Dưới đây là Tiểu luận: Quy định của pháp luật Việt Nam về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đối với chúng ta của 10 năm trước thì không có bao nhiêu người biết về chứng khoán, tuy nhiên thời buổi hiện nay ngay cả các bạn học sinh cấp 3 cũng đã biết rất nhiều, nên xu hướng tăng khi lựa chọn theo học chứng khoán tăng dần theo thời gian.
Và nhu cầu cần bài mẫu của các bạn còn nhiều hơn, trên trang Viettieuluan có rất nhiều tài liệu liên quan đến chứng khoán Việt Nam và Quốc tế các bạn tìm và tham khảo ngay nha.
Ngoài ra, AD còn nhận viết thuê các bài Tiểu luận, Báo cáo thực tập, khóa luận tốt nghiệp,… và nhiều dạng luận khác đa dạng các ngành nghề. Nên nếu các bạn có nhu cầu cần thuê người viết bài thì liên hệ với AD qua zalo Viettieuluan ngay và luôn để được hỗ trợ tốt nhất.
Phần mở đầu Tiểu luận về các quy định pháp luật Việt Nam về thị trường chứng khoán Việt Nam
1. Lý do chọn đề tài
Với mục tiêu tái cấu trúc và nâng cao hiệu quả của thị trường tài chính, thị trường chứng khoán (sau đây gọi là “TTCK”) Việt Nam vào tháng 7 năm 2000 đã chính thức được vận hành. Xuyên suốt quá trình vận hành cho đến hiện nay, tính công khai, minh bạch thông tin luôn được xem trọng trong phát triển TTCK, đặc biệt là giai đoạn hiện nay.
Trên TTCK, với vai trò là cơ sở để nhà đầu tư định hướng, xác định chiến lược đầu tư, đồng thời ảnh hưởng đến mức độ thành trong trong việc đầu tư, thông tin được xem như mạch máu nuôi sống thị trường và giữa vai trò vô cùng quan trọng. Chính bởi vậy, việc công khai, minh bạch thông tin được xem là một trong những nhân tố quan trọng nhất giúp TTCK phát triển, đồng thời bảo vệ được quyền lợi của nhà đầu tư. Để phát huy được giá trị của việc công bố thông tin, đồng thời đảm bảo hoạt động công bố thông tin được diễn ra chính xác, minh bạch, công khai thì một hành lang pháp lý vững chắc là điều rất cần thiết.
Với yêu cầu được đặt ra đó, nhà nước ta đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, trong đó bao gồm hệ thống các quy phạm điều chỉnh, liên quan đến hoạt động công bố thông tin trên TTCK Việt Nam. Đầu năm 2021, Luật Chứng khoán 2019 của nước ta cũng bắt đầu có hiệu lực thi hành. Thông qua việc tiếp thu những giá trị, điểm mạnh từ Luật Chứng khoán 2006 đồng thời loại bỏ những bất cập còn tồn tại, Luật Chứng khoán 2019 được kỳ vọng sẽ là tiền đề, là nền móng vững chắc để đẩy mạnh sự phát triển của TTCK Việt Nam, trong đó có cả hoạt động công bố thông tin trên TTCK. ( Tiểu luận: Quy định của pháp luật Việt Nam về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam)
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, em đã lựa chọn “Quy định của pháp luật Việt Nam về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam” là đề tài cho bài Tiểu luận của mình. Với đề tài này, em sẽ đi tìm hiểu, tổng hợp và phân tích những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến hoạt động công bố thông tin trên TTCK tại Việt Nam, để qua đó đưa ra những nhận xét, đánh giá về tính hữu hiệu, phù hợp của hệ thống quy phạm pháp luật này. Từ những phân tích, đánh giá đó, bài tiểu luận sẽ đưa ra những đề xuất nhằm loại bỏ vướng mắc, bất cập còn tồn tại (nếu có), hoàn thiện quy định pháp luật để đảm bảo phát huy tính hiệu quả cao nhất khi áp dụng vào thực tiễn.
XEM THÊM ==> DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN
2. Phương pháp nghiên cứu
Để có thể đạt được mục đích nghiên cứu đề ra, tại bài tiểu luận này em đã vận dụng tổng hòa các phương pháp nghiên cứu khác nhau, phù hợp với từng nội dung, yêu cầu đưa ra và từng phần nội dung. Cụ thể bao gồm những phương pháp sau:
- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp quy nạp, diễn dịch
- Phương pháp liệt kê
- Một số phương pháp khác
3. Kết cấu bài tiểu luận
Bên cạnh phần mở đầu nhằm giới thiệu nội dung bài tiểu luận và phần kết luận để đánh giá, nhận định, tổng hợp nội dung, bài Tiểu luận có kết cấu gồm hai phần chính sau đây:
Chương 1: Các quy định pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Chương 2: Một số đánh giá, và đề xuất nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Phần nội dung Tiểu luận: Quy định của pháp luật Việt Nam về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Chương 1. Các quy định pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam
1.1.Đối tượng phải công bố thông tin
Việc công bố thông tin trên TTCK Việt Nam được yêu cầu bắt buộc đối với một số đối tượng nhất định. Cụ thể, căn cứ theo quy định tại Điều 118 Luật Chứng khoán 2019 và khoản 1 Điều 2 Thông tư 96/2020/TT-BTC ngày 16/11/2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán (sau đây gọi là “Thông tư 96/2020/TT-BTC”), các đối tượng công bố thông tin bao gồm:
“(i) Công ty đại chúng;( Tiểu luận: Quy định của pháp luật Việt Nam về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam)
(ii) Tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng;
(iii) Tổ chức phát hành thực hiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng;
(iv) Tổ chức niêm yết trái phiếu doanh nghiệp;
(v) Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam và chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi là chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam); văn phòng đại diện công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam; quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng;
(vi) Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con (sau đây gọi là Sở giao dịch chứng khoán), Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
(vii) Nhà đầu tư thuộc đối tượng công bố thông tin theo quy định pháp luật.”
Như vậy, có thể thấy số lượng các đối tượng phải công bố thông tin trên thị trường chứng khoán theo quy định khá nhiều và có liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư.
1.2.Nguyên tắc công bố thông tin
Để hoạt động công bố thông tin trên TTCK đạt được hiệu quả cao và đạt được mục đích đề ra ban đầu, nhà nước đã đưa ra một số nguyên tắc nhất định, yêu cầu các chủ thể thực hiện bắt buộc phải thực hiện và đảm bảo định hướng khi thực hiện. Các nguyên tắc được quy định tại Điều 119 Luật Chứng khoán 2019 bao gồm:
Một là, “việc công bố thông tin phải đầy đủ, chính xác, kịp thời”.
Theo đó, những thông tin được công bố lên phải đảm bảo đầy đủ về số lượng, đáp ứng về thời gian công bố và đảm bảo chính xác về nội dung đưa ra. Những quy định về số lương, thời gian cần đáp ứng được quy định cụ thể trong từng trường hợp tại Luật Chứng khoán 2019. Trong đó, đối với việc công bố các thông tin cá nhân liên quan (như các giấy chứng thực cá nhân, địa chỉ liên lạc, địa chỉ thường trú, số tài khoản ngân hàng, …) chỉ được thực hiện khi cá nhân đó đồng ý.( Tiểu luận: Quy định của pháp luật Việt Nam về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam)
Thứ hai, “đối tượng công bố thông tin phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin công bố”.
Nguyên tắc này được hiểu là cá nhân, tổ chức thực hiện việc công bố thông tin phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của nội dung được công bố trước pháp luật. Trường hợp thông tin không chính xác, sai lệch có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật có liên quan. Sau khi đã công bố thông tin, nếu có sự thay đổi của nội dung thông tin đã công bố, đối tượng công bố thông tin phải công bố kịp thời, đầy đủ nội dung thay đổi và lý do thay đổi so với thông tin đã công bố trước đó.
Thứ ba, “các đối tượng phải công bố thông tin khi công bố thông tin phải đồng thời báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và tổ chức nơi chứng khoán đó niêm yết, đăng ký giao dịch về nội dung thông tin công bố”.
Nguyên tắc này nhằm đảm bảo hiệu quả kiểm soát thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và tổ chức nơi chứng khoán đó được niêm yết, đăng ký giao dịch.
Thứ tư, “việc công bố thông tin của tổ chức phải do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền công bố thông tin thực hiện. Việc công bố thông tin của cá nhân do cá nhân tự thực hiện hoặc ủy quyền cho tổ chức hoặc cá nhân khác thực hiện.”
Nguyên tắc này quy định cụ thể người có quyền thực hiện việc công bố thông tin. Theo đó, phải là người đại diện theo pháp luật đối với tổ chức hoặc chính bản thân cá nhân đối với cá nhân hoặc người được tổ chức/cá nhân ủy quyền công bố thông tin. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật về dân sự.
Thứ năm, “đối tượng công bố thông tin có trách nhiệm bảo quản, lưu giữ thông tin đã công bố, báo cáo theo quy định của pháp luật”
Theo đó, sau khi thông tin được công bố, đối tượng phải công bố thông tin cần bảo quản và lưu giữ thông tin được công bố đồng thời thực hiện nhiệm vụ báo cáo (nếu có) theo quy định của pháp luật. Cụ thể với những thông tin được công bố định kỳ, thông tin về việc đăng ký công ty đại chúng phải được lưu giữ dưới dạng văn bản (nếu có) và dữ liệu điện tử tối thiểu 10 năm. Các thông tin này phải được lưu giữ và truy cập được trên trang thông tin điện tử của đối tượng công bố thông tin tối thiểu là 05 năm. Đối với các thông tin công bố bất thường, theo yêu cầu hoặc các hoạt động khác phải được lưu giữ và truy cập được trên trang thông tin điện tử của đối tượng công bố thông tin tối thiểu là 05 năm.
XEM THÊM ==> TRỌN BỘ TIỂU LUẬN MẪU ĐIỂM CAO
1.3.Phương tiện và hình thức công bố thông tin
Việc công bố thông tin được thực hiện qua các phương tiện công bố thông tin sau:
Một là, qua báo cáo thường niên, trang thông tin điện tử (Website) và các ấn phẩm khác của tổ chức thuộc đối tượng công bố thông tin;
Hai là, qua các phương tiện công bố thông tin của Ủy ban chứng khoán Nhà nước bao gồm: hệ thống tiếp nhận báo cáo và công bố thông tin, cổng thông tin điện tử và các ấn phẩm khác của Ủy ban chứng khoán Nhà nước;
Ba là, qua các phương tiện công bố thông tin của Sở Giao dịch chứng khoán bao gồm: hệ thống tiếp nhận báo cáo và công bố thông tin, trang thông tin điện tử của Sở Giao dịch chứng khoán, bảng hiển thị điện tử tại Sở Giao dịch chứng khoán;
Bốn là, qua phương tiện công bố thông tin của Trung tâm lưu lý chứng khoán: trang thông tin điện tử của Trung tâm lưu ký chứng khoán;
Năm là, qua phương tiện thông tin đại chúng khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, khi thực hiện việc công bố thông tin qua Ủy ban chứng khoán Nhà nước hay Sở Giao dịch chứng khoán, các tài liệu, báo cáo phải được thể hiện theo hình thức văn bản và hình thức dữ liệu điện tử có sử dụng chữ ký số theo quy định. Đối với công ty đại chúng bắt buộc phải có trang thông tin điện tử, được lập trong vòng 6 tháng kể từ ngày trở thành công ty đại chúng để thực hiện việc công bố thông tin.( Tiểu luận: Quy định của pháp luật Việt Nam về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam)
1.4.Loại thông tin phải công bố
Theo quy định pháp luật hiện hành, thông tin phái công bố được áp dụng riêng tương ứng với từng loại chủ thể tham gia TTCK. Theo đó có thể kể đến một số loại như sau:
Thứ nhất, đối với công ty đại chúng, các thông tin phải công bố bao gồm: (i) thông tin định kỳ; (ii) thông tin bất thường trong thời hạn 24 giờ; (iii) thông tin trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán.
Thứ hai, đối với tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng, các thông tin phải công bố bao gồm: (i) công bố thông tin kỳ; (ii) thông tin bất thường trong thời hạn 24 giờ; (iii) phát hành trái phiếu chuyển đổi không bắt buộc.
Thứ ba, đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ. Công ty quản lý quỹ đại chúng, công ty chứng khoán có thể lựa chọn chế độ công bố thông tin định kỳ theo của công ty đại chúng hoặc công ty đại chúng quy mô lớn.
Thứ tư, đối với quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán. Công ty quản lý quỹ công bố thông tin định kỳ về Báo cáo tài chính năm của quỹ đại chúng đã được kiểm toán bởi công ty kiểm toán.

Chương 2. Một số đánh giá, và đề xuất nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam
2.1.Một số đánh giá liên quan đến quy định pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Với sự thay đổi, cập nhật trong hệ thống pháp luật chứng khoán mới, cụ thể là Luật Chứng khoán 2019 đã có hiệu lực vào đầu năm 2021 thay thế Luật Chứng khoán 2006, có thể thấy hệ thống quy định pháp luật liên quan đến công bố thông tin trên TTCK Việt Nam đã bao quát và khá đầy đủ, chi tiết. Cụ thể:
Luật Chứng khoán 2019 đã dành riêng một Điều luật để quy định về các nguyên tắc công bố thông tin, trong đó thể hiện những nguyên tắc cơ bản mà các chủ thể cần tuân thủ. Điều này giúp hoạt động công bố thông tin được rõ ràng hơn về định hướng thực hiện khi khái quát được những nội dung quan trọng bằng các nguyên tắc nhất định, qua đó đảm bảo được hiệu quả của hoạt động công bố thông tin.
Theo đó, ngày 31/12/2020, Nghị định Nghị định số 158/2020/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh đã được Chính phủ ban hành để thay thế Nghị định số 42/2015/NĐ-CP. Ngay trong Luật Chứng khoán 2019 cũng đã quy định việc giao cho Bộ Tài chính quy định chi tiết về thông tin công bố và giám sát giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có văn bản ban hành quy định hướng dẫn về vấn đề này. Việc ra văn bản hướng dẫn là cần thiết để giúp các đối tượng công bố thông tin trong TTCK phái sinh nắm được, hiểu được và tránh được những sai sót, nhầm lẫn, đồng thời tạo ra sự thống nhất trong quan điểm, cách hiểu khi áp dụng quy định pháp luật.( Tiểu luận: Quy định của pháp luật Việt Nam về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam)
2.2.Một số đề xuất nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Hiện nay, Luật Chứng khoán 2019 đã bắt đầu có hiệu lực trong năm 2021, điều này vừa tạo ra cơ sở pháp lý để thực hiện hoạt động công bố thông tin trên TTCK tại nước ta một cách minh bạch, khách quan và hiệu quả hơn, nhưng cũng đồng thời phát sinh những vấn đề yêu cầu phải cấp thiết giải quyết.
Trước hết, các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần nhanh chóng ban hành những văn bản hướng dẫn, giải thích cụ thể một số vấn đề tại Luật Chứng khoán còn bỏ ngỏ để tạo sự linh hoạt hoặc được Luật Chứng khoán giao cho chỉ đạo, thực hiện. Cụ thể như với việc các quy định về công bố thông tin và giám sát giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh ra khỏi nghị định mới. Theo đó, các quy định này cần được đưa vào Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính cho phù hợp với thay đổi của pháp luật hiện hành.
XEM THÊM ==> Trọn bộ Tiểu luận về Tài chính doanh nghiệp
Phần kết luận của Tiểu luận pháp luật Việt Nam về thị trường chứng khoán Việt Nam
Với sự phát triển ngày càng nhanh chóng của xã hội, thị trường chứng khoán được quan tâm nhiều hơn thì yêu cầu đòi hỏi tính minh bạch, khách quan, chính xác trong việc công bố thông tin càng cao. Thông qua những nội dung đã phân tích ở trên liên quan đến vấn đề pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam có thể thấy rằng:
Thứ nhất, hệ thống pháp luật Việt Nam về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán đã có những quy định rõ ràng, phù hợp nhất định khi Luật Chứng khoán 2019 mới ra đời thay thế cho quy định cũ không còn phù hợp. Theo đó, để điều chỉnh về vấn đề công bố thông tin trên TTCK, pháp luật đã điều chỉnh và quy định những vấn đề như: đối tượng phải công bố thông tin, nguyên tắc công bố thông tin, phương tiện và hình thức công bố thông tin, loại thông tin phải công bố tương ứng với từng đối tượng,… tạo tiền đề hoạt động có hiệu quả liên quan đến vấn đề này.( Tiểu luận: Quy định của pháp luật Việt Nam về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam)
Thứ hai, có thể thấy những quy định pháp luật mới thay đổi trong hệ thống pháp luật về TTCK nói chung và công bố thông tin trên TTCK nói riêng đã kịp thời bổ sung, sửa đổi những vướng mắc tồn tại trong quá khứ. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm sáng thì việc pháp luật thay đổi mới có hiệu lực cũng tạo ra nhiều bất cập trong quá trình áp dụng, đặc biệt liên quan đến nguồn luật. Bài tiểu luận đã có những phân tích, đánh giá cụ thể về những nội dung này.
Thứ ba, trên cơ sở những bất cập tồn tại, đồng thời xét thực tế hoạt động, trong phần 2.2 nêu trên, em đã đề xuất một số giải pháp, định hướng để giải quyết những bất cập phát sinh, đồng thời hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật về công bố thông tin trên TTCK Việt Nam.
Nếu các bạn có nhu cầu cần thuê người viết bài thì liên hệ với AD qua zalo Viettieuluan ngay AD còn nhận viết thuê các bài Tiểu luận, Báo cáo thực tập, khóa luận tốt nghiệp,… và nhiều dạng luận khác đa dạng các ngành nghề.