Tải miễn phí bài Tiểu luận: Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên địa bàn huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk, các bạn có thể tải về kham khảo miễn phí, đây là đề tài tiểu luận môn Quản lý nhà nước được giới thiệu cho các bạn sinh viên đang tìm kiếm tài liệu, ngoài ra các bạn có thể kham khảo thêm các bài tiểu luận về Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học và tiểu luận về trên địa bàn huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk trên chuyên mục tiểu luận Quản lý nhà nước.
Lưu ý: Trong quá trình viết tiểu luận Môn Quản lý nhà nước nếu các bạn không có thời gian và cần hỗ trợ viết bài hoàn chỉnh, chất lượng tốt, các bạn có thể liên hệ với dịch vụ viết tiểu luận chất lượng qua Zalo: https://zalo.me/0932091562
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC TIỂU HỌC
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm giáo dục
Bất kỳ một xã hội nào muốn tồn tại và phát triển đều phải tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục liên tục đối với các thế hệ con người. Giáo dục là nhu cầu tất yếu của xã hội loài người, một lịch sử khách quan không thể tách rời của lịch sử loài người. Những kinh nghiệm mà loài người tích lũy trong quá trình phát triển lịch sử được lưu giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác, nhằm duy trì và phát triển xã hội loài người. Sự truyền thụ lại kiến thức đó được gọi là giáo dục.
Suốt quá trình lịch sử phát triển của xã hội loài người, sự phát triển nào cũng cần đến các yếu tố, như tài nguyên, vốn, con người… Song, tất cả các nguồn tài nguyên đều nhờ đến bàn tay và khối óc của con người mới phát huy được tác dụng. Chỉ nhờ có con người, các nguyên vật liệu mới được khai thác, chế biến và sản xuất thành hàng hoá. Với sự sáng tạo của con người mà khoa học và kỹ thuật mới phát triển, các phát minh, sáng chế mới ra đời và năng suất lao động được cải thiện. Ngay cả khi khoa học hiện đại, cùng sự xuất hiện của rôbốt thay thế con người trong một số công việc, nhưng nó cũng chính do con người phát minh ra. Để có thể làm được tất cả những điều kể trên thì con người phải biết cách khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên sẵn có, và sáng chế ra những phương tiện phục vụ cho cuộc sống của mình, thì tất yếu họ phải có tri thức, và cần được đào tạo, giáo dục. Có nhiều khái niệm khác nhau về giáo dục tùy theo những góc nhìn mà chúng ta tìm hiểu. Dưới đây là một số khái niệm về giáo dục mà chúng ta thường gặp.
Giáo dục theo nghĩa rộng: “là sự hình thành nhân cách được tổ chức một cách có mục đích, có tổ chức thông qua các hoạt động, và giữa các quan hệ giữa nhà giáo dục với người được giáo dục nhằm giúp người được giáo dục chiếm lĩnh những kinh nghiệm của xã hội loài người”[46].
Giáo dục theo nghĩa hẹp: “Đó là một bộ phận của quá trình hình thành những cơ sở khoa học của thế giới quan, niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ, tình cảm, những tính cách, những hành vi, thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội, kể cả việc phát triển và nâng cao thể lực”.
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Giáo dục là quá trình đào tạo con người một cách có mục đích, nhằm chuẩn bị cho con người tham gia đời sống xã hội, tham gia lao động sản xuất, nó được thực hiện bằng cách tổ chức việc truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử – xã hội của loài người” [30, tr 50]. (Tiểu luận: Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên địa bàn huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk)
Theo từ điển Hán Việt: “Giáo dục là hoạt động có tổ chức, có mục đích nhằm đào tạo con người, làm cho họ trở thành những con người có năng lực theo tiêu chuẩn nhất định”, [14, tr.116].
Nghiên cứu sự hình thành và phát triển con người, C.Mác cho rằng, con người là một thực thể sinh học – xã hội. Theo đó, đứa trẻ mới ra đời chỉ là “con người dự bị”. Nó không thể trở thành con người, nếu bị cô lập, tách khỏi đời sống xã hội. Muốn tồn tại và phát triển, đứa trẻ phải gia nhập vào môi trường xã hội. Chính việc gia nhập vào môi trường xã hội, thông qua các thiết chế xã hội, đặc biệt là giáo dục, con người mới có thể hoà nhập vào xã hội. Giáo dục giúp con người có được những kinh nghiệm cần thiết để sống, thích ứng và phát triển. Mặt khác, giáo dục còn đưa lại cho con người tri thức và văn hóa. Điều này giúp họ có nhiều cống hiến hơn cho xã hội. Như vậy, theo ông, giữa xã hội và hoạt động giáo dục luôn có mối quan hệ biện chứng. Trong đó, xã hội đóng vai trò là nhân tố quy định hoạt động giáo dục, định hướng cho sự phát triển của giáo dục, còn giáo dục có tác động tích cực đối với sự phát triển của xã hội [13].
XEM THÊM ==> DOWNLOAD 999+ TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Giáo dục là hiện tượng xã hội đặc trưng của xã hội loài người, trở thành một chức năng sinh hoạt không thể thiếu được và không bao giờ mất đi ở bất kỳ một hình thái phát triển nào của xã hội. Giáo dục là một bộ phận của quá trình tái sản xuất mở rộng sức lao động xã hội, là một trong những nhân tố quan trọng trong việc tái sản xuất mở rộng sức lao động xã hội. Giáo dục mang tính lịch sử, cụ thể, tính chất, mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp và tổ chức giáo dục biến đổi theo các giai đoạn phát triển của xã hội, theo mỗi hình thức chế độ chính trị, hay kinh tế của xã hội ấy.
Với rất nhiều cách hiểu và khái niệm khác nhau, tuy vậy tất cả chúng ta đều thừa nhận vai trò vô cùng to lớn của giáo dục đối với con người và sự phát triển của xã hội.
1.1.2. Khái niệm giáo dục tiểu học
Giáo dục phổ thông là quá trình trang bị kiến thức cơ bản, thông thường cần nhất cần có về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên…đối với mỗi con người. Tuy là kiến thức phổ thông nhưng nó lại bao gồm trong đó nhiều lĩnh vực khác nhau xuất hiện trong đời sống xã hội, do đó kiến thức phổ thông là một kho kiến thức vô cùng to lớn mà không ai có thể nắm bắt được, nhất là trong giai đoạn hiện nay với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ.
Hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên. Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
- Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo;
- Giáo dục phổ thông có tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông;
- Giáo dục nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề;
- Giáo dục đại học và sau đại học đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.
Giáo dục phổ thông dành cho lứa tuổi từ 6 đến 18 tuổi. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [38 ].
Theo Điều lệ trường tiểu học năm 2010: Trường tiểu học là cơ sở giáo dục đầu tiên trong hệ thống giáo dục phổ thông, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng. Giáo dục tiểu học được thực hiện trong năm năm học, từ lớp một đến lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là sáu tuổi. Ở tuổi này các em rất hiếu động, tò mò, tư duy và suy nghĩ còn mang tính cụ thể, trực quan, thích khen hơn chê trong các hoạt động. Kinh nghiệm còn hạn chế. Các em rất hồn nhiên, trong sáng. Các em tin gần như tin tuyệt đối vào thầy cô, hoạt động chủ đạo là hoạt động học tập [8]. (Tiểu luận: Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên địa bàn huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk)
Trong trường tiểu học, dạy học là hoạt động trọng tâm, chiếm một quỹ thời gian lớn, chi phối nhiều hoạt động khác. Nhưng do đặc điểm tâm lí học sinh tiểu học, trẻ có nhu cầu phát triển mạnh cả về trí tuệ, lẫn thể chất. Bản chất của việc “học mà chơi, chơi mà học” vẫn là đặc điểm tâm lí hết sức quan trọng và đặc trưng cho mọi hoạt động học tập, lao động, vui chơi giải trí của các em. Đây là thời kì mà tư duy của trẻ đang chuyển dần từ tư duy trực quan sinh động sang tư duy trừu tượng. Nhất là đối với học sinh đầu cấp tư duy của trẻ mới được hình thành từ những thao tác cụ thể tức là những thao tác của tư duy thuộc về những đồ vật có thể điều khiển bằng tay hoặc có thể trực giác hóa. Vì vậy, song song với việc đặt những viên gạch nền móng của kiến thức văn hóa và khoa học cho các em, chúng ta cần phải tổ chức cho trẻ sinh hoạt vui chơi một cách lí thú , bổ ích phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi của các em. Thầy cô giáo là người có tác động quan trọng đối với tinh thần, suy nghĩ của các em do đó đặt ra thêm cho chúng ta một bài toán là lựa chọn giáo viên đủ tâm, đủ tài nhằm làm cho giáo dục tiểu học có chất lượng một cách thực sự.
1.1.3. Khái niệm quản lý nhà nước về giáo dục
QLNN về giáo dục là sự tác động có tổ chức và có sự điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các hoạt động giáo dục do các cơ quan quản lý giáo dục của Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở để tiến hành thực hiện chức năng, nhiệm vụ do Nhà nước trao quyền nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục, duy trì kỷ cương, thỏa mãn nhu cầu giáo dục của nhân dân, thực hiện mục tiêu giáo dục của Nhà nước. (Tiểu luận: Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên địa bàn huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk)
Cần lưu ý rằng, QLNN là việc thực thi ba quyền : Lập pháp – Hành pháp
- Tư pháp để điều chỉnh mọi quan hệ xã hội và hành vi của công dân. Còn
QLNN về Giáo dục – đào tạo thực chất là thực thi quyền hành pháp để tổ chức, điều hành và điều chỉnh mọi hoạt động giáo dục trong phạm vi toàn xã hội. Tuy nhiên, để quản lý có hiệu lực và hiệu quả, việc sử dụng quyền hành pháp phải
Trên đây là tiểu luận môn Quản lý nhà nước đề tài: Quản lý nhà nước về giáo dục tiểu học trên địa bàn huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk, dành cho các bạn đang làm tiểu luận môn học chuyên viên: còn nhiều bài mẫu tiểu luận môn học các bạn tìm kiếm trên chuyên mục nhé.
Lưu ý: Có thể trên website không có tài liệu đúng như các bạn mong muốn để hoàn thiện bài làm hoàn toàn mới và chất lượng tốt các bạn có thể cần tới sự hỗ trợ của dịch vụ viết tiểu luận để kham khảo bảng giá và quy trình làm việc các bạn có thể trao đổi với mình qua SDT/Zalo: https://zalo.me/0932091562