Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần Dầu thực vật Tường An

Rate this post

Tải miễn phí bài Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần Dầu thực vật Tường An, các bạn có thể tải về kham khảo miễn phí, đây là đề tài tiểu luận môn Tài chính doanh nghiệp được giới thiệu cho các bạn sinh viên đang tìm kiếm tài liệu, ngoài ra các bạn có thể kham khảo thêm các bài tiểu luận về Phân tích báo cáo tài chính và tiểu luận về Công ty cổ phần Dầu thực vật Tường An trên chuyên mục tiểu luận Tài chính doanh nghiệp.

Lưu ý: Trong quá trình viết tiểu luận Môn Tài chính doanh nghiệp nếu các bạn không có thời gian và cần hỗ trợ viết bài hoàn chỉnh, chất lượng tốt, các bạn có thể liên hệ với dịch vụ viết tiểu luận chất lượng qua Zalo: https://zalo.me/0932091562


Table of Contents

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU THỰC VẬT TƯỜNG AN

1.1. GIỚI THIỆU CHUNG: (Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty CP Dầu thực vật Tường An)

1.1.1. Một số thông tin cơ bản:

– Tên đơn vị: Công Ty Cổ Phần Dầu Thực Vật Tường An

– Tên viết tắt: Dầu Tường An

– Tên tiếng Anh: Tuong An Vegetable Oil Joint Stock Company

– Ngày thành lập: 20/11/1977, chuyển sang Công ty Cổ phần từ ngày 01/10/2004

– Địa chỉ: 48/5 Phan Huy Ích, Phường 15, Quận Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh.

– Điện thọai: (84.08) 38 153 972 – 38 153 941 – 38 153 950 – 38 151 102

– Fax: (84.08) 38 153 649 – 38 157 095

– E-mail: tuongan@tuongan.com.vn

– Website: http://www.tuongan.com.vn

1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển:

Quá trình xây dựng và phát triển dầu Tường An có thể chia thành 4 giai đoạn:

  1. Giai đoạn đầu năm 1977 – 1984: Tiếp quản và sản xuất theo chỉ tiêu kế hoạch

Ngày 20/11/1977, Bộ lương thực thực phẩm ra quyết định số 3008/LTTP-TC chuyển Xí Nghiệp Công quản dầu ăn Tường An Công ty thành Xí Nghiệp công nghiệp quốc doanh trực thuộc Công ty dầu thực vật miền Nam, sản lượng sản xuất hàng năm theo chỉ tiêu kế hoạch.

  1. Giai đoạn 1985 – 1990 được chuyển giao quyền chủ động sản xuất kinh doanh, xây dựng hoàn chỉnh nhà máy và đầu tư mở rộng công suất

Tháng 07/1984 nhà nước xóa bỏ bao cấp, giao quyền chủ động sản xuất kinh doanh cho các đơn vị. Nhà máy dầu Tường An là đơn vị thành viên của Liên hiệp các xí nghiệp dầu thực vật Việt Nam, hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, được chủ động hoạt động sản xuất kinh doanh.(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty CP Dầu thực vật Tường An)

Trong giai đoạn này, sản phẩm sản xuất và tiêu thụ chủ yếu của Tường An là các sản phẩm truyền thống như Shortening, Margarine, Xà bông bánh. Đây là thời kỳ vàng son nhất của sản phẩm Shortening, thiết bị hoạt động hết công suất nhưng không đủ cung cấp cho các nhà máy sản xuất mì ăn liền. Dầu xuất khẩu, chủ yếu là dầu dừa lọc sấy chiếm tỷ lệ cao trên tổng sản lượng (32%). Việc nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa các mặt hàng luôn là vấn đề được quan tâm thường xuyên vì vậy sản phẩm Tường An trong giai đoạn này đã bắt đầu được ưa chuộng và có uy tín trên thị trường.

  1. Giai đoạn 1991 – tháng 10/2004: Đầu tư mở rộng sản xuất, nâng công suất thiết bị, xây dựng mạng lưới phân phối và chuẩn bị hội nhập
  2. a) Định hướng và phát triển sản phẩm chủ lực:

Dầu Cooking Tường An được đưa ra thị trường từ tháng 10/1991, Tường An là đơn vị đi đầu trong sản xuất dầu Cooking cho người tiêu dùng và cũng là đơn vị đầu tiên vận động tuyên truyền người dân dùng dầu thực vật thay thế mỡ động vật trong bữa ăn hàng ngày để phòng ngừa bệnh tim mạch. Sản lượng tiêu thụ dầu Cooking tăng lên nhanh chóng những năm sau đó (năm 1992 đạt 215% so với năm 1991, năm 1993 đạt 172% so voi năm 1992), được người tiêu dùng ưa chuộng và trở thành sản phẩm chủ lực của Tường An từ đó đến nay.

  1. b) Đầu tư phát triển:

 – Năm 1994 đầu tư máy thổi chai PET của Nhật, đây là dây chuyền thực sự phát huy hiệu quả, Tường An là một trong những đơn vị sản xuất đầu tiên ở Việt Nam có dây chuyền thổi chai PET và chai PET đã được người tiêu dùng đánh giá cao và góp phần đưa sản xuất dầu chai các loại phát triển.

 – Năm 1997 lắp đặt dây chuyền chuyền chiết dầu chai tự động của CHLB Đức công suất 5000 chai 1 lit/giờ. Đây là dây chuyền chiết rót chai tự động đầu tiên ở Việt Nam, giúp Tường An tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động để phục vụ kịp thời nhu cầu tăng nhanh của thị trường.

 – Năm 1998 mặt bằng được mở rộng thêm 5700m2 nâng tổng diện tích Tường An lên 22000m2, xây trạm biến thế điện 1000KVA, lắp đặt thêm 4300 m3 bồn chứa.

 – Năm 2000 lắp đặt dây chuyền thiết bị tinh luyện dầu tự động công suất 150 tấn/ngày công nghệ Châu Âu, góp phần nâng tổng công suất Tường An lên 240 tấn/ngày.

 – Năm 2002 thiết bị hoạt động hết công suất, Tường An đã mua lại Công ty dầu thực vật Nghệ An công suất 30 tấn/ngày thành phân xưởng sản xuất của Tường An. Phân xưởng này sau đó đã được đầu tư cải tạo nâng công suất lên 60 tấn/ngày, là Nhà máy dầu Vinh của Tường An hiện nay.

 – Năm 2004 bắt đầu dự án xây dựng Nhà máy dầu Phú Mỹ công suất 600 tấn/ngày tại Khu công nghiệp Phú Mỹ I, Bà Rịa Vũng Tàu với tổng giá trị đầu tư hơn 330 tỷ đồng.

  1. Giai đoạn tháng 10/2004 đến nay: Thời kỳ chuyển giao và hội nhập

Từ ngày 01/10/2004, việc chuyển đổi mô hình tổ chức, vả hoạt động từ doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần đã đánh dấu bước ngoặc quan trọng đối với Tường An. Quy mô hoạt động được nâng lên, Tường An đã liên tục đỗi mới và nâng tầm hoạt động để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển, đặc biệt là tạo các nguồn lực để tham giá niêm yết trên thị trường chứng khoán vào đầu năm 2007.(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty CP Dầu thực vật Tường An)

Năm 2005 Tường An lắp đặt thêm hai dây chuyền chiết dầu chai tự động công nghệ tiên tiến của Châu Âu, nâng tổng công suất chiết dầu chai tự động của Tường An lên 22500 lit/giờ, tăng gấp 4.5 lần so với trước đây.

Bên cạnh đó, dự án Nhà máy dầu Phú Mỹ tại Khu công nghiệp Phú Mỹ I, Bà Rịa Vũng Tàu tiếp tục được đẩy nhanh tiến độ để kịp hoàn thành vào cuối năm 2006. Đây là bước chuẩn bị tích cực của Tường An trong tiến trình tham gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

  1. Các thành tích đạt được:

Kể từ khi thành lập đến nay, gần 30 năm xây dựng và phát triển, Tường An luôn đạt mức tăng trưởng cao và ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 25%/năm.

Với những thành tích đạt được trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, Tường An được trao tặng rất nhiều huân chương, cờ luân lưu, bằng khen của Chính phủ, của Bộ Công nghiệp và UBND Tp.Hồ Chí Minh:

 – Cờ thi đua của Chính phủ năm 1998, 2001, 2005

 – Cờ thi đua của Bộ công nghiệp từ năm 1987 – 1989, từ năm 1991 – 1997 và năm 2003

 – Cờ thi đua của UBND Tp.HCM năm 1986, 1990, 2004, 2005

 – Huân chương lao động hạng 3 (năm 1990), hạng 2 (năm 1996) và hạng nhất (năm 2000)

  • Các danh hiệu đạt được trên thị trường:

 Trên thị trường nhiều năm qua, hình ảnh con voi đỏ gắn liền với chữ Tường An đã là biểu tượng quen thuộc và trở thành thương hiệu dầu ăn hàng đầu Việt Nam luôn được người tiêu dùng tín nhiệm bình chọn nhiều danh hiệu cao quý:

  • Hàng Việt Nam Chất lượng cao từ năm 1997 đến năm 2006.
  • Topfive ngành hàng thực phẩm.
  • Top 100 thương hiệu mạnh (do bạn đọc báo Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn).
  • Topten Hàng tiêu dùng Việt Nam được ưa thích nhất từ năm 1994 đến năm 1999 (do bạn đọc báo Đại Đoàn kết bình chọn).
  • Giải thưởng “Hàng Việt Nam Chất lượng – Uy Tín” do Báo Đại Đoàn Kết lần đầu tổ chức dành cho các đơn vị từ 5 năm liền topten.
  • Giải thưởng Sao vàng đất Việt năm 2004 do Hội các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam Bình Chọn.
  • Thương hiệu mạnh năm 2004, 2005 do Thời báo Kinh Tế Việt Nam bình chọn.
  • Thương hiệu Việt yêu thích do bạn đọc báo Sài Gòn Doanh Nhân bình chọn năm 2004.
  • Thương hiệu hàng đầu Việt Nam tại Festival thương hiệu Việt năm 2004.

Các sản phẩm Tường An còn nhận được rất nhiều huy chương vàng tại các kỳ hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế.

1.1.3. Lĩnh vực kinh doanh:

– Sản xuất, mua bán và xuất nhập khẩu các sản phẩm chế biến từ dầu, mỡ động thực vật, từ các loại hạt có dầu, thạch dừa.

– Sản xuất, mua bán các loại bao bì đóng gói.

– Mua bán, xuất nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất, chế biến ngành dầu thực vật.

– Cho thuê mặt bằng, nhà xưởng.

– Sản xuất, mua bán các loại gia vị ngành chế biến thực phẩm, nước chấm, nước xốt (không sản xuất tại trụ sở).

– Sản xuất, mua bán các loại sản phẩm ăn liền (mì, bún, phở, bánh đa, cháo ăn liền).

– Đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa.

– Kinh doanh khu vui chơi giải trí (không hoạt động tại trụ sở).

– Hoạt động sinh hoạt văn hóa (tổ chức giao lưu, gặp mặt).

– Kinh doanh nhà ở (xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê).(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty CP Dầu thực vật Tường An)

1.1.4. Vị thế công ty:

Sản phẩm dầu ăn mang thương hiệu Tường An dù không còn là đơn vị dẫn dầu trong khoảng 5 năm trở lại đây, nhưng vẫn là tên tuổi nổi tiếng trên thị trường về sản lượng và chủng loại sản phẩm. Dầu thực vật Tường An là một thương hiệu có uy tín trên thị trường Việt Nam đã chiếm được lòng tin của người tiêu dùng trong cả nước. Trang thiết bị công nghệ tiên tiến: dây chuyền tinh luyện dầu tự động, dây chuyền chiết dầu chai tự động theo tiêu chuẩn công nghệ Châu Âu… Là đơn vị trong ngành dầu luôn quan tâm đến vấn đề sức khoẻ và dinh dưỡng cộng đồng bằng cách vận động người dân dùng dầu thực vật thay thế mỡ động vật và nghiên cứu cho ra đời các sản phẩm có bổ sung vi chất dinh dưỡng

1.2. CƠ CẤU CỔ ĐÔNG:

Cơ cấu cổ đông Tỷ lệ
Sở hữu nhà nước 0.00%
Sở hữu nước ngoài 1.34%
Sở hữu khác 98.66%

1.3. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

1.3.1. Tình hình hoạt động kinh doanh:

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2014 Năm 2015 Tăng giảm so với 2014 (%) Kế hoạch 2015 So sánh với kế hoạch (%)
Tổng doanh thu Triệu 4,130,532 3,595,192 -13%  

4,320,000

83.2%
Tổng chi phí Triệu 4,065,503 3,522,781 -13%    
Lợi nhuận trước thuế Triệu 79,704 87,286 10%    
Lợi nhuận sau thuế Triệu 63,259 69,740 10%    
Lợi nhuận cơ bản trên cổ phiếu(EPS) Đồng/Cổ phần 3,333 3,388 2%    

Doanh thu 2015 đạt 3,595,192 triệu đồng giảm so với năm 2014 là 13%. Tồng chi phí năm 2015 là 3,522,781 triệu đồng giảm so với 2014 là 13%. Lợi nhuận trước thuế năm 2015 so với năm 2014 là tăng 10%. Lợi nhuận sau thuế năm 2015 là 69,740 triệu đồng tăng 10% so với năm 2014.

Lợi nhuận cơ bản trên mỗi cổ phiếu năm 2015 đạt 3,388 đồng/cổ phẩn tăng 2% so với năm 2014, đó là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang lưu hành trên thị trường, đồng thời chỉ số thể hiện khả năng thu lợi nhuận của doanh nghiệp.

1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh:

Một số chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh Công Ty năm 2011 đến năm 2015

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Tổng giá trị tài sản Triệu 1,031,008 1,001,871 1,222,589 1,209,437 1,225,982
Doanh thu thuần Triệu 4,432,339 4,031,608 4,291,079 4,123,378 3,593,395
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Triệu 26,777 80,152 81,888 76,062 85,588
Lợi nhuận khác Triệu 1,795 2,350 4,320 3,643 1,698
Lợi nhuận trước thuế Triệu 28,572 82,502 86,208 79,704 87,286
Lợi nhuận sau thuế Triệu 25,232 63,842 65,858 63,259 69,740

 

Vượt qua những tin đồn về thâu tóm sáp nhập, TAC vẫn kinh doanh thành công trong năm 2012 với lợi nhuận sau thuế đạt 63,842 triệu đồng, tăng gần 153% năm 2011 và vượt gần 23% kế hoạch đề ra.

Tuy nhiên, thông qua chỉ tiêu doanh thu thuần từ năm 2011 đến năm 2015 đang thấy xu hướng giảm dần đều, đặc biệt vào năm 2015 doanh thu thuần chỉ đạt 3.593.395 triệu đồng, giảm tới 12.9% so với năm 2014.

1.4. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VÀ ĐẦU TƯ:

– Với nhu cầu tiêu thụ dầu thực vật ngày càng tăng ở thị trường nội địa còn đang trong giai đoạn phát triển và hướng tới xuất khẩu ra thị trường khu vực và thế giới. Công ty đang có kết hoạch đầu tư xây dựng mới các dự án nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng. Công ty thực hiện đầu tư hai dự án: 

  • Dự án đầu tư mới nhà máy Dầu Phú Mỹ và di dời nhà máy dầu Tường An với tổng giá trị dự án là 276,153 triệu đồng;
  • Dự án đầu tư dây chuyền thiết bị tách phân đoạn dầu cọ với tổng giá trị dự án là 52,358 triệu đồng.
  • Các mục tiêu chủ yếu của công ty:(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty CP Dầu thực vật Tường An)

– Trở thành một trong những công ty hàng đầu trong ngành dầu thực vật tại Việt Nam.

– Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về dầu thực vật, nâng cao chât lượng sản phẩm đem lại dinh dưỡng và sức khỏe cho người tiêu dùng. 

– Đảm bảo và nâng cao đời sống, thu nhập cho người lao động. 

  • Chiến lược ngắn hạn:

– Xây dựng uy tín thương hiệu Tường An

– Mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa cũng như thị trường xuất khẩu 

– Phát triển hệ thống phân phối chuyên nghiệp 

– Xây dựng đội ngũ bán hàng có năng lực và chuyên nghiệp nhằm phát triển thương hiệu 

– Đa dạng hóa sản phẩm, cái tiến mẫu mã, tập trung phát triển những nhãn hàng cao cấp 

XEM THÊM ==> DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN

  • Chiến lược trung hạn:

Hoàn thiện bộ máy kinh doanh gọn nhẹ, hiệu quả, áp dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động phân phối bán hàng để nâng cao hiệu quả quản lý và xây dựng bộ máy tiếp thị chuyên nghiệp nhằm tăng doanh số, đa dạng nhãn hàng, chiếm vị trí dẫn đầu trong ngành thực vật. 

  • Chiến lược dài hạn:

Đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng thiết bị kỹ thuật đảm bảo sản lượng và chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ và đòi hỏi chất lượng ngày càng cao của người tiêu dùng. Phát triển công ty trở thành công ty hàng đầu trong ngành dầu thực vật tại thị trường Việt Nam.

PHẦN 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY

2.1. PHÂN TÍCH TỶ LỆ:

2.1.1. Các tỷ lệ đánh giá khả năng thanh toán:

2.1.1.1. Tỷ lệ lưu động CR (Current ratio):

Thông số: ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Tài sản ngắn hạn: Triệu 767,760 764,646 1,011,888 1,018,513 1,049,673
Nợ ngắn hạn: Triệu 645,676 623,583 813,138 771,511 778,325
CR   1.19 1.23 1.24 1.32 1.35

Nhận xét:

Nếu một công ty đang gặp khó khăn về tài chính, công ty sẽ chi trả cho các hóa đơn thanh toán bị chậm trể hơn (các khoản phải trả nhà cung cấp), hoặc phải vay tiền từ Ngân Hàng… Tất cả các hoạt động này làm cho nợ ngắn hạn tăng lên. Nếu nợ ngắn hạn tăng nhanh hơn tài sản ngắn hạn, tỷ lệ lưu động sẽ giảm xuống và đây là dấu hiệu của khó khăn rắc rối tài chính có thể xảy ra đối với công ty.

– Năm 2011 đến 2012 tỷ lệ lưu động tăng 3.4% so với năm 2011

– Năm 2012 đến 2013 tỷ lệ lưu động gần như không đổi, dao động tăng nhẹ 0.8 % so với năm 2012

– Năm 2013 đến 2014 tỷ lệ lưu động tăng 6.5% so với năm 2013

– Năm 2014 đến 2015 tỷ lệ lưu động tăng 2.3% so với năm 2014, tài sản ngắn hạn tăng 3.1%, nợ ngắn hạn tăng 0.9%, tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn lớn hơn so với tốc độ tăng của nợ ngắn hạn.

– Từ năm 2011 đến năm 2015 ta thấy rằng, tỷ lệ lưu động CR tăng đều từ 1.19 đến 1.35 tăng 13.4% phản ánh khả năng thanh toán của công ty ngày càng tốt.

2.1.1.2. Tỷ lệ thanh toán QR (Quick ratio):

Thông số ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Tài sản ngắn hạn Triệu 767,760 764,646 1,011,888 1,018,513 1,049,673
Tồn kho Triệu 573,918 459,728 479,769 627,808 609,292
Tài sản ngắn hạn khác   23,372 6,367 21,186 13,152 34,041
TSNH-TK-TSNH khác Triệu 170,470 298,550 510,933 377,553 406,340
Nợ ngắn hạn Triệu 645,676 623,583 813,138 771,511 778,325
QR   0.26 0.48 0.63 0.49 0.52

Nhận xét:

– Khả năng Thanh toán nhanh (Quick Ratio) phản ánh mức độ tương quan giữa tiền mặt và các khoản đầu tư ngắn hạn (các khoản đầu tư có thể chuyển đổi thành tiền mặt một cách nhanh chóng) với các khoản nợ tài chính đến hạn trong vòng 1 năm. 

– Tỉ lệ thanh toán nhanh của công ty qua 5 năm đều nhỏ hơn 1, khả năng thanh toán nhanh QR từ năm 2014 đến 2015 tỷ lệ tăng 6.1 %, tài sản ngắn hạn tăng 3.1%, nợ ngắn hạn giảm 0.9%

2.1.1.3. Các tỷ lệ đánh giá hiệu quả hoạt động: (Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty CP Dầu thực vật Tường An)

Hiệu quả sử dụng tổng tài sản TAT (Total asset turn):

Thông số ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Doanh thu ròng bán hàng và cung cấp dịch vụ Triệu 4,432,339 4,031,608 4,291,079 4,123,378 3,593,395
Doanh thu hoạt động tài chính Triệu 4,493 5,562 20,450 18,074 14,974
Doanh thu thu nhập khác Triệu 1,855 2,455 4,374 3,755 1,698
Tài sản ngắn hạn Triệu 767,760 764,646 1,011,888 1,018,513 1,049,673
Tài sản dài hạn Triệu 263,248 237,225 210,701 190,924 176,309
Tổng doanh thu ròng (TNS) Triệu 4,438,687 4,039,625 4,315,904 4,145,207 3,610,067
Tổng tài sản (A) Triệu 1,031,008 1,001,871 1,222,589 1,209,437 1,225,982
TAT=TNS:A   4.31 4.03 3.53 3.43 2.94

Nhận xét:

Hiệu quả sử dụng tổng tài sản giảm dần từ 2011 đến 2015, doanh thu ròng giảm đều từ 2011 đến 2015, tỷ lệ TAT giảm 31.8% trong vòng 5 năm. Tương ứng ở năm 2011 cứ mỗi 4.31 đồng tài sản ta tạo ra được 1 đồng doanh thu thì đến năm 2015 cứ mỗi 2.94 đồng tài sản ta tạo ra được 1 đồng doanh thu. Chỉ số trên cho thấy công ty sử dụng vốn hiệu quả, cần tiếp tục phát huy trong tương lai.(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty CP Dầu thực vật Tường An)

2.1.1.4. Vòng quay tồn kho IT:

Thông số: ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Gía vốn hàng bán Triệu 4,099,690 3,653,421 3,874,856 3,694,421 3,240,464
Gía trị hàng tồn kho Triệu 573,918 459,728 479,769 627,808 609,292
IT   7.14 7.95 8.08 5.88 5.32

Nhận xét:

Vòng quay tồn kho giảm dần từ năm 2011 đến 2015, dao động trong khoảng 5-8 lần mỗi năm, chưa đạt mức hai con số, cho thấy hiệu quả quản lý tồn kho chưa tốt, do đó hàng hóa công ty sẽ bị ứ động nhiều ở tồn kho, làm hiệu quả sử dụng vốn.

Và những năm gần đây tỷ số này đang giảm xuống rõ rệt, cụ thể là năm gần nhất là 2015 tỷ số chỉ còn 5.32 so với năm 2011 là 7.14 giảm tới 25.5% điều này cho thấy vòng quay hàng tồn kho đang giảm hiệu quả rất nhiều.

2.1.1.5. Kỳ thu tiền bình quân ACP (Average collection period)

Thông số ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Khoản phải thu Triệu 66,772 97,998 104,467 82,369 87,486
Doanh thu ròng về bán hàng và dịch vụ Triệu 4,442,783 4,057,149 4,301,847 4,130,532 3,595,192
ACP   5.41 8.70 8.74 7.18 8.76

Nhận xét:

 Tỷ số này cho biết công ty trung bình mất bao nhiêu ngày từ lúc bán được hàng, dịch vụ đến lúc nhận được tiền. Phân tích tỷ lệ năm 2014 đến 2015 tăng 22% so với năm 2014 từ kết quả cho thấy công ty cần quan tâm đến việc thu nợ, rút ngắn thời hạn thu tiền trong thời gian sắp tới.

2.1.2. Tỷ lệ quản trị nợ:

2.1.2.1. Tỷ lệ nợ/ tổng tài sản D/A:

Thông số ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Tổng nợ Triệu 678,799 623,583 813,138 771,511 778,325
Tổng tài sản Triệu 1,031,008 1,001,871 1,222,589 1,209,437 1,225,982
D/A   65.84% 62.24% 66.51% 63.79% 63.49%

Nhận xét:

Từ năm 2014 đến 2015 tỷ lệ nợ trên tổng tài sản gần như không đổi, giảm nhẹ 0.3%, cho thấy khả năng trả nợ của công ty đang giữ vững.

2.1.2.2. Tỷ lệ thanh toán lãi vay ICR

Thông số ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
EBIT Triệu 70,474 99,883 94,687 87,397 96,322
Chi phí lãi vay Triệu 41,902 17,380 8,479 7,693 9,036
ICR   1.68 5.75 11.17 11.36 10.66

Nhận xét:

Phản ánh khả năng trang trải lãi vay từ lợi nhuận kinh doanh:

– Năm 2011 đến năm 2012 tỷ lệ thanh toán lãi vay tăng 242.3% so với 2011

– Năm 2012 đến năm 2013 tỷ lệ thanh toán lãi vay tăng 94.3% so với 2012

– Năm 2013 đến năm 2014 tỷ lệ thanh toán lãi vay tăng 1.7% so với 2013

– Năm 2014 đến năm 2015 tỷ lệ thanh toán lãi vay giảm 6.2% so với năm 2014

Chỉ tiêu này đo lường khả năng trả lãi vay của công ty so với các năm của công ty cho thấy khả năng thanh toán lãi vay tốt. Ban lãnh đạo đã cân đối được dòng tiền: vay nợ – phải trả người bán – tiền mặt để tối ưu chi phí lãi vay, dẫn đến tỷ lệ thanh toán lãi vay ICR tăng.(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty CP Dầu thực vật Tường An)

2.1.2.3. Tỷ số khả năng trả nợ:

Thông số ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Chi phí lãi vay Triệu 41,902 17,380 8,479 7,693 9,036
EBITDA Triệu 332,650 378,188 416,223 428,958 352,930
Nợ gốc Triệu -2,247,830 -1,858,875 -1,977,692 -2,665,630 -2,136,445
TTTTT   0 0 0 0 0
Tỷ số khả năng trả nợ   0.15 0.20 0.21 0.16 0.16

Nhận xét:

XEM THÊM ==> DOWNLOAD 999+ TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Dùng để do lường trả nợ gốc vay và lãi của công ty từ các nguồn doanh thu, khấu hao,lợi nhuận trước thuế.

Theo kết quả cho thấy từ năm 2011 đến năm 2015 tỷ lệ khả năng trả nợ <1. Điều này có nghĩa nguồn tiền Công Ty có thể để trả nợ nhỏ hơn trả gốc vay và lãi cho thấy khả năng trả nợ gốc vay là thấp.

2.1.3. Các tỷ lệ đánh giá khả năng sinh lợi:

2.1.3.1. Doanh lợi gộp bán hàng và dịch vụ GPM:

Thông số ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Lợi nhuận gộp Triệu 332,650 378,188 416,223 428,958 352,930
Doanh thu Triệu 4,432,339 4,031,608 4,291,079 4,123,378 3,593,395
GPM   7.51% 9.38% 9.70% 10.40% 9.82%

Nhận xét:

Tỷ số này cho thấy một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp

– Từ năm 2011 đến 2012 GPM tăng 1.87% so với 2011, năm 2012 đến 2013 GPM giảm 0.32% làm giảm khả năng sinh lợi của công ty.

– Từ năm 2013 đến 2014 GPM tăng lại 0.7%, năm 2014 đến 2015 GPM giảm nhẹ 0.58% không chêch lệch mấy so với các năm trước, chứng tỏ công ty có xu hướng giữ vững khả năng sinh lợi của mình

2.1.3.2. Doanh lợi ròng NPM:

Thông số ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Doanh thu ròng Triệu 4,438,687 4,039,625 4,315,904 4,145,207 3,610,067
Lợi nhuận ròng Triệu 25,232 63,842 65,858 63,259 69,740
NPM   0.57% 1.58% 1.53% 1.53% 1.93%

Nhận xét:

Tỷ số này cho thấy một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông.

– Năm 2012 NPM đạt 1.58% tăng 177.2% so với năm 2011.

– Chỉ số này giảm nhẹ và đạt mức 1.53%, giữ vững cho 2 năm kế tiếp 2013 và 2014.

– Năm 2015 NPM tăng 26% so với năm 2014 đạt 1.93%(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty CP Dầu thực vật Tường An)

Nhìn chung NPM có xu hướng tăng do các khoản chi phí bán hàng quản lý giảm điều này cho thấy tỷ số tăng khả năng sinh lợi cho cổ đông.

2.1.3.3. Sức sinh lợi cơ bản BEP:

Thông số ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
EBIT Triệu 70,474 99,883 94,687 87,397 96,322
Tổng tài sản (A) Triệu 1,031,008 1,001,871 1,222,589 1,209,437 1,225,982
BEP   0.07 0.10 0.08 0.07 0.08

Nhận xét:

Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lợi căn bản của công ty, nghĩa là chưa kể đến ảnh hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính.

– Từ năm 2011 đến năm 2012 khả năng sinh lợi công ty tăng 3.13% do lợi nhuận trước thuế và lãi vay tăng 42.9%

– Từ năm 2012 đến năm 2015 khả năng sinh lợi công ty có xu hướng giảm dần.

– Khả năng sinh lợi cơ bản năm 2015 tăng 14.3% so với năm 2014 do lợi nhuận trước thuế và lã vay tăng 10.2% trong khi đó tổng tài sản chỉ tăng 1.4% so với 2014.

2.1.3.4. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROA

Thông số ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN Triệu 25,232 63,842 65,858 63,259 69,740
Tổng tài sản Triệu 1,031,008 1,001,871 1,222,589 1,209,437 1,225,982
ROA   0.02 0.06 0.05 0.05 0.06

Nhận xét:

ROA dùng để đo lưởng khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty.

– Từ năm 2011 đến 2012 cho thấy ROA của công ty tăng mạnh 200% so với 2011

– Từ năm 2012 đến 2015 ROA của công ty không có sự biến động nhiều, để đến năm 2015 giữ vững 0.06(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty CP Dầu thực vật Tường An)

2.1.3.5. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sỡ hữu ROE

Thông số ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN Triệu 25,232 63,842 65,858 63,259 69,740
Vốn chủ sở hữu Triệu 352,209 378,289 409,450 437,926 447,657
ROE   0.07 0.17 0.16 0.14 0.16

Nhận xét:(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty CP Dầu thực vật Tường An)

Tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường.

– Từ năm 2011 đến năm 2012 ROE tăng 142.9% do lợi nhuận sau thuế của công ty tăng 153% trong khi vốn chủ sở hữu chỉ tăng 7.4%

– Từ năm 2012 đến năm 2013 ROE giảm 5.9%

– Từ năm 2013 đến năm 2014 ROE giảm 12.5%

– Từ năm 2014 đến năm 2015 ROE tăng 14.3%, do tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế 10.2% và vốn chủ sở hữu chỉ tăng 2.2% nghĩa là hiệu quả sử dụng vốn của công ty, công ty đã đưa ra nhiều biện pháp để sử dụng đồng vốn có hiệu quả nhất.

2.1.4. Các tỷ lệ đánh giá theo gốc độ thị trường:

2.1.4.1. Tỷ lệ giá /thu nhập (P/E):

Thông số ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Giá cổ phiếu đóng cửa cuối năm Đồng 21,400 40,800 42,300 45,900 38,900
Lãi cơ bản trên cổ phiếu Đồng 1,329 3,364 3,470 3,333 3,388
P/E   16.10 12.13 12.19 13.77 11.48

Nhận xét:

Tỷ lệ này cho biết nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu tiền để thu được một đồng lợi nhuận của công ty. Tỷ số này qua các năm có biến động từ năm 2011 là chỉ số 16.10 đến năm 2015 tỷ số giảm còn 11.48. Điều này cho thấy đầu tư vào công ty tăng sự rủi ro và triển vọng không cao. (Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty CP Dầu thực vật Tường An)

2.1.4.2. Tỷ lệ giá trị thị trường/ giá trị cổ phiếu (P/B):

Thông số ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Gía thị trường Đồng 21,400 40,800 42,300 45,900 38,900
Gía sổ sách Đồng 18,557 19,931 21,573 23,073 23,585
P/B   1.15 2.05 1.96 1.99 1.65

Nhận xét:

Điều này cho thấy mức độ so sánh giữa giá cả cổ phiếu trên thị trường và giá trị cổ phiếu sổ sách. Qua kết quả cho thấy giá trị cổ phiếu thị trường của cổ phiếu cao hơn giá trị sổ sách, tuy nhiên tỷ lệ P/B đang có khuynh hướng giảm dần. Năm 2015 tỷ lệ P/B giảm 17.1% so với năm 2014. Điều này cho thấy nhà đầu tư đang cân nhắc về TAC, có thể nhà đầu tư sẽ chuyển hướng qua các công ty khác.

2.1.4.3. Tỷ số giá/ dòng tiền P/CF       

Thông số ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Lãi ròng Triệu 25,232 63,842 65,858 63,259 69,740
Khấu hao TSCĐ Triệu 28,655 30,011 34,729 33,153 32,957
CP đang lưu hành   18,980,200 18,980,200 18,980,200 18,980,200 18,980,200
CFPS=NI+Khấu hao TSHH TSVH/ CP thường đang lưu thông   2,839 4,945 5,300 5,080 5,411
Gía thị trường Đồng 21,400 40,800 42,300 45,900 38,900
P/CF   7.54 8.25 7.98 9.04 7.19

 

Nhận xét:

Giá/dòng tiền là tỷ số giữa giá cổ phiếu trên dòng tiền nhàn rỗi (số tiền còn lại của doanh nghiệp sau khi thanh toán hết toàn bộ chi phí)

Qua kết quả phân tích cho thấy TAC có chỉ số P/CF tăng giảm không đều qua các năm.

Năm 2012 chỉ số P/CF đạt 8.25 tăng 9.4% so với năm 2011, năm 2013 chỉ số P/CF giảm xuống còn 7.98, nhưng đến năm 2014 P/CF tăng 13.3% so với năm 2013, đạt 9.04. Và đến năm 2015 lại là sự giảm xuống của chỉ số trên, chỉ đạt 7.19, giảm 20% so với năm 2014.(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty CP Dầu thực vật Tường An)

Qua đó cho thấy trong tương lai TAC có thể đang đối mặt với rủi ro hoặc tăng trưởng nhẹ, vì các chỉ số tăng giảm thất thường.

2.2. PHÂN TÍCH CƠ CẤU:

2.2.1. Phân tích cơ cấu theo bảng cân đối kế toán:

ĐVT: Triệu

DANH MỤC Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Gía trị Tỷ trọng Gía trị Tỷ trọng Gía trị Tỷ trọng Gía trị Tỷ trọng Gía trị Tỷ trọng
I – TÀI SẢN NGẮN HẠN 767,760 76% 764,646 76% 1,011,888 83% 1,018,513 84% 1,049,673 86%
1. Tiền và các khoản tương đương tiền 103,698 10% 200,553 20% 406,466 33% 295,184 24% 63,854 5%
2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0% 0% 0% 0% 255,000 21%
3. Các khoản phải thu ngắn hạn 66,772 7% 97,998 10% 104,467 9% 82,369 7% 87,486 7%
4. Hàng tồn kho 573,918 57% 459,728 46% 479,769 39% 627,808 52% 609,292 50%
5. Tài sản ngắn hạn khác 23,372 2% 6,367 1% 21,186 2% 13,152 1% 34,041 3%
II – TÀI SẢN DÀI HẠN 246,252 24% 237,111 24% 203,591 17% 189,834 16% 173,934 14%
1. Các khoản phải thu dài hạn 0% 0% 0% 0% 0%
2. Tài sản cố định 243,923 24% 234,325 23% 200,923 17% 187,182 15% 170,793 14%
3. Lợi thế thương mại 0% 0% 0% 0% 0%
4. Bất động sản đầu tư 0% 0% 0% 0% 0%
5. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 1,248 0% 1,824 0% 1,824 0% 1,824 0% 1,824 0%
6. Tài sản dài hạn khác 1,081 0% 963 0% 844 0% 829 0% 1,318 0%
Tổng cộng tài sản 1,014,012 100% 1,001,757 100% 1,215,479 100% 1,208,348 100% 1,223,608 100%
I – NỢ PHẢI TRẢ 678,799 66% 623,583 62% 813,138 67% 771,511 64% 778,325 63%
1. Nợ ngắn hạn 645,676 63% 623,583 62% 813,138 67% 771,511 64% 778,325 63%
2. Nợ dài hạn 33,123 3% 0% 0% 0% 0%
II – VỐN CHỦ SỞ HỮU 352,209 34% 378,289 38% 409,450 33% 437,926 36% 447,657 37%
1. Vốn chủ sở hữu 352,209 34% 378,289 38% 409,450 33% 437,926 36% 447,657 37%
2. Nguồn kinh phí và các quỹ khác 0% 0% 0% 0% 0%
III – LỢI ÍCH CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ 0% 0% 0% 0% 0%
Tổng cộng nguồn vốn 1,031,008 100% 1,001,871 100% 1,222,589 100% 1,209,437 100% 1,225,982 100%

Nhận xét: (Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty CP Dầu thực vật Tường An)

Tài sản: Qua bảng cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty cuối năm 2015 ta thấy cơ cấu tài sản công ty thay đổi theo hướng tăng tài sản ngắn hạn, giảm tài sản dài hạn.

– Năm 2011 đến 2015 tài sản ngắn hạn tăng, tỷ trọng các khoản đầu tư ngắn hạn tăng qua các năm, các khoản phải thu ngắn không thay đổi nhiều và hàng tồn kho tăng.

Tài sản dài hạn từ 2014 đến 2015 giảm 2% trong cơ cấu tổng tài sản của công ty, do công ty tăng tài sản cố định, cho thấy công ty đang đầu tư mở rộng quy mô.

Nguồn vốn: Tỷ lệ nợ phải trả cho thấy sự tăng mạnh vào năm 2013, tăng 30.4% so với năm 2012, sau đó giảm xuống còn 771,551 triệu đồng vào năm 2014, và không có sự thay đổi nhiều vào năm 2015 đạt mức 778,325 triệu đồng, tăng 0.9% so với năm 2014. Vốn chủ sở hữu có khuynh hướng tăng dần đều trong giai đoạn năm 2011 đến năm 2015.

2.2.2. Phân tích cơ cấu theo kết quả hoạt động kinh doanh:

DANH MỤC Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Gía trị Tỷ trọng Gía trị Tỷ trọng Gía trị Tỷ trọng Gía trị Tỷ trọng Gía trị Tỷ trọng
3. Doanh thu thuần (1)-(2) 4,432,339.43 100% 4,031,608.49 100% 4,291,079.22 100% 4,123,378.37 100% 3,593,394.59 100%
4. Giá vốn hàng bán 4,099,689.84 92% 3,653,420.87 91% 3,874,855.74 90% 3,694,420.73 90% 3,240,464.50 90%
5. Lợi nhuận gộp (3)-(4) 332,649.58 8% 378,187.62 9% 416,223.48 10% 428,957.64 10% 352,930.09 10%
6. Doanh thu hoạt động tài chính 4,492.77 0% 5,561.62 0% 20,450.39 0% 18,073.71 0% 14,974.31 0%
7. Chi phí tài chính 53,486.86 1% 17,874.44 0% 8,710.72 0% 8,645.63 0% 11,181.53 0%
9. Chi phí bán hàng 204,263.50 5% 250,571.47 6% 305,430.90 7% 320,017.79 8% 226,236.31 6%
10. Chi phí quản lý doanh nghiệp 52,614.75 1% 35,151.20 1% 40,643.93 1% 42,306.24 1% 44,898.35 1%
11. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (5)+(6)-(7)+(8)-(9)-(10) 26,777.25 1% 80,152.12 2% 81,888.32 2% 76,061.68 2% 85,588.22 2%
14. Lợi nhuận khác (12)-(13) 1,794.53 0% 2,350.21 0% 4,319.96 0% 3,642.70 0% 1,698.12 0%
8. Phần lợi nhuận hoặc lỗ trong công ty liên kết liên doanh 0.00 0% 0.00 0% 0.00 0% 0.00 0% 0.00 0%
15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (11)+(14) 28,571.78 1% 82,502.33 2% 86,208.28 2% 79,704.39 2% 87,286.34 2%
19. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (15)-(18) 25,231.89 1% 63,842.07 2% 65,858.09 2% 63,258.68 2% 69,739.97 2%
23. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 1,329.00 0% 3,364.00 0% 3,470.00 0% 3,333.00 0% 3,388.00 0%

Nhận xét:

Trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các chỉ số tổng lợi nhuận trước thuế tăng đều từ năm 2011 đến năm 2013. Từ năm 2013 đến năm 2014 tổng lợi nhuận kế toán trước thuế giảm 7.5%, tiếp sau là sự tăng trở lại 9.5% vào năm 2015.

Giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, và chi phí tài chính đều giảm, góp phần đem lại lợi nhuận sau thuế của công ty tăng, cho thấy công ty đang đi đúng hướng trong việc giảm các loại chi phí, đầu tư đúng chỗ. (Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty CP Dầu thực vật Tường An)

XEM THÊM 99+==> LỜI MỞ ĐẦU TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

2.3. PHÂN TÍCH CHỈ SỐ Z:

THÔNG SỐ ĐVT 2011 2012 2013 2014 2015
Tài sản ngắn hạn Triệu 767,760 764,646 1,011,888 1,018,513 1,049,673
Nợ phải trả Triệu 678,799 623,583 813,138 771,511 778,325
Lợi nhuận chưa phân phối Triệu 45,961 62,464 86,471 108,620 118,352
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Triệu 70,474 99,883 94,687 87,397 96,322
Nguồn vốn chủ sở hữu Triệu 352,209 378,289 409,450 437,926 447,657
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Triệu 4,442,783 4,057,149 4,301,847 4,130,532 3,595,192
Tổng tài sản Triệu 1,031,008 1,001,871 1,222,589 1,209,437 1,225,982
X1 1.2                0.74                0.76                0.83                0.84                0.86
X2 1.4                0.04                0.06                0.07                0.09                0.10
X3 3.3                0.07                0.10                0.08                0.07                0.08
X4 0.64                0.52                0.61                0.50                0.57                0.58
X5 0.999                4.31                4.05                3.52                3.42                2.93
Chỉ số Z                  5.82                5.77                5.19                5.15                4.72

 Nhận xét:

Từ bảng phân tích chỉ số Z trên, ta nhận thấy Z luôn lớn hơn 2.99, chứng tỏ công ty nằm trong vùng an toàn.

Qua các năm ta thấy chỉ số Z được giữ vững ở mức trên 5, riêng năm 2015 chỉ số Z có giảm nhẹ 0.43% so với năm 2014, chứng tỏ Ban lãnh đạo công ty đang có những hướng đầu tư và phát triển tốt, hạn chế nguy cơ phá sản.

2.4. PHÂN TÍCH CÁC ĐÒN BẢY TÀI CHÍNH:

THÔNG SỐ ĐVT 2011 2012 2013 2014 2015
Lợi nhuận kế toán trước thuế Triệu 28,572 82,502 86,208 79,704 87,286
Chi phí lãi vay Triệu 41,902 17,380 8,479 7,693 9,036
EBIT Triệu 70,474 99,883 94,687 87,397 96,322
Chi phí tài chính Triệu 53,487 17,874 8,711 8,646 11,182
Chi phí bán hàng Triệu 204,263 250,571 305,431 320,018 226,236
Chi phí quản lí doanh nghiệp Triệu 52,615 35,151 40,644 42,306 44,898
Tổng định phí Triệu 310,365 303,597 354,786 370,970 282,316
DOL    5.40  4.04  4.75  5.24  3.93
DFL    2.47  1.21  1.10  1.10  1.10
DTL    13.33  4.89  5.21  5.75  4.34

Nhận xét:

Đòn cân định phí DOL nhìn chung giảm dần qua các năm, riêng từ năm 2013 đến năm 2014 ta thấy DOL tăng 17,6%, nhưng giai đoạn năm 2014 đến năm 2015 DOL giảm 25% xuống còn 3.93, phân bổ định càng nhỏ, phần trăm định phí đo lường phần trăm thay đổi trong lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) khi doanh thu thay đổi 1%, DOL giảm như trên sẽ khiến công ty chịu rủi ro kinh doanh thấp trong điều kiện kinh tế.

Đòn cân tài chính DFL đo lường mức độ ảnh hưởng đòn cân nợ đến thu nhập ròng của cổ đông tức thay đổi EPS khi EBIT thay đổi 1%. Từ năm 2011 đến năm 2013 có xu hướng giảm dần từ 2.47 xuống còn 1.10, và giữ vững cho 3 năm kế tiếp từ năm 2013 đến năm 2015.

DTL thể hiện mức độ nhạy cảm vốn chủ sở hữu với sự thay đổi doanh thu DLT có xu hướng giảm dần vì DOL và DFL đều giảm qua các năm, cũng cho thấy công ty đang giảm mức độ rủi ro chung, năm 2015 đạt 4.43 giảm 67,44% so với năm 2011.(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty CP Dầu thực vật Tường An)

2.5. PHÂN TÍCH HÒA VỐN:

CHỈ TIÊU ĐVT 2011 2012 2013 2014 2015
HÒA VỐN LỜI LỖ            
Định phí F =CPBH + CPQLDN +CPTC Triệu 310,365 303,597 354,786 370,970 282,316
Biến phí V = GVBH Triệu 4,099,690 3,653,421 3,874,856 3,694,421 3,240,464
Doanh thu hòa vốn lời lỗ Triệu 4,135,413 3,236,448 3,657,682 3,565,966 2,874,432
HÒA VỐN TIỀN MẶT            
Định phí tiền mặt Ftm Triệu 281,230 258,636 327,575 301,854 248,399
Biến phí V = GVBH Triệu 4,099,690 3,653,421 3,874,856 3,694,421 3,240,464
Doanh thu hòa vốn tiền mặt Triệu 3,747,206 2,757,143 3,377,155 2,901,584 2,529,096
HÒA VỐN TRẢ NỢ            
Định phí trả nợ Ftn = Ftm + I Triệu 41,902 17,381 8,479 7,693 9,036
Biến phí V = GVBH Triệu 4,099,690 3,653,421 3,874,856 3,694,421 3,240,464
Doanh thu hoà vốn trả nợ Triệu 558,317 185,285 87,416 73,950 92,001
Doanh thu thuần Triệu 4,432,339 4,031,608 4,291,079 4,123,378 3,593,395

Nhận xét:

 Doanh thu thuần của công ty từ năm 2011 đến năm 2015 điều cao hơn mức doanh thu hòa vốn lời lỗ, hòa vốn tiền mặt và doanh thu trả nợ cho thấy công ty hoạt động ổn định.

2.6 PHƯƠNG TRÌNH DU PONT

Phương trình DU PONT nói lên mối quan hệ của các tỷ số như   ,   trong tỷ số ROA, ROE phản ánh sức sinh lợi của doanh nhiệp như thu nhập trên tài sản(ROA), thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE), bằng cách tích số của các tỷ số trên lại với nhau và cho thấy mối quan hệ nhân quả của chúng, và điều đó cho phép chúng ta phân tích được sự ảnh hưởng của các tỷ số đó đối với tỷ số tổng hợp và chúng được thể hiện như sau:

ROA = Lợi nhuận ròng trên doanh thu x vòng quay tổng tài sản

         = x

ROE = ROA x số nhân vốn chủ sở hữu (

         = x

Nội dung Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Lợi nhuận ròng/Doanh thu 0.01 0.02 0.02 0.02 0.02
Doanh thu/Tổng tài sản 4.30 4.02 3.51 3.41 2.93
ROA 0.02 0.06 0.05 0.05 0.06
Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu 2.93 2.65 2.99 2.76 2.74
ROE 0.07 0.17 0.16 0.14 0.16

Phương trình DU PONT dùng để phân tích tổng hợp tình hình tài chính của doanh nghiệp, thông qua mối quan hệ của các chỉ tiêu chủ yếu của doanh nghiệp để phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách trực quan, rõ ràng. Khi chúng ta sử dụng phương trình DUPONT để phân tích thì có thể hiểu được tình trạng tài chính của doanh nghiệp, cùng các mối quan hệ cơ cấu giữa các chỉ tiêu đánh giá tài chính với nhau, từ đó làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động tăng giảm của các chỉ tiêu tài chính mà chúng ta đang tính toán, từ đó các nhà quản lý doanh nghiệp có thể phát hiện ra các vấn đề đang tồn tại để khắc phục hoặc làm tối ưu hoá cơ cấu kinh doanh và cơ cấu hoạt động tài chính, là cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả tài chính của doanh nghiệp trong những năm tiếp theo.(Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty CP Dầu thực vật Tường An)

Năm 2011 TAC tạo ra được 0.02 lãi ròng trên một đồng doanh thu, và tổng tài sản “vòng quay” được 4.30 lần trong năm do vậy công ty tạo ra lợi nhuận được 0.02 trên tổng tài sản, năm 2012 là 0.06 lợi nhuận tăng 200% so với năm 2011, năm 2013 và năm 2014 mức lợi nhuận là 0.05 trên tổng tài sản. Đến năm 2015 mức lợi nhuận trên tổng tài sản đạt 0.06. Kết hợp các con số phân tích trên chúng ta thấy rằng tỷ suất lợi nhuận trong năm 2011 là 0.07, năm 2012 là 0.17, năm 2013 là 0.16, năm 2014 là 0.14 và năm 2015 là 0.16, tỷ suất lợi nhuận phụ thuộc vào ROA và mức sử dụng đòn bẩy của PIT vì vậy nếu ROA thấp mà số nhân vốn chủ sở hữu cao thì tỷ suất càng thấp âm càng âm cao càng cao điều đó chứng minh ROE phụ thuộc vào ROA và mức sử dụng đòn bẩy của doanh nghiệp.

2.7 SO SÁNH VỚI CÁC CÔNG TY CÙNG NGÀNH KHÁC – CÔNG TY DẦU THỰC VẬT CÁI LÂN

Tường An từng thống lĩnh thị trường dầu ăn trong nhiều năm, giai đoạn đỉnh cao năm 2005-2007, đang chứng kiến thị phần và tỉ suất lợi nhuận giảm mạnh.

Hiện nay, Tường An chỉ còn chiếm hơn 20% thị trường dầu ăn so với mức trên 35% vào năm 2007. Công ty soán ngôi chính là Dầu Thực vật Cái Lân (ra đời sau Tường An 20 năm và do Wilmar nắm giữ gần 70% cổ phần) với thị phần hơn 40%.

Tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của Tường An cũng giảm mạnh, từ mức bình quân 24% giai đoạn 2005-2007 xuống còn khoảng 13%/năm trong 7 năm qua. Kết quả kinh doanh giảm sút, nhưng chi phí bán hàng (chủ yếu là chi phí khác) của Tường An lại tăng mạnh và là khoản mục có tỉ trọng trong doanh thu cao, chỉ sau chi phí nguyên liệu.

Do vậy, dù vẫn đem lại lợi nhuận mỗi năm và có thị phần đứng thứ hai trong ngành dầu ăn, nhưng những tín hiệu trên cho thấy sự đuối sức của Tường An trong những năm gần đây.

Thành lập sau 20 năm nhưng thị phần Cái Lân đến nay hơn Tường An gần 20%, doanh thu Cái Lân gấp 2.5 lần và lợi nhuận gấp 7 lần Tường An năm 2013.

Giống như nhiều lĩnh vực cạnh tranh gay gắt khác, phần lớn lợi nhuận của ngành dầu ăn rơi vào công ty dẫn đầu. Ngay cả khi có thị phần đứng thứ 2 thì lợi nhuận vẫn rất khiêm tốn.

Năm 2015, Dầu thực vật Cái Lân đạt doanh thu gần 11,000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1,122 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 887 tỷ đồng. So với năm trước, lợi nhuận năm 2015 tăng trưởng gần 40%, còn nếu tính từ năm 2012, lợi nhuận lớn gấp 3.5 lần, tốc độ tăng trưởng bình quân lên tới 60%/năm.

Đặt bên cạnh doanh nghiệp cùng ngành, lợi nhuận Cái Lân năm 2015 lớn gấp gần 13 lần dầu thực vật Tường An (chỉ đạt lợi nhuận khoảng 69 tỷ đồng) (Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính Công ty CP Dầu thực vật Tường An)


Trên đây là tiểu luận môn Tài chính doanh nghiệp đề tài: Phân tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần Dầu thực vật Tường An, dành cho các bạn đang làm tiểu luận môn học chuyên ngành: còn nhiều bài mẫu tiểu luận môn học các bạn tìm kiếm trên chuyên mục nhé. 

Lưu ý: Có thể trên website không có tài liệu đúng như các bạn mong muốn để hoàn thiện bài làm hoàn toàn mới và chất lượng tốt các bạn có thể cần tới sự hỗ trợ của dịch vụ viết tiểu luận để kham khảo bảng giá và quy trình làm việc các bạn có thể trao đổi với mình qua SDT/Zalo: https://zalo.me/0932091562

DOWNLOAD FILE

Contact Me on Zalo