Tiểu luận: QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CHÍNH TRỊ VÀ KINH TẾ TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI

Rate this post

Tải miễn phí bài Tiểu luận: QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CHÍNH TRỊ VÀ KINH TẾ TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI, các bạn có thể tải về kham khảo miễn phí, đây là đề tài tiểu luận môn Chính trị học được giới thiệu cho các bạn sinh viên đang tìm kiếm tài liệu, ngoài ra các bạn có thể kham khảo thêm các bài tiểu luận về QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CHÍNH TRỊ VÀ KINH TẾ  và tiểu luận về CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI trên chuyên mục tiểu luận Chính trị học.

Lưu ý: Trong quá trình viết tiểu luận Môn Chính trị học nếu các bạn không có thời gian và cần hỗ trợ viết bài hoàn chỉnh, chất lượng tốt, các bạn có thể liên hệ với dịch vụ viết tiểu luận chất lượng quaZalo: https://zalo.me/0932091562


Phần 1. Phần lý luận: QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CHÍNH TRỊ VÀ KINH TẾ TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI

1.1.Khái niệm “ chính trị”

Có nhiều định nghĩa khác nhau về kinh tế. Dưới góc độ sản xuất của cải vật chất phục vụ nhu cầu của con người vã xã hội, có thể hiểu: kinh tế là những hoạt động để tạo ra cơ sở vật chất cho con người và xã hội. Dưới góc độ quan hệ giữa con người với con người, quan hệ giữa các giai cấp trong xã hội về sở hữu tư liệu sản xuất, về tổ chức quản lý sản xuất và phân phối sản phẩm, có thể hiểu: kinh tế là tổng hợp những quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của một hình thái kinh tế – xã hội.

“Kinh tế” là một phạm trù dùng để chỉ tổ hợp tất cả các quan hệ kinh tế (quan hệ giá trị sức lao động trong quá trình sản xuất) của một xã hội ở thời điểm lịch sử xác định, để chỉ cơ sở kinh tế của xã hội. Theo từ điển Bách khoa toàn thư mở, kinh tế là tổng hòa các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của con người và xã hội liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ nhằm tổng thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người trong một xã hội với một nguồn lực có giới hạn. Kinh tế là tổng thể các yếu tố sản xuất các điều kiện sống của con người, các mối quan hệ trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội.

XEM THÊM ==> DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN

1.2.Khái niệm “kinh tế”

Thuật ngữ ‘’chính trị’’ (politica) theo nguyên nghĩa tiếng Hy Lạp có nguồn

gốc từ ‘’thành bang’’ (polis). Theo đó, chính trị là công việc nhà nước. ‘’Chính trị” theo nghĩa chung nhất được hiểu như hoạt động liên quan đến mối quan hệ giữa các nhóm xã hội lớn, trước hết là giữa các giai cấp, xét rộng hơn nữa là quan hệ

giữa các dân tộc, giữa các quốc gia trên thế giới. Xét về thực chất, chính tri là quan hệ về lợi ích giữa các giai cấp, các nhóm xã hội, các quốc gia dân tộc, trong đó trước hết và cơ bản là lợi ích kinh tế trong việc giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước. Ph.Ăngghen khẳng định, chính trị là sự thống trị của giai cấp này đối với các giai cấp khác trong xã hội, là việc một giai cấp hay liên minh giai cấp nào đó nắm quyền lực để cai trị các giai cấp khác, để lãnh đạo các lĩnh vực của đồi sống xã hội. Còn theo Leenin, trong chính trị vấn đề cốt lõi nhất là ‘’thiết chế quyền lực nhà nước’’. Các nhà khoa học Liên Xô đã đưa ra định nghĩa: ‘’Chính trị là toàn bộ những hoạt động có liên quan đến mối quan hệ giữa các giai cấp, dân tộc, quốc gia, các lực lượng xã hội xoay quanh vấn đề giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị, mà cơ bản nhất là quyền lực nhà nước.

1.3.Quan hệ biện chứng giữa chính trị và kinh tế.

Theo C.Mác, kinh tế có vai trò hết sức to lớn đối với chính trị. Vai trò quyết định của kinh tế đối với chính trị được thể hiện rõ ở chỗ: Kinh tế tạo ra những cơ sở cho sự xuất hiện giai cấp và đối kháng giai cấp; kinh tế tạo ra điều kiện để hình thành các chính đảng của các giai cấp thông quan các cuộc đấ tranh giai cấp, đồng thời kinh tế còn là cơ sở cho sự ra đời của nhà nước… Do đó, khi nói về vai trò quyết định của kinh tế đối với những quan hệ chính trị, Ph.Ăngghen viết: “Tôi đã nhận thấy rất rõ ràng rằng những sự kiện kinh tế mà từ trước đến nay, những tác phẩm sử học cho là không đóng một vai trò nào, hoặc có chăng nữa thì chỉ đóng một vai trò thảm hại, thì ít nhất trong thế giới hiện đại, cũng đã là một lực lượng lịch sử quyết định”.(Tiểu luận: QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CHÍNH TRỊ VÀ KINH TẾ TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI )

Kế thừa tư tưởng cơ bản của C.Mác và Ph.Ăngghen về quan hệ chính trị với kinh tế, Leenin cho rằng mối quan hệ này chính là nội dung tập trung cốt lõi của cơ sở hạ tầng với kiến trúc hạ tầng. Leenin đã khái quát bản chất mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị như sau: “Chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế’’,

“Chính trị tức là kinh tế được cô đọng lại”. Trong quá trinh trực tiếp lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chế độ xã hội mới ở Liên Xô, V.I.Leenin cho rằng, phát triển LLSX, phát triển sản xuất là một trong những cơ sở, tiêu chí cơ bản để đánh gia sự tác động của chính trị đối với kinh tế.

Sự phát triển và bổ sung của V.I.Leenin vào quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về vai trò của chính trị đối với kinh tế được thể hiện một cách rõ nét trong câu nói của Người: “Cội rễ sâu xa nhất của chính sách đối nội, cũng như chính sách đối ngoại của nhà nước chúng ta đều do lợi ích kinh tế, đại vị kinh tế của giai cấp thống trị ở nước ta quyết định”, “Chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế”, “chính trị là kinh tế cô đọng lại”, “pháp quyền không bao giờ có thể cao hơn chế độ kinh tế” và “chính trị không thể không chiếm địa vị hàng đầu so với kinh tế”

Chính trị phản ánh kinh tế nhưng không phải là sự phản ánh máy móc, không phải là bản sao thụ động kinh tế và cũng không phản ánh những nhu cầu có tính cá nhân; mà nó chỉ phản ánh những nhu cầu, lợi ích kinh tế của cộng đồng – xã hội và phản ánh tính tất yếu của các quy luật vận động kinh tế.

1.4.Quan điểm của Hồ Chí Minh về quan hệ giữa kinh tế và chính trị.

Nét chủ đạo trong tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Điểm đặc sắc trong tư duy kinh tế của Người là “không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhan dân’’, là “kinh tế phải gắn liền với chính trị’’, “kinh tế gắn liền với con người, với xã hội’’.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị được lồng ghép ngay trong những tư tưởng về những lĩnh vực cụ thể, trong những giai đoạn cụ thể.

Theo Hồ Chí Minh, chính trị có vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế. Người nói: “Phải nhớ là chính trị đầu, chính trị tốt thì sản xuất mới tốt được”;

XEM THÊM ==> DOWNLOAD 999+ TIỂU LUẬN CHÍNH TRỊ HỌC

9 “Muốn tiến bộ, nông nghiệp cũng như mọi việc khác phải lấy chính trị làm đầu, tư tưởng phải thông suốt từ trên xuống dưới, từ trong Đảng ra nhân dân’’ và “để cải tạo xã hội, một mặt phải cải tạo vật chất như tăng gia sản xuất, một mặt phải cải tạo tư tưởng. Nếu không có tư tưởng xã hội chủ nghĩa thì không làm việc xã hội chủ nghĩa được’’. Tiếp theo đó, Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trò lãnh đạo của chính trị: “Tại sao nhân dân ta mấy nghìn năm lạc hậu, bị đàn áp bóc lột không làm sao đươc, mà nay cũng vẫn nhân dân Việt Nam lại làm cách mạng thành công, kháng chiến thắng lợi, xây dựng chủ nghĩa xã hội? Cũng là do có lãnh đạo, có chính trị. Đấy là điều rất rõ ràng, cho nên phải coi trọng công tác chính trị’’.

Phần 2. Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị trong công cuộc đổi mới ( từ năm 1986)

2.1. Sơ lược về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị của Việt Nam trước năm 1986.

Sau khi giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước ngày 30/4/1975, cả nước độc lập thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng, bước vào thời kỳ khôi phục kinh tế. Trong giai đoạn này Đảng cũng vạch ra những nguyên nhân sâu xa của tình hình trên là nền kinh tế nước ta là sản xuất nhỏ; công tác tổ chức và quản lý kinh tế có nhiều hạn chế,…Nhưng những điểm bất hợp lý trong quan hệ sở hữu Đảng lại chưa chỉ ra. Ở miền Bắc, Đảng chủ trương củng cố và hoàn thiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất dưới hai hình thức toàn dân và tập thể. Ở miền Nam, Đảng chủ trương tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các thành phần kinh tế. Suy cho cùng thì quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa là nhằm xóa bỏ chế độ tư hữu và thiết lập chế độ công hữu. Tuy nhiên, đây là mục tiêu rất lâu dài và phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, phải nhằm phục vụ việc phát triển sản xuất. Điều này đã làm suy yếu đi một lực lượng sản xuất to lớn, lợi ích cá nhân không được coi trọng đúng mức hay như lời của một số nhà nghiên cứu: “ở nước ta trước đây (trước thời kỳ đổi mới), lợi ích kinh tế, đặc biệt là lợi ích cá nhân người lao động, một động lực trực tiếp của hoạt động xã hội chưa được quan tâm đúng mức. Vì thê, sự vận động của nền kinh tế nhìn chung là chậm chạp, kém năng động”((Tiểu luận: QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CHÍNH TRỊ VÀ KINH TẾ TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI )

2.2. Nhìn nhận về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị trong công cuộc đổi mới Việt Nam từ năm 1986 đến Đại hội XIII của Đảng.

Rút kinh nghiệm từ những sai lầm của các thời trước, trong giai đoạn tiến hành công cuộc đổi mới (từ năm 1986) Đảng ta đã chủ trương “Kết hợp ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị”. Đây là nhận thức đúng cả về mặt lý luận cả về mặt thực tiễn.

Tại Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa VI (3-1998), Đảng ta cũng đã khẳng định và giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị: “Chúng ta tập trung sức làm tốt đổi mới kinh tế, đồng thời từng bước đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của các tổ chức chính trị. Không thể tiến hành cải cách hệ thống chính trị một cách vội vã khi chưa đủ căn cứ, mở rộng dân chủ không có giới hạn, không có mục tiêu cụ thể và không đi đôi vối tập trung thì dẫn đến sự mất ổn định về chính trị, gây thiệt hại cho sự nghiệp đổi mới”. Đại hội VI đánh dấu một bước ngoặt trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, tạo ra bước đột phá lớn và toàn diện, đem lại luồng sinh khí mới trong xã hội, làm xoay chuyển tình hình, đưa đất nước tiến lên.(Tiểu luận: QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CHÍNH TRỊ VÀ KINH TẾ TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI )

Về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, Đại hội chỉ rõ: Đổi mới toàn diện, đồng bộ và triệt để nhưng phải có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp. Phải tập trung sức làm tốt, đổi mới kinh tế, đáp ứng những đòi hỏi cấp bách của nhân dân về đời sống, việc làm và các nhu cầu xã hội, xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, coi đó là điều kiện quan trọng để tiến hành thuận lợi đổi mối trong lĩnh vực chính trị. Đồng thời đổi mới kinh tế phải từng bước đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của HTCT, phát huy ngày càng tốt hơn quyền làm chủ, năng lực sáng tạo của nhân dân trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị.

Tại Đại hội VIII(1996), Đảng ta đã làm rõ hơn quan niệm về chặng đường đầu tiên và chặng đường tiếp theo trong thời kỳ quá độ, chỉ rõ mục tiêu đẩy mạnh công nghiêp hóa, hiện đại hóa đất nước là “phấn đấu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020”. Đảng ta cũng đã xác định trong giai đoạn hiện nay, việc “lãnh đạo kinh tế là nhiêm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt”, do đó, song song với việc lãnh đạo sự phát triển kinh tế cần “củng cố Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức, cán bộ,…Đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao trình độ và hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với HTCT và toàn xã hội”. Về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, Đại hội chỉ rõ: “Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị”.(Tiểu luận: QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CHÍNH TRỊ VÀ KINH TẾ TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI )

Đó là những quan điểm đúng đắn của Đảng ta phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân lao động, những quan điểm này tiếp tục được khẳng định trong các kỳ Đại hội IX, X với mục tiêu: “đổi mới toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp.” Đại hội XI của Đảng đã đưa ra quan điểm về đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị: “Đổi mới chính trị phải đồng bộ với đổi mới kinh tế theo lộ trình thích hợp, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mở rộng dân chủ trong Đảng và trong xã hội gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương..”.

Và tại Đại hội XII, Đảng ta đã coi mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là một trong 9 mối quan hệ cơ bản của quá trình đổi mới. Tuy các mối quan hệ đó có nội dung, bản chất khác nhau nhưng giữa chúng lại có mối quan hệ biện chứng với nhau. Tại Đại hội đã chỉ rõ ra những thành tựu đã đạt được trọng suốt 30 năm qua: tốc độ tawnng trưởng kinh tế nhanh, lạm phát được kiểm soát, tiềm lực quốc phòng an ninh tiếp tục được tăng cường,…

Tiếp tục kế thừa và phát huy những điểm mạnh trong những năm vừa qua, tại Đại hội lần thứ XIII, Đảng ta một lần nữa chứng tỏ đường lối đổi mới do Đại hội XII đề ra là đúng đắn, bước đi của công cuộc đổi mới về cơ bản là phù hợp.

Mặc dù trong năm 2020, đại dịch COVID-19 gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế – xã hội, song nhờ phát huy được sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, sự ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, sự tham gia đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, đất nước ta đã từng bước kiểm soát có hiệu quả đại dịch, từng bước phục hồi sản xuất, kinh doanh và các hoạt động kinh tế – xã hội; ổn định đời sống nhân dân.

Tại Đại hội, Tổng Bí thư nêu rõ: “Đảng ta tiếp tục kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, không ngừng vận dụng và phát triển sáng tạo phù hợp với thực tiễn Việt Nam trong từng giai đoạn; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; đường lối đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.”

2.3.Thực tiễn về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị sau hơn 30 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng

Về kinh tế: Nhờ thực hiện chủ trườn “lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm”, tâp trung giải quyết những vấn đề cấp thiết của nhân dân về sản xuất và đời sống, giải phóng sức sản xuấ, hình thannhf và phát huy vai trò của hệ thống động lực,… nước ta đã thoát khỏi tình trạng trì trệ và khủng hoàng về kinh tế – xã hội vốn kéo dài nhiều năm; hơn thế, còn tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, ổn định và liên tục, mở rộng các quan hệ hợp tác kinh tế với nhiều quốc gia và tổ chức kinh tế quốc tế…tạo môi trường để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. 

Như vậy, với việc kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu, đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị, chúng ta vừa thúc đẩy được nền kinh tế của đất nước phát triển thep quy luật khách quan, vừa tạo nên sự năng động, tích cực trong tư duy, tu tưởng và đời sống tinh thần nói chung của xã hội, làm cho con người được thực sự tự do và có điều kiện phát huy tính chủ động, sáng tạo của mình.

Tiểu luận QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CHÍNH TRỊ VÀ KINH TẾ TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI
Tiểu luận QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CHÍNH TRỊ VÀ KINH TẾ TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI

Phần 3. Những phương hướng nhằm phát huy phù hợp với mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị trong xã hội Việt Nam hiện nay

Trong tình hình diễn biến thế giới ngày càng phức tạp, nạn dịch COVID-19 ngày càng căng thẳng, để thực hiện tốt được những chiến lược mà Đảng ta đã đề ra, phát huy tinh thần toàn dân tộc, đưa đất nước ngày càng một phát triển với chủ trường “dân giàu, nước mạnh, dân chủ công bằng, văn minh”, toàn Đảng, toàn dân ta cần nêu cao tinh thần cách mạng tiến công, ý chí tự lực, tự cường, phát huy mọi tiềm năng và trí tuệ, tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, quán triệt và thực hiện tốt các phương hướng cơ bản sau đây:

Thứ nhất, Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển bền vững về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, môi trường…,

Thứ hai, Hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường thuận lợi để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Thứ ba, cần tăng cường vai trò lãnh đạo chính trị đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình hội nhập. Đây là phương hướng chiến lược, lâu dài, có ý nghĩa quyết định và thành công. (Tiểu luận: QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CHÍNH TRỊ VÀ KINH TẾ TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI )

Thứ tư, cần phải đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ làm công tác hội nhập kinh tế có phẩm chất đạo đức trong sáng, bản lĩnh chính trị vững vàng.

Thứ năm, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.

Thứ sáu, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng Mặt trận Dân tộc Thống nhất.

Thứ bảy, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.


Trên đây là tiểu luận môn Chính trị học đề tài: QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CHÍNH TRỊ VÀ KINH TẾ TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI , dành cho các bạn đang làm tiểu luận môn học đại cương: còn nhiều bài mẫu tiểu luận môn học các bạn tìm kiếm trên chuyên mục nhé. 

Lưu ý: Có thể trên website không có tài liệu đúng như các bạn mong muốn để hoàn thiện bài làm hoàn toàn mới và chất lượng tốt các bạn có thể cần tới sự hỗ trợ của dịch vụ viết tiểu luận để kham khảo bảng giá và quy trình làm việc các bạn có thể trao đổi với mình qua SDT/Zalo: https://zalo.me/0932091562

DOWNLOAD FILE

Contact Me on Zalo