Tiểu Luận Pháp Luật Chế Độ Tai Nạn Lao Động, Bệnh Nghề Nghiệp hay nhất mà ngày hôm nay mình sẽ giới thiệu đến cho các bạn sinh viên . Bài tiểu luận này vô cùng có ý nghĩa , về pháp luật chế độ tai nạn lao động cụ thể là bệnh nghề nghiệp . Đây là bài mẫu của bạn sinh viên đạt điểm cao nên các bạn có thể chọn ngay đề tài này để làm tiểu luận pháp luật cho chính mình nhé.
Mở Đầu Tiểu Luận
Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp là một trong những vấn đề luôn được Chính phủ, Nhà nước, các cấp các ngành quan tâm, nhất là đối với cơ sở sử dụng người lao động và chính người lao động. Hiện nay các chính sách, quy định của pháp luật về chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã và đang được áp dụng trong thực tiễn như Bộ luật lao động 2019; Luật an toàn vệ sinh lao động 2015; Nghị định 37/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn vệ sinh lao động, bảo hiểm tai nạn lao động; Thông tư 14/2016/TT-BYT… Đây được xem là cơ sở pháp lý quan trọng nhằm khẳng định quyền được bảo đảm an sinh xã hội của công dân và để tất cả các bên tham gia thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Nhờ vậy, quyền của người lao động ngày càng được bảo vệ trong trường hợp xảy ra rủi ro, thương tật do tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được các quy định pháp luật về chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong quá trình tổ chức thực hiện và áp dụng vào thực tiễn vẫn còn những hạn chế, bất cập, có nội dung quy định chưa đầy đủ hoặc không còn phù hợp với thực tế… Để khắc phục những hạn chế, tồn tại đồng thời thể chế hóa được các quan điểm của Đảng và Nhà nước các quy định pháp luật về chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong tình hình mới, đáp ứng nguyện vọng của người lao động, đảm bảo an sinh xã hội và hội nhập quốc tế, cần nghiên cứu và đưa ra những giải pháp cụ thể đối với các quy định pháp luật về chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp qua đó từng bước hoàn thiện về chính sách cũng như tổ chức thực hiện có hiệu quả trong thực tiễn.
XEM THÊM : Dịch Vụ Viết Thuê Tiểu Luận
Nội Dung tiểu Luận
I. Nhận thức chung
- Khái niệm chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Theo quy định tại Điều 3 Luật An toàn Vệ sinh lao động (LATVSLĐ) số 84/2015/QH13 ngày 25 tháng 06 năm 2015 thì tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được định nghĩa như sau: Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động (NLĐ).
Từ hai khái niệm trên có thể hiểu chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là một trong những chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người lao động và người sử dụng lao động (NSDLĐ) phải tham gia.
- Điều kiện được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
– Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau:
Thứ nhất là bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp: tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc; tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện theo yêu cầu của người sử dụng lao động; tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
Thứ hai, người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 05% trở lên do bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp kể trên.
Như vậy, người lao động chỉ được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có sức khỏe bị suy giảm từ 5% trở lên do tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
– Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp
Theo quy định tại Điều 44 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi đáp ứng đủ điều kiện:
Thứ nhất, bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại. Danh mục này được quy định tại Thông tư 15/2016/TT-BYT ngày 15 tháng 05 năm 2016 của Bộ Y tế Quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng Bảo hiểm xã hội gồm có 34 bệnh nghề nghiệp. Pháp luật chế độ tai nạn lao động
Thứ hai, người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 05% trở lên do bị một trong các bệnh kể trên.
Như vậy, khi người lao động bị một trong các bệnh thuộc danh mục mà Bộ Y tế và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại mà bị suy giảm 5% sức khỏe trở lên thì được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp.
XEM THÊM : Đề Tài Tiểu Luận Pháp Luật Đại Cương Bài Mẫu

II. Thực trạng thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thực tiễn tại Việt Nam
- Những kết quả đạt được
Luật An toàn, vệ sinh lao động đã quy định cụ thể về điều kiện hưởng và mức hưởng trợ cấp TNLĐ đối với người lao động bị TNLĐ do Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN thuộc Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH) chi trả tùy thuộc vào mức độ suy giảm khả năng lao động.
Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, trong 2 năm qua từ năm 2019 đến năm 2021 cả nước đã thực hiện giải quyết hưởng mới chế độ trợ cấp hàng tháng cho 5.060 người; thực hiện giải quyết hưởng trợ cấp một lần cho 11.898 người. Trong đó, giải quyết hưởng trợ cấp TNLĐ một lần là 5.051 người, giải quyết hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp một lần là 183 người, giải quyết hưởng trợ cấp một lần khi chết do TNLĐ, BNN là 515 người.
Tình hình chi trả chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN hàng tháng. Chi từ nguồn ngân sách Nhà nước đảm bảo: Năm 2019, tổng số tiền chi trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng bình quân là 112 tỷ đồng; Năm 2020, tổng số tiền chi trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng là 116 tỷ đồng (tăng 4% so với số tiền chi trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng năm 2019, tương ứng với số chi tăng 4 tỷ đồng). Chi từ nguồn quỹ BHXH: Năm 2019, tổng số tiền chi trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng bình quân là 593 tỷ đồng; Năm 2020, tổng số tiền chi trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng là 630 tỷ đồng (tăng 6% so với số tiền chi trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng năm 2019, tương ứng với số chi tăng 37 tỷ đồng).
Đánh giá về tình hình giải quyết hưởng chế độ cho người lao động bị TNLĐ, BNN cho thấy việc giải quyết hưởng chế độ cho người lao động bị TNLĐ, BNN thời gian qua có một số thuận lợi như: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn được triển khai thực hiện tương đối đầy đủ, kịp thời, công nghệ thông tin được đưa vào ứng dụng trong giải quyết hưởng chế độ TNLĐ, BNN; Cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp luôn quan tâm chỉ đạo trong việc tổ chức thực hiện chính sách; các ban, ngành, đoàn thể luôn phối hợp chặt chẽ trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về BHXH nói chung, bảo hiểm TNLĐ, BNN nói riêng, giúp người lao động kịp thời nắm bắt những thay đổi, những quy định mới của chính sách pháp luật về BHXH; Công tác cải cách thủ tục hành chính được thực hiện triệt để, trên mọi phương diện. Cắt giảm tối đa thời gian thực hiện thủ tục tham gia và thụ hưởng chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi tiếp cận với dịch vụ BHXH, qua đó công tác giải quyết hưởng và chi trả các chế độ TNLĐ, BNN được đảm bảo kịp thời, đúng quy định của pháp luật. Tiểu Luận Pháp Luật Chế Độ Tai Nạn Lao Động
- Những khó khăn, vướng mắc
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi trên, công tác giải quyết hưởng chế độ cho người lao động bị TNLĐ, BNN cũng còn một số khó khăn, vướng mắc như:
– Tình trạng nợ đọng, trốn đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN xảy ra ở hầu hết các địa phương gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, làm giảm tính nghiêm minh của pháp luật và mục tiêu của chính sách an sinh xã hội; Hiện nay chưa có số liệu, dữ liệu cập nhật về tình hình sử dụng lao động của cơ quan quản lý nhà nước về lao động, gây khó khăn cho cơ quan BHXH trong quá trình quản lý cũng như giải quyết hưởng chế độ TNLĐ, BNN đối với người lao động.
– Bên cạnh đó, trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện Luật ATVSLĐ vẫn còn tồn tại những vướng mắc, bất cập kéo dài đã nhiều năm như: Còn thiếu khung pháp lý chuẩn mực làm căn cứ xác định một vụ tai nạn là TNLĐ dẫn đến việc tổ chức thực hiện chưa thống nhất, thiếu minh bạch và chưa công bằng như: Trường hợp bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc nhưng không gắn với thực thi công việc, nhiệm vụ được phân công; trường hợp bị tai nạn ngoài nơi làm việc, ngoài giờ làm việc dù không phải do thực hiện nhiệm vụ do người sử dụng lao động phân công nhưng vụ tai nạn lại liên quan đến việc thực hiện công vụ. Việc xác định thế nào là thời gian và tuyến đường hợp lý trong trường hợp tai nạn trên đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc cũng gặp nhiều khó khăn…; Việc trang cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình (hiện nay đang được thực hiện theo 2 phương thức gây bất bình đẳng trong thụ hưởng và không nhất quán trong tổ chức thực hiện). Trong quá trình thực hiện cũng gặp một số vướng mắc do mẫu văn bản xác nhận của cơ quan Công an cấp xã hoặc của chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 35 Luật ATVSLĐ chưa được ban hành để đảm bảo chặt chẽ và thống nhất trong tổ chức thực hiện.
– Về thời hạn điều tra TNLĐ. Hiện nay, nhiều trường hợp không tuân thủ theo quy định về thời hạn điều tra TNLĐ, nhiều trường hợp đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ đối với các vụ việc xảy ra đã rất lâu (có vụ việc xảy ra cách đây nhiều năm thậm chí 10 năm, cá biệt có trường hợp hơn 30 năm). Mặc dù đã có quy định cụ thể về thời hạn điều tra nhưng chưa có cơ chế chịu trách nhiệm, xử lý vi phạm khi đoàn điều tra TNLĐ thực hiện không kịp thời, không đúng quy định. Việc này làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động, gây khó khăn cho cơ quan BHXH trong việc xác định căn cứ để xem xét, giải quyết chế độ TNLĐ đối với người lao động. Nếu giải quyết thì thiếu cơ sở vững chắc, dễ dàng để các đối tượng có thể trục lợi Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN.
– Hiện nay, không có quy định ràng buộc trách nhiệm của cơ quan quản lý chuyên ngành trong việc thanh tra, kiểm tra công tác điều tra, kết luận các vụ TNLĐ, BNN. Hầu hết các trường hợp bất hợp lý được xem xét lại đều trên cơ sở ý kiến phản hồi từ cơ quan BHXH hoặc từ người lao động hoặc cá nhân liên quan; đoàn điều tra TNLĐ không phải chịu bất kỳ một trách nhiệm pháp lý gì khi kết luận điều tra không đúng. Vì vậy, cần thiết phải xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ kèm theo các chế tài nghiêm khắc (như trách nhiệm bồi thường cho đơn vị, Quỹ BHXH trong trường hợp kết luận không đúng…) để đảm bảo việc tuân thủ pháp luật trong lĩnh vực này. Pháp luật chế độ tai nạn lao động
III. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật về chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong giai đoạn hiện nay ở nước ta
Để nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật về việc giải quyết chế độ hưởng cho người lao động bị TNLĐ, BNN, đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong giai đoạn hiện nay cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Trước mắt, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH bằng nhiều hình thức đa dạng, nội dung phù hợp với từng nhóm đối tượng tham gia để NSDLĐ và NLĐ hiểu rõ quyền và trách nhiệm của mình về BHXH để thực hiện. Tập trung vào hình thức đối thoại trực tiếp với NLĐ tại các đơn vị đã, đang và chưa tham gia với các nội dung thiết thực, sát thực với NLĐ dễ hiểu, dễ thực hiện. Nên đặt vấn đề thông tin lợi ích đến NLĐ trước khi ràng buộc nghĩa vụ họ tham gia BHXH, nhất là quy định về các chế độ BHXH được hưởng dễ gặp, dễ phát sinh. Đối với chế độ TNLĐ cần chú ý làm thế nào cho NLĐ và NSDLĐ nắm bắt được các điều kiện hưởng chế độ TNLĐ và quy trình khai báo, điều tra cũng như thủ tục hồ sơ kèm theo. Một khi NLĐ và NSDLĐ thông suốt được các vấn đề nêu trên thì không những góp phần phòng ngừa TNLĐ mà còn đảm bảo quyền được hưởng đầy đủ, kịp thời khi có TNLĐ xảy ra. Về lâu dài cần xây dựng quy tắc ứng xử có văn hóa giữa NSDLĐ và NLĐ trên cơ sở quan hệ giữa người và người với nhau về quan hệ xã hội, điều kiện sống, sức khỏe, trí tuệ… đảm bảo trong tiến trình phát triển của xã hội không để cá nhân nào phải tụt lại phía sau hoặc tự mình phải chịu bất hạnh mà chính họ lúc còn sức khỏe đã có phần đóng góp chung cho xã hội. Để đạt được yêu cầu đó, ngay từ bây giờ cần phải làm sao cho NSDLĐ thấy vai trò, trách nhiệm của mình đối với xã hội; NLĐ phải tự bảo vệ mình cùng chung trách nhiệm với cộng đồng; cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị phải hiểu rõ tầm quan trọng của phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ quyền con người, không vì giải quyết những yêu cầu trước mắt mà bỏ đi mục tiêu lâu dài. Pháp luật chế độ tai nạn lao động
– Việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc không chỉ chú trọng đến NLĐ mà còn cả NSDLĐ, nhất là NSDLĐ chưa có quan hệ với cơ quan BHXH. Vì vậy, cơ quan BHXH cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý Nhà nước về lao động, cơ quan cấp phép kinh doanh, cơ quan thuế tại địa phương để nắm đầy đủ số lượng đơn vị và NLĐ phải tham gia BHXH. Về tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, cơ quan BHXH cần phối hợp với cơ quan thuế địa phương để giám sát. Thực tế cho thấy, trong hoạt động sản xuất kinh doanh, NSDLĐ đều phải báo cáo thuế hàng tháng, hàng quý và hàng năm cho cơ quan thuế có xu hướng báo tăng chi phí (trong đó có tiền lương của NLĐ) để giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, trong khi đó tiền lương đăng ký đóng BHXH cho NLĐ tại cơ quan BHXH thì NSDLĐ đăng ký thấp hơn.
– Các cơ quan, ban, ngành tăng cường kiểm tra, thanh tra việc thực hiện ký kết hợp đồng lao động, đóng BHXH; kiến nghị kịp thời đến cơ quan chức năng thực hiện xử phạt những đơn vị cố tình không thực hiện tham gia BHXH cho NLĐ. Thanh tra, kiểm tra hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ BHXH nói chung, chế độ tai nạn lao động nói riêng, nhất là thanh tra, kiểm tra hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ ở các đơn vị hành chính sự nghiệp đã để xảy ra TNLĐ quá nhiều, tránh tình trạng lạm dụng lây lan mang tính phong trào, cào bằng.
– NSDLĐ cần tăng cường kỷ luật lao động tại đơn vị, bám sát nội quy quy chế tại đơn vị; thông báo tình hình TNLĐ, BNN hàng năm tại đơn vị cho NLĐ biết; phát huy vai trò của công đoàn hoặc đại diện NLĐ ở đơn vị.
– Để cơ quan BHXH chỉ thực hiện chức năng quản lý quỹ BHXH nói chung, quỹ TNLĐ, BNN nói riêng cũng như tăng cường quản lý nhà nước về BHXH trên địa bàn, khi phát sinh TNLĐ cần quy định cho cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm xác nhận vụ việc TNLĐ và giám sát NSDLĐ thực hiện tất cả nghĩa vụ đối với NLĐ khi xảy ra TNLĐ, sau đó chuyển hồ sơ đến cơ quan BHXH lập thủ tục chi trả như quy trình, thủ tục hồ sơ, thời hạn quy định tại Luật An toàn, Vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/7/2016. Để thực hiện chi trả kịp thời chế độ TNLĐ, BNN cho NLĐ nên phân cấp lập thủ tục chi trả cho BHXH cấp huyện, trước mắt phân cấp thu gắn với chi trả chế độ TNLĐ, BNN một lần.
– Tập trung triển khai hiện đại hóa quản lý BHXH, nhất là việc áp dụng công nghệ thông tin tiên tiến trong quản lý đối tượng, thống nhất số định danh cho từng người tham gia BHXH, bảo hiểm y tế, kết nối dữ liệu của các tổ chức khác có liên quan để đảm bảo phát triển đối tượng, chống việc lạm dụng quỹ BHXH và quyền lợi hưởng BHXH của NLĐ được đảm bảo đầy đủ, kịp thời.
– Đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành BHXH cần đẩy mạnh đổi mới tác phong làm việc từ hành chính sang tác phong phục vụ năng động trong công tác thu, coi trọng việc cải cách thủ tục hành chính theo hướng tăng tính phục vụ hỗ trợ, giảm tối đa sự phiền hà, mất thời gian của NSDLĐ.
– Tiếp tục đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, công sở hiện đại, đặc biệt ưu tiên đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý, chi trả chế độ, đảm bảo quyền lợi NLĐ, đồng thời đảm bảo an toàn quỹ BHXH nói chung và quỹ TNLĐ, BNN nói riêng.
– Tiếp tục học tập kinh nghiệm của các nước để áp dụng một cách sáng tạo vào tình hình thực tế của nước ta, nhất là trong các vấn đề mở rộng tham gia BHXH gắn với quản lý chi trả chế độ TNLĐ, BNN, xây dựng mức đóng đảm bảo có sự chia sẽ giữa các ngành nghề khác nhau.