Đề tài Tiểu luận Pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Rate this post

Với mục tiêu hoàn thiện chế định cạnh tranh không lành mạnh Luật cạnh tranh năm 2018 đã có những thay đổi khi quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm và để tìm hiểu sâu sắc hơn về vấn đề này, AD chia sẻ đề tài: Phân tích các quy định của Luật cạnh tranh năm 2018 về từng hành vi cạnh tranh không lành mạnh và trường hợp thực tế” làm chủ đề chính của bài viết này.

Ngoài ra, nếu các bạn gặp khó khăn hay cần người hỗ trợ viết thuê luận văn, viết thuê bài thì liên hệ trực tiếp với AD qua Zalo nhé.


Đề cương Pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

LỜI NÓI ĐẦU

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

1.1. Khái quát về cạnh tranh

1.2. “Cạnh tranh không lành mạnh”

CHƯƠNG 2. : PHÂN TÍCH CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

2.1. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm theo Luật cạnh tranh năm 2018

2.2. Phân tích một số điều khoản về “cạnh trạnh không lành mạnh” và ví dụ minh họa

2.3. Thực trạng những quy định pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT NHẰM HẠN CHẾ CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

3.1. Giải pháp hoàn thiện những quy định của pháp luật

3.2. Đề xuất, kiến nghị nhằm hạn chế cạnh tranh không lành mạnh

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Luận văn bình luận những nội dung về “các quy định của luật cạnh tranh năm 2018 về cạnh tranh không lành mạnh. Thông qua việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về cạnh tranh như khái niệm, lý luận về “cạnh tranh không lành mạnh”, chọn hai điều khoản để phân tích về “cạnh tranh không lành mạnh”, thực trạng những quy định về “cạnh tranh không lành mạnh”. Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện những quy định của pháp luật

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ “HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

Khái niệm, đặc điểm

Theo cách hiểu phổ thông thể hiện trong Từ điển ngôn ngữ tiếng Anh, “competition” (cạnh tranh) là “một sự kiện hoặc một cuộc đua, theo đó các đối thủ ganh đua để giành phần hơn hay ưu thế tuyệt đối về phía mình[4]”. Theo Từ điển tiếng Việt, “cạnh tranh” là “cố gắng giành phần hơn, phần thắng về mình giữa những người, những tổ chức hoạt động nhằm những lợi ích như nhau[5]”

Trong khoa học kinh tế, “đến nay các nhà khoa học dường như chưa thỏa mãn bởi bất kì khái niệm nào. Bởi lẽ, cạnh tranh là một hiện tượng kinh tế chỉ xuất hiện và tồn tại trong nền kinh tế thị trường, ở mỗi lĩnh vực, mỗi giai đoạn của quá trình kinh doanh và gắn với mọi chủ thể kinh doanh hoạt động trên thị trường. Do đó, cạnh tranh được nhìn nhận dưới góc độ khác nhau tùy thuộc vào ý định và hướng nghiên cứu của các nhà khoa học[6]”.

Theo Từ điển kinh doanh, xuất bản ở Anh năm 1992 thì cạnh tranh” được hiểu là “sự ganh đua, sục kình địch giữa các. Nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”. Từ điển tiếng Việt Bách khoa tri thức phổ thông cũng giải thích cạnh tranh theo nghĩa kinh tế là: “Hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất[7]”.

Mặc dù được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau và có định nghĩa khác nhau về cạnh tranh, song theo các cách giải thích trên, “trong khoa học kinh tế cạnh tranh được hiểu là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trường nhằm mục đích lôi kéo về phía mình ngày càng nhiều khách hàng. Cạnh tranh có thể xuất hiện giữa những người mua hàng nhưng cạnh tranh giữa những người bán hàng là phổ biến[8]”.

Các hình thức cạnh tranh

Thứ nhất, “căn cứ vào tính chất, mức độ can thiệp của Nhà nước vào đời sống kinh tế cạnh tranh được chia thành cạnh tranh tự do và cạnh tranh có sự điều tiết của Nhà Nước[9]”.

Thứ hai, căn cứ vào đặc điểm, tính chất, cấu trúc của thị trường (bao gồm số lượng người mua và bán, loại hành hóa được sản xuất, bản chất của rào cản gia nhập thị trường), các nhà kinh tế học chia cạnh tranh thành “cạnh tranh hoàn hảo” (Perfect Competition), “độc quyền” (Monopoly) và “cạnh tranh không hoàn hảo” (Imperfect Competition).

Thứ ba, “căn cứ vào tính chất của các phương thức cạnh tranh, cạnh tranh được chia thành cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh[10]”.

Thứ tư, “căn cứ vào tác động bất lợi của hành vi cạnh tranh gây ra đối với môi trường cạnh tranh, pháp luật một số nước đã chia cạnh tranh thành hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh[11]”.

XEM THÊM ⇒ Dịch vụ viết thuê Tiểu luận

“Cạnh tranh không lành mạnh”

Khái niệm

“Là phương thức cạnh tranh được các doanh nghiệp thực hiện bởi những cách thức không lành mạnh nhằm mục đích gây cạnh tranh như ấn định giá bất hợp lí với khách hàng, sắp đặt mức giá thấp hơn giá thị trường để loại bỏ đối thủ, quảng cáo, khuyến mại với mục đích lôi kéo khách hàng của đối thủ, liên kết với nhau để hạn chế cạnh tranh[12]”

“Cạnh tranh không lành mạnh có thể được nhắm vào những đối thủ cụ thể hay nhằm vào lợi ích của trật tự kinh tế nên có thể làm hạn chế khả năng cạnh tranh vốn có của các đối thủ cạnh tranh, cũng có thể làm hạn chế cũng như triệt tiêu cạnh tranh và như vậy cũng có nghĩa là triệt tiêu động lực phát triển kinh tế, xâm hại lợi ích của cả cộng đồng và xã hội. Do đó, phương thức cạnh tranh không lành mạnh cần phải được ngăn cản và trừng trị[13]”.

Khoản 6 điều 3 Luật cạnh tranh năm 2018 quy định: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác”.

Như vậy, “cạnh tranh không lành mạnh là hành vi trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại, các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích của các doanh nghiệp khác[14]”. Luật cạnh tranh năm 2018 với mục đích điều chỉnh chung về các “quan hệ cạnh tranh”. Việc điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh, miễn trừ đối với “thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm” và thông báo tập trung kinh tế phải áp dụng quy định của Luật cạnh tranh năm 2018. Trường hợp Luật khác có quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, hình thức tập trung kinh tế, hành vi “cạnh tranh không lành mạnh” và việc xử lý hành vi “cạnh tranh không lành mạnh” khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của Luật đó.

Như vậy, “cạnh tranh không lành mạnh là là những hành vi cạnh tranh đi ngược lại các nguyên tắc xã hội tốt đẹp, tập quán và truyền thống kinh doanh thông thường, xâm phạm hoặc đe dọa tới lợi ích của các chủ thể kinh doanh xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc của người tiêu dùng[15]”.

Đặc điểm của hành vi “cạnh tranh không lành mạnh”

Nghiên cứu Luật cạnh tranh năm 2018, “hành vi cạnh tranh không lành mạnh” có những đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, “cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh[16]”. Đặc điểm này thể hiện quy định về đối tượng về áp dụng “Luật cạnh tranh”. Như vậy chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh bao gồm: “Tổ chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Hiệp hội ngành, nghề hoạt động tại Việt Nam. Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan[17]”.

Thứ hai, “là hành vi cạnh tranh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh[18]”. Chúng ta có thể thấy rằng, các phương pháp cạnh tranh rất đa dạng, bao gồm các thủ đoạn gây nhầm lẫn, gian đối, dèm pha, bóc lột, gây rối nên Luật cạnh tranh năm 2018 đã liệt kê các hành vi cạnh tranh bị coi là “không lành mạnh” và quy định cấu thành pháp lý của chúng.

Thứ ba, hành vi “cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại, có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp khác và người tiêu dùng”

Hành vi “cạnh tranh không lành mạnh có đối tượng xâm hại cụ thể là lợi ích của Nhà Nước, của các doanh nghiệp khác và người tiêu dùng[19]”. Bên cạnh đó, thiệt hại mà hành vi gây ra có thể là hiện thực (đã xảy ra) nhưng cũng có thể chỉ là tiềm năng (có căn cứ để xác định rằng hậu quả chắc chắn sẽ xảy ra nếu không ngăn chặn hành vi). Do đó, một số hành vi “cạnh tranh không lành mạnh” có cấu thành vật chất (thiệt hại là dấu hiệu bắt buộc) như dèm pha doanh nghiệp khác; một số hành vi có cấu thành hình thức (thiệt hại không là dấu hiệu bắt buộc mà có thể chỉ là sự suy đoán nếu hành vi tiếp tục được thực hiện), ví dụ hành vi quảng cáo không trung thực….

XEM THÊM ⇒ 999+ KHO TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC

PHÂN TÍCH CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm theo Luật cạnh tranh năm 2018

Điều 45 Luật cạnh tranh năm 2018 quy định các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm:

Thứ nhất, xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức sau đây: “a) Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó; b) Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó[20]”.

Thứ hai, “ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó[21]”.

Thứ ba, “cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó[22]”.

Thứ tư, “gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó[23]”.

Thứ năm, lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây: “a) Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác; b) So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung[24]”.

Thứ sáu, “bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó[25]”.

Thứ bảy, “các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm theo quy định của luật khác”[26].

Mức xử phạt đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh được thể hiện qua bảng sau:

Như vậy, ngoài nghiêm cấm các hành vi gây cản trở cạnh tranh trên thị trường của cơ quan Nhà nước, Luật cạnh tranh năm 2018 còn bổ sung thêm hành vi nghiêm cấm đối với tổ chức, cá nhân. Cụ thể, nghiêm cấm tổ chức cá nhân cung cấp thông tin, vận động, kêu gọi, ép buộc tổ chức doanh nghiệp thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh.

Phân tích một số điều khoản về “cạnh trạnh không lành mạnh” và ví dụ minh họa

Xâm phạm thông tin bí mật kinh doanh

Khoản 1 điều 45 Luật cạnh tranh năm 2018 quy định xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức sau đây: “a) Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó; b) Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó[27]”.

Bí mật kinh doanh theo Luật sở hữu trí tuệ chính là: “Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được; Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó; Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được[28]”.

Xâm phạm “bí mật thông tin dưới các hình thức”:

Một là, “tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó”. Vậy thông tin đủ điều kiện “được xem là bí mật kinh doanh là những thông tin đó không phải là hiểu biết thông thường và có khả năng áp dụng trong kinh doanh; khi được sử dụng sẽ tạo cho người nắm giữ thông tin đó có lợi thế hơn so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng thông tin đó. Những thông tin trên được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thông tin đó không bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận được”.

Điển hình như: “công thức chế biến đố uống nhẹ mang tên Coca Cola là một bí mật kinh doanh của công ty Coca Cola. Chỉ một vài người trong công ty biết được công thức này; và nó được giữ bí mật trong một chiếc hầm của ngân hàng ở Atlanta, bang Georgia; những người biết được công thức bí mật này đã ký hợp đồng không tiết lộ. Chính vì quyết định giữ bí mật về công thức này thay vì đang ký cấp bằng sáng chế, đến nay, công ty Coca Cola vẫn là doanh nghiệp duy nhất có thể sản xuất được loại nước uống đặc biệt được toàn cầu ưa chuộng. Còn nếu công thức này được cấp bằng sáng chế – chỉ đươc bảo hộ tối đa là 20 năm, sau đó sẽ trở thành tài sản chung của nhân loại, mọi thành phần và công đoạn chế biến Coca Cola sẽ được bộc lộ công khai, và cả thế giới đều có thể sản xuất Coca Cola”.

Chúng ta có thể thấy bí mật kinh doanh liên quan đến nhiều thông tin khác nhau: “kỹ thuật và khoa học, thương mại, tài chính, thông tin phủ định…”. Những đối tượng không được bảo hộ bí mật kinh doanh đó là: “Bí mật về nhân thân; Bí mật về quản lý nhà nước; Bí mật về quốc phòng, an ninh; Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh”.

Hai là, “tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó”. “Đối với một doanh nghiệp đang hoạt động hay một doanh nghiệp mới, muốn tồn tại, phát triển và đứng vững trong môi trƣờng này, cần phải có đủ năng lực tự tạo ra hay tiếp nhận được các thông tin hữu ích cần thiết để tạo ra và cung cấp các hàng hóa và dịch vụ mới hoặc cải tiến ra thị trường”. Những thông tin hữu ích như vậy chính là “bí mật kinh doanh” (hay còn được gọi là “bí mật thương mại”). Các đối thủ cạnh tranh thường tìm ra cách thức để tiếp cận những thông tin này theo cách dễ dàng, chẳng hạn như mua chuộc hay chỉ là thuê lại các nhân viên chủ chốt  – những người đã tạo ra hoặc được phép tiếp cận những thông tin bí mật và hữu ích mà đang mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

XEM THÊM ⇒ Trọn bộ bài mẫu Tiểu luận hay 

Hành vi lôi kéo khách hàng bất chính

Luật cạnh tranh năm 2018 quy định: “a) Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác; b) So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung”.

Nhìn nhận từ góc độ cạnh tranh, “lôi kéo khách hàng là cách thức doanh nghiệp thực hiện nhằm vào khách hàng, người tiêu dùng bằng cách đưa ra lý do để khách hàng lựa chọn sản phẩm của mình, tin tưởng những thông tin về hàng hóa, dịch vụ của mình, từ đó tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến thái độ và quyết định mua của khách hàng, người tiêu dùng. Tuy nhiên, để lôi kéo khách hàng, các chủ thể kinh doanh sẵn sàng thực hiện các hành vi trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh dẫn đến gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích doanh nghiệp khác”.

Theo Từ điển Tiếng Việt, “bât chính” là “không chính đáng, trái với đạo đức luật pháp”.

Qua đó có thể định nghĩa “hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh tìm kiếm cơ hội cung cấp hàng hóa, dịch vụ của mình thông qua hình thức tác động vào thái độ của khách hàng, người tiêu dùng nhưng trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến doanh nghiệp khác”. Hành vi “lôi kéo khách hàng bất chính” có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, “chủ thể thực hiện hành vi lôi kéo khách hàng bất chính là doanh nghiệp, là những chủ thể tham gia kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận thực hiện hành vi đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn, so sánh hàng hóa, dịch vụ nhưng không chứng minh được nội dung – gọi chung là doanh nghiệp”.

Thứ hai, “đối tượng tác động của hành vi lôi kéo khách hàng bất chính là các tổ chức, cá nhân đã mua hoặc sẽ mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp. Cụ thể, doanh nghiệp muốn tác động đến tâm lý, thói quen và hành vi của khách hàng để thuyết phục khách hàng mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ”.

Thứ ba, “phương thức thực hiện, doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng những thông tin không chính xác, không đầy đủ, một cách nửa vời hay so sánh không trung thực với sản phẩm khác để khách hàng lựa chọn sản phẩm của mình”.

Thứ tư, “xét về hậu quả, hành vi lôi kéo khách hàng bất chính gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đối với doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực cạnh tranh. Thiệt hại có thể là về vật chất như ảnh hưởng doanh thu, khả năng sinh lợi và tổn hại về uy tín của đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Thiệt hại cũng có thể ở dạng tiềm năng, có thể xảy ra nếu không ngăn chặn kịp thời như: khi các mục quảng cáo của doanh nghiệp có mục đích lôi kéo khách hàng bất chính xảy ra hàng ngày, liên tục, khách hàng có xu hướng bắt đầu quan tâm, có ý định sử dụng sản phẩm này”.

Các dạng hành vi lôi kéo bất chính:

Một là, Luật cạnh tranh năm 2018 quy định 2 tiêu chí: “Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác]”. Trong điều kiện tự do cạnh tranh, các hoạt động khuyến mại, đưa ra những điều kiện giao dịch có lợi của doanh nghiệp ngày càng trở nên đa dạng, phong phú, theo đó cũng xuất hiện những thủ thuật khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Khi khuyến mại bị lạm dụng quá mức có thể làm các Doanh nghiệp vừa và nhỏ phá sản. Hậu quả là người tiêu dùng sẽ không còn cơ hội để lựa chọn nhà cung cấp khác và doanh nghiệp khuyến mãi sau khi chiếm lĩnh được thị trường sẽ bỏ khuyến mãi và có thể áp dụng những điều kiện thương mại bất lợi cho khách hàng. Như, “năm 1998, Cục sở hữu trí tuệ cũng đã từ chối đơn đăng ký nhãn hiệu MILIKET của một cơ sở thuộc thành phố Hồ Chí Minh cho sản phẩm vở học sinh vì dễ dàng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu mì MILIKET của Công ty thực phẩm quận 5”.

Hay ví dụ: “Sản phẩm trà chanh N của của một thương hiệu nổi tiếng N và trà chanh F của Công ty sản xuất F chưa thực sự nổi tiếng, chưa được nhiều khách hàng viết đến. Sản phẩm trà chanh N hiện được ưa chuộng trên thị trường nhưng không ít khách hàng, nhất là khách hàng ở các tỉnh, bị nhầm lẫn với F của công ty F-”.

“Theo tài liệu của Công ty sở hữu trí tuệ B được công bố công khai trong cuộc hội thảo do Bộ Công thương tổ chức thì, công ty F-  Có địa chỉ tại Hà Nội đã có hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Cụ thể, Công ty F đã sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn giữa hai sản phẩm trà chanh F và N. Sự tương tự về phần chữ: Cấu tạo, cách phát âm và tương tự cả về cách trình bày, bố cục, mầu sắc. Trông bề ngoài, nếu không để ý sẽ khó phát hiện hai gói trà chanh này là do hai công ty khác nhau sản xuất. Một số người tiêu dùng được hỏi thì cho rằng, cả F và N cùng là sản phẩm của công ty N, vì trông chúng rất… giống nhau”.

Hai là, “So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung”. “Việc đưa ra những chính sách ưu đãi lớn đối với hàng hóa của mình đem ra so sánh với hàng hóa dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhằm lợi dụng điểm yếu của khách hàng đánh vào sản phẩm của doanh nghiệp khác, gây mất uy tín cũng như chất lượng của doanh nghiệp khác, nhằm chuộc lợi về hàng hóa cho doanh nghiệp mình đó là hành vi không chung thực. Tuy nhiên, để lạm dụng được việc đó doanh nghiệp cần phải đưaa ra những lỗi do doanh nghiệp khác mắc phải về sản phẩm đã lưu hành trên thị trường, thường thì các doanh nghiệp muốn cạnh tranh sẽ đưa ra những lỗi không trung thực, không đúng với thực tế gây ảnh hưởng uy tín, chất lượng của doanh nghiệp khác”.

Ví dụ: “Công ty sản xuất nệm X – là nhà sản xuất cao su tự nhiên lớn tại Việt Nam đã đăng quảng cáo trên các tờ báo lớn với nội dung như sau: Đối với nệm lò xo, do tính chất không ưu việt của nguyên liệu sản xuất nên chất lượng nệm sẽ giảm dần theo thời gian. Nếu độ đàn hồi của lò xo cao, lò xo dễ bị gãy, gây nguy hiểm cho người sử dụng. Đối với nệm nhựa tổng hợp poly-urethane (nệm mút xốp nhẹ) tính dẻo ưu việt nên không có độ đàn hồi, mau bị xẹp. Chính vì những lý do đó mà Công ty X hoàn toàn không sản xuất nệm lò xo cũng như nệm nhựa poly-urethane. Tất cả các sản phẩm của Công ty X đều được làm từ 100% cao su thiên nhiên, có độ bền cao và không xẹp lún theo thời gian”.

Ví dụ về nhãn hiệu gây nhầm lẫn: “Công ty cà phê T với thương hiệu G nổi tiếng cũng bị quy vào một trong những doanh nghiệp có hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Công ty T đã sử dụng nhãn hiệu ba chiều hình cốc đỏ của hãng N để so sánh trực tiếp sản phẩm G của họ với sản phẩm N của Công ty N. Đó thực chất là việc so sánh trực tiếp sản phẩm nhằm cạnh tranh không lành mạnh”.

Trường hợp “công ty Cổ phần thương mại dịch vụ An Sương quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh”. Nội dung vụ việc “Căn cứ khiếu nại của Công ty Cổ phần Ô tô Đô Thành về việc Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ An Sương đã có hành vi đăng video clip mang tên So sánh xe tải Tera 230 và IZ49 trên kênh Youtube – Ô tô An Sương – Chìa khóa trao tay từ cuối năm 2017 với nội dung so sánh giữa sản phẩm ô tô tải Tera 230 của Công ty An Sƣơng với sản phẩm xe tải IZ49 của Công ty Cổ phần Ô tô Đô Thành”.

Ví dụ về khuyến mãi không đúng: “Công ty M này đưa ra chương trình khuyến mại bột canh, người tiêu dùng có thể đem gói bột canh dùng dở đến đổi lấy sản phẩm M. Hành vi này được quy định là một trong các hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh: tặng hàng hoá cho khách hàng dùng thử, nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hoá cùng loại đang sử dụng do doanh nghiệp khác sản xuất. Công ty U đã khiếu nại về chương trình khuyến mại này tới Sở Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh. Thanh tra Sở đã lập biên bản và yêu cầu đình chỉ chương trình khuyến mại”

XEM THÊM ⇒ Mẫu Tiểu luận môn Luật lao động 

Thực trạng những quy định pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh

Theo ban chỉ đạo 35 Bộ công thương: “Trong giai đoạn từ năm 2017 đến 2021, đã tiến hành điều tra theo thủ tục tố tụng cạnh tranh với 18 vụ việc có dấu hiệu vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh theo Luật Cạnh tranh 2004, thu về tổng số tiền phạt 1,621,000,000 đồng. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị điều tra và xử lý tập trung chủ yếu vào các dạng hành vi: quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, dèm pha doanh nghiệp khác, chỉ dẫn gây nhầm lẫn, bán hàng đa cấp bất chính (theo Luật Cạnh tranh 2004, bán hàng đa cấp bất chính được liệt kê là một trong các hành vi cạnh tranh không lành mạnh)”.

Với những kết quả đạt được, có thể nhận thấy, bước đầu Luật Cạnh tranh 2018 đã được triển khai thực hiện và dần đi vào cuộc sống, đặc biệt trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra trên thế giới, hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp có xu hướng gia tăng, đặc biệt là xu hướng gia tăng các giao dịch mua bán, sáp nhập có vốn đầu tư nước ngoài.

Theo khảo sát, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường hiện nay phổ biến dưới các dạng như: Hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh; Hành vi ép buộc trong kinh doanh; Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác; Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác; Hành vi lôi kéo khách hàng bất chính; Hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ… Điển hình như vụ việc sau: “Tập đoàn CJ của Hàn Quốc thực hiện tập trung kinh tế để thâu tóm ngành điện ảnh Việt Nam. CJ thông qua các công ty con đã nắm giữ 40% rạp chiếu phim và hơn 60% thị phần phát hành phim. Việc doanh nghiệp nước ngoài thực hiện các hoạt động tập trung kinh tế này mà không tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về việc phải thông báo đến cơ quan quản lý, là minh chứng về âm mưu thôn tính thị trường. Trước đó, nhiều lần Hiệp hội Phát hành và Phổ biến phim Việt Nam đã tố CGV – thương hiệu do Tập đoàn CJ Hàn Quốc sở hữu – có dấu hiệu lạm dụng vị thế thống lĩnh thị trường để chèn ép các doanh nghiệp Việt.

Cụ thể, đối với phim Việt Nam do CGV phát hành tại các rạp không nằm trong hệ thống của CGV, CGV đòi tỷ lệ phân chia doanh thu cao cho CGV. Trong khi đó, đối với phim Việt Nam do doanh nghiệp khác phát hành tại rạp của CGV, CGV lại yêu cầu tỷ lệ phân chia doanh thu thấp cho nhà phát hành. Theo Hiệp hội Phát hành và Phổ biến phim Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam đã bị bóp nghẹt lợi nhuận và dần không còn đủ sức đầu tư, cạnh tranh trên thị trường. Hiện CGV đang chiếm 40% số phòng chiếu phim tại Việt Nam. Còn lại do khoảng 10 DN Việt Nam nắm giữ”.

Nhằm hạn chế tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, ngày 26/9/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/2019/NĐ-CP quy định “về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh”. “Theo đó, từ ngày 01/12/2019, đối với hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh, phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 300 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin; Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin… Đối với hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác, phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với hành vi gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác. Phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 150 triệu đồng đối với hành vi trực tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác”…

Tuy nhiên trong thực tế vẫn còn những tồn tại, bất cập như sau:

Một là, “Luật cạnh tranh năm 2018” chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết về hành vi “cạnh tranh không lành mạnh” nhiều quy định chỉ dừng lại ở việc định lượng gây khó khăn cho việc vận dụng vào thực tiễn. pháp Luật Việt Nam đã thiếu những quy định giải quyết xung đột pháp lý cũng như phân định thẩm quyền của các cơ quan thực thi. Tình trạng chồng lấn thẩm quyền, thiếu khả năng hợp tác hiệu quả của các cơ quan thực thi trong khi Luật nội dung còn chưa cụ thể đã gây khó khăn rất nhiều cho hoạt động triển khai thực thi pháp luật, không chỉ đối với Cục CTVBVNTD mà còn đối với cả các cơ quan khác, thể hiện qua số lượng các cơ quan xử lý hành chính như thanh tra, hải quan hay quản lý thị trường là không nhiều”. Những “hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh” theo điều 100 Luật thương mại năm 2005. “Luật thương mại năm 2005 liệt kê các hình thức khuyến mại bị cấm, trong đó có hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên, Luật thương mại năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành không giải thích hay chỉ rõ các yếu tố cấu thành của hành vi vi phạm. Do vậy, rất khó để xác định hành vi của chủ thể vi phạm về khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh theo Luật thương mại năm 2005”.  Điển hình “vụ tranh chấp giữa nguyên đơn Vinasun và bị đơn Grab. Theo đó, nguyên đơn yêu cầu xác định hành vi vi phạm của bị đơn: (i) Trực tiếp tổ chức thực hiện hàng loạt chương trình khuyến mại về giá cước vận chuyển; (ii) Vi phạm về hoạt động khuyến mại, hành vi khuyến mại của Grab đã vi phạm Luật thương mại năm 2005. Phân tích cơ sở thực tiễn và pháp luật, Tòa án cấp sơ thẩm nhận định Grab vi phạm pháp luật về khuyến mại theo Nghị định 37/2006/NĐ – CP”.

Cũng tại Luật cạnh tranh năm 2018 điều 45 quy định về hành vi “cạnh tranh không lành mạnh bị cấm”, đã bỏ “hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh”, bổ sung hành vi “lôi kéo khách hàng bất chính” trong đó “đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn về hoạt động khuyến mại”

Có thể xác định “hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh tại khoản 9 Điều 100 Luật thương mại năm 2005 tương đồng và được xem là một dạng hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác theo khoản 7 Điều 45 Luật cạnh tranh năm 2018”. “Luật cạnh tranh năm 2018 được xác định là luật chung. Các đạo luật về kinh doanh, thương mại chuyên ngành căn cứ vào Luật cạnh tranh năm 2018 để cụ thể hóa các quy định về cạnh tranh liên quan đến lĩnh vực chuyên ngành. Vì thế, Luật cạnh tranh năm 2018 chưa quy định những nguyên tắc chung trong việc xác định và xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh”. Điều 45 của luật này cũng mới chỉ liệt kê trên gọi hành vi, bổ sung một số “hành vi cạnh tranh không lành mạnh mới” mà chưa có hướng dẫn chi tiết về cấu thành “hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm”.

Hai là, nguyên nhân từ phía các chủ thể tham gia kinh doanh

Như chúng ta đã biết, văn hóa và thói quen hành vi kinh doanh của doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu “văn hóa và thói quen kinh doanh của doanh nghiệp thấp, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, cạnh tranh không công bằng trên thị trường càng nhiều và ngược lại”. Ở đất nước ta hiện nay, do chuyển đổi cơ chế kinh tế thị trườn chưa nhiều, những thói quen kinh doanh chưa tốt nên việc xuất hiện “hành vi cạnh tranh không lành mạnh” là rất cao bởi doanh nghiệp đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu.

Tiểu luận Pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Tiểu luận Pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT NHẰM HẠN CHẾ CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

Giải pháp hoàn thiện những quy định của pháp luật

Cần thống nhất các quy định về “hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh” trong “pháp luật cạnh tranh” và “pháp luật thương mại”. Cụ thể:

Như đã phân tích, “Luật cạnh tranh năm 2018 được xác định là luật chung. Các đạo luật về kinh doanh, thương mại chuyên ngành căn cứ vào Luật cạnh tranh năm 2018 để cụ thể hóa các quy định về cạnh tranh liên quan đến lĩnh vực chuyên ngành. Vì thế, Luật cạnh tranh năm 2018 nên quy định những nguyên tắc chung trong việc xác định và xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Các luật khác khi quy định về hành vi trong lĩnh vực chuyên ngành có liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh phải tuân theo nguyên tắc chung của Luật cạnh tranh năm 2018”.

Trước đây, Luật cạnh tranh năm 2004 quy định “các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác do Chính phủ quy định theo tiêu chí xác định tại khoản 4 Điều 3 Luật cạnh tranh. Đây là quy định mở, tương đối phù hợp với sự thay đổi của thị trường cạnh tranh. Hiện nay, Luật cạnh tranh năm 2018 đã bỏ quy định này, chỉ còn điều luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong luật khác. Tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng luật khác được ban hành trước Luật cạnh tranh năm 2018 nên các hành vi chưa được giải thích rõ và chưa có sự dẫn chiếu lại Luật cạnh tranh năm 2018. Thực tế lại cho thấy, trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu, rộng trong khu vực và trên thế giới, nhiều hành vi phản cạnh tranh mới, đa dạng chưa được dự liệu trong Luật cạnh tranh năm 2018. Điều 45 Luật cạnh tranh năm 2018 cũng chỉ liệt kê tên gọi hành vi hành vi cạnh tranh không lành mạnh, bổ sung một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh mới”. Vì vậy, cần có hướng dẫn chi tiết về cấu thành hành vi hành vi cạnh tranh không lành mạnh  bị cấm và cần bổ sung thêm một dạng hành vi hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo hướng “các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác được xác định theo tiêu chí tại khoản 6 Điều 3 Luật cạnh tranh năm 2018”.

Đề xuất, kiến nghị nhằm hạn chế “cạnh tranh không lành mạnh

Thứ nhất, về phía Nhà nước, “Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế như hiện nay, đặc biệt là sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0 cần tiếp tục hoàn thiện những quy định của pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh. Hoàn thiện điều này theo hướng thống nhất các quy định giữa các văn bản và sửa đổi các quy định không còn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay; Xây dựng ban hành Nghị định hướng dẫn Luật Cạnh tranh năm 2018 theo hướng đảm bảo tính hiệu quả, thực thi bằng việc bổ sung hướng dẫn một số nội dung còn thiếu”.

– “Để cộng đồng doanh nghiệp có thể hiểu pháp luật về cạnh tranh, đặc biệt là cạnh tranh không lành mạnh cần tuyên truyền, phổ biến về các quy định liên quan đến cạnh tranh được quy định tại Luật Cạnh tranh năm 2018, Nghị định số 75/2019/NĐ-CP”.. tên các phương tiện thông tin đại chúng như tổ chức các cuộc thi, tìm hiểu về Luật Cạnh tranh, diễn đàn đối thoại trực tiếp hoặc mời các chuyên gia về Luật Cạnh tranh giảng dạy trên truyền hình, đài phát thanh, tổ chức các hội thảo… Những biện pháp này có chi phí thấp nhưng mang lại hiệu quả rất cao

Triển khai nghiêm túc các quy định về xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh: “Nhằm hạn chế các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của doanh nghiệp, việc triển khai các hoạt động xử phạt nhằm răn đe là yêu cầu tất yếu. Hiện nay, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm đã được quy định rõ trong Luật Cạnh tranh năm 2018 và các mức xử phạt cũng đã được cụ thể hóa tại Nghị định số 75/2019/NĐ-CP của Chính phủ. Trong thời gian tới, các cơ quan liên quan cần bám sát, nắm bắt tình hình và triển khai đồng bộ hiệu quả các quy định pháp luật”.

Thứ hai, về phía doanh nghiệp,“doanh nghiệp cần nhận thức đầy đủ việc tuân thủ các quy định của pháp luật về kinh doanh nói chung, các chính sách về cạnh tranh nói riêng. Doanh nghiệp chủ động xây dựng cho mình một chiến lược cạnh tranh chuyên nghiệp và dài hạn như: xây dựng và quảng bá thương hiệu; xây dựng những kênh phân phối mới, khai thác lợi thế cạnh tranh của riêng mình”. Bên cạnh đó doanh nghiệp cần nâng cao ý thức bảo vệ mình trước các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của đối thủ cạnh tranh và bảo vệ thương hiệu, xác lập quyền sở hữu công nghiệp, liên tục cải tiến công nghệ, nâng cao trình độ cán bộ, đưa ra mẫu mã sản phẩm.

Thứ ba, đối với người tiêu dùng cần cần nâng cao hiểu biết, nhận thức pháp luật, tìm hiểu rõ về nguồn gốc và dịch vụ khi mua sắm để trở thành những “người tiêu dùng thông thái”. Mỗi một người tiêu dùng thông thái sẽ góp một phần nhỏ của mình phát hiện và tẩy chay những “hành vi cạnh tranh không lành mạnh” trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay

DOWNLOAD


Để bảo đảm quyền tự do hoạt động kinh tế của mọi thành viên hoạt động trên thị trường và bảo vệ “hoạt động cạnh tranh không lành mạnh”. Pháp luật đã quy định để chống “cạnh tranh không lành mạnh”. Chính vì thế mà chủ đề hoạt động cạnh tranh không lành mạnh này luôn được giáo viên, nhà trường chọn làm chủ đề để làm bài Tiểu luận.

Contact Me on Zalo