Tiểu luận: Quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án

Rate this post

Bài viết Tiểu luận: Quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án về ngành Luật. Đất đai là tài nguyên cực kì đối với mỗi quốc gia, là một tài sản của quốc gia vì thế không ít những quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và Tòa án ra đời nhằm mục đích giải quyết các quy định của đất nước.

Thời gian tới AD sẽ cập nhật rất nhiều tài liệu liên quan về ngành Luật, đặc biệt tài liệu về giải quyết tranh chấp đất đai trên trang Viettieuluan có rất nhiều. Các bạn tìm, tham khảo và tải miễn phí thoải mái.

AD còn nhận viết thuê các bài Tiểu luận, chuyên đề, báo cáo, chuyên đề,… các bạn có nhu cầu liên hệ với AD qua zalo Viettieuluan ngay nhé!


Phần mở đầu về Tiểu luận: Quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án

1.Lý do chọn đề tài

Không chỉ là một trong những tài nguyên quan trọng của mỗi quốc gia liên quan đến vấn đề về chủ quyền lãnh thổ, đất đai ở nước ta, được chuyển hóa dưới dạng quyền sử dụng đất còn là một loại tài sản, nguồn đầu tư vốn của các tổ chức, cá nhân. Theo đó, quyền sử dụng đất được tham gia và trở thành chủ thể trong các giao dịch dân sự khác nhau như chuyển nhượng, thuê, thuê lại, … hay những quan hệ dân sự về thừa kế, hôn nhân gia đình,…Với sự tham gia ngày càng nhiều vào các giao dịch, quan hệ dân sự, vấn đề về quyền sử dụng đất hay về đất đai cũng phát sinh nhiều tranh chấp đặt ra yêu cầu phải giải quyết.

Xuất phát từ yêu đầu nêu trên, nước ta đã xây dựng và ban hành những quy định pháp luật nhằm điều chỉnh, giải quyết vấn đề tranh chấp này với hai cơ quan có thẩm quyền là: cơ quan hành chính và Tòa án. Trong đó, giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất thông qua Tòa án là hình thức được nhiều người lựa chọn hơn cả bởi nó có giá trị ràng buộc cao hơn. ( Tiểu luận: Quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án) 

Những quy định về việc giải quyết tranh chấp về đất đai nói chung và giải quyết tranh chấp về đất đai bằng Tòa án nói riêng là cơ sở quan trọng để tháo gỡ, giải quyết những bức xúc, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho người dân. Đồng thời, với hệ thống pháp luật đầy đủ, phù hợp với thực tiễn còn góp phần đảm bảo sự công bằng trong xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế và ổn định về xã hội tại địa phương cũng như đất nước.

Từ những vấn đề trên, em đã lựa chọn “Quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án” làm đề tài cho bài Tiểu luận của mình. Theo đó, trong phạm vi bài Tiểu luận này, em sẽ đi nghiên cứu, tìm hiểu và phân tích các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án. Đồng thời có những đánh giá, nhận xét về quy định pháp luật hiện hành với tính phù hợp trên thực tế và đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án.

XEM THÊM ==> DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN

2.Phương pháp nghiên cứu bài Tiểu luận pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai

Để có thể đạt được mục đích nghiên cứu đề ra, tại bài tiểu luận này em đã vận dụng tổng hòa các phương pháp nghiên cứu khác nhau, phù hợp với từng nội dung, yêu cầu đưa ra và từng phần nội dung. Cụ thể bao gồm những phương pháp sau:

  • Phương pháp tổng hợp
  • Phương pháp phân tích
  • Phương pháp quy nạp, diễn dịch
  • Phương pháp liệt kê
  • Một số phương pháp khác

3.Kết cấu bài tiểu luận

Bên cạnh phần mở đầu nhằm giới thiệu nội dung bài tiểu luận và phần kết luận để đánh giá, nhận định, tổng hợp nội dung, bài Tiểu luận có kết cấu gồm hai phần chính sau đây:

Chương 1: Các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án.

Chương 2: Một số đánh giá, và đề xuất nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án.

Phần nội dung Tiểu luận giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án

Chương 1. Quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án

1.1.Khái niệm tranh chấp đất đai

Khái niệm về tranh chấp đất đai đã được quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 như sau:

“Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”

Khái niệm này đã chỉ rõ đối tượng của tranh chấp đất đai không phải là quyền sở hữu đất, các chủ thể tham gia tranh chấp không phải các chủ thể có quyền sở hữu đối với đất mà thay vào đó là quyền sử dụng. Hay nói một cách khác, tranh chấp đất đai chính là tranh chấp về quyền sử dụng đất giữa các chủ thể trong quan hệ đất đai. Vì vậy, trong phạm vi bài Tiểu luận này, việc nhắc đến thuật ngữ “tranh chấp đất đai” hay “tranh chấp quyền sử dụng đất” được hiểu là cùng một đối tượng. ( Tiểu luận: Quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án) 

Có thể thấy rằng, quy định về khái niệm này tại Luật Đất đai 2013 đã phù hợp với quan điểm, tư tưởng của Hiến pháp 2013 nước ta. Theo đó, tinh thần của Hiến pháp đã nêu rõ “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” (Điều 4). Hay nói cách khác, những quan hệ giữa các chủ thể với đất đai chỉ phát sinh liên quan đến quyền sử dụng thay vì quyền sở hữu.

1.2.Quyền khởi kiện

Trước hết, khi nhắc đến vấn đề giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án, cần tìm hiểu về chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu giải quyết tranh chấp.

Cũng giống như những tranh chấp về dân sự khác, trong tranh chấp đất đai, người có quyền khởi kiện được quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:

 “Cơ quan, tổ chức, cá nhân do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác”.

Căn cứ Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình

Như vậy, người có quyền khởi kiện bao gồm 2 chủ thể sau: (i) các bên có liên quan đến tranh chấp đất đai và quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân bị xâm phạm; (ii) người đại diện hợp pháp của những người tại mục (i). Đại diện ở đây có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền,…

Mặt khác, để đảm bảo quyền khởi kiện của chủ thể có thẩm quyền, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 cũng quy định không cho phép Tòa án được quyền “từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng” (Khoản 1 Điều 4). Hay nói cách khác, đối với những vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm vụ việc đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp dụng thì Tòa án cũng không được từ chối thông qua việc đưa ra lý do nêu trên.

1.3.Thẩm quyền giải quyết của Tòa án

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án được ghi nhận và xác định cụ thể tại hai văn bản luật là: Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (về hình thức) và Luật Đất đai 2013 (về nội dung).

Về mặt hình thức, theo quy định tại khoản 9 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, những “Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai” thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Việc xác định Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết căn cứ theo quy định tại Điều 35, Điều 36, Điều 39 và Điều 40 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 dựa trên: cấp Tòa án, lãnh thổ và sự lựa chọn của nguyên đơn.

Theo đó, giải quyết tranh chấp về đất đai thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh (trường hợp tòa cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện). Vì đối tượng của tranh chấp đất đai là bất động sản, do vậy chỉ có Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp đất đai có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có một trong các bất động sản có tranh chấp giải quyết.

Về mặt nội dung, theo quy định tại khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai 2013, tranh chấp về đất đai phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã trước khi đưa lên giải quyết thông qua Tòa án. Như vậy có thể thấy, Tòa án chỉ có thẩm quyền thụ lý đối với tranh chấp về đất đai sau khi tranh chấp đó hòa giải không thành tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Khi đưa lên Tòa án, thẩm quyền giải quyết được xác định như sau:

(i) Với tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc một trong các loại giấy tờ được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất do Tòa án nhân dân giải quyết. ( Tiểu luận: Quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án) 

(ii) Với tranh chấp đất đai mà đương sự không có các loại giấy tờ như mục (i) thì đương sự chỉ được chọn một trong hai hình thức giải quyết là: thông qua Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Trong đó, tài sản gắn liền với đất có thể là một trong các tài sản được quy định cụ thể tại Thông tư liên tịch số 01/2002/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-TCHC ngày 03/01/2002  hướng dẫn thẩm quyền của Tòa án nhân dân giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất, đó là: Nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, giếng nước, nhà để ô tô, nhà thờ, tường xây làm hàng rào gắn với nhà ở, các công trình xây dựng trên đất để sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh (nhà xưởng, kho tàng, hệ thống tưới tiêu nước, chuồng trại chăn nuôi) hoặc trên đất có những tài sản khác như cây lấy gỗ, cây lấy lá, cây ăn quả, cây ăn quả hay cây lâu năm khác gắn liền với việc sử dụng đất.

XEM THÊM ==> TRỌN BỘ TIỂU LUẬN MẪU ĐIỂM CAO 

Như vậy, nói cách khác, theo quy định này thì đối với loại tranh chấp về quyền sử dụng đất hoặc tranh chấp xác định người có quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì dù đương sự có Giấy chứng nhận hoặc một trong các loại giấy tờ được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 hay không thì nếu được khởi kiện đến Tòa án, Tòa án đều có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

1.4.Điều kiện thụ lý

Tòa án thụ lý giải quyết tranh chấp đất đai khi thỏa mãn một số điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo những phân tích ở trên, có thể tóm tắt các điều kiện đó như sau:

Thứ nhất, người khởi kiện có quyền khởi kiện.

Thứ hai, Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo loại việc.

Thứ ba, tranh chấp phải được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nhưng không thành.

Thứ tư, tranh chấp chưa được giải quyết. Theo đó, tranh chấp chưa được giải quyết có thể hiểu là: (i) Tranh chấp đất đai chưa được giải quyết bằng bản án đã có hiệu lực của Tòa án và (ii) Tranh chấp chưa được giải quyết bằng quyết định đã có hiệu lực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền: Tranh chấp đất đai mà chưa được giải quyết bằng quyết định đã có hiệu lực của UBND cấp huyện, cấp tỉnh. ( Tiểu luận: Quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án) 

Tiểu luận Quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án
Tiểu luận Quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án

Chương 2. Một số đánh giá, và đề xuất trong bài Tiểu luận: Quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án

2.1.Một số đánh giá quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án

Nhìn chung, hệ thống văn bản pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án đã có những thay đổi, hoàn thiện nhất định phù hợp với thực tế. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số vướng mắc, bất cập trong quy định pháp luật về đất đai liên quan đến tính thống nhất, đồng bộ giữa các văn bản quy phạm pháp luật. Điều này tạo ra những khó khăn nhất định cho các đương sự và cả Tòa án trong việc giải quyết. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, về thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, khi xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo lãnh thổ nói chung vẫn ưu tiên việc xác định thẩm quyền theo nơi cư trú của bị đơn, đối với bất động sản thì xác định là nơi có bất động sản. Trên thực tiễn áp dụng tồn tại các trường hợp có nhiều quan hệ pháp luật tranh chấp trong cùng một vụ án, tuy nhiên mỗi quan hệ pháp luật tranh chấp lại được quy định thẩm quyền theo từng vụ việc khác nhau, chính bởi vậy thẩm quyền sẽ được xác định theo loại tranh chấp chính. Ví dụ trong quan hệ pháp luật tranh chấp về hôn nhân và gia đình giữa vợ chồng khi chia tài sản chung sau ly hôn thì Tòa án có thẩm quyền vẫn được xác định là Tòa án nơi cư trú của bị đơn mà không phải nơi có bất động sản (tài sản chung được chia).

Trong khi đó, theo quy định của Luật Đất đai 2013, quy định tranh chấp đất đai bao gồm mọi tranh chấp về quyền sử dụng đất, như vậy khi xác định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ thì phải được xác định là nơi có bất động sản mà không phụ thuộc vào quan hệ tranh chấp chính là quan hệ tranh chấp nào. Hay nói cách khác, thẩm quyền theo lãnh thổ đối với nơi có bất động sản sẽ được ưu tiên áp dụng trước. ( Tiểu luận: Quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án) 

Thứ hai, đối với điều kiện thụ lý liên quan đến hòa giải tại cơ sở.

Như đã phân tích ở phần trên, hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã là một thủ tục bắt buộc trong giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án. Theo đó kết quả hòa giải phải được lập thành biên bản, có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc không thành của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Tuy nhiên, trong trường hợp một trong hai bên không đến tham gia hòa giải dẫn tới biên bản hòa giải không có chữ ký đầy đủ của các bên tham gia thì cuộc hòa giải đó có được coi là hòa giải thành hay không lại chưa có căn cứ cụ thể để xác định.

Thứ ba, về xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án giữa tranh chấp đất đai và tranh chấp về các giao dịch có đối tượng là quyền sử dụng đất.

Theo quy định tại khoản 3 và khoản 9 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Tòa án có thẩm quyền thụ lý và giải quyết các tranh chấp về hợp đồng dân sự và tranh chấp đất đai, tức có sự phân biệt hai loại tranh chấp. Tuy nhiên căn cứ theo quy định của Luật Đất đai 2013, thẩm quyền giải quyết của Tòa án không còn được phân biệt rõ giữa tranh chấp về đất đai và tranh chấp về giao dịch có đối tượng là quyền sử dụng đất. Điều này cũng tạo ra những khó khăn nhất định cho Tòa án trong việc xác định phạm vi thẩm quyền để thụ lý và giải quyết tranh chấp.

2.2. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án

Để nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án, cần phải xây dựng và tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc, cụ thể, dễ hiểu, thống nhất với toàn bộ hệ thống pháp luật và phù hợp với thực tiễn. Với mục tiêu đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án hoàn chỉnh hơn, loại bỏ những bất cập, vướng mắc còn tồn tại và theo đó trước hết là cần ban hành các văn bản hướng dẫn, giải thích để tránh hiểu sai hay có nhiều quan điểm pháp lý khác nhau trong quá trình áp dụng. Một số đề xuất sửa đổi có thể xem xét, tham khảo như sau:

Thứ nhất, cần thống nhất cách hiểu, quan điểm giữa những văn bản pháp luật có liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án về việc xác định thẩm quyền thụ lý và giải quyết trong trường hợp tranh chấp phát sinh liên quan đến nhiều quan hệ pháp luật. Cụ thể, cần phải định hướng rõ ràng về việc xác định thẩm quyền đó dựa trên quan hệ tranh chấp chính, tranh chấp phụ hay là dựa trên đối tượng của tranh chấp có liên quan đến bất động sản.

Thứ hai, cần sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra giải thích cụ thể liên quan đến trường hợp xác định hòa giải thành hay không trong trường hợp đương sự vắng mặt. Theo đó, quy định cần chỉ rõ rằng, trường hợp biên bản hòa giải thiếu chữ ký của đương sự do vắng mặt mặc dù đã được triệu tập theo đúng quy định của pháp luật có được xem là xác nhận việc hòa giải không thành hay không. Hay nói cách khác biên bản đó có được xem là căn cứ hợp pháp để các bên tiến hành thủ tục giải quyết tranh chấp tại Tòa án không.

Thứ ba, cần đưa ra quy định xác định rõ thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án giữa tranh chấp đất đai và tranh chấp về các giao dịch có đối tượng là quyền sử dụng đất. Theo đó, quy định đưa ra cần chỉ rõ giới hạn hay phân biệt cụ thể sự khác nhau để khi xác định thẩm quyền không bị nhầm lẫn. ( Tiểu luận: Quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án) 

XEM THÊM ==> TRỌN BỘ TIỂU LUẬN NGÀNH LUẬT

Phần kết luận Tiểu luận giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án

Với những phân tích được đưa ra tại phần nội dung trên đây có thể tổng kết lại một số vấn đề liên quan đến quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án như sau:

Thứ nhất, hệ thống pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án được quy định chủ yếu tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và Luật Đất đai 2013. Theo đó, liên quan đến vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án cần hiểu và nắm rõ được những nội dung về: quyền khởi kiện, thẩm quyền của Tòa án, điều kiện thụ lý của Tòa án. Đặc biệt, cần lưu ý Tòa án chỉ được thụ lý giải quyết tranh chấp đất đai sau khi tranh chấp đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nhưng không thành.

Thứ hai, hệ thống pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án đã quy định khá nhiều nội dung bao quát được các vấn đề liên quan. Tuy nhiên, trên thực tế áp dụng quy định pháp luật vẫn còn tồn tại một số vướng mắc, bất cập nhất định gây khó khăn cho các đương sự và Tòa án trong quá trình áp dụng pháp luật. Những bất cập này chủ yếu liên quan tới các quy định về việc xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án và điều kiện về hòa giải tại cơ sở.

Trên cơ sở những vướng mắc được nêu, đồng thời căn cứ theo định hướng của hệ thống pháp luật và nhà nước ta, bài tiểu luận đã đưa ra một số phương án giải quyết vướng mắc trong thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, về lâu dài cần phải có những sửa đổi, bổ sung và giải thích, hướng dẫn kịp thời nhằm xây dựng một hệ thống pháp lý về giải quyết tranh chấp bằng Tòa án vững mạnh, vừa góp phần giải quyết hiệu quả những tranh chấp đất đai trong xã hội, nâng cao hiệu quả hoạt động của Tòa án và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan.

DOWNLOAD


AD còn nhận viết thuê các bài Tiểu luận, chuyên đề, báo cáo, chuyên đề,… các bạn có nhu cầu liên hệ với AD qua zalo Viettieuluan ngay nhé!

Contact Me on Zalo