Dưới đây là bài Tiểu luận: Nghiên cứu những vấn đề khoa học giáo dục phục vụ cho mục tiêu phát triển sự nghiệp giáo dục, các bạn có thể tải về kham khảo miễn phí, đây là đề tài tiểu luận môn triết học được giới thiệu cho các bạn sinh viên đang tìm kiếm tài liệu, ngoài ra các bạn có thể kham khảo thêm các bài tiểu luận về Nghiên cứu những vấn đề khoa học giáo dục phục vụ cho mục tiêu phát triển sự nghiệp giáo dụ trên chuyên mục tiểu luận triết học.
Lưu ý: Trong quá trình viết tiểu luận Môn Triết Học nếu các bạn không có thời gian và cần hỗ trợ viết bài hoàn chỉnh, chất lượng tốt, các bạn có thể liên hệ với dịch vụ viết tiểu luận chất lượng qua Zalo: https://zalo.me/0932091562
1. Lý luận chung về mâu thuẫn ( Tiểu luận: Nghiên cứu những vấn đề khoa học giáo dục phục vụ cho mục tiêu phát triển sự nghiệp giáo dục )
Ngay từ thời cổ đại con người đã có những phỏng đoán thiên tài về sự tác động qua lại của các mặt đối lập và xem sự tác động qua lại đó các mặt đối lập là cơ sở vận động của thế giới. Nhiều đại biểu triết học cổ đại phương Đông đã cho rằng vận động là sự hình thành những mặt đối lập ấy cũng luôn vận động và phát triển.
Trước khi phép biện chứng Mácxít ra đời , tư tưởng biện chứng về những mặt đối lập đạt được đỉnh cao nhất trong sự phát triển của nó , trong học thuyết biện chứng của các nhà triết học cổ điển Đức mà tiêu biểu nhất là I.Catơ và G.V.Hêghen.
Kế thừa một cách có phê phán tất cả những thành tựu có giái trị nhất trong toàn bộ lịch sử hơn 2000 năm của Triết học, dựa trên những thành quả mới nhất của khoa học hiện đại ( cả khoa học tự nhiên lẫn khoa học xã hội và nhân văn ) khái quát thực tiển thời đại mình, C.Mác và Ph.Ăng ghen đã phát triển học thuyết mâu thuẫn biện chứng lên một tầm cao mới. Các nhà kinh điểm của chủ nghĩa Mác đã cho rằng chúng ta phải tìm xung lực vận động và phát triển của sự vật trong chính sự vật đó, trong những mâu thuẫn bản thân sự vật. Quan điểm lý luận đó thể hiện trong “ quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập”.vì quy luật này đề cập đến các vấn đề cơ bản, quan trọng nhất của phép biện chứng là vấn đề nguồn gốc của sự phát triển, nên V.I.Lênin đã xem lý luận về sự thống nhất của các mặt đối lập là :” hạt nhân của phép biện chứng”
Nội dung cơ bản quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập được làm sáng tỏ thông qua một loạt các phạm trù cơ bản:” mặt đối lập”,”sự thống nhất” và “ đấu tranh của các mặt đối lập”.
Khi nói tới những nhân tố cấu thành mâu thuẫn biện chứng , “ đối lập”, “mặt đối lập” là phạm trù dùng để chỉ những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính , những tính quy luật có khuynh hưóng biến đổi trái ngược nhau tồn tại một cách khách quan tong tự nhiên, xã hội và có tư duy. Chính những mặt đối lập đó nằm trong sự liên hệ tác động qua lại với nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng. Mâu thuẫn biện chứng tồn tại trong cả tự nhiên lẫn trong xã hội và tư duy. Mâu thuẫn biện chứng trong tư duy là sự phản ánh mâu thuẫn trong hiện thực và là nguồn gốc phát triển của nhận thức, của tư duy trên con đường vươn tới chân lý khách quan, chân lý tuyệt đối về thực hiện.(Tiểu luận: Nghiên cứu những vấn đề khoa học giáo dục phục vụ cho mục tiêu phát triển sự nghiệp giáo dục)
Hai mặt của sự đối lập trong sự vật tồn tại trong sự thống nhất của chúng.sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau, đồi hỏi có nhau của các mặt đối lập sự tồn tại của các mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề như vậy cũng có thể xem như sự thống nhất của hai mặt đối lập là tính không thể tách rời của hai mặt đó.
Tồn tại trong một thể thống nhất , hai mặt đối lập luôn tác động quan lại với nhau “ đấu tranh” vơí nhau. Đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó. Như vậy không thể hiểu đấu tranh của các mặt đối lập chỉ là sự thủ tiêu lẫn nhau của các mặt đó. Sự thủ tiêu lẫn nhau giữa các mặt đối lập chỉ là một trong những hình thức đâïu tranh của các mặt đối lập. Tính đa dạng của hình thức đấu tranh giữa các mặt đối lập tuỳ thuộc vào tính chất các mặt đối lập cũng như mối quan hệ qua lại giữa chúng, phụ thuộc vào lĩnh vực tồn tại của các mặt đối lập, phụ thuộc vào điều kiện trong đó diễn ra cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập.
XEM THÊM ==> DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN
Với tư cách là trạng thái đối lập trong mối quan hệ qua lại giữa các mặt đối lập, sự thống nhất đấu tranh giữa các mặt đối lập có quan hệ chặt chẻ với nhau. Sự thống nhất giữa các quan hệ hữu cơ với sự đứng im, ổn định tạm thời của sự vật. Sự đấu tranh có mối quan hệ gắn bó tuyệt đối của sự vận động và sự phát triển. Điều đó có nghĩa là sự thống nhất của các mặt đối lập là tương đối, sự đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối. V.I.Lênin viết “Sự thống nhất (…) của các mặt đối lập là điều kiện tạm thời, thoáng qua, tương đối. Sự đấu tranh của các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là sự tuyệt đối, cũng như sựû phát triển, sự vận động là tuyệt đối”.
Dựa trên những thành tựu khoa hoạ và thực tiển, chủ nghĩa duy vật biện chứng tìm thấy nguồn gốc của vận động và phát triển ở mâu thuẫn, ở sự đấu tranh giữa các khuynh hướng, các mặt đối lập tồn tại trong các sự vật và hiện tượng.(Tiểu luận: Nghiên cứu những vấn đề khoa học giáo dục phục vụ cho mục tiêu phát triển sự nghiệp giáo dục)
Dưới hình thức chung nhất, tư tưởng xem mâu thuẫn là nguồn gốc của vận động và phát triển được Hêracơlit nói tới và được Hêghen phát triển lên trong sự vận dụng vào nhận thức. Hêghen viết “Mâu thuẫn là cội nguồn của tất cả vận động và sự sống”.
Mác, Ph. Ăng ghen và Lênin đã luận chứng và phát triển hơn nữa những luận điểm đó trên cơ sở biện chứng duy vật. Mác viết “Cái cấu thành bản chất của sự vận động biện chứng, chính là sự cùng nhau tồn tại của hai mặt mâu thuẫn, sự đấu tranh giữa hai mặt ấy và sự dung hợp của hai mặt ấy thành phạm trù mới”.Nhấn mạnh hơn nữa tư tưởng đó, V.I.Lênin viết “Sự phát triển là một cuộc “ đấu tranh” giữa các mặt đối lập”.
Nguyên nhân chính và cuối cùng của mọi sự vật, là sự tác động lẫn nhau. Sự tác động qua lại tạo thành nguồn gốc của sự vận động và phát triển. Mâu thuẫn sự tác động lẫn nhau của các mặt, các khuynh hướng đối lập. Sự tác động qua lại, đấu tranh của các mặt đối lập quy định một cáhc tất yếu những thay đôíi của các mặt đang tác động qua lại cũng như của sự vật nói chung, nó là nguồn gốc vận động và phát triển, là xung lực của sự sống. Sự vận động và sự phát triển bao giờ cũng là sự thống nhất giữa tính ổn định và tính thay đổi. Thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập quy định tính ổn định và tính thay đổi của sự vật. Do vậy, mâu thuẫn chính là nguồn gốc của sự vận động và phát triển.
Mâu thuẫn là một hiện tượng khách quan và phổ biến, nó tồn tại ở trong tất cả các sự vật và hiện tượng, ở mọi giai đoạn tồn tại và phát triển của sự vật và hiện tượng. Nhưng ở các sự vật khác nhau, hiện tượng khác nhau, ở giai đoạn phát triển khác nhau của một sự vật , ở mỗi lĩnh vực, mỗi yếu tố cấu thành một sự vật, hiện tượng sẽ có những mâu thuẫn khác nhau.
2.Phân loại mâu thuẫn (Tiểu luận: Nghiên cứu những vấn đề khoa học giáo dục phục vụ cho mục tiêu phát triển sự nghiệp giáo dục)
Mâu thuẫn trong tự nhiên, trong xã hội và trong tư duy hết sức đa dạng. Tính đa dạng và mâu thuẫn được quy định một cách khách quan bởi đặc điểm của các mặt đối lập, bởi điều kiện mà trong đó sự tác động qua lại giữa các mặt đối lập được triển khai, bởi trình độ tổ chức của hệ thống mà trong đó mâu thuẫn tồn tại.
Căn cứ vào quan hệ giữa các mặt đối lập đối với một sự vật, hiện tượng người ta phân loại các mâu thuẫn thành những mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài.
Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, khuynh hướng đối lập của cùng một sự vật hiện tượng.
Mâu thuẫn bên ngoài đối với một sự vật hiện tượng là mâu thuẫn diễn ra trong mối quan hệ giữa sự vật đó với các sự vật khác nhau.
Việc phân chia mâu thuẫn thành mâu thuẫn bên ngoài và mâu thuẫn bên trong chỉ là tương đối, để xác định một mâu thuẫn nào đó là mâu thuẫn bên ngoài haỳ mâu thuẫn bên trong trước hết cần xác định phạm vi sự vật hiện tượng cần xem xét. Mâu thuẫn bên trong có vai trò quyết định trực tiếp đối với quá trình vận động và phát triển của sự vật. Tuy nhiên mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài là vận động trong sự tác động lẫn nhau. Vì thế mỗi bước giải quýêt mâu thuẫn này lại tạo điều kiện giải quyết mâu thuẫn kia.
Dựa trên ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật, các mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản.
Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật, quy định sự phát triển ở tất cả các giai đoạn của sự vật, nó tồn tại trong suốt quá trình tồn tại của sự vật.
Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn đặc trưng cho một phương diện nào đó của sự vật, nó quy định sự vận động và phát triển một mặt nào đó của sự vật.
Căn cứ vào vai trò mâu thuẫn đối với sự tồn tại và sự phát triển của sự vật trong một giai đoạn nhất định các mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu.
Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở giai đoạn phát triển nhất định của sự vật, giải quyết nó sẽ tạo điều kiện để giải quyết mâu thuẫn khác ở cùng giai đoạn.
Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn chủ yếu có quan hệ chặt chẻ với nhau trong đó mâu thuẫn chủ yếu có thể là hình thức biểu hiện nổi bật của mâu thuẫn cơ bản hay là kết quả vận động tổng hợp của các mâu thuẫn cơ bản ở một giai đoạ nhất định. Việc giải quyết mâu thuẫn chủ yếu tạo điều kiện giải quyết từng bước mâu thuẫn cơ bản.
Ngoài căn cứ vào tính chất các lợi ích đối lập tạo thành mâu thuẫn xã hội, người ta chia mâu thuẫn xã hội thành mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng.(Tiểu luận: Nghiên cứu những vấn đề khoa học giáo dục phục vụ cho mục tiêu phát triển sự nghiệp giáo dục)
Như vậy thực chất quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập như sau: Mọi sự vật hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân mình sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tạo thành xung lực nội tại của sự vận động và phát triển, dẫn tới sự mất đi của cái cũ và sự ra đời của cái mới.
Hoạt động thực tiễn nhằm biến đổi sự vật của quá trình giải quyết mâu thuẫn của nó. Muốn vậy, phải xác định đúng trạng thái chín muồi của mâu thuẫn . Mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi đủ điều kiện , cũng không để cho việc giải quyết mâu thuẫn diễn ra một cách tự phát, phải cố gắng tạo điều kiện thúc đẩy sự chín muồi của mâu thuẫn và điều kiện giải quyết.
3.Mâu thuẫn tạo nên động lực của quá trình dạy học:
Quá trình dạy học là một hiện tượng xã hội nên tuân theo quy luật vận động chung của sự vật hiện tượng. Do vậy quá trình dạy học luân vận động và phát triển không ngừng. Sự vận động và phát triển thể hiện trên nhiều mức độ có thể phát triển trong cả quá trình dạy học hoặc có thể phát triển ở từng nhân tố của quá trình dạy học.
Trước hết ta phải xem xét tất cả các nhân tố của hệ thống dạy học đó là: Mục đích, nhiệm vụ dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học, giáo viên vói hoạt động dạy học, học sinh với hoạt động học và kết quả dạy học.
Theo quan điểm triết học thì nguồn gốc tạo ra sự vận động và phát triển của quá trình dạy học là do mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình dạy học và việc giải quyết có hiệu quả các mâu thuẫn đó sẽ tạo nên một động lực của quá trình dạy học. Do đó động lực của quá trình dạy học là những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình dạy học và việc giải quyết có hiệu quả những mâu thuẫn đó.
Trong quá trình dạy học tồn tại hai loại mâu thuẫn đó là mâu thuẫn bên ngoài và mâu thuẫn bên trong.
XEM THÊM ==> CÁCH LÀM TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC ĐIỂM CAO
Các mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn giữa các nhân tố của môi trường kinh tế – xã hội, khoa học -công nghệ .. .với các thành tố của quá trình dạy học chẳng hạn như:
- Yêu cầu của xã hội ngày càng cao mâu thuẫn với mục đích dạy học còn chưa đáp ứng được.
- Mâu thuẫn giữa sự bùng nổ thông tin vè mọi lĩnh vực khoa học hiện nay đòi hỏi phải hiện đại hoá, quốc tế hóa về nội dung dạy học, những nội dung dạy học trong các loại hình trường của chúng ta vẫn còn lạc hậu lỗi thời.
- Khoa học kỹ thuật phát triển mâu thuẫn với trình độ giáo viên còn hạn chế về nhiều mặt.
- Mâu thuẫn giữa khoa học kỷ thuật phát triển với phương pháp dạy học còn lạc hậu.
Việc phát hiện các giải quyết tạm thời những mâu thuẫn bên ngoài sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của quá trình dạy học. Tuy nhiên có thể trong những trường hợp đặc biệt, các mâu thuẫn bên ngoài lại có ý nghĩa quyết định đến sự vật vận động và phát triển của quá trình dạy học.
Các mâu thuẫn bên trong là các mâu thuẫn giữa các thành tố cấu trúc của quá trình dạy học hoặc giữa yếu tố trong từng thành tố với nhau.
Chẳng hạn:
- Mục đích nhiệm vụ dạy học đòi hỏi cao mâu thuẫn với nội dung dạy học còn hạn chế, lạc hậu.
- Nội dung dạy học đã hiện đại hoá mâu thuẫn với phương pháp, hình thức dạy học còn lạc hậu.
- Yêu cầu nhiệm vụ học tập nâng cao đối với học sinh mâu thuẫn với trình độ, khả năng còn hạn chế của học sinh.
- Ơí người giáo viên trình độ chuyên môn mâu thuẫn với trình độ sư phạm .
- Ơí học sinh yêu cầu cao mâu thuẫn với điều kiện đáp ứng thấp ( tài liệu, phương tiện thời gian .. .)
Những mâu thuẫn bên trong là nguồn gốc của sự vận động và phát triển, việc phát hiện và giải quyết có hiệu quả những mâu thuẫn này sẽ tạo nên hệ thống động lực thúc đẩy quá trình dạy học phát triển.
Trong các mâu thuẫn bên trong có mâu thuẫn cơ bảnï với ba điều kiện sau đây:
- Mâu thuẫn đó phản ánh bản chất của quá trình dạy học ( bản chất của quá trình dạy học là quá trình nhận thức độc đáo của học sinh nhằm thực hiện mục đích nhiệm vụ của giáo dục đề ra).
- Việc giải quyết mâu thuẫn đó quyết định trực tiếp quá trình dạy học và nó chi phối việc giải quyết các mâu thuẫn khác.
- Mâu thuẫn này tồn tại rtong suốt quá trình dạy học.
Như vậy mâu thuẫn cơ bản của quá trình dạy học là mâu thuẫn giữa một bên là yêu cầu, nhiệm vụ học tạp ngày càng cao và một bên là trình độ, của học sinh là có hạn.
Việc phát hiện và giải quyết kịp thời có hiệu quả mâu thuẫn cơ bản tạo nên động lực chủ yếu thúc đẩy mạnh mẽ của quá trình dạy học. Thực tiễn dạy học chứng tỏ rằng mâu thuẫn muốn trở thành động lực cần có ba điều kiện sau:
- Mâu thuẫn đó phải được học sinh ý thức đúng đắn và đầy đủ tức là học sinh phải biết về mâu thuẫn đó, học sinh phải hiểu về mâu thuẫn đó và học sinh phải có nhu cầu giải quyết mâu thuẫn đó.
- Mâu thuẫn đó phải là vừa sức với học sinh, tức là mâu thuẫn mà với sự nổ lực tối đa của học sinh thì có thể giải quyết được và nổ lực tối đa ở đây là nổ lực về thể lực và trí tuệ.
- Mâu thuẫn đó nó phải nảy sinh và tồn tại trong suốt quá trình dạy học.(Tiểu luận: Nghiên cứu những vấn đề khoa học giáo dục phục vụ cho mục tiêu phát triển sự nghiệp giáo dục)
4.Vai trò người giáo viên trong việc tạo ra động lực của quá trình dạy học:
Vai trò của giáo vien rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh, đặc biệt là xác định được động lực quá trình dạy học. Bởi vâỵ nghệ thuật sư phạm của người thầy giáo trong giảng dạy là phát hiện kịp thời những mâu thuẫn , xác định những mâu thuẫn, nêu mâu thuẫn, yêu cầu học sinh giải quyết mâu thuẫn đó.
Theo quan điểm hiện đại thì thầy giáo phải giúp học sinh tự mình phát hiện được mâu thuẫn, ý thức được mâu thuẫn và tổ chức cho học sinh tự mình giaií quýêt mâu thuẫn. Người thầy giáo phải thường xuyên cải tiến , đổi mới nội dung, đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nhằm giải quyết có hiệu quả các mâu thuẫn, tạo nên hệ thống động lực và các điều kiện thúc đẩy
Quá trình dạy học không ngừng vận động và phát triển. Đặc biệt người thầy giáo cần nắm vững về lý thuyết tình huống có vấn đề, khai thác triệt để tình huống có vấn đề áp dụng vào bài dạy, vào thực hành. Chú ý đến tâm lý học vừa sức, tức là mâu thuẫn tạo ra phải vừa sức, phù hợp với trình độ của từng đối tượng cụ thể. Chẳng hạn.: Khi thực hiện bài dạy thì hệ thống câu hỏi đặt ra phải phù hợp với tất cả đối tượng trong lớp từ yếu kém trưng bình đến khá, giỏi. Ngoài ra còn phải giúp cho học sinh biết được mâu thuẫn, ý thức mâu thuẫn và có nhu cầu giải quyết mâu thuẫn.
- Vấn đề tổ chức cho học sinh tự giải quyết mâu thuẫn:
- Vêì phương pháp: học sinh phải nắm vững tri thức cũ, tư duy, suy luận, phán đoán từ đó tiếp cận, nhận thức được tri thức mới và quá trình này cứ tiếp tục xảy ra trong toàn bộ quá trình dạy học.
- Về bài tập: vận dụng tri thức giải quyết bài tập dễ sau đó tiếp tục giải quyết các bài tập khó và các dạng tương tự và cuối cùng là giải quyết các bài tập nâng cao ( tính định hướng).
- Về phương pháp học tập của học sinh: nắm vững bài củ , tìm tói, đào sâu từ đó tiếp cận tri thức mới và chủ yếu là tự học.
5 . Các điều kiện để nâng cao chất lượng dạy học:
Trước hết chúng ta phải đề cập đến vấn đề môi trường, theo quan điểm của giáo học hiện đại thì có hai loại môi trường đó là môi trường bên ngoài và môi trường bên trong của quá trình giáo dục.Để quá trình giáo dục nói chung và quá trình dạy học nói riêng có sự vận động và phát triển tốt thì không thể thiếu vai trò tác động tích cực môi trường.
Môi trường bên ngoài chính là các yếu tố xã hội tác động quá trình giáo dục chính các yếu tố này tác một cách trực tiếp và gián tiếp quá trình giáo dục nói chung và quá trình dạy học nói riêng. Hiện nay với chính sách đổi mới của Đảng và nhà nước đối với giáo dục, xem giáo dục là “ Quốc sách hàng đầu “, “ Phát triển Giáo dục – Đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội …”,( Trích văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX – nhà xuất bản chính trị Quốc Gia – Hà Nội 2001 ) . Với chủ trương đó nghành giáo dục và đào tạo đã tiến hành “ xã hội hoá giáo dục “ và từng bức đạt được những kết quả khả quan. Chính vì vậy mà trong quá trình giáo dục chúng ta cần phải quan tâm hơn nữa đến sự thống nhất biện chứng trong quan hệ “ Nhà trường – Gia đình – Xã hội “ .
Ngoài ra xét đến những điều kiện khác trong quá trình dạy học chúng ta cần quan tâm đến những vấn đề sau :
* Về nội dung dạy học : Trong giai đoạn hiện nay ngành giáo dục và đào tạo đang tiến hành đổi mới nội dung chương trình và sách giáo khoa. Chính vì vậy những người công tác giáo dục, mà trực tiếp là những người giáo viên cần phải tiếp cận, lĩnh hội mnắm vững tinh thần, nội dung của việc đổi mới nội dung dạy học bằng những con đường như : Giáo dục thường xuyên; Tham gia các lớp bồi dưỡng theo chu kỳ hàng năm cập nhất tri thức vốn hiểu biết qua các phương tiện thông tin hiện đại phát huy tính tự học.(Tiểu luận: Nghiên cứu những vấn đề khoa học giáo dục phục vụ cho mục tiêu phát triển sự nghiệp giáo dục)
Về phương tiện và cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học : Hiện nay với chính sách ưu tiên cho giáo dục và đào tạo hệ thống các trường học đã tương đối hoàn chỉnh với phương châm trường ra trường, lớp ra lớp và các phương tiện phục vụ cho việc dạy và học đang từng bứớc bổ sung đồng bộ và ngày càng hoàn thiện hơn để đáp ứng đầy đủ kịp thời yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học. Do vậy mà giáo viên không những cần phải tiếp cận các phương tiện dạy học mới mà còn tìm tòi, sáng tạo ra những đồ dùng, phương tiện dạy học mới phù hợp với nội dung phương pháp dạy học và xu thế phát triển của thời đại.
Trên đây là tiểu luận môn Triết Học đề tài: Nghiên cứu những vấn đề khoa học giáo dục phục vụ cho mục tiêu phát triển sự nghiệp giáo dục, dành cho các bạn đang làm tiểu luận môn học đại cương: còn nhiều bài mẫu tiểu luận môn học các bạn tìm kiếm trên chuyên mục nhé.
Lưu ý: Có thể trên website không có tài liêu đúng như các bạn mong muốn để hoàn thiện bài làm hoàn toàn mới và chất lượng tốt các bạn có thể cần tới sự hỗ trợ của dịch vụ viết tiểu luận để kham khảo bảng giá và quy trình làm việc các bạn có thể trao đổi với mình qua SDT/ZALO: https://zalo.me/0932091562