Như các bạn đã biết Việt Nam chúng ta là một quốc gia đa tôn giáo, các tôn giáo tuy xuất hiện không giống nhau và có vai trò khác nhau trong sự phát triển của dân tộc nhưng có một điều đặc biệt là dù tôn giáo khác nhau, nhưng đại đa số tín đồ đều có một mục đích chung mong muốn được đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, để vừa là một công dân tốt vừa là một tín đồ tốt của tôn giáo mình. Và ” Nhân học Phật giáo Nam tông và ảnh hướng của nó tới đời sống của người Khmer Nam Bộ ” có vai trò rất quan trọng cần được bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc. Chính vì lý do đó mà AD chọn chủ đề này làm nhân vật chính trong bài viết.
Quá trình hình thành và những sự kiện của Phật giáo Nam tông Khmer ở Việt Nam trong lịch sử
Quá trình hình thành Phật giáo Nam tông Khmer
Qua nghiên cứu có thể thấy rằng, Phật giáo Nam tông Khmer ở Việt Nam được truyền vào các nước Đông Nam Á như: Thái Lan, Lào, Campuchia và miền Nam Việt Nam (vùng đất Phù Nam ngày xưa) bằng hai con đường: đường thủy thông qua việc buôn bán với thương gia Ấn Độ và đường bộ qua sự giao lưu văn hóa với các nước phát triển trong đó có Trung Quốc
Theo truyền sử, đồng bào Khmer Nam Bộ đã định cư lâu đời trên phần đất cổ này, trước nhất là quần cư ở những gò đất cao, giồng cát, cuối cùng là vùng đất trũng. Trong đó, những thế kỷ đầu, đồng bào thờ cúng các vị thần dân gian, như Ông Tà (Arach), Bình Vôi, Ông Táo. Những thế kỷ tiếp theo, Bà La Môn giáo do các thương nhân Ấn Độ mang đến, xâm nhập vào các tỉnh ven biển như Hà Tiên, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh, Mỹ Tho, Gia Định,v.v… Những thế kỷ kế tiếp, Phật giáo Thượng Tọa Bộ xuất phát từ nam Ấn Độ dọc theo ven biển đến Việt Nam.
Phật phái Thượng Tọa Bộ truyền vào Campuchia từ Sri Lanka, Myanmar, Thái Lan vào thế kỷ XIV (1307) dưới thời Vua Thất Lị Nhân Đà La Bạt Ma. Tuy nhiên, tại Thái Lan, vào năm 1829, Sãi cả Preah Saukon từ bỏ phái Mahanikaya, thành lập phái Thommayutt, được sự ủng hộ của Hoàng gia Mong Kut Ramma IV, truyền sang Campuchia vào năm 1864. Đến năm 1890, Hoàng tộc Campuchia phái một số sư sãi phái Thommayutt sang truyền đạo ở Việt Nam, chủ yếu là tỉnh An Giang, hình thành chùa Prey Veng ở huyện Tri Tôn và một số chùa khác. Mở đầu cho Phật giáo Nam tông Khmer có hai phái: Mahanikaya và Thommayutt. Phái Phật giáo Nam tông Khmer Mahanikaya chiếm đa số tại Việt Nam
Thuật ngữ Nam tông và Bắc tông, để chỉ hướng truyền đạo. Phật giáo Nam tông Khmer là cách gọi thông thường của người Nam bộ, còn trên thông lệ quốc tế gọi là Phật giáo Theravada. Cho nên, Phật giáo Nam tông và Phật giáo Theravada là đồng nhất. Theravada có nghĩa là “tôn trọng và đi theo lời người xưa” hay “lời dạy của bậc trưởng thượng”, do đó nhiều sách còn gọi là Trưởng lão bộ
Cả Nam tông và Bắc tông đều nhìn nhận Đức Phật là Đạo sư, là người thầy đầu tiên của Phật giáo. Đức Phật là người khai ngộ trí tuệ cho con người, chỉ ra cho con người con đường giác ngộ, từ bỏ được sân si để đi đến giải thoát; Đức Phật là một tư tưởng chứ không phải là một vị thần có nhiều quyền năng.
Khi nhắc đến Phật giáo Nam tông, thường người ta hay nhắc tới cả cụm Phật giáo Nam tông Khmer, vì trong tâm thức của nhiều người tìm hiểu đạo Phật tại Việt Nam, Phật giáo Nam tông luôn gắn liền với dân tộc Khmer (cũng có một số ít người Việt theo Phật giáo Nam tông nhưng bài viết này không đề cập tới). Điều này có nghĩa là người Khmer ai cũng theo Phật giáo Nam tông. Trong thực tế hiện nay, điều này không hoàn toàn đúng, số người Khmer theo Phật giáo Nam tông vẫn chiếm con số đông đảo và văn hóa của dân tộc này chịu ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo. Đứng từ góc độ tôn giáo xã hội học, có thể dễ dàng
XEM THÊM ⇒ Dịch vụ viết thuê Tiểu luận
Phật giáo Nam tông đến với Việt Nam thông qua con đường hòa bình. Mặt khác, giáo lý của Phật giáo chuyển tải tư tưởng bình đẳng, bác ái, cứu khổ, cứu nạn… gần gũi với tôn giáo, văn hóa Việt Nam, nên được người Khmer ở Việt Nam tìm hiểu, nghiên cứu và dễ dàng chấp nhận. Nhận thấy những ưu điểm của Phật giáo Nam tông trong đời sống của cộng đồng người Khmer đó là:
Thứ nhất, không hạn chế thời gian tu tập trong chùa. Phật giáo Nam tông Khmer khuyến khích thanh thiếu niên xuất gia, thời gian tu tập dài hay ngắn tùy thuộc vào sự phát nguyện của từng người. Khi người xuất gia đã tu đủ thời gian mình muốn thì có thể hoàn tục. Đây là một ưu điểm rất lớn của Phật giáo Nam tông Khmer, bởi vì khi con người ta muốn được tu tập theo giáo lý của nhà Phật thì cánh cửa chùa mở rộng đón họ vào, khi người ta đã cảm thấy có được cái mình muốn có thì cánh cửa chùa cũng không khóa chặt nhốt họ bên trong. Như vậy, khi trở về cuộc sống thế tục, những người đã từng xuất gia sẽ trở thành những Phật tử hộ đạo đắc lực nhất. Họ có thể ứng dụng giáo lý nhà Phật vào cuộc sống đời thường, để đời và đạo hòa cùng làm một. Tuy thân xác đã không còn trong tu viện nhưng tâm trí họ luôn hướng về cửa Phật, mọi hành vi hoạt động của họ đều có sự chi phối của Phật pháp
Thứ hai, số lượng tu sĩ đông. Người hôm nay tu được là nhờ người đi trước dìu dắt; cho nên trước khi hoàn tục các tu sĩ luôn giúp đỡ, ủng hộ những người sắp xuất gia, đó là một cách trả ơn Tam Bảo. Số lượng tu sĩ đông là một trong những điều kiện để duy trì và phát triển Phật giáo. Khi mà Việt Nam hiện nay có khoảng 30.000 tu sĩ thì riêng Phật giáo Nam tông Khmer đã có gần 10.000, chiếm 1/3 tổng số của cả nước, đó là điều đáng nể trọng.
Thứ ba, thắt chặt mối quan hệ dân tộc – tôn giáo. Việc tu hành mang nhiều ý nghĩa. tu dưỡng trí tuệ; báo hiếu với ông bà, cha mẹ; để thực hiện tình cảm, trách nhiệm đối với dân tộc; để tỏ lòng thành kính với Đức Phật. Còn trong đời sống ngày thường, mọi việc lớn lao của đời người như ma chay, cưới hỏi của người Khmer luôn phải có sự hiện diện của các nhà sư. Như vậy, Phật giáo Nam tông đã trở thành nhân tố quan trọng nhất trong văn hóa dân tộc của người Khmer
Thứ tư, tu sĩ thật sự là một người thầy. Không đơn thuần là người dạy giáo lý nhà Phật, dạy về phương pháp tu tập hay truyền bá tư tưởng triết học; các nhà sư Phật giáo Nam tông Khmer còn dạy văn hóa, dạy chữ cho dân chúng. Vì vậy, người dân Khmer luôn coi nhà sư là người thầy thật sự của mình; họ lắng nghe và kính trọng nhà sư. Điều này sẽ giúp ổn định trật tự xã hội, rất có lợi cho việc quản lý xã hội.
Thứ năm, quản lý tu sĩ chặt chẽ. Tu sĩ của Phật giáo Nam tông được quản lý chặt chẽ dưới sự giám sát của chùa và giáo hội. Trong lịch sử và cho đến cả ngày nay, có rất nhiều người lười lao động, tự ý mặc áo tu và dựng am cốc để ở. Vì tệ nạn này mà Phật giáo Việt Nam đã phải trải qua hàng trăm năm suy thoái.
Trước khi Phật giáo truyền vào, người Khmer chủ yếu theo Bà La Môn hoặc thờ cúng các thần như thần đất, thần nước, thần lửa, thần gió và thần Arặk Nặk Tà… Việc Phật giáo truyền vào các nước Đông Nam Á, trong đó có vùng đồng bào dân tộc Khmer được đảm nhiệm bởi hai vị cao tăng thuộc hệ phái Nam tông là Sônathê và Utarathê. Khi đó, Phật giáo Nam tông đã được đồng bào Khmer đón nhận một cách nhiệt tình và đầy sự tôn kính.
Trải qua gần 2.000 năm tồn tại, Phật giáo Nam tông Khmer lúc thịnh lúc suy. Nhưng tư tưởng, văn hóa, đạo đức Phật giáo đã bám rễ và ảnh hưởng sâu sắc đến con người và xã hội của đồng bào Khmer ở Việt Nam. Phật giáo Nam tông Khmer ở Việt Nam đã có bước phát triển rõ rệt như cùng nhau đoàn kết góp sức, góp của để xây dựng chùa chiền, có các vị sư sãi tu học, mỗi chùa đều có bổn đạo và Phật tử, có Nhôm wót, Achar wót và Mề vền… Hiện trên đất nước Việt Nam, Phật giáo Nam tông Khmer có trên 460 chùa, có chùa tuổi thọ gần 2.000 năm (điển hình như chùa Sâm Bua Răng Sây ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh xây dựng vào năm 373), nhiều chùa được Đảng và Nhà nước công nhận là Di tích Lịch sử cấp Quốc gia, gần 9.000 tăng sĩ, trên 1 triệu đồng bào Phật tử.
Những thành quả đó là do sự tình nguyện chấp nhận giáo thuyết của Đức Phật. Vì người Khmer cho rằng, Phật giáo Nam tông có những điểm phù hợp với đạo đức, tâm lý của đồng bào. Từ đó, Phật giáo Nam tông Khmer ở Việt Nam được giữ gìn và bảo tồn cho đến ngày nay. Chẳng những vậy, ngôi chùa còn là nơi giảng dạy con em người Khmer để phát triển nhân tài, là trung tâm tổ chức sinh hoạt cộng đồng người Khmer, trong kháng chiến còn là nơi nuôi chứa các đồng chí hoạt động cho cách mạng…
XEM THÊM ⇒ Mẫu Tiểu luận môn Luật lao động
Nghiên cứu những sự kiện liên quan đến Phật giáo Nam Tông Kmer Việt Nam dưới dòng chảy của lịch sử
Thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đàn áp dân tộc Việt Nam, hòa chung vào nỗi đau của dân tộc, sự đồng lòng của đồng bào máu thịt, các chùa Phật giáo Nam tông Khmer cùng đồng bào Kmer luôn tin yêu theo Đảng và Nhà nước thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, dựa trên tinh thần bình đẳng tôn giáo và dân tộc, ra sức giúp đỡ lẫn nhau nhằm tranh thủ thoát khỏi ách thống trị của bọn thực dân và đế quốc, mang lại độc lập, tự do và hạnh phúc của đại gia đình Việt Nam. Sự thất bại hoàn toàn của âm mưu cưỡng bức để đồng hóa dân tộc, đồng hóa tôn giáo của địch là lẽ đương nhiên
Vào năm 1954, chính quyền Sài Gòn dùng mọi thủ đoạn, âm mưu để chia rẽ nội bộ Phật giáo Nam tông Khmer, trong người Khmer ở Nam Bộ, thông qua một tổ chức Mặt trận Liên tôn chống Cộng bịp bợm xảo quyệt. “Năm 1957, CIA giật dây cho tổ chức Đại hội Phật giáo Khmer tại chùa Chan Thặ Rằng Sây ở Sài Gòn để thành lập một giáo phái mới gọi là Theravada thay thế cho hệ thống tổ chức Phật giáo truyền thống, bắt buộc các Hội Phật giáo tỉnh (Mekon) đồng loạt đổi tên và khắc mộc mới. Dân biểu Sơn Thái Nguyên, một địa chủ được cử làm thủ lĩnh của hệ thống tổ chức cư sĩ trong các Ban Quản Trị chùa. Các ủy viên Trung ương của Khmer Sêrêy như sư Kim Sang, sư Thạch Gồng… khống chế thực tế hệ phái này tuy cố dựng Hòa thượng Lâm Em lên chức Tăng thống hữu danh vô thực. Cuối năm 1969, Mỹ ngụy còn tổ chức thêm một giáo phái nữa lấy tên là Phật giáo Khemărănikay do sư Thạch Ngộ làm Tăng thống. Sư sãi và đồng bào Khmer từng biết thái độ tâng bốc Ngô Đình Diệm của vị Tăng thống này, cho nên đã gọi châm biếm a là Ngô Sme, nghĩa là đệ tử của họ Ngô.
Năm 1960, dưới ngọn cờ soi sáng của Đảng, Phật giáo Nam tông Khmer có khoảng 3 vạn đồng bào, sư sãi Khmer xuống đường, đồng khởi giành chính quyền trong cùng một ngày ở các xã tiếp giáp nhau giữa 3 huyện: Trà Cú, Cầu Ngang, Tiểu Cần.
Ngày 22/12/1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời đáp ứng nguyện vọng của nhân dân miền Nam, là cái mốc lịch sử tập hợp rộng rãi đồng bào các dân tộc đoàn kết đấu tranh chống Mỹ và chính quyền Sài Gòn, từng bước giành thắng lợi và tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam . Trong giai đoạn 1960 – 1975, nhiều sư sãi Khmer đã cùng nhau tập hợp lại trong Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước do Hòa thượng Sơn Vọng, kế đến là Hòa thượng Thạch Xom là Hội trưởng khu Tây Nam Bộ. Nhiều hoạt động làm thất bại âm mưu của kẻ địch, nhiều hoạt động yêu nước trong giai đoạn này phát huy tinh thần yêu nước.
Ngày 21/2/1975, hàng trăm sư sãi Khmer xuống đường biểu tình hô vang khẩu hiệu “Đả đảo chính quyền Sài Gòn”, “Chính quyền phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng”, “Cấm cảnh sát vào chùa bắt sư sãi”… Đoàn biểu tình vừa đi vừa hô khẩu hiệu trong lòng thị xã Trà Vinh (nay là Thành phố Trà Vinh), khi đến ngã tư chùa Phướng (Wót Chòm Pọt Mies Khươn) thì bị lính của Tiểu khu chặn lại không cho về chùa. Bọn chúng muốn hốt các nhà sư đưa lên xe GMC nên cuộc chiến bắt đầu xảy ra. Lính ngụy dọa nạt thô bạo, rồi nhả đạn xối xả vào lực lượng sư sãi, khiến Sadi Kim Nang hy sinh tại chùa Phướng và hàng chục vị sư khác bị thương.
Đặc biệt, khi Achar Phơ, Lui Sa Rát ở chùa Bãi xào chót Kim Sơn Trà Cú và nhiều sư sãi cùng Achar ở các chùa khác bị Mỹ – Diệm bắt vào ngày 14/9/1960, thì những cuộc đấu tranh chính trị quyết liệt của đồng bào Khmer chủ yếu là do lực lượng sư sãi làm xung kích, nhất là các cuộc đấu tranh quy mô lớn liên huyện kéo vào thị xã được huy động lực lượng từ các sư sãi và Phật tử Kinh – Khmer – Hoa với quy mô lớn nhỏ theo 3 mũi từ các huyện Trà Cú, Tiểu Cần – Cầu Kè, Cầu Ngang – Duyên Hải với hơn 6.000 người tham gia. Họ đi bằng đường bộ và đường thủy, khi đi tới cầu Giồng Lức thì bị lính ngụy dùng xe tăng và lực lượng cán bắn và chặn lại.
Một cuộc mít tinh tại chùa Sâm Rông Ek được tổ chức với trên 1.000 người tham dự, để tuyên truyền những hành động ác ôn của Mỹ – Diệm có ý đồ muốn đồng hóa dân tộc và tôn giáo.
Hiện nay, tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, đa số chức sắc, tín đồ Phật giáo Nam tông Khmer gắn bó với dân tộc, thực hiện chủ trương, chính sách nhà nước theo phương châm “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”. Gần đây, Phật giáo Nam tông Khmer bắt đầu chú ý đến việc nâng cao trình độ cho tăng sĩ và tín đồ bằng các lớp học, các buổi thuyết giảng, in ấn các loại sách, tham gia vào các công tác xã hội từ thiện và các công việc của nhà nước, chính quyền địa phương với tư cách là đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp. Phật giáo Nam tông Khmer cũng góp phần tích cực vào việc giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc và sự lành mạnh của xã hội.
XEM THÊM ⇒ Trọn bộ bài mẫu Tiểu luận hay
Cơ sở lý luận của nhân học Phật giáo Nam Tông Khmer
Phật giáo hệ Nam tông nghiêm trì giữ theo giới luật nguyên thủy và đọc tụng chủ yếu 5 bộ kinh khởi đầu, do đó Phật giáo Nam tông cũng được gọi là Phật giáo nguyên thủy.
Theo phong tục của người Khmer, khi người con trai đến tuổi 12, 13 phải vào chùa tu một thời gian với một hay nhiều ý nghĩa: trả hiếu cho ông bà, cha mẹ; để thực hiện tình cảm, trách nhiệm đối với dân tộc; để tỏ lòng thành kính với Đức Phật… Các thanh niên này cần phải tu tối thiểu ở chùa là một tháng, cũng có thể ở chùa tu lâu dài hoặc suốt đời, tùy theo nhân duyên, căn cơ và ý nguyện của từng người. Sau thời gian một tháng họ có thể xin ra khỏi chùa (xuất tu) trở lại cuộc sống đời thường bất cứ lúc nào, họ có thể lập gia đình, làm ăn, tham gia các công việc xã hội, khi muốn họ lại có thể xin vào chùa tu một thời gian rồi sau đó lại có thể trở về với gia đình . Bởi theo quan niệm truyền thống của người dân nơi đây, bất cứ người con trai nào cũng phải tu hành qua một thời gian để trau dồi đạo hạnh, trang bị những kiến thức và cách sống làm người. Người đã trải qua thời gian tu hành ở chùa được cộng đồng người Khmer nhìn nhận và đánh giá cao, mới dễ lập gia đình và dễ được tiếp nhận làm các công việc xã hội.
Giống như Phật giáo Bắc tông, sư tăng Phật giáo Nam tông cũng thụ giới qua các bậc Sadi và Tỳ khiêu, tuy nhiên số lượng giới phải giữ có sự khác biệt. Đối với Phật giáo Nam tông: “Người thụ giới Sa di phải giữ 105 giới. Người đã thụ giới Sa di được thụ giới Tỳ khiêu phải giữ 227 giới. Cũng có thể người đi tu nếu không muốn thụ giới Tỳ khiêu thì có thể giữ ở bậc Sa di suốt đời ”.
Người nam đi tu theo Phật giáo Nam tông trên tinh thần tự nguyện, tuy nhiên chỉ được nhận vào chùa và được thụ giới Sadi khi đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản: “Phải được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng (nếu còn nhỏ). Người nam đã có gia đình muốn vào chùa tu phải được sự đồng ý của vợ. Phải là công dân tốt, không trong tình trạng vi phạm pháp luật. Phải có thầy dẫn dắt và có những vật dụng cần thiết của một nhà sư ”.
Về đời sống hàng ngày, Phật giáo Nam tông thực hành theo giới luật Phật giáo Nguyên thủy nên không ăn chay như Phật giáo Bắc tông, họ sống bằng sự dâng cúng thức ăn mỗi ngày của Phật tử. Các sư chỉ ăn 2 bữa một ngày, vào buổi sáng sớm và trước giờ Ngọ (12 giờ trưa). Sau 12 giờ trưa cho đến hết đêm nhà sư chỉ được dùng vật lỏng để uống, như: nước, sữa, trà… Trong một năm có thời gian do bận việc mùa vụ, Phật tử không được rảnh rỗi thì Ban Quản trị chùa có thể trao đổi với các gia đình Phật tử dâng cúng theo từng ngày nhất định, tránh ngày thì quá nhiều, ngày lại quá ít. Nếu tín đồ bận, các sư có thể nhận thực phẩm do các gia đình dâng cúng, đem về chùa nhờ người nấu.
Đối với người Khmer, các vị sư có vị trí và ảnh hưởng rất lớn. Nhà sư được coi là đại diện cho Đức Phật để truyền dạy và giáo hóa chúng sinh, bởi vậy vị sư luôn là người thày được tôn kính và tin tưởng. Theo truyền thống từ xa xưa của người Khmer Đồng bằng sông Cửu Long, tuyệt đại bộ phận người dân theo Phật giáo thuộc hệ phái Nam tông, do đó khi nói đến dân số người Khmer ở Việt Nam cũng đồng nghĩa với việc có thể hiểu đó là số lượng Phật tử, tín đồ Phật giáo (trừ những vị sư đang tu trong chùa được coi là nhà tu hành). Có thể nói, đời sống thường nhật của đồng bào Khmer và Phật giáo Nam tông Khmer không thể tách rời. Các vị sư đến chùa tu đều là con em của đồng bào dân tộc Khmer, chùa là nơi tu hành của các vị sư sãi, là nơi làm lễ của đồng bào, là nơi giáo dục đào tạo dạy chữ, dạy nghề cho con em của đồng bào dân tộc, là trung tâm văn hóa của dân tộc, là bảo tàng lưu giữ các hiện vật từ đồ thờ tế tự, điêu khắc, trạm trổ, ghe ngo (để dùng đua trong các lễ hội dân gian)… đồng thời cũng là nơi thờ cúng những người thân của đồng bào dân tộc Khmer sau khi mất. Sinh hoạt trong gia đình, cộng đồng Phum, Sóc của người Khmer đa phần đều gắn với tín ngưỡng và triết lý của đạo Phật. Các công việc của gia đình cũng như sinh hoạt văn hóa, lễ hội của cộng đồng đều có sự tham dự của các vị sư. Đại bộ phận các ngôi chùa Khmer đã trở thành nơi hội tụ, điểm đến và là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng làng xã Khmer, Phật giáo Nam tông Khmer Việt Nam.
Vị trí, vai trò của Phật giáo Nam tông Khmer ở Tây Nam Bộ
Phật giáo Nam tông có vai trò rất quan trọng đối với dân tộc Khmer và đã trở thành cốt lõi của nền văn hóa Khmer đặc sắc và độc đáo. Hầu như mọi sinh hoạt của gia đình, cộng đồng phum, sóc đều gắn với tín ngưỡng tôn giáo dân tộc, người Khmer đều dựa vào triết lý của đạo Phật. Mọi sinh hoạt, lễ hội của gia đình hoặc cộng đồng dù lúc vui hay buồn, đều mời các vị sư tham gia làm lễ, đọc Kinh. Việc trang trí nhà cửa, lễ đài, chùa của hầu hết các gia đình, phum sóc vùng dân tộc Khmer đều có ảnh hoặc tượng của Đức Phật đặt nơi trang trọng nhất. Các thành viên trong cộng đồng đều tôn thờ Đức Phật, kính trọng sư sãi. Người dân, dù ở lứa tuổi nào ai ai cũng đều đi chùa. Từng gia đình ít nhiều đều có đọc Kinh Phật. Đặc biệt, khi xảy ra hoạn nạn, ốm đau, tai biến trong gia đình, trong cộng đồng, đồng bào Khmer đều cầu mong Đức Phật độ trì, mời sư sãi đến làm lễ, đọc kinh niệm Phật mong cho tai qua nạn khỏi.
Phật giáo Nam tông còn góp phần trong việc bảo tồn, bổ sung và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc Khmer. Trước hết thể hiện trên ngôn ngữ, chữ (Pali) của Phật giáo Nam tông đồng thời là chữ của dân tộc Khmer. Hầu như các lễ hội của dân tộc đều gắn liền với sự tích của Phật giáo Nam tông như các lễ hội: Chôl chnăm Thmây, Đôntal, Ok om bok,… Các sự tích của Phật giáo gắn với lễ hội dân tộc đều nhằm giáo dục con người hướng thiện, giữ đạo lý trong quan hệ cuộc sống, giữa con người với tự nhiên và con người với nhau trong cuộc sống gia đình, cộng đồng và xã hội. Việc tu học theo Phật giáo Nam tông, việc hình thành các trường chùa đã góp phần nâng cao dân trí, đáp ứng các ngành nghề để có thể phục vụ cuộc sống
Phật giáo Nam tông có vai trò quan trọng trong việc làm đa dạng và phong phú thêm đối với loại hình nghệ thuật dân tộc của người Khmer. Trước hết là những nét đẹp trong điêu khắc và kiến trúc dân tộc. Thông qua những công trình xây dựng chùa, cách trang trí trong chùa với những hoa văn độc đáo của từng công trình. Các loại hình nghệ thuật các truyện kể, truyền thuyết nói chung đều có màu sắc của Phật giáo và được truyền từ địa phương này sang địa phương khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Trong lịch sử,Phật giáo Nam tông Khmer đã luôn cùng với người dân Nam Bộ đứng lên chống ngoại xâm vì sự tồn vong của đất nước. Tuyệt đại bộ phận các sư sãi, đồng bào Phật tử Khmer có tinh thần yêu nước nồng nàn, đó là điểm nổi bật của Phật giáo Nam tông Khmer Nam Bộ. Tinh thần ấy xuất phát từ truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam mà đội ngũ sư sãi là một bộ phận. Đặc biệt, trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, có nhiều vị xuất thân từ sư sãi tham gia cách mạng và đã anh dũng hy sinh,… nhiều ngôi chùa là nơi che giấu bảo vệ an toàn cho cán bộ cách mạng, nhiều người là mẹ Việt Nam anh hùng.
Ngày nay, dân tộc Khmer cùng các dân tộc trên đất nước Việt Nam đang sống trong hoà bình xây dựng cuộc sống mới, xã hội mới. Nhiều vị sư sãi có trình độ, có đạo hạnh đã tích cực tham gia các công tác xã hội, tham gia Hội đồng nhân dân, Uỷ ban Mặt trận các cấp đã góp phần vào công việc vận động thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước và các phong trào quần chúng ở địa phương.
XEM THÊM ⇒ 999+ KHO TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC
Dưới đây là một số hình ảnh về Phật giáo Nam tông Khmer:
Phật giáo Nam tông có vai trò và vị trí quan trọng, chi phối đến mọi lĩnh vực đời sống vật chất và tinh thần của người Khmer ở Nam bộ. Phật giáo Nam tông mang tính quần chúng, hướng con người đến việc “tốt đạo – đẹp đời” và đào tạo con em người Khmer thành những người có trí thức và đức hạnh. Vì vậy, Phật giáo Nam tông được ví như “trái tim” của cộng đồng người Khmer Nam bộ.
Gía trị cốt lõi mà Phật giáo Nam tông Khmer hướng tới chính là:
Thứ nhất là, tính nhân bản. Phật giáo Nam tông đặt con người làm trọng tâm để giáo hóa làm trục xoay cho toàn bộ tư tưởng. Phật giáo Nam tông đã khẳng định được vị thế của mình trong quá trình tồn tại và phát triển. Chúng ta thấy rằng, những mục tiêu cao nhất trong Phật giáo Nam tông là “tất cả vì hạnh phúc con người”.
Phật giáo luôn đề cao nỗ lực và ý chí của bản thân con người. Những kẻ lười biếng, bạc nhược không bao giờ có thể đến bờ giác ngộ. Với những tâm hồn khao khát tự do và giải thoát tuyệt đối, dốc hết sức mình cùng với sự hiểu biết chân lý của đạo Phật thì chắc chắn sẽ đạt kết quả tốt đẹp trên bước đường tu học. Mọi hành động đều tạo ra một kết quả tương ứng. Ai gieo, người đó gặt và gieo gì gặt nấy. Hệ quả là người ta phải nỗ lực theo thiện tránh ác, bằng cách đó mới có được số phận tốt đẹp.
Thứ hai là, sự đấu tranh giữa cái tốt và xấu, cái thiện và ác, cái cao thượng với cái thấp hèn, giữa lý tưởng giác ngộ và dục vọng, mê muội, từ bi, hỷ xả mang tình thương đến cho mọi người. Tấm lòng từ bi, nhân ái của đức Phật được thể hiện ở sự đồng cảm, xót thương đối với chúng sinh. Đức Phật dạy rằng, “Phải lấy từ bi làm gốc, cây bồ đề lớn mạnh nhờ bám sâu gốc rễ trong đất, kẻ tu hành lấy từ bi, lợi lạc hữu tình làm lẽ sống”. Phật giáo Nam tông quan niệm tất cả chúng sinh, từ con người cho đến các sinh vật nhỏ bé đều tìm ẩn một khả năng phi thường như nhau; đó là khả năng thành Phật, nhưng tuỳ thuộc vào khả năng của mỗi loài nhanh hay chậm, Người nói “ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”. Đây là nền tảng để hình thành tính bình đẳng trong đạo đức Phật giáo. Phật giáo Nam tông cho rằng, chỉ có thể vận dụng lòng thương yêu, từ bi mới kết nối con người lại gần nhau hơn và tạo ra sức mạnh để vượt qua thử thách của cuộc sống.
Thứ ba là, Phật giáo Nam tông đề cao giáo dục đạo đức và rèn luyện trí tuệ. Quá trình tồn tại của mình Phật giáo đã hoà mình với phong tục tập quán và đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam. Trong quá trình đó, những giá trị đạo đức Phật giáo Nam tông đã có những đóng góp không nhỏ trong việc giáo dục đạo đức cho phật tử nói chung và người Khmer nói riêng. Giá trị cốt lõi của đạo đức Phật giáo Nam tông là hành thiện, tránh ác, từ bi diệt khổ. Đó là việc lấy tình thương đối với muôn loài, với con người làm trọng, làm vơi bớt nỗi đau của con người.
Phật giáo Nam tông cho rằng, trong Tam học “giới – định – tuệ” thì trí tuệ đóng vai trò quan trọng là con đường đưa đến diệt khổ. Trí tuệ giúp con người phân biệt thiện với bất thiện, thanh tịnh với u uế, chánh pháp với tà pháp để diệt trừ pháp ác thực hành pháp lành. Như vậy,Phật giáo Nam tông nhấn mạnh trí tuệ để thiền định, chiêm nghiệm, thực hành nhằm đạt được mục tiêu tối thượng là giải thoát. Sự giải thoát chỉ đạt được trong sự giác ngộ hoàn toàn với lòng từ bi vô lượng. Nếu giác ngộ mà không có từ bi là sự ích kỷ, sự giác ngộ được trọn vẹn khi có sự kết hợp giữa từ bi và trí tuệ.

Phát huy vai trò của Phật giáo Nam tông Khmer
Phật giáo Nam tông Khmer ngày càng có vị trí quan trọng vì nó không chỉ ảnh hưởng đến một bộ phận mà gần như cả cộng đồng này. Trong bối cảnh ấy, chính sách tôn giáo, dân tộc của Đảng và Nhà nước ta ngày càng trở nên cởi mở, thông thoáng hơn, tạo điều kiện cho các tôn giáo, trong đó có Phật giáo Nam tông Khmer ngày càng nhập thế, hội nhập sâu vào đời sống xã hội phát huy truyền thống nhập thế của mình, tích cực góp phần vào việc củng cố bản sắc văn hóa dân tộc, thúc đẩy cộng đồng người Khmer phát triển hòa cùng sự phát triển chung của đất nước và nhân loại.
Phật giáo Nam tông Khmer phát huy những ảnh hưởng tích cực từ các vai trò trong công tác tuyên truyền, tôn giáo, văn hóa – xã hội, chính trị, kinh tế và đối với thanh niên Khmer sau khi tu học và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo Nam tông Khmer nói chung, của cộng đồng người Khmer nói riêng trong quá trình xây dựng đời sống xã hội, góp phần lớn mạnh trong ngôi nhà chung của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Về nhận thức, cần nhận thức chung văn hóa dân tộc Khmer là tài sản quý giá góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng mà thống nhất của văn hóa Việt Nam. Giữ gìn bản sắc và sự đa dạng của văn hóa dân tộc Khmer là vấn đề có ý nghĩa chính trị – xã hội to lớn trong tình hình hiện nay. Có thể nói, thực chất của vấn đề dân tộc là vấn đề văn hóa. Khi nhận thức đúng sẽ giúp các ngành, các cấp xác định được nhiệm vụ của mình từng cấp, từng ngành trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Khmer trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Tránh tình trạng buông lỏng quản lý, chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách về dân tộc, tôn giáo trên địa bàn phụ trách, thúc đẩy sự nghiệp phát triển văn hóa nói chung và văn hóa Khmer phát triển tốt hơn. Các ngành, các cấp cần nhận thức đầy đủ hơn nữa về vị trí, vai trò, tầm quan trọng và sự đóng góp thiết thực, quý báu của các vị cao tăng, chức sắc tôn giáo và tu sĩ phật giáo nam tông Khơ Me vào sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Đây là những người có khả năng chi phối hầu hết tu sĩ trẻ, đồng bào Phật tử Khmer. Hơn nữa, đồng bào Khmer từ bao đời nay vốn gắn bó, đóng góp công sức và trí tuệ đối với sự phát triển của vùng đất Nam Bộ giàu tiềm năng, nhiều lợi thế. Từ đó hướng nội dung hoạt động của các vị chức sắc, tu sĩ Phật giáo Nam Tông Khơ me ngày càng thiết thực và đi vào trọng tâm; đồng thời, tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của cấp ủy đối với nội dung hoạt động của các vị chức sắc, nhà tu hành và Ban Quản trị chùa, nội dung cần bám sát nhiệm vụ chính trị của từng địa phương.
Về cơ chế chính sách, Phật giáo nói chung là tôn giáo có số lượng tín đồ lớn, có ảnh hưởng trong đời sống tinh thần của một bộ phận không nhỏ người dân Việt Nam. Vì vậy, vấn đề bảo tồn và phát huy các di sản Phật giáo cần được nghiên cứu sâu và ứng dụng để góp phần giữ gìn bản sắc, truyền thống, giá trị lịch sử, văn hóa. Những hoạt động văn hóa xã hội của Phật giáo Nam tông Khmer cần được giáo hội Phật giáo Việt Nam quan tâm sâu sát hơn để có những định hướng và triển khai đúng trong phát triển văn hóa tâm linh, tổ chức các sự kiện mang tầm cỡ quốc tế.
Bên cạnh đó phát huy văn hóa truyền thống, xây dựng, nâng cấp cải tạo các thiết chế văn hóa, công trình kiến trúc văn hoá nghệ thuật, triển khai tích cực cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, làm sao cho văn hóa thực sự giữ vai trò nền tảng, là động lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.
Vai trò về công tác tuyên truyền vận động đồng bào Khmer hưởng ứng cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa phải được xem là nhiệm vụ cơ bản trong giai đoạn hiện nay. Phải xem đây là nhiệm vụ chung của các cấp, các ngành trong toàn hệ thống chính trị, trong đó có Sở văn hóa thể thao và du lịch và các Trung tâm văn hoá ở các quận, huyện giữ vai trò nồng cốt, có kế hoạch cụ thể từ đầu năm, phối hợp với các tỉnh thành trong việc vận động đồng bào Khmer, Phật giáo Nam tông Khmer. Tuy nhiên, để công tác tuyên tuyên truyền đạt hiệu quả cao nhất định không thể thiếu vai trò của tu sĩ và nhà chùa. Đây là những lực lượng có vai trò nòng cốt rất quan trọng trong công tác vận động đồng bào tín đồ phật tử của mình. Do vậy, ngoài những nổ lực của các cấp chính quyền, ban, ngành, đoàn thể phải tranh thủ vận động giới tu học trong nhà chùa tích cực tham gia vào phong trào này.
Việc giữ gìn, phát huy và phát triển văn hoá muốn thực hiện được nhất định phải có sự tham gia của nhân tố con người, không có con người làm văn hoá thì không thể nói đến việc giữ gìn và phát huy nền văn hoá. Bởi lẽ, muốn giữ gìn và phát huy nó nhất định phải có những con người có một kiến thức và trình độ thưởng thức văn hoá nhất định mới có thể biết được đâu là giá trị, đâu là những yếu tố bảo thủ, lạc hậu cần phải loại bỏ
Người Khmer ở Nam Bộ coi Phật giáo là tôn giáo truyền thống duy nhất không thể thiếu được trong đời sống tâm linh và trong sinh hoạt đời thường của họ. Chính vì thế đây là một chủ đề Tiểu luận: Phật giáo Nam tông Khmer & đời sống của người Khmer rất quan trọng, nắm liền với môn học