất cứ khi nào họ cố gắng thực hiện mục tiêu của mình bằng chính trị quốc tế, họ làm như vậy đều bằng cách tranh giành quyền lực. Thập tự chinh muốn giải phóng các thánh địa khỏi sự thống trị của những kẻ ngoại đạo; Woodrow Wilson muốn làm cho thế giới an toàn cho nền dân chủ; Đức Quốc xã muốn mở cửa Đông Âu cho thuộc địa của Đức, thống trị châu Âu và chinh phục thế giới. Điểm chung của tất cả các ví dụ ở trên là họ đều chọn quyền lực để đạt được những mục đích này do đó họ là những người chơi trong đấu trường chính trị quốc tế.(Tiểu luận: Quyền lực chính trị quốc tế đương đại và sự trỗi dậy của Trung Quốc)

b, Lược sử những ý niệm về quyền lực chính trị trong bối cảnh chính trị quốc tế

Khát vọng quyền lực là yếu tố phân biệt của chính trị quốc tế, cũng như đối với tất cả các nền chính trị, chính trị quốc tế về bản chất là nền chính trị vũ lực (power politics) (tức hoạt động chính trị hoặc chính sách ngoại giao dựa trên sự đe doạ sử dụng vũ lực). Trong khi thực tế này thường được thừa nhận trong thực tiễn các vấn đề quốc tế, nó thường bị phủ nhận trong các tuyên bố của các học giả, nhà công luận, và thậm chí cả các chính khách. Kể từ khi Chiến tranh Napoléon kết thúc, phần đông các thế lực ở thế giới phương Tây đã bị thuyết phục rằng cuộc tranh giành quyền lực trên trường quốc tế là một hiện tượng tạm thời, rằng chiến tranh là một sự kiện không mong muốn trong lịch sử chắc chắn sẽ biến mất một khi các điều kiện lịch sử đặc biệt phát sinh nó đã bị loại bỏ. Do đó, Jeremy Bentham tin rằng sự tranh giành thuộc địa là gốc rễ của mọi xung đột quốc tế. “Hãy giải phóng các thuộc địa của bạn!” (Emancipate your colonies) là lời khuyên của ông đối với các chính phủ, và xung đột quốc tế và chiến tranh sẽ tự khắc biến mất. Những người ủng hộ thương mại tự do, chẳng hạn như Cobden và Proudhon tin rằng việc dỡ bỏ các rào cản thương mại là điều kiện duy nhất để thiết lập nền hòa bình vĩnh cửu giữa các quốc gia. Đối với Marx và những người theo ông, chủ nghĩa tư bản là gốc rễ của sự bất hòa và chiến tranh quốc tế. Họ cho rằng sự thiết lập chủ nghĩa xã hội quốc tế sẽ loại bỏ sự tranh giành quyền lực trên trường quốc tế và sẽ mang lại hòa bình vĩnh viễn. Trong suốt thế kỷ 19, những người theo chủ nghĩa tự do ở khắp mọi nơi đều có chung niềm tin rằng chính trị vũ lực (power politics) và chiến tranh là tàn dư của một hệ thống chính quyền lỗi thời, và rằng chiến thắng của nền dân chủ và chính phủ hợp hiến trước chủ nghĩa chuyên chế và chuyên quyền sẽ đảm bảo sự chiến thắng của hòa hợp quốc tế và hòa bình lâu dài.

Trong thời đại toàn cầu hóa như hiện nay, niềm tin rằng cuộc đấu tranh giành quyền lực và những xung đột quốc tế có thể bị loại bỏ khỏi đấu trường quốc tế được chứng minh bằng những nỗ lực lớn trong việc tổ chức thế giới, chẳng hạn như vai trò các tổ chức quốc tế và khu vực như Liên Hợp Quốc và Liên minh Châu Âu. Vì vậy, Cordell Hull, khi đó là Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đã tuyên bố vào năm 1943 khi trở về từ Hội nghị Matxcơva, nơi đặt cơ sở cho Liên hợp quốc rằng tổ chức quốc tế mới sẽ có nghĩa là chấm dứt chính trị vũ lực (power politics) và mở ra một kỷ nguyên mới của hợp tác quốc tế.

Mặc dù ta không thể phủ nhận vai trò của các tổ chức quốc tế trong việc liên kết các quốc gia trên thế giới và giải quyết những xung đột quốc tế, vẫn luôn tồn tại ở đó hai xu hướng vận động đối nghịch nhau của nền chính trị thế giới, đó là xu hướng hợp tác, liên kết vì lợi ích đôi bên và cùng với đó là xu hướng cạnh trạnh, xung đột vì lợi ích quốc gia riêng lẻ.

II. Xu hướng vận động của nền chính trị quốc tế đương đại từ góc nhìn của chủ nghĩa hiện thực

Từ quan điểm của người viết, có thể thấy hai xu hướng chính của nền chính trị quốc tế đương đại là vừa hợp tác, vừa cạnh tranh; vừa liên kết, vừa xung đột. Đó chính là những biểu hiện Trong giới hạn của bài tiểu luận, người viết xin được trình bày những phân tích, đánh giá và giải thích cho xu hướng đối đầu, cạnh tranh trong quan hệ quốc tế đương đại từ những lý luận của chủ nghĩa hiện thực (realism). (Tiểu luận: Quyền lực chính trị quốc tế đương đại và sự trỗi dậy của Trung Quốc)

  1. Chính trị quốc tế đương đại từ góc nhìn của chủ nghĩa hiện thực a. Chủ nghĩa hiện thực (3) (8)

Chủ nghĩa hiện thực, bên cạnh chủ nghĩa tự do, là một trong hai trường phái lý thuyết quan trọng nhất trong quan hệ quốc tế, được hình thành từ lâu đời và có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với tư duy hoạch định chính sách đối ngoại của các quốc gia. Mặc dù có nhiều phân nhánh khác nhau, nhìn chung các nhà hiện thực chia sẻ các giả định chủ yếu sau: Chủ thể chính trong hệ thống quốc tế là các quốc gia – dân tộc có chủ quyền trong khi các chủ thể khác như các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các công ty đa quốc gia, các nhóm hay các cá nhân không có vai trò đáng kể. Về bản chất, hệ thống quan hệ quốc tế là một hệ thống vô chính phủ, không tồn tại một quyền lực đứng trên các quốc gia nhằm điều chỉnh và quản lý mối quan hệ giữa họ với nhau.

Chính vì vậy mục tiêu của các quốc gia là tìm cách nâng cao quyền lực nhằm tự đảm bảo an ninh và sự tồn tại của mình trong hệ thống thông qua việc cố gắng giành được càng nhiều nguồn lực càng tốt. Điều này dẫn tới việc các quốc gia luôn ở trong thế cạnh tranh và đối đầu lẫn nhau (trong nhiều trường hợp dưới hình thức chiến tranh, xung đột vũ trang) nhằm theo đuổi lợi ích quốc gia dưới dạng quyền lực, khiến cho các quốc gia không thể duy trì việc hợp tác một cách lâu dài. Có thể thấy đa phần các giả định này đều trái ngược với các giả định của chủ nghĩa tự do.

Xét chiều dài lịch sử, quan điểm đề cao quyền lực như một mục đích mà mọi quốc gia muốn đạt đến không mới. Chúng ta có thể bắt gặp những luận điểm tương tự trong các tác phẩm nổi tiếng của các học giả từ Châu Âu sang Châu Á, nổi bật là Thucydides, Machiavelli, Thomas Hobbes hay Hàn Phi Tử. Tuy nhiên điều làm cho chủ nghĩa hiện thực trở thành một lý thuyết được giới học giả đặc biệt quan tâm là hệ quả của hai cuộc chiến tranh thế giới diễn ra cách nhau chưa đến 25 năm trong nửa đầu thế kỷ 20. Hai  cuộc chiến này làm phá sản kỳ vọng tiến tới một thể chế chính phủ toàn cầu và một nền “hòa bình vĩnh cửu” mà các nhà lý tưởng mong muốn.

Trong tác phẩm nổi tiếng của mình “Chính trị giữa các quốc gia: Cuộc đấu tranh vì quyền lực và hòa bình” (Politics Among Nations: The Struggle for Power and Peace), tác giả Hans Morgenthaus lập luận rằng: các nhà lý tưởng đã đi quá xa khi tin vào một thế giới hòa bình, bình đẳng được xây dựng bằng thể chế hay các tổ chức quốc tế mà bỏ quên yếu tố quyền lực. Theo Morgenthaus, một sự thật có vẻ trần trụi nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích các sự kiện xảy ra trên sân khấu chính trị thế giới chính là yếu tố quyền lực và cuộc cạnh tranh giữa các quốc gia nhằm theo đuổi mục tiêu này.

Quyền lực trong góc nhìn của chủ nghĩa hiện thực không chỉ là phương tiện để các quốc gia đạt đến các mục tiêu của mình, mà tự nó cũng chính là một mục tiêu, thông qua hai giả định. Thứ nhất, quyền lực là động lực cho các chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia. Câu hỏi tại sao quốc gia lựa chọn chính sách A hay chính sách B, chỉ có thể được giải thích bằng lăng kính quyền lực. Morgenthaus trả lời bằng một câu được xem như nguyên tắc của chủ nghĩa hiện thực: “Chính trị thế giới, giống như tất cả hình thái chính trị khác, là cuộc chiến để đạt quyền lực. Mục đích cuối cùng của chính trị quốc tế, dù nằm ở đâu cũng là quyền lực”.

XEM THÊM ==> DOWNLOAD 999+ TIỂU LUẬN CHÍNH TRỊ HỌC

Thứ hai, quyền lực được định nghĩa là khả năng ảnh hưởng và thay đổi hành vi của các quốc gia hay tổ chức khác theo lợi ích của mình. Nói một cách khác, cuộc chiến giành quyền lực có thể hiểu là cuộc chiến nhằm giành khả năng gây ảnh hưởng đối với hành vi và suy nghĩ của các quốc gia khác. Theo Morgenthaus, đây là một đặc tính bất biến của chính trị quốc tế. Trong một thế giới vô chính phủ, mục tiêu của mỗi quốc gia là trang bị cho mình càng nhiều quyền lực càng tốt để đảm bảo an ninh và sinh tồn. Tuy nhiên cuộc chạy đua tranh giành quyền lực dẫn tới việc các quốc gia đối mặt với một “thế lưỡng nan về an ninh”. Theo đó, khi một quốc gia càng tìm cách nâng cao quyền lực của mình thì càng làm cho các quốc gia khác bất an, buộc các quốc gia thường xuyên phải chạy đua nâng cao quyền lực của mình nhằm đảm bảo an ninh của mình không bị đe dọa.(Tiểu luận: Quyền lực chính trị quốc tế đương đại và sự trỗi dậy của Trung Quốc)

  1. Chủ nghĩa hiện thực và xu hướng cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc trong nền chính trị toàn cầu (4) (5)

Chủ nghĩa hiện thực là một học thuyết trong quan hệ quốc tế có thể giải thích thỏa đáng nhất cho xu hướng đối đầu, cạnh tranh trong nền chính trị toàn cầu hiện nay, bao gồm những xung đột sắc tộc và tôn giáo, tranh giành tài nguyên và lãnh thổ, nạn khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia hiện đang diễn ra trên thế giới. Việc tranh giành ảnh hưởng, tranh chấp chủ quyền biển, đảo, tài nguyên giữa các quốc gia trên thế giới là một minh chứng tiêu biểu cho một trong những phương châm đối ngoại của các quốc gia rằng lợi ích quốc gia là tối thượng. Như thế, có nghĩa rằng, các quốc gia hiện nay vẫn luôn coi quốc gia- dân tộc là chủ thể chính trong quan hệ quốc tế chứ không phải là các tổ chức quốc tế.

Khao khát nâng cao vị thế trên trường quốc tế, tức ham muốn quyền lực và tầm ảnh hưởng đối với các nước khác, cùng với việc gìn giữ nền độc lập, tư chủ, tự quyết của quốc gia vẫn luôn thường trực nơi các chính trị gia và nhà lãnh đạo đất nước. Sự kiện Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU) là một trong những minh chứng tiêu biểu cho chủ nghĩa hiện thực trong nền chính trị quốc tế hiện nay, rằng quốc gia vẫn luôn là chủ thể chính trong nền chính trị toàn cầu chứ không phải các tổ chức quốc tế hay khu vực và rằng quyền lực chính trị đối với các quốc gia khác luôn là mục tiêu cuối cùng . Thứ nhất, EU đe dọa chủ quyền của Anh. Trong vài thập kỷ qua, một loạt hiệp ước EU bị xem là đã chuyển lượng lớn quyền lực từ các nước thành viên sang cơ quan trung ương của EU ở Brussels (Bỉ). Nhiều quy định của EU như về cạnh tranh, nông nghiệp, bản quyền và luật sáng chế đã lấn át luật của các quốc gia thành viên. Hai là, Anh bị nhiều quy định của EU “bóp nghẹt”, các quy định của EU ngày càng ngặt nghèo, chặt chẽ, thậm chí là khó khả thi và gây phản cảm khi thực thi. Ví dụ như, không được tái chế túi trà, trẻ em dưới 8 tuổi không được thổi bóng bay hay những hạn chế về công suất của máy hút bụi… “Những quy định của EU khiến nền kinh tế Anh bị mất tới 600 triệu bảng Anh (khoảng 880 triệu USD) mỗi tuần”. Như thế, việc đó xâm hại trực tiếp đến lợi ích quốc gia của Anh, điều được coi là tối thượng đối với một đất nước. Ngoài ra, những lý do về sự sụt giảm kinh tế và sức mạnh của đồng bảng Anh, vấn đề người di cư và cuối cùng là khoản đóng góp hằng năm cho EU là những lý do khiến người Anh lo lắng về nền độc lập, tự quyết của dân tộc mình. Cuộc ly hôn giữa Anh và EU chỉ là một trong những ví dụ cho một quy luật bất biến là tham vọng quyền lực của các quốc gia trên thế giới. Một khi nhận thấy có sự đe dọa đến vị thế của đất nước, các quốc gia sẵn sàng có những hành động nhằm điều chỉnh lại và để duy trì, lấy lại sức mạnh, vị thế của mình.

Một cách rõ nét nhất, chủ nghĩa hiện thực giúp chúng ta giải thích các hành động của Trump trong nhiệm kỳ tổng thống của mình. Phương châm của ông là “Nước Mỹ trên hết” (America First); Mỹ sẽ không còn hy sinh lợi ích của riêng mình để mang lại lợi ích cho các quốc gia khác. Vì mục đích đó, ông hứa sẽ đàm phán lại các hiệp định thương mại. Trump có vẻ thoải mái để Nhật Bản và Hàn Quốc phi hạt nhân hóa nếu họ tìm cách ít dựa vào chiếc ô hạt nhân chiến lược của Mỹ hơn. Ông phản đối các chính sách nhập cư ngày càng cởi mở, chẳng hạn như những chính sách do Tổng thống Obama thúc đẩy và được thực hiện bởi một số quốc gia châu Âu, đặc biệt là Đức. Ông có rất ít thời gian dành cho các tổ chức phi chính phủ lớn như LHQ. Đáng chú ý nhất, ông ủng hộ mối quan hệ hài hòa hơn với Nga, quốc gia mà ông coi là chìa khóa để giải quyết Nội chiến Syria. Đây chính là những minh chứng cho một trong những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa hiện thực, rằng mục tiêu tối thượng của các quốc gia là tìm cách nâng cao quyền lực nhằm tự đảm bảo an ninh và sự tồn tại của mình trong hệ thống chính trị quốc tế.

Phần 2. Phần liên hệ thực tiễn. Quyền lực chính trị quốc tế đương đại và sự trỗi dậy của Trung Quốc

I.                   Chủ nghĩa hiện thực trong quan hệ quốc tế và tương lai của Trung Quốc

  1. Sự trỗi dậy của Trung Quốc

Từ góc nhìn của chủ nghĩa hiện thực, đặc điểm quan trọng nhất của nước CHND Trung Hoa ngày nay là sự trỗi dậy của nó. Mọi thứ khác, bao gồm cả tính chất của mối quan hệ là Mỹ-Trung Quốc cũng sẽ thay đổi từ thực tế này. Điều đặc biệt ấn tượng về nền kinh tế Trung Quốc không chỉ là tốc độ tăng trưởng mà còn là khối lượng ngày càng lớn và tiềm năng to lớn của nó. Với kích thước dân số lớn nhất thế giới và năng suất ngày một tăng của công nhân, một ngày nào đó Trung Quốc có thể lấy lại vị trí lịch sử là nền kinh tế lớn nhất thế giới. Sự kết hợp giữa tốc độ và mức độ tăng trưởng của Trung Quốc trong những thập kỷ gần đây dường như là chưa từng có trong lịch sử. Điều này khá tương tự với là sự nổi lên của Hoa Kỳ với tư cách là nền kinh tế ưu việt nhất thế giới trong suốt thế kỷ XIX. (Tiểu luận: Quyền lực chính trị quốc tế đương đại và sự trỗi dậy của Trung Quốc)

Giống như Mỹ vào cuối thế kỷ 19 và những năm đầu thế kỷ 20, nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng của Trung Quốc cũng mang lại khả năng mở rộng sức mạnh quân sự. GNP (tổng sản phẩm quốc dân) phát triển nhanh đã làm cho CHND Trung Hoa duy trì một nỗ lực quân sự lớn và mở rộng quân sự một cách dễ dàng hơn, và trong nhiều năm gần đây, chi tiêu cho vũ khí và trang thiết bị quân sự của Trung Quốc đã tăng với tốc độ chóng mặt. Mức tăng năng suất, thu nhập bình quân đầu người và năng lực kỹ thuật công nghệ đi kèm với tăng trưởng kinh tế cũng đồng nghĩa với ngày càng tăng khả năng hấp thụ vũ khí tinh vi nhập khẩu từ các nhà cung cấp nước ngoài và cuối cùng là phát triển các hệ thống như vậy trong nước. Mặc dù bức tranh tổng thể có vẻ hỗn hợp và CHND Trung Hoa vẫn còn tụt hậu trong nhiều lĩnh vực, những kỳ vọng xuất phát từ mô hình chung của sự phát triển quân sự của Trung Quốc trong vài thập kỷ qua. Có những lý do chính đáng để phán đoán rằng Trung Quốc sẽ có thể xây dựng và triển khai các hệ thống quân sự ngày càng có năng lực hơn trong những năm tới. Báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ cho thấy trong 2 thập kỷ qua, Trung Quốc không ngừng gia tăng sức mạnh, hiện đại hóa quân đội để phục vụ tham vọng bành trướng. Báo cáo cũng nêu lên những thực tế có thể khiến các nhà hoạch định chính sách cũng như các quan chức quân sự Mỹ cảm thấy không thoải mái: Trung Quốc đang có lực lượng Hải quân lớn nhất thế giới và đang mở rộng kho tên lửa tiên tiến.(Tiểu luận: Quyền lực chính trị quốc tế đương đại và sự trỗi dậy của Trung Quốc)

  1. Sự bánh trướng của Trung Quốc ra bên ngoài (9), (11)

Theo các nhà hiện thực chủ nghĩa, trong suốt lịch sử, các cường quốc đang trỗi dậy có xu hướng là những kẻ gây rối. Điều này đúng với bất kể một chế độ nào. Như Samuel Huntington đã chỉ ra “Sự bành trướng ra bên ngoài của Anh và Pháp, Đức và Nhật, Liên Xô và Hoa Kỳ trùng hợp với các giai đoạn của quá trình công nghiệp hóa mạnh mẽ và phát triển kinh tế.”

Khi khả năng của một quốc gia phát triển, các nhà lãnh đạo của quốc gia đó có xu hướng xác định lợi ích của họ một cách rộng rãi hơn và cố gắng mở rộng tầm ảnh hưởng của họ. Các cường quốc trỗi dậy không chỉ tìm cách bảo vệ biên giới của họ mà còn vươn xa hơn nữa, thực hiện các chiến lược để đảm bảo tiếp cận thị trường, nguyên liệu và các tuyến đường vận chuyển, truyền bá các giá trị của mình; và nói chung, để có những gì họ cho là tiếng nói chính đáng của họ trong các vấn đề của khu vực và của thế giới. Trung Quốc đang mở rộng tầm ảnh hưởng với các nước khác qua các cuộc xung đột và công khai tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, đặc biệt là sáng kiến “Vành đai và Con đường”. Sáng kiến “Vành đai và con đường” là minh chứng rõ ràng nhất cho quyết tâm của Chủ tịch Tập nhằm từ bỏ phương châm “giấu mình chờ thời” của Đặng Tiểu Bình. Mục đích cơ bản của nó là biến khu vực Á-Âu (do Trung Quốc chi phối) thành một khu vực kinh tế và thương mại đối trọng với khu vực xuyên Đại Tây Dương (do Mỹ đứng đầu). Chủ tịch Tập hy vọng việc đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ đem lại nhiều lợi nhuận hơn cho khoản dự trữ ngoại tệ khổng lồ của Trung Quốc, chủ yếu đang được sử dụng để mua các trái phiếu có lãi suất thấp của Chính phủ Mỹ. Ông cũng hi vọng tạo ra một thị trường rộng lớn cho các công ty Trung Quốc như các doanh nghiệp đường sắt cao tốc, và giúp tiêu thụ các sản phẩm dư thừa như xi măng, thép và một số kim loại khác. Ông cho rằng việc đầu tư vào những quốc gia Trung Á có thể mang lại một khu vực láng giềng ổn định cho các tỉnh phía Tây Trung Quốc vốn bất ổn là Tây Tạng và  Tân Cương. Hơn nữa, việc khuyến khích các dự án quanh khu vực Biển Đông có thể giúp Trung Quốc củng cố các yêu sách chủ quyền của mình ở khu vực này.

Mối tương quan giữa quyền lực ngày càng tăng và lợi ích ngày càng mở rộng đã được Robert Gilpin tóm tắt như sau: “Một quốc gia thịnh vượng và quyền lực hơn … sẽ chọn một nhóm các mục tiêu an ninh và lợi ích lớn hơn so với quốc gia ít thịnh vượng và ít quyền lực hơn”.

XEM THÊM 999+==> DANH SÁCH TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Khi họ tìm cách khẳng định mình, các cường quốc đang trỗi dậy thường bị thu hút bởi ranh giới lãnh thổ và tìm cách dàn xếp các thể chế quốc tế. Các nhà lãnh đạo và công dân của họ thường cảm thấy rằng họ đã bị loại bỏ một cách bất công khi chiếc bánh đã được chia ra, và thậm chí có thể tin rằng, vì bản tính yếu ớt sức mạnh hạn chế trước đó của họ, họ đã bị cướp mất những gì hợp pháp của họ. Việc Trung Quốc cứng rắn trong vấn đề Hồng Kông và Đài Loan gần đây cũng cho thấy quyết tâm của Trung Quốc trong việc đòi lại những phần đã mất trước đây và thống nhất toàn vẹn lãnh thổ dưới một thể chế chính trị duy nhất.

Sự va chạm giữa lợi ích ngày càng mở rộng của một cường quốc đang lên và lợi ích của các đối tác lâu đời hơn của nó có thể được xử lý theo một số cách, nhưng các tranh chấp hiếm khi được giải quyết một cách hòa bình. Nhận ra mối đe dọa ngày càng tăng đối với vị thế của nó, một cường quốc thống trị (hoặc liên minh các cường quốc) cố gắng sử dụng các biện pháp phòng ngừa hoặc thậm chí vũ lực để tiêu diệt một quốc gia đang trỗi dậy trước khi nó có thể đạt được tiềm năng đầy đủ của nó. Việc Mỹ đã dùng các biện pháp cứng rắn để ngăn cản sự trỗi dậy của Trung Quốc như gây ra cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung năm 2018-2019 là một minh chứng. Nhìn vào những thực tế trần trụi của nền kinh tế đang mở rộng và khả năng quân sự ngày càng gia tăng, hầu hết những người theo chủ nghĩa hiện thực kết luận rằng Trung Quốc là một cường quốc đang trỗi dậy và như vậy cũng không có khả năng rằng Trung Quốc hành xử khác với các cường quốc trỗi dậy khác trong lịch sử. Vì vậy, Huntington, sau khi mô tả mối tương quan trong các trường hợp trước đây giữa tăng trưởng nhanh chóng bên trong và sự bành trướng ra bên ngoài, dự đoán rằng Trung Quốc cũng sẽ “chắc chắn sẽ chuyển sang một giai đoạn bành trướng trong những thập kỷ tới.” Tương tự, theo John Mearsheimer, miễn là sức mạnh của Trung Quốc tiếp tục tăng, “Trung Quốc, giống như tất cả các vị bá chủ tiềm năng trước đây, [sẽ] có khuynh hướng trở thành một bá chủ thực sự”. (Tiểu luận: Quyền lực chính trị quốc tế đương đại và sự trỗi dậy của Trung Quốc)

Tiểu luận Quyền lực chính trị quốc tế đương đại và sự trỗi dậy của Trung Quốc
Tiểu luận Quyền lực chính trị quốc tế đương đại và sự trỗi dậy của Trung Quốc
  1. Việt Nam trong bàn cờ chính trị thế giới hiện nay

Năm 2020, Việt Nam phải đối mặt với hàng loạt thách thức, từ đại dịch COVID-19, đối phó với sức mạnh của Trung Quốc, những tranh chấp ở Biển Đông và duy trì sự gắn kết với ASEAN với tư cách là Chủ tịch luân phiên. Đáng chú ý, Việt Nam đã giữ vững phong độ. Ở trong nước, Việt Nam đã kiểm soát tốt đại dịch COVID-19, nhận được nhiều lời khen ngợi và giữ được tăng trưởng kinh tế ở mức ổn định. Với tư cách là Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã dẫn dắt khối vượt qua một năm khó khăn của đại dịch và sự cạnh tranh giữa các cường quốc. Về đối ngoại, Việt Nam tiếp tục duy trì sự cân bằng mong manh giữa Trung Quốc và Mỹ, đồng thời giữ một lựa chọn chiến lược là theo đuổi quan hệ quốc phòng và quân sự sâu sắc hơn với Mỹ.

a, Điều tiết các mối quan hệ đối ngoại

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có những nâng cấp đáng kể trong quan hệ với các cường quốc, trong đó có Nhật Bản, Ấn Độ, Australia. Điều đáng chú ý là Australia, Nhật Bản và Ấn Độ là một phần của nhóm “Bộ Tứ” cùng với Mỹ. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất đối với Việt Nam vẫn là quan hệ với Mỹ và Trung Quốc. Cho đến nay, Việt Nam đã có thể duy trì sự cân bằng mong manh trong mối quan hệ với hai cường quốc này. Ưu tiên chính sách đối ngoại cao nhất của Hà Nội là ngăn chặn mối quan hệ kinh tế (và quan hệ tổng thể) với Trung Quốc rơi vào xung đột, đồng thời xây dựng càng nhiều quan hệ an ninh với càng nhiều cường quốc càng tốt. Trong khi đó, quan hệ Việt – Mỹ đã được thúc đẩy bởi nhận thức chung về mối đe dọa Trung Quốc và phù hợp với quan điểm tổng thể của Việt Nam là ủng hộ trật tự khu vực và toàn cầu do Mỹ dẫn dắt, chẳng hạn như chiến lược “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở” (FOIP).(Tiểu luận: Quyền lực chính trị quốc tế đương đại và sự trỗi dậy của Trung Quốc)

b, Quyền tự quyết trong bối cảnh thù địch

Trước sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc, Việt Nam đã thể hiện khả năng tự chủ thông qua các hoạt động bao gồm: đóng góp vào an ninh khu vực và toàn cầu; quốc tế hóa vấn đề Biển Đông; đe dọa hành động pháp lý đối với Bắc Kinh; tham gia các cơ chế khu vực như “Bộ Tứ” để chống lại sự quyết đoán của Trung Quốc.

Việt Nam đã thể hiện sự khéo léo và mạnh dạn trong việc thúc đẩy các lợi ích của mình trong vấn đề Biển Đông mỗi khi giữ vai trò Chủ tịch ASEAN. Việt Nam đã tỏ ra khá kiên quyết trong việc gửi các thông điệp răn đe để Bắc Kinh không vượt qua “ranh giới đỏ” trong các tương tác với nước láng giềng nhỏ hơn của mình. “Con át chủ bài” thể hiện khả năng tự chủ của Việt Nam là khẳng định vị thế quốc phòng trong Sách trắng Quốc phòng năm 2019. Ngôn ngữ mới cho thấy Việt Nam ngày càng có chiều hướng tiếp nhận chiến lược FOIP do Mỹ dẫn dắt, đặc biệt là nhấn mạnh tự do hàng hải và tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là đối với yêu sách “đường 9 đoạn” của Trung Quốc ở Biển Đông.


Trên đây là tiểu luận môn Chính trị học đề tài: Quyền lực chính trị quốc tế đương đại và sự trỗi dậy của Trung Quốc, dành cho các bạn đang làm tiểu luận môn học đại cương: còn nhiều bài mẫu tiểu luận môn học các bạn tìm kiếm trên chuyên mục nhé. 

Lưu ý: Có thể trên website không có tài liệu đúng như các bạn mong muốn để hoàn thiện bài làm hoàn toàn mới và chất lượng tốt các bạn có thể cần tới sự hỗ trợ của dịch vụ viết tiểu luận để kham khảo bảng giá và quy trình làm việc các bạn có thể trao đổi với mình qua SDT/Zalo: https://zalo.me/0932091562

DOWNLOAD FILE

Contact Me on Zalo