Sau đây mình sẽ giới thiệu đến cho các bạn một bài Tiểu Luận Phép Biện Chứng Duy Vật Lý Luận Và Vận Dụng là một trong những đề tài tiểu luận được các bạn sinh viên quan tâm và tìm kiếm nhiều nhất hiện nay. Và đồng thời đây là bài tiểu luận của một bạn sinh viên đã đạt được thành tích cao và đồng thời nhận được rất nhiều lời khen từ giáo viên. Tác giả đã chia sẻ nội dung như là định nghĩa về phép biện chứng duy vật, hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật, ba quy luật của phép biện chứng duy vật,sáu cặp phạm trù cơ bản của phép biên chứng duy vật, và cuối cùng là vận dụng phép biện chứng duy vật trong thực tế… Hứa hẹn ít nhiều bài tiểu luận mình sắp chia sẻ đưới đây ít nhiều sẽ cung cấp được cho bạn thêm nhiều kiến thức hữu ích để nhanh chóng hoàn thành bài tiểu luận của chính mình.
Chưa dừng lại ở đó, hiện tại bên mình có nhận viết thuê tiểu luận với đa dạng đề điểm cao, phổ biến nhất hiện nay. Có phải bạn đang cần viết thuê một bài tiểu luận, bạn chưa biết chưa đề tài như thế nào cho phù hợp. Đừng quá lo lắng, mọi vấn đề bạn đang gặp rắc rối trong quá trình bắt tay vào làm bài tiểu luận thì ngay bây giờ đây hãy liên hệ ngay đến dịch vụ làm tiểu luận thuê chất lượng của chúng tôi qua zalo : 0932.091.562 để được tư vấn báo giá và hỗ trợ nhanh nhất có thể nhé.
Định nghĩa về phép biện chứng duy vật
Tiểu Luận Phép Biện Chứng Duy Vật Lý Luận Và Vận Dụng thuật ngữ “biện chứng” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ, xuất hiện lần đầu tiên trong Triết học từ thời kỳ cổ đại. Thuật ngữ này được hiểu là nghệ thuật tranh luận, đàm thoại, và từ tranh luận mà con người tìm ra được chân lý. Tuy nhiên, khái niệm về biện chứng ở thời kỳ cổ đại chỉ mang tính chất sơ khai. Về sau, khái niệm này được sử dụng để chỉ một phương pháp nhìn nhận, xem xét thế giới ở một phạm vi rộng lớn hơn, được gọi là phương pháp biện chứng hay phép biện chứng. Từ lúc bắt đầu xuất hiện đến nay, phép biện chứng đã trải qua 3 hình thức, phép biện chứng cổ đại, phép biện chứng duy tâm và phép biện chứng duy vật. Phép biện chứng duy vật do Mác và Ăngghen kế thừa và xây dựng từ hai hình thức biện chứng trước, được định nghĩa như sau: “Phép biện chứng là môn khoa học về những quy luật phổ biến về sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người là của tư duy”. Đây là một lý luận khoa học về các mối liên hệ phổ biến về sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng, là những quy luật chung nhất, phổ biến nhất của mọi quá trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội, tư duy. Phép biện chứng duy vật là một nội dung đặc biệt quan trọng trong thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác-Lênin, được xác lập trên nền tảng của thế giới quan duy vật khoa học và có sự thống nhất giữa nội dung thế giới quan (duy vật biện chứng) và phương pháp luận (biện chứng duy vật), là công cụ để nhận thức và cải tạo thế giới.
XEM THÊM : Dịch Vụ Làm Tiểu Luận Thuê Chất Lượng
Hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật
Tiểu Luận Phép Biện Chứng Duy Vật Lý Luận Và Vận Dụng phép biện chứng duy vật được phát triển dựa trên hai nguyên lý cơ bản gồm nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển. Mối liên hệ là sự tác động qua lại, phụ thuộc, tương tác và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng trong thế giới hay giữa các mặt, các yếu tố, thuộc tính của một sự vật, hiện tượng, quá trình. Trên thực tế, thế giới có vô vàn sự vật, hiện tượng nhưng chúng luôn tồn tại và có mối liên hệ với nhau mọi lúc, mọi nơi. Mối liên hệ này không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, mà phụ thuộc vào bản chất của sự vật, hiện tượng thông qua các hình thức rất đa dạng, muôn hình muôn vẻ, như mối liên hệ bên ngoài và mối quan hệ bên trong, mối quan hệ chung và mối quan hệ riêng, mối liên hệ trực tiếp hay gián tiếp, mối liên hệ cơ bản và không cơ bản,… Chính vì thế, trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, để có thể nhận thức đúng về sự vật, hiện tượng và xử lý có hiệu quả các vấn đề của đời sống thực tiễn cần phải có quan điểm toàn diện, tức là trong nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễn cần phải xem xét sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các mặt, yếu tố của bản thân sự vật, hiện tượng và sự tác động qua lại giữa sự vật, hiện tượng đó với các sự vật, hiện tượng khác. Vì các mối liên hệ có tính đa dạng, phong phú nên trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải kết hợp các quan điểm lịch sử – cụ thể, tức là xem xét sự vật, hiện tượng ra đời trong hoàn cảnh nào, tồn tại, vận động và phát triển trong những điều kiện nào, đồng thời đặt sự vật trong điều kiện, hoàn cảnh, không gian, thời gian cụ thể, tránh sự phiến diện, giáo điều, ngụy biện.
Phép Biện Chứng Duy Vật Lý Luận khi nhấn mạnh về vai trò của nguyên lý về sự phát triển, Lênin đã định nghĩa “Phép biện chứng là học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện, học thuyết về tính tương đối của nhận thức con người, nhận thức này phản ánh vật chất luôn luôn phát triển không ngừng.” Phát triển là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật, hiện tượng. Phát triển của sự vật, hiện tượng có nguồn gốc từ mâu thuẫn. Mâu thuẫn bao hàm sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, làm cho sự vật, hiện tượng không thể giữ nguyên trạng thái cũ. Quá trình giải quyết liên tục những mâu thuẫn đó quy định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Mâu thuẫn xảy ra trong bản thân sự vật, hiện tượng, nên sự phát triển cũng nằm ngay trong trong sự vật, hiện tượng, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Cũng giống như mối liên hệ, sự phát triển tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau, diễn ra mọi lúc, mọi nơi, trong cả tự nhiên, xã hội và tư duy. Như vật, khi nhận thực sự vật, hiện tượng cần phải nhận thức trong sự vận động, phát triển, tránh cách nhìn phiến diện với tư tưởng định kiến, bảo thủ. Nhận thực sự vật, hiện tượng phải thấy được khuynh hướng phát triển của nó, để có những phương án dự phòng chủ động trong hoạt động tránh bớt được vấp váp, rủi ro; nghĩa là con người sẽ chủ động, tự giác hơn trong hoạt động thực tiễn. Phát triển là khó khăn, phức tạp. Vì vậy, trong nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn khi gặp khó khăn, thất bại tạm thời phải có tư tưởng lạc quan, tin tưởng tìm hướng giải quyết theo hướng tốt lên.
Ba quy luật của phép biện chứng duy vật
Tiểu Luận Phép Biện Chứng Duy Vật Lý Luận Và Vận Dụng phép biện chứng duy vật nghiên cứu những mối liên hệ bản chất, tất nhiên, bên trong, có tính phổ biến và được lặp đi lặp lại giữa các mặt, các yếu tố trong cùng một sự vật, hiện tượng, hay giữa các sự vật hiện tượng, tác động trong toàn bộ các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy của con người, hay còn được gọi là quy luật. Phép biện chứng duy vật có ba quy luật cơ bản. Thứ nhất là quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Đây là quy luật về nguồn gốc, động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động và phát triển của sự vật. Mặt đối lập dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng, vận động có tính chất trái ngược nhau nhưng tồn tại và quy định lẫn nhau. Sự vật, hiện tượng nào cũng là thể thống nhất của các mặt đối lập. Từ mặt đối lập mà hình thành mâu thuẫn biện chứng- mâu thuẫn bao hàm sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Các mặt đối lập liên hệ với nhau, thâm nhập vào nhau, tác động qua lại lẫn nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau, bài trừ, phủ định lẫn nhau. Sự đấu tranh tác động, bài trừ phủ định nhau đưa đến sự chuyển hóa làm thay đổi mỗi mặt đối lập hoặc cả hai mặt đối lập, chuyển lên trình độ cao hơn hoặc cả hai mặt đối lập cũ mất đi, hình thành hai mặt đối lập mới. Do đó, có thể nói, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc và động lực cơ bản của mọi sự vận động và phát triển. Muốn nhận thức được nguồn gốc và bản chất của mọi sự vận động, phát triển thì cần phải nghiên cứu, phát hiện và sử dụng được sự thống nhất và đấu tranh của chúng. Trong nhận thức và thực tiễn phải phát hiện được những mâu thuẫn của sự vật hiện tượng, biết phân loại mâu thuẫn, có các biện pháp để giải quyết mâu thuẫn thích hợp, đồng thời kết hợp quan điểm lịch sử cụ thể khi giải quyết mâu thuẫn.
Phép Biện Chứng Duy Vật Lý Luận quy luật thứ hai của phép biện chứng duy vật là quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại. Mỗi sự vật đều có lượng, chất và chúng thay đổi trong quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự thống nhất giữa lượng và chất trong sự vật tạo thành độ, khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng (tăng lên hoặc giảm đi) chưa làm cho sự thay đổi căn bản về chất của sự vật. Những thay đổi về lượng dần dần đến giới hạn nhất định thì xảy ra bước nhảy, chất cũ bị phá vỡ, chất mới ra đời cùng với độ mới. Đó chính là cách thức phát triển của sự vật. Quá trình này diễn ra liên tục làm cho sự vật không ngừng vận động, biến đổi. Con người nhận thức và hoạt động thực tiễn phải tích lũy lượng để thực hiện biến đổi về chất của các sự vật hiện tượng, khắc phục được khuynh hướng chủ quan, duy ý chí, muốn các bước nhảy liên tục. Bên cạnh đó, để tồn tại và phát triển, khi tích luỹ về lượng đã đủ, cần thực hiện bước nhảy, tránh bảo thủ, trì trệ, ngại khó, đồng thời phân biệt và vận dụng sáng tạo các bước nhảy.
XEM THÊM : Tiểu Luận Toán Học Hình Thành Và Phát Triển

Quy luật cuối cùng của phép biện chứng duy vật là quy luật phủ định của phủ định. Quy luật này vạch ra khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật theo đường xoáy ốc quanh co phức tạp. Mỗi sự vật vận động phát triển dựa trên chu kỳ riêng. Tính chu kỳ của sự phát triển là từ một điểm xuất phát, trải qua một số lần xuất hiện, mất đi, thay thế bằng sự vật, hiện tượng khác (phủ định), sự vật dường như quay trở lại điểm xuất phát nhưng cao hơn Phủ định lần thứ nhất làm cho sự vật trở thành cái đối lập với chính nó. Phủ định lần thứ hai sự vật mới ra đời, đối lập với cái đối lập, nên sự vật dường như quay lại cái cũ, nhưng trên cơ sở cao hơn. Quy luật này phản ánh việc khi xem xét sự vận động phát triển của sự vật, phải xem xét nó trong quan hệ cái mới ra đời từ cái cũ, cái tiến bộ ra đời từ cái lạc hậu, con người phải tôn trọng tính khách quan, chống phủ định sạch trơn, hoặc kế thừa không có chọn lọc. Mỗi người cần bênh vực, ủng hộ cái mới, tin tưởng vào cái mới tiến bộ. Khi có những bước thóai trào cần xem xét kỹ lưỡng, phân tích nguyên nhân, tìm cách khắc phục để từ đó có niềm tin tưởng vào thắng lợi.
Sáu cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật
Pháp Biện Chứng Duy Vật Lý Luận phép duy vật biện chứng bao gồm 06 cặp phạm trù cơ bản. Đó là những khái niệm chung nhất, rộng nhất phản ánh những mặt, những mối liên hệ bản chất của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy, bao gồm:
Phạm trù cái chung và cái riêng: Phạm trù cái riêng là một sự vật, một hiện tượng, một quá trình nhất định còn phạm trù cái chung dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những yếu tố, những quan hệ… tồn tại phổ biến ở nhiều sự vật, hiện tượng. Trong phép duy vật biện chứng, cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng thông qua cái riêng, cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái chung. Do đó để tìm cái chung cần xuất phát từ nhiều cái riêng, thông qua cái riêng, không nên tuyệt đối hoá cái chung (rơi vào giáo điều) cũng không nên tuyệt đối hoá cái riêng (rơi vào xét lại), khi vận dụng cái chung vào cái riêng thì phải xuất phát, căn cứ từ cái riêng mà vận dụng để tránh giáo điều.
Phép Biện Chứng Duy Vật Lý Luận phạm trù nguyên nhân, kết quả: Phạm trù nguyên nhân dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật hiện tượng với nhau từ đó tạo ra sự biến đổi nhất định hay còn gọi là kết quả. Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả là mối quan hệ khách quan, tức là không có sự tồn tại của sự vật và hiện tượng nào trong thế giới vật chất lại không có nguyên nhân. Nguyên nhân luôn có trước kết quả, muốn tìm hiểu nguyên nhân của một hiện tượng nào đó cần tìm trong những sự kiện, những mối liên hệ xảy ra trước khi hiện tượng đó xuất hiện. Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra, các nguyên nhân này lại có vai trò khác nhau trong việc hình thành kết quả, nên trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần phải biết phân biệt các nguyên nhân.
TPhép Biện Chứng Duy Vật Lý Luận tất nhiên và ngẫu nhiên: Phạm trù tất nhiên dùng để chỉ cái do những nguyên nhân cơ bản, bên trong của kết cấu vật chất quyết định và trong những điều kiện nhất định, nó phải xảy ra như thế, không thể khác còn phạm trù ngẫu nhiên dùng để chỉ cái do các nguyên nhân bên ngoài, do sự ngẫu hợp của nhiều hoàn cảnh bên ngoài quyết định. Muốn nhận thức cái tất nhiên phải bắt đầu từ cái ngẫu nhiên, thông qua cái ngẫu nhiên. Trong hoạt động thực tiễn cần dựa vào cái tất nhiên, không nên dựa vào cái ngẫu nhiên, bởi chỉ có cái tất nhiên gắn với bản chất của sự vật. Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hoá cho nhau trong những điều kiện thích hợp nhất định. Do đó, trong hoại động thực tiễn, cần tạo ra những điều kiện thích hợp để ngăn cản hoặc thúc đẩy sự chuyển hoá đó theo hướng có lợi cho con người.
Tiểu Luận Phép Biện Chứng Duy Vật Lý Luận Và Vận Dụng nội dung và hình thức: Phạm trù nội dung dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật, hiện tượng trong khi phạm trù hình thức dùng để chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng đó là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của nó. Nội dung quyết định hình thức nên để xét đoán sự vật nào đấy trước hết cần căn cứ vào nội dung của nó, và muốn làm biến đổi sự vật thì cần tác động để làm thay đổi nội dung của sự vật đó. Cùng một nội dung trong quá trình phát triển có thể có nhiều hình thức, ngược lại một hình thức có thể có nhiều nội dung. Do đó trong hoạt động thực tiễn cải tạo xã hội cần phải chủ động sử dụng nhiều hình thức, đáp ứng các yêu cầu thực tiễn trong những điều kiện khác nhau. Nội dung quyết định hình thức, nhưng hình thức tác động trở lại đối với nội dung, do vậy trong hoạt động thực tiễn phải thường xuyên đối chiếu giữa nội dung và hình thức, làm cho hình thức luôn phù hợp với nội dung để thúc đẩy nội dung phát triển.
Bản chất và hiện tượng: Phạm trù bản chất dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định ở bên trong, quy định sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng đó. Phạm trù hiện tượng dùng để chỉ cái biểu hiện ra bên ngoài của bản chất. Bản chất là cái ẩn dấu bên trong hiện tượng. Do vậy, nhận thức sự vật phải đi sâu tìm bản chất, không dừng ở hiện tượng. Bản chất không tồn tại thuần tuý ngoài hiện tượng. Do đó, tìm bản chất phải thông qua nghiên cứu hiện tượng. Muốn cải tạo sự vật phải thay đổi bản chất của nó chứ không chỉ thay đổi hiện tượng. Thay đổi được bản chất thì hiện tượng sẽ thay đổi theo. Đây là quá trình phức tạp không được chủ quan, nóng vội.
Phép Biện Chứng Duy Vật Lý Luận khả năng và hiện thực: Trong hoạt động thực tiễn, chúng ta cần dựa vào hiện thực không nên dựa vào khả năng, tất nhiên phải tính tới khả năng. Bởi vì hiện thực là cái đã tồn tại, đã hiện diện, nó mới quy định sự vận động, phát triển của sự vật. Sự vật trong cùng một thời điểm có nhiều khả năng vì vậy, trong hoạt động thực tiễn cần tính đến mọi khả năng có thể xảy ra để có phương án giải quyết phù hợp, chủ động. Khả năng và hiện thực có thể chuyển hoá cho nhau trong quá trình vận động của sự vật. Vì vậy, cần chủ động thúc đẩy cho những khả năng tốt nảy sinh, hạn chế những khả năng không tốt đối với con người.
Vận dụng phép biện chứng duy vật trong thực tế
Phép Biện Chứng Duy Vật Lý Luận phép duy vật biện chứng đưa ra các quy luật chung nhất về sự phát triển tự nhiên, xã hội và tư duy của con người, là cơ sở phương pháp luận giúp con người hình thành thế giới quan khoa học, là hệ thống những nguyên tắc và quy luật khách quan nhằm điều chỉnh hoạt động nhận thức của con người. Trong bối cảnh thế giới đang chịu sự ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19 và hầu hết các sinh viên đều chuyển từ hình thức học tập trực tiếp sang hình thức học tập trực tuyến, việc vận dụng các quy luật, các cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật trong hoạt động giảng dạy trực tuyến cho sinh viên là điều cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả học tập, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và rèn luyện khả năng tự giải quyết vấn đề của sinh viên.
Phép Biện Chứng Duy Vật Lý Luận thứ nhất, giảng viên cần có quan điểm toàn diện trong nhận thức và hoạt động thực tiễn về việc dạy học trực tuyến cho sinh viên. Quan điểm toàn diện đòi hỏi giảng viên nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễn cần phải xem xét sự vật, hiện tượng phải đặt trong mối liên hệ biện chứng qua lại giữa giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật, hiện tượng và trong sự tác động qua lại giữa sự vật, hiện tượng đó với sự vật, hiện tượng khác. Trong hoạt động thực tế, giảng viên phải sử dụng đồng bộ các biện pháp, các phương tiện khác nhau để tác động vào sinh viên nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Mặt khác, giảng viên cũng cần phải nhận diện, phê phán và loại trừ các quan điểm phiến diện, ngụy biện.
Tiểu Luận Phép Biện Chứng Duy Vật Lý Luận Và Vận Dụng thứ hai, giảng viên cần phải có quan điểm lịch sử – cụ thể trong nhận thức và hành động. Quan điểm lịch sử – cụ thể đòi hỏi giảng viên trong nhận thức và xử lý các tình huống, giải thích các hiện tượng cần phải xét đến tính đặc thù của đối tượng nhận thức. Ví dụ, giảng viên nhận thấy rằng sinh viên không tập trung khi vào lớp hoặc không có nhiều tương tác với giảng viên. Xét về quan điểm lịch sử – cụ thể, từ trước đến nay sinh viên đã quen với việc học tập ở trên lớp, chỉ tập trung vào bài giảng, còn khi học trực tuyến tại nhà, sinh viên có nhiều điều kiện chi phối dẫn đến mất tập trung trong thời gian học. Từ những quan điểm trên, giảng viên cần đưa ra những giải pháp phù hợp để nâng cao sự tập trung cho sinh viên như tổ chức các trò chơi liên quan đến bài học, chia nhóm thuyết trình, cộng điểm chuyên cần, …
Phép Biện Chứng Duy Vật Lý Luận thứ ba, giảng viên cần có quan điểm phát triển trong nhận thức và trong hoạt động giảng dạy thực tiễn. Quan điểm phát triển đòi hỏi giảng viên không chỉ nắm bắt cái hiện đang tồn tại, mà còn phải thấy rõ khuynh hướng phát triển trong tương lai của việc giảng dạy trực tuyến; phải thấy được những biến đổi đi lên cũng như những biến đổi có tính chất thụt lùi, khuynh hướng chung là phát triển đi lên, tức phải thấy được tính quanh co, phức tạp của sự vật, hiện tượng trong quá trình phát triển của nó. Giảng viên phải biết phân chia quá trình phát triển của việc giảng dạy trực tuyến thành từng giai đoạn, từ đó có cách tác động phù hợp thúc đẩy sự phát triển.
Tiểu Luận Phép Biện Chứng Duy Vật Lý Luận Và Vận Dụng thứ tư, giảng viên cần nắm vững, ứng dụng triệt để phương pháp luận biện chứng duy vật trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn. Ví dụ, đối với quy luật phủ định của phủ định, giảng viên có thể định hướng cho sinh viên vận dụng hoặc kế thừa một số nội dung trong bài học để đưa ra những kết quả mới. Giảng viên có thể sử dụng cặp phạm trù nguyên nhân kết quả để tạo động lực học tập cho sinh viên, thông qua việc giúp sinh viên nhận thức được bất cứ kết quả nào cũng có nguyên nhân của nó, từ đó giúp sinh viên chăm chỉ học tập hơn.
Bài viết Tiểu Luận Pháp Biện Chứng Duy Vật Lý Luận Và Vận Dụng là toàn bộ nội dung hoàn toàn xuất sắc mà mình cũng đã triển khai và liệt kê đầy đủ tất cả các nội dung liên quan gửi gấm đến cho các bạn sinh viên cùng tham khảo và theo dõi. Ngoài ra, hiện tại bên mình có nhận viết thuê tiểu luận với đa dạng đề tài khác nhau, nếu như bạn đang thật sự có nhu cầu cần viết thuê một bài tiểu luận thì ngay bây giờ đây hãy tìm đến dịch vụ viết thuê tiểu luận của chúng tôi qua zalo : 0932.091.562 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất có thể.