Với bài mẫu Tiểu luận Phân tích nội dung nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) theo quy định của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) trong khuôn khổ WTO. AD chia sẻ đến các bạn đang học chuyên ngành luật, đặc biệt là về các bạn đang làm bài Tiểu luận có đề tài tương tự tham khảo ba mục chính: Mở đâu – Nội dung – Kết luận của bạn sinh viên 9đ. Tuy ngắn gọn nhưng đầy đủ ý và đặc biệt là có ví dụ để các bạn tham khảo và vận dụng vào bài làm của mình.
Thời gian tới AD sẽ cập nhật nhiều hơn cho các bạn xem xét, nhớ theo dõi Viettieuluan để cập nhật thông tin sớm hơn. Ngoài ra, AD còn nhận viết các bài Tiểu luận, báo cáo, luận văn,… trong quá trình làm bài các bạn gặp bất cứ kho khăn gì hay cần người làm bài hộ thì liên hệ với AD qua zalo Viettieuluan ngay và luôn nhé!
Phần mở đầu về Tiểu luận: Phân tích nội dung nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN)
Với bản chất là một điều ước quốc tế đa phương được ký kết bởi nhiều quốc gia là thành viên của WTO, Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) ra đời nhằm thực hiện tự do hóa thương mại giữa các thành viên trên cơ sở các biểu thuế quan và điều kiện buôn bán hàng hóa. GATT cũng là một trong những tiền đề giúp thực hiện mục tiêu và chức năng hoạt động của WTO đó là nâng cao mức sống của nhân dân các nước thành viên, đảm bảo việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại, sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực của thế giới.
Để đạt được mục tiêu đó, WTO đã đặt ra trong GATT bốn nguyên tắc pháp lý cơ bản, nền tảng để đảm bảo việc tuân thủ, thực hiện Điều ước được đúng hướng với mục tiêu đề ra: đối xử tối huệ quốc; đãi ngộ quốc gia; mở cửa thị trường và cạnh tranh công bằng. Trong đó, nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (hay còn gọi là “MFN”) là một trong những nguyên tắc đầu tiên, chính yếu và quan trọng nhất của WTO.
Trong phạm vi bài tiểu luận này, với đề tài: “Phân tích nội dung nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) theo quy định của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) trong khuôn khổ WTO. Lấy 01 ví dụ minh họa”, học viên sẽ đi nghiên cứu, phân tích chi tiết hơn về nguyên tắc này. Bên cạnh đó, để làm rõ hơn trong thực tiễn, học viên đồng thời sẽ đưa ra một ví dụ để minh họa cụ thể hơn về việc áp dụng nguyên tắc này trên thực tiễn.
XEM THÊM ==> DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN
Phần nội dung về Tiểu luận: Phân tích nội dung nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) và lấy ví dụ minh họa
Nguyên tắc MFN là viết tắt của cụm từ “Most favoured nation”, giữ vai trò là nguyên tắc quan trọng nhất của WTO. Với việc đặt nguyên tắc này ngay tại Điều I của Hiệp định GATT có thể hiểu được phần nào tầm quan trọng đó. Theo quy định này, có thể hiểu một cách khái quát nhất rằng nguyên tắc MFN có nghĩa là: “nếu một nước dành cho một nước thành viên một sự đối xử ưu đãi nào đó thì nước này cũng sẽ phải dành sự ưu đãi đó cho tất cả các nước thành viên khác”. Tức là ví dụ nước A, B là cùng là thành viên của GATT, nếu A dành sự đối xử ưu đãi nào đó về thuế thì cũng phải dành sự ưu đãi đó đối với tất cả các nước thành viên khác trong GATT. Có thể nói nguyên tắc đối xử tối huệ quốc nhằm đảm bảo sự công bằng giữa cách đối xử được nhận của các nước thành viên với nhau. Thông thường nguyên tắc MFN được quy định trong các hiệp định thương mại song phương bởi lẽ nếu được áp dụng đa phương thì nguyên tắc MFN cũng đồng nghĩa với nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử vì tất cả các nước sẽ dành cho nhau sự ”đối xử ưu đãi nhất”. ( Tiểu luận: Phân tích nội dung nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) theo quy định của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) trong khuôn khổ WTO. )

Mặt khác, nguyên tắc MFN trong WTO không có tính chất áp dụng tuyệt đối đối với tất cả các quốc gia thành viên. Theo đó, mỗi nước đều có quyền tuyên bố không áp dụng tất cả các điều khoản trong Hiệp định đối với một nước thành viên khác, điều đó cũng được ghi nhận cụ thể trong Hiệp định GATT. Ví dụ như trường hợp nước Mỹ tuyên bố không áp dụng MFN đối với Cuba mặc dù Cuba là thành viên của GATT và WTO.
Có thể lấy 01 ví dụ minh họa về việc áp dụng nguyên tắc tối huệ quốc như sau:
Vào năm 2019, chính phủ Hàn Quốc đã khởi kiện Nhật Bản lên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) liên quan đến quy chế xuất khẩu của Nhật Bản áp dụng đối với một số sản phẩm xuất khẩu sang Hàn Quốc. Theo đó, vào tháng 7/2019, Tokyo tuyên bố siết chặt các quy định xuất khẩu sang Hàn Quốc với chất cản màu, nhựa dẻo và hydro florua có độ tinh khiết cao (HF) – ba nguyên liệu chủ chốt trong sản xuất chip bán dẫn, điện thoại thông minh và màn hình TV. Quy định siết chặt xuất khẩu này của Nhật Bản đã làm ảnh hưởng đến nhiều công ty lớn của Hàn Quốc như Samsung, LG và SK Hynix hiện đang phải nhập khẩu số lượng lớn các sản phẩm trên từ Nhật Bản – hiện là nhà cung cấp lớn nhất của sản phẩm này, chiếm 90% tổng sản lượng nhựa nhiệt dẻo và chất cản màu, 70% lượng khí HF. Trong các nước nằm trong “Danh sách trắng”, các quốc gia được hưởng ưu đãi xuất khẩu của Nhật Bản, Hàn Quốc là nước duy nhất bị Tokyo áp dụng quy chế này. Theo ý kiến của phía Hà Quốc như vậy là Nhật Bản đã vi phạm nguyên tắc tối huệ quốc trong GATT. ( Tiểu luận: Phân tích nội dung nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) theo quy định của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) trong khuôn khổ WTO. )
XEM THÊM ==> TRỌN BỘ TIỂU LUẬN MẪU ĐIỂM CAO
Phần kết luận phân tích nội dung nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN)
Nói tóm lại, nguyên tắc đối xử tối huệ quốc theo quy định của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) trong khuôn khổ WTO là một nguyên tắc đặc biệt quan trọng liên quan đến mối quan hệ về thuế quan và mậu dịch giữa các nước thành viên WTO và GATT. Nguyên tắc nhằm mục đích hướng tới sự đối xử công bằng giữa các quốc gia trong hoạt động thương mại và thuế quan, đặc biệt là các quốc gia đang và kém phát triển.
Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc được áp dụng một cách triệt để trong GATT, tuy nhiên vẫn có những ngoại lệ và miễn trừ nhất định phù hợp với yêu cầu thực tế và mức phát triển của từng quốc gia. Để có cái nhìn rõ hơn về nguyên tắc đối xử tối huệ quốc trong GATT có thể nhìn thông qua ví dụ minh họa về tranh chấp giữa Hàn Quốc và Nhật Bản đã nêu ở trên.
Vì thời gian cấp bách chỉ chia sẻ với các bạn những bài mẫu này, thời gian tới sẽ cập nhật nhiều hơn cho các bạn xem xét, nhớ theo dõi Viettieuluan để cập nhật thông tin sớm hơn.
Hiện tại AD còn nhận viết các bài Tiểu luận, báo cáo, luận văn,… trong quá trình làm bài các bạn gặp bất cứ kho khăn gì hay cần người làm bài hộ thì liên hệ với AD qua zalo Viettieuluan ngay và luôn nhé!