Tải miễn phí bài Tiểu luận: Quản Lý Nhà Nước Nghạch Chuyên Viên về Hộ Tịch, các bạn có thể tải về kham khảo miễn phí, đây là đề tài tiểu luận môn Quản lý nhà nước được giới thiệu cho các bạn sinh viên đang tìm kiếm tài liệu, ngoài ra các bạn có thể kham khảo thêm các bài tiểu luận về Quản Lý Nhà Nước Nghạch Chuyên Viên và tiểu luận về Hộ Tịch trên chuyên mục tiểu luận Quản lý nhà nước.
Lưu ý: Trong quá trình viết tiểu luận Môn Quản lý nhà nước nếu các bạn không có thời gian và cần hỗ trợ viết bài hoàn chỉnh, chất lượng tốt, các bạn có thể liên hệ với dịch vụ viết tiểu luận chất lượng qua Zalo: https://zalo.me/0932091562
2.1. Tình huống 1: (Tiểu luận: Quản Lý Nhà Nước Nghạch Chuyên Viên về Hộ Tịch)
2.1.1. Mô tả tình huống
– Tình huống xảy ra giữa:
Anh: Hoàng Kim Trung, sinh năm 1981,
Địa chỉ: An Khánh, Quận 2, TP.HCM;
Và Chị: Võ Thị Bích Huệ, sinh năm 1986,
Địa chỉ: An Khánh, Quận 2, TP.HCM. (Tiểu luận: Quản Lý Nhà Nước Nghạch Chuyên Viên về Hộ Tịch)
– Diễn biến tình huống cụ thể như sau:
Năm 2008, anh Trung và chị Huệ đăng ký kết hôn tại UBND phường
An Khánh, Quận 2, TP.HCM. Trong thời kỳ hôn nhân, chị Huệ sinh được hai người con là Hoàng Thị Hằng (sinh năm 2008) và Hoàng Ngọc Bình (sinh tháng 3 năm 2013). Trên cơ sở các giấy tờ cần thiết do chị Huệ xuất trình (gồm: Chứng minh nhân dân, Sổ hộ khẩu, Giấy chứng sinh, Giấy chứng nhận kết hôn của anh Trung và chị Huệ), UBND phường An Khánh đã đăng ký khai sinh cho hai cháu với thông tin về họ tên người cha là: Hoàng Kim Trung và họ tên người mẹ là: Võ Thị Bích Huệ.
Tuy nhiên, anh Trung nghi ngờ cháu Hằng và cháu Bình không phải là con của anh. Bởi, theo anh Trung: do yêu cầu công việc, anh thường xuyên phải đi công tác. Đặc biệt từ tháng 3 năm 2012 đến tháng 4 năm 2013, anh bị điều động đến làm việc tại đơn vị mới và khoảng thời gian đó anh chưa có thời gian về nhà thăm vợ (tức, chị Võ Thị Bích Huệ). Anh Trung nghi ngờ chị Huệ có quan hệ “ngoại tình” trong thời gian mình đi công tác, nên đến khoảng tháng 12 năm 2013 anh Trung đã đưa hai con đi xét nghiệm ADN tại Trung tâm nghiên cứ sinh – y – dược học thuộc bệnh viện Quân y 103. Kết quả xét nghiệm cho thấy: cháu Hằng là con của anh Trung, cháu Bình không phải là con của anh Trung. Kết quả này làm cho cuộc hôn nhân của anh Trung và chị Huệ ngày một rạn nứt. Đến tháng 10 năm 2015, anh Trung và chị Huệ đã có đơn yêu cầu Tòa án nhân dân Quận 2 công nhận thuận tình ly hôn và giải quyết thỏa thuận về nghĩa vụ nuôi dưỡng các con. Ngày 10/11/2015, trên cơ sở đơn yêu cầu và tài
liệu có liên quan (trong đó có phiếu kết quả xét nghiệm ADN), Tòa án nhân dân
Quận 2 đã ra Quyết định số 71/2015/QĐST-HN&GĐ công nhận việc thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận giữa anh Trung và chị Huệ. Trong Quyết định có nêu: “Giao cho anh Hoàng Kim Trung nuôi con chung là Hoàng Thị Hằng”, “Chị Võ Thị Bích Huệ có một con riêng. Giao chị Huệ nuôi con riêng là Hoàng Ngọc Bình”.
Do cháu Hoàng Ngọc Bình không phải là con của anh Hoàng Kim Trung (theo kết quả xét nghiệm ADN và Quyết định công nhận thuận tình ly hôn của
Tòa án nhân dân Quận 2), nên ngày 11/11/2015 anh Trung đã đến UBND phường An Khánh trình bày nguyện vọng: muốn bỏ phần thông tin của người cha trong Giấy khai sinh của cháu Hoàng Ngọc Bình và không đồng ý cho cháu Bình mang họ Hoàng.
Tuy nhiên, UBND phường An Khánh gặp phải vướng mắc về căn cứ pháp lý khi giải quyết nghiệp vụ hộ tịch liên quan đến việc bỏ thông tin người cha trong Giấy khai sinh của cháu Hoàng Ngọc Bình, do hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể về vấn đề này. Vì thế, ngày 11/11/2015, UBND phường An Khánh đã có công văn xin ý kiến Phòng Tư pháp Quận 2 về hướng giải quyết vụ việc trên để bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của công dân. (Tiểu luận: Quản Lý Nhà Nước Nghạch Chuyên Viên về Hộ Tịch)
2.1.2. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống:
2.1.2.1. Căn cứ pháp lý để xây dựng phương án giải quyết tình huống:
– Bộ Luật Tố tụng dân sự 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 (gọi tắt là Bộ Luật Tố tụng dân sự 2004;
– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
XEM THÊM ==> DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN
– Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch (gọi tắt là Nghị định 158/2005/NĐ-CP);
– Nghị định 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực (gọi tắt là Nghị định 06/2012/NĐ-CP);
– Thông tư 01/2008/TT-BTP Hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch (gọi tắt là Thông tư 01/2008/TT-BTP).
2.1.2.2. Xây dựng, phân tích phương án giải quyết tình huống:
Về nguyên tắc, việc hộ tịch của anh Trung chỉ được giải quyết trên cơ sở căn cứ hợp pháp chứng minh anh và cháu Bình không phải là cha con. Mặt khác, do Quyết định số 71/2015/QĐST-HN&GĐ của Tòa án nhân dân Quận 2 ghi nhận phần nội dung liên quan đến xác định mối quan hệ cha, mẹ – con chưa đúng pháp luật (như đã trình bày ở trên), vì thế, tương tự phương án 2, anh Trung sẽ phải thực hiện 02 thủ tục tố tụng trước khi giải quyết yêu cầu hộ tịch của mình. Cụ thể: Trong thời hạn kháng cáo quy định tại Điều 317 Bộ Luật tố tụng dân sự 2004, anh Trung phải làm đơn kháng cáo lên Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đối với phần nội dung về xác định mối quan hệ cha, mẹ – con trong Quyết định số 71/2015/QĐST-HN&GĐ ngày 10/11/2015 của Tòa án nhân dân Quận 2 (Điều 316 Bộ Luật tố tụng dân sự 2004).
Sau khi có bản án phúc thẩm có hiệu lực tuyên bố Quyết định số 71/2015/QĐST-HN&GĐ ngày 10/11/2015 của Tòa án nhân dân Quận 2 vô hiệu một phần đối với nội dung xác định mối quan hệ cha, mẹ – con, anh Trung phải tiếp tục làm đơn lên Tòa án nhân dân Quận 2 giải quyết yêu cầu xác định mối quan hệ cha – con giữa anh và cháu Bình (điểm a khoản 1 Điều 33 Bộ Luật tố tụng dân sự 2004). Quyết định có hiệu lực của Tòa án về việc không công nhận quan hệ cha – con giữa anh Trung và cháu Bình là căn cứ để tiếp tục thực hiện thủ tục về hộ tịch. Trên cơ sở quyết định của Tòa án về việc không nhận quan hệ cha – con giữa anh Trung và cháu Bình, UBND phường An Khánh thực hiện việc ghi vào sổ hộ tịch các thay đổi hộ tịch về mối quan hệ cha – con giữa anh Trung và cháu Bình theo (khoản 1 Điều 41 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP). Cách ghi vào sổ hộ tịch nội dung thay đổi này được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 42 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP, cụ thể: Việc xác định cha, mẹ, con được ghi vào Sổ đăng ký khai sinh trước đây của cháu Hoàng Ngọc Bình. Trong quá trình ghi các thay đổi hộ tịch liên quan đến thông tin người cha trong nội dung đăng ký khai sinh trước đây, UBND phường Trung Sơn Trầm thực hiện kết hợp ghi vào Sổ đăng ký khai sinh trước đây việc thay đổi họ của
cháu Bình (từ đang mang họ cha sang mang họ của mẹ). Do Sổ đăng ký khai sinh năm 2013 đã chuyển lưu 01 quyển tại UBND thị xã, nên sau khi thực hiện việc ghi vào sổ các thay đổi hộ tịch trên, UBND phường có trách nhiệm gửi thông báo cho UBND thị xã để ghi tiếp những nội dung thay đổi đó vào Sổ đăng ký khai sinh lưu tại UBND thị xã (khoản 3 Điều 42 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP). Trong trường hợp công dân yêu cầu cấp lại bản chính Giấy khai sinh thì việc cấp lại Giấy khai sinh được thực hiện tại UBND thị xã theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định (Khoản 2 Điều 62, Điều 63 Nghị định 158/2005/NĐ-CP). Nội dung trong bản chính Giấy khai sinh cấp lại sẽ ghi theo những nội dung thay đổi đã được ghi chú trong Sổ đăng ký khai sinh.
2.2. Tình huống 2: (Tiểu luận: Quản Lý Nhà Nước Nghạch Chuyên Viên về Hộ Tịch)
2.2.1. Mô tả tình huống
Năm 2014, Anh Nguyễn Văn Tài đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính Quận 2 trình bày với cán bộ tiếp nhận lĩnh vực hộ tịch sự việc như sau: trước đây, khi đăng ký khai sinh cho con tại UBND phường An Khánh, con trai của anh được đặt tên là Nguyễn Tài Phú. 6 năm sau, bên họ ngoại tìm thấy mộ của cụ cố chết từ ngày xưa, theo di vật để lại cũng tên tên là Phú, vì sợ kiêng cho cháu đích tôn nên ông bà nội của cháu Phú yêu cầu cả họ gọi lái tên cháu Phú thành Phúc đồng thời buộc anh Tài phải đi sửa tên con trong Giấy khai sinh thành Phúc. hông muốn làm trái ý cha mẹ nên anh Tài đã tự điền thêm chữ “c” vào sau chữ Phú ở trong bản sao Giấy khai sinh của con, riêng bản chính Giấy khai sinh vẫn để nguyên tên là Phú. Khi con đến tuổi đi học, anh Tài đã nộp bản sao Giấy khai sinh của con mang tên Nguyễn Tài Phúc cho nhà trường, do đó tất cả hồ sơ học bạ của con anh ở trường, sau này có chứng minh thư, bằng tốt nghiệp tiểu học và một số giấy tờ khác đều mang tên đó. Khi cháu Phú lên đủ 14 tuổi, khi làm hồ sơ chuyển trường mới do bố mẹ cháu chuyển nhà, nhà trường yêu cầu nộp bản chính Giấy khai sinh để đối chiếu thì phát hiện tên của cháu trong bản chính Giấy khai sinh và học bạ khác nhau nên yêu cầu anh Tài phải thay đổi tên trong bản chính Giấy khai sinh của cháu Phú cho phù hợp với hồ sơ và học bạ của cháu. (Tiểu luận: Quản Lý Nhà Nước Nghạch Chuyên Viên về Hộ Tịch)
2.2.2. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống
2.2.2.1. Cơ sở để xây dựng phương án: (Tiểu luận: Quản Lý Nhà Nước Nghạch Chuyên Viên về Hộ Tịch)
– Bộ luật Dân sự 2005;
– Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch (gọi tắt là NĐ 158);
– Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ, có liệu lựcthi hành từ ngày 01/4/2012 sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân gia đình và chứng thực;
– Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 2/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch
XEM THÊM 999+==> DANH SÁCH TIỂU LUẬN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
2.2.2.2. Xây dựng, phân tích phương án giải quyết tình huống:
Qua phân tích tình huống trên và đối chiếu với những quy định của Pháp luật, thủ tục đăng ký thay đổi hộ tịch của cháu Nguyễn Tài phúc có thể giải quyết theo các phương án sau:
Theo nguyện vọng của anh Tài trình bày với cán bộ tiếp nhận hộ tịch là muốn được đổi tên con mình từ Nguyễn Tài Phú thành Nguyễn Tài Phúc. Lý do anh Tài tự sửa tên con trai từ Phú thành Phúc là do cha mẹ anh (tức ông bà nội của cháu Phú) không muốn cháu đích tôn của mình mang tên đó. Việc cháu Phú không được đổi tên có thể dẫn đến mâu thuẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 27 Bộ luật Dân sự về “Quyền thay đổi họ, tên:
- Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây:
- a) Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;…”
– Phương án đã đảm bảo được quyền và nghĩa vụ cho công dân.
Không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người được thay đổi, không gây mất thời gian đính chính các giấy tờ khác đã được cấp khi đi học.
– Giúp cho chính quyền thấy được tầm quan trọng của công tác Tư pháp – hộ tịch, từ đó thực hiện nhanh chóng trong việc quản lý và theo dõi chặt chẽ mọi người thuộc thẩm quyền quản lý của mình.
– Tạo ra nguồn dữ liệu cho việc thống kê dân cư của Nhà nước để thực hiện việc theo dõi thực trạng và sự biến động về hộ tịch, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho công dân. Phương án trên có tính khả thi cao nhất, không phải thực hiện
nhiều thủ tục vì thế việc giải quyết sẽ không mất nhiều thời gian, đảm bảo được quyền lợi của cháu Phú
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ (Tiểu luận: Quản Lý Nhà Nước Nghạch Chuyên Viên về Hộ Tịch)
Có thể thấy, những tình huống phức tạp liên quan đến vấn đề khai sinh như trong vụ việc trên không hiếm gặp trên thực tế. Đối mặt với những trường hợp như vậy, điều quan trọng là chủ thể có thẩm quyền giải quyết phải phân tích
được nguyên nhân, hậu quả của tình huống để xác định mục tiêu rõ ràng trước khi đi vào giải quyết vấn đề. Trên cơ sở các quy định của pháp luật và đối chiếu với tình huống, chủ thể có thẩm quyền giải quyết vụ việc phải xây dựng, phân tích và lựa chọn được phương án giải quyết vừa đúng pháp luật, vừa giải quyết thỏa đáng yêu cầu, bảo đảm quyền, lợi ích đáng của công dân; sau đó lập kế hoạch chi tiết để tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn. Những thao tác này có ý nghĩa quan trọng tạo nên hiệu quả trong quá trình giải quyết tình huống.
Tuy nhiên, cần thấy rằng, bên cạnh việc chủ động tìm phương án giải quyết, để giảm thiểu tình trạng tiếp tục có những vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ việc tương tự, thì một trong những vấn đề không kém quan trọng của nhà quản lý đó là có những biện pháp để hạn chế nguyên nhân dẫn đến tình huống đó. Từ thực tiễn nghiên cứu, em xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị:
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng đảm bảo tính khả thi và có tính dự báo. Hiện nay, Luật Hộ tịch đã được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2014 có hiệu lực từ 01/01/2016, song trong nội dung của Luật cũng chưa có quy định nào điều chỉnh đối với vấn đề xóa thông tin của cha/mẹ trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh. Vì thế, trong thời gian tới cần phải nhanh chóng ban hành Nghị định, Thông tư hướng dẫn trong đó ghi nhận cụ thể những nội dung điều chỉnh đối với vấn đề này. Điều này sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để kịp thời bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của công dân; đồng thời, giúp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có cơ sở để áp dụng thống nhất, giải quyết nhanh chóng vụ việc. (Tiểu luận: Quản Lý Nhà Nước Nghạch Chuyên Viên về Hộ Tịch)
Bên cạnh đó, về pháp luật tố tụng dân sự, cũng cần có quy định rõ ràng: cho phép Tòa án được nhập, tách các việc dân sự để giải quyết nếu Tòa án xét thấy việc nhập, tách các việc dân sự là hợp lý, thuận tiện cho đương sự, không trái quy định pháp luật và được các đương sự đồng ý. Điều này sẽ góp phần giúp cho đương sự tránh phải thực hiện nhiều thủ tục tố tụng tại tòa án để giải quyết các yêu cầu dân sự của mình mặc dù các việc dân sự đó có liên quan đến nhau.
Thứ hai, thực hiện các biện pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật: Một là, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hộ tịch và hôn nhân – gia đình đến rộng rãi quần chúng nhân dân. Đây là cơ sở để nâng cao nhận thức của người dân, giúp họ nắm bắt được những quyền, nghĩa vụ của mình và tránh được những sai phạm không đáng có. Đồng thời, góp phần nâng cao hiệu quả
giám sát của người dân đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước.
Trên đây là tiểu luận môn Quản lý nhà nước đề tài: Quản Lý Nhà Nước Nghạch Chuyên Viên về Hộ Tịch, dành cho các bạn đang làm tiểu luận môn học chuyên viên: còn nhiều bài mẫu tiểu luận môn học các bạn tìm kiếm trên chuyên mục nhé.
Lưu ý: Có thể trên website không có tài liệu đúng như các bạn mong muốn để hoàn thiện bài làm hoàn toàn mới và chất lượng tốt các bạn có thể cần tới sự hỗ trợ của dịch vụ viết tiểu luận để kham khảo bảng giá và quy trình làm việc các bạn có thể trao đổi với mình qua SDT/Zalo: https://zalo.me/0932091562