Tiểu Luận Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Công Chứng Tại Huế

Rate this post

Sau đây mình sẽ giới thiệu đến cho các bạn Tiểu Luận Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Công Chứng Tại Huế là một trong những đề tài tiểu luận hoàn toàn hay mà các bạn nên xem và theo dõi nhé. Nguồn tài liệu mình đã tiến hành triển khai như là chương 1 thực trạng tổ chức công chứng tại tỉnh thừa thiên huế,chương 2 là giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động công chứng tại tỉnh thừa thiên huế…

Ngoài ra, hiện nay bên mình có nhận viết thuê tiểu luận với rất nhiều đề tài đa dạng đạt điểm cao, và đồng thời chúng tôi đã nhận viết bài tiểu luận cho hàng loạt sinh viên đạt thành tích ưu tú. Nếu bạn đang có nhu cầu muốn viết bài tiểu luận thì đừng chần chừ suy nghĩ nữa mà hãy nhanh tay liên hệ ngay đến dịch vụ nhận viết thuê tiểu luận của chúng tôi qua zalo/telegram : 0932.091.562 để được tư vấn báo giá làm bài tiểu luận và hỗ trợ lựa chọn ngay một đề tài phù hợp nhé.

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG CHỨNG TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

          1.1. Những kết quả đạt được

          1.1.1. Công chứng viên và các tổ chức hành nghề công chứng

          Theo quy định của luật công chứng năm 2014: “Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản – sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt – sau đây gọi là bản dịch  mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng[1]”.

XEM THÊM : Dịch Vụ Làm Tiểu Luận Thuê Chất Lượng 

            Từ nội dung quy định của pháp luật “giáo trình kỹ năng hành nghề công chứng” đã đưa ra quan điểm: “công chứng là hành vi của công chứng viên chứng nhận tính xác thực của hợp đồng, giao dịch đối với những hợp đồng, giao dịch mà pháp luật buộc phải công chứng hoặc đối với những hợp đồng, giao dịch mặc dù pháp luật không quy định bắt buộc nhưng người yêu cầu công chứng tự nguyện yêu cầu. Đây là hành vi của người đại diện cho cơ quan công quyền xác nhận và kiểm chứng các hợp đồng, giao dịch; đem lại sự an toàn pháp lý cho các quan hệ dân sự, góp phần ngăn chặn những giao dịch bất hợp pháp, phòng ngừa hành vi vi phạm[2]”.

          Tiểu Luận Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Công Chứng Tại Huế từ khi Luật Công chứng năm 2006 ra đời cho đến nay là Luật Công chứng năm 2014, hệ thống pháp luật về công chứng dần được củng cố, hoàn thiện. Hệ thống pháp luật công chứng đã khẳng định vai trò là công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu nhất đối với tổ chức và hoạt động công chứng. Sự có mặt của các văn bản quản lý trong hoạt động của các cơ quan quản lý có thể được hiểu như sự “tập trung quyền lực của nhà nước, nhằm điều hành có hiệu quả nhất hoạt động quản lý bằng pháp luật”. Nhà nước đã có một hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh các vấn đề liên quan đến các tổ chức hành nghề công chứng và các hoạt động công chứng. Các văn bản pháp luật, luật nội dung là khung pháp lý mà công chứng viên phải tuân thủ để hợp đồng giao dịch công chứng có hiệu lực pháp luật.

          Một trong những điểm đổi mới căn bản, quan trọng của Luật công chứng là đã tách bạch và phân biệt rõ về bản chất, chức năng, nhiệm vụ, đối tượng và nguyên tắc hoạt động của công chứng so chứng thực. Theo đó, công chứng từ chỗ bị hiểu như là một hoạt động mang tính chất thủ tục hành chính đơn thuần thì nay được coi là một nghề, một ngành chuyên môn sâu đã tạo điều kiện cho các tổ chức hành nghề công chứng tập trung thực hiện đúng chức năng của mình theo hướng chuyên nghiệp hóa; nhiệm vụ chứng nhận hợp đồng, giao dịch giờ đã trở thành nhiệm vụ chủ yếu của các tổ chức hành nghề công chứng. Giá trị của hoạt động công chứng trong xã hội được nâng

cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo tiền đề quan trọng cho việc đưa hoạt động công chứng phát triển theo xu hướng hội nhập với khu vực và thế giới.

            Tiểu Luận Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Công Chứng Tại Huế có thể nói việc phát triển của tổ chức hành nghề công chứng và đội ngũ công chứng viên là kết quả nổi bật nhất của việc thực hiện Luật công chứng. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thừa thiên Huế có 11 phòng công chứng, 22 công chứng viên; có 4/9 huyện, thành phố có văn phòng công chứng đó là: Thành phố Huế, huyện Hương Thủy, huyện Hương Trà, huyện Phú Vang.

            Cùng với việc phát triển về số lượng, các Văn phòng công chứng đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ. Tại trụ sở các Văn phòng công chứng đều thực hiện việc niêm yết các danh mục, quy định hồ sơ yêu cầu công chứng và công khai, minh bạch mức thu phí công chứng để khách hàng có thể thực hiện giao dịch dễ dàng. Các tổ chức hành nghề công chứng có đội ngũ chuyên viên giúp việc được đào tạo bài bản, có rình độ cử nhân chuyên ngành luật, vì vậy việc công chứng các giao dịch, hợp đồng được thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng có tính chuyên nghiệp cao, đảm bảo tính chính xác, tuân thủ pháp luật, hồ sơ văn bản công chứng được lưu giữ khoa học, đầy đủ. Thông qua quá trình tác nghiệp, các tổ chức hành nghề công chứng đã tích cực tuyên truyền, tư vấn cho cánhân, tổ chức những quy định của pháp luật, nâng cao nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật cho người dân. Nhìn chung, hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng đã đáp ứng được nhu cầu công chứng của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, quy mô tổ chức và hoạt động công chứng cũng từng bước phát triển theo hướng chuyên nghiệp.

XEM THÊM : Tiểu Luận Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dạy Học Môn Lịch Sử

            Việc phát triển các tổ chức hành nghề công chứng trong thời gian qua đã từng bước hiện thực hóa chủ trương xã hội hóa công chứng, việc phát triển đúng lộ trình được phê duyệt đã giảm áp lực lên bộ máy chính quyền cơ sở, tạo điều kiện cho người dân có thêm sự lựa chọn trong việc thực hiện yêu cầu công chứng, tính an toàn pháp lý trong các hợp đồng, giao dịch được đảm bảo cao hơn.

            Về đội ngũ cong chứng viên, trên địa bàn tỉnh đã có 22 công chứng viên thì có 15 người đã qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng, 7 người thuộc diện được miễm đào tạo nghề công chứng, những công chứng viên này là các thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên và luật sư, sau khi nghỉ công tác hoặc thôi làm luật sư chuyển sang hoạt động hành nghề công chứng và được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm. Với những điều kiện như trên và những biện pháp khuyến khích phát triển đội ngũ công chứng viên của tỉnh đã góp phần nâng cao số lượng đội ngũ công chứng viên, đáp ứng yêu cầu của tổ chức, cá nhân ở những địa bàn có tổ chức hành nghề công chứng[3].

            1.1.2. Thực trạng, kết quả thực hiện các thủ tục công chứng

          Giai đoạn 2016 – 2021, các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh đã công chứng 105.429 hợp đồng, giao dịch; thu phí 19.943.967.000 đồng; nộp ngân sách nhà nước 4.328.000.000 đồng[4].

            Với sự phát triển của các tổ chức hành nghề công chứng trải đều trên các địa bàn, việc công chứng của tổ chức, công dân được thực hiện nhanh chóng, thuận lợi hơn. Các văn phòng công chứng với nhiệm vụ thực hiện dịch vụ hành chính công đã tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu công chứng của cá nhân, tổ chức. Nếu như trước đây, việc xác nhận các hợp đồng, giao dịch chủ yếu do UBND cấp xã thực hiện, với số lượng cán bộ ít, trình độ còn hạn chế, tính chuyên nghiệp không cao, thì nay việc xác nhận do công chứng viên, những người được đào tạo bài bản, thực hiện hoạt động công chứng một cách chuyên nghiệp, do vậy chất lượng của việc chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng,giao dịch được nâng lên, quyền, nghĩa vụ của người tham gia hợp đồng giao dịch được bảo đảm hơn.

            Sự tồn tại và phát triển của mỗi tổ chức hành nghề công chứng phụ thuộc vào chất lượng công chứng văn bản, sự nhanh chóng, thuận tiện, chính xác trong hoạt động công chứng của mình, do đó đã khơi dậy tính chủ động, tích cực và ý thức trách nhiệm của công chứng viên khi thực hiện nhiệm vụ. Các tổ chức hành nghề công chứng đều lấy yếu tố “phục vụ khách hàng” là tiêu chí hàng đầu và là một trong những yếu tố để cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động công chứng.

            Hoạt động công chứng được phát triển theo hướng chuyên nghiệp hóa. Hoạt động công chứng có tác động tích cực đến kinh tế – xã hội. Những kết quả bước đầu thu được từ chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng đã tạo bước đột phá trong cải cách thủ tục hành chính, cải cách tư pháp. Việc xã hội hóa công chứng đã tạo điều kiện thuận tiện cho người dân trong việc thực hiện các yêu cầu công chứng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, góp phần phòng ngừa vi phạm pháp luật, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Đặc biệt, hoạt động công chứng đã góp phần quan trọng vào việc phòng ngừa tranh chấp, khiếu nại trong lĩnh vực đất đai, nhà ở – lĩnh vực vốn phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tranh chấp. Với việc xã hội hóa, công chứng trở thành lá chắn hữu hiệu, đảm bảo an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch, tiết kiệm thời gian, chi phí cho xã hội, giảm thiểu gánh nặng pháp lý cho Tòa án trong việc giải quyết vụ việc dân sự.

XEM THÊM : Đề Tài Tiểu Luận Môn Triết Học Và Bài Mẫu

            1.2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế

          1.2.1. Những tồn tại, hạn chê

            Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế còn một số tồn tại, hạn chế như sau:

            – Về tổ chức hành nghề công chứng

          Một số địa phương lại chưa phát triển được Văn phòng công chứng như: A Lưới, Nam Đông, Phú Lộc, Quảng Điền…. Nhìn chung, nhận thức về xã hội hóa công chứng gắn với quản lý việc thành lập, phát triển tổ chức hành nghề công chứng theo quy hoạch còn bất cập. Hiện nay sự phân bố các tổ chức hành nghề công chứng tại một số địa bàn còn chưa đồng đều, các Văn phòng công chứng chủ yếu phát triển ở các đô thị hoặc nơi có điều kiện kinh tế – xã hội phát triển, trong khi đó các địa bàn có điều kiện kinh tế kém phát triển thì số lượng tổ chức hành nghề công  chứng rất ít. Điều này chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi có nhu cầu công chứng các hợp đồng, giao dịch.

            Hoạt động của một số tổ chức hành nghề công chứng thiếu tính chuyên nghiệp, chưa có sự liên kết trong hành nghề, cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu, trình độ quản lý còn bất cập. Tình trạng “cạnh tranh” không lành mạnh giữa các Văn phòng công chứng diễn biến phức tạp. Hiện tượng không tuân thủ nghiêm túc về trình tự, thủ tục, thời gian, địa điểm công chứng vẫn xảy ra. Một số Văn phòng công chứng bố trí điểm tiếp nhận hồ sơ công chứng ở các địa bàn ngoài trụ sở tổ chức mình để tiếp nhận yêu cầu công chứng, không niêm yết lịch làm việc, thu phí công chứng, thù lao công chứng cao hơn quy định, thu phí không ghi biên lai, hóa đơn hoặc thu cao hơn nhưng khi ghi hóa đơn chỉ ghi lại phần trăm phí và thù lao công chứng cho người yêu cầu công chứng để thu hút người này sử dụng dịch vụ công chứng của tổ chức mình, đầu tư vốn vào các Văn phòng công chứng khác…Điều này ảnh hưởng đến uy tín và sự phát triển lành mạnh của hoạt động công chứng.

            – Về đội ngũ công chứng viên

          Tiểu Luận Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Công Chứng Tại Huế hiện nay, ở địa phương số lượng công chứng viên còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển tổ chức hành nghề công chứng do không có nguồn để bổ nhiệm khiến chủ trương xã hội hóa chậm được thực hiện. Việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ công chứng viên đã được bổ nhiệm chưa được thực hiện thường xuyên, dẫn đến chất lượng của một bộ phận công chứng viên đang hành nghề chưa theo kịp yêu cầu công việc. Nhìn chung, chất lượng đội ngũ công chứng viên còn nhiều bất cập, hạn chế, bên cạnh các công chứng viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có tâm với nghề, còn nhiều công chứng viên hạn chế về năng lực chuyên môn, kỹ năng hành nghề, chưa tuân thủ quy tắc đạo đức hành nghề công chứng, thậm chí một số công chứng viên có hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp như quảng cáo hoạt động dịch vụ công chứng vượt ra ngoài quy định của pháp luật, thiếu sự hợp tác trong chia sẻ thông tin công chứng…

Tiểu Luận Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Công Chứng Tại Huế
Tiểu Luận Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Công Chứng Tại Huế

          – Về tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên

            Việc thành lập tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên chưa được thực hiện.

            1.2.2. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

            – Nguyên nhân khách quan

            Hệ thống pháp luật về công chứng ngày càng được hoàn thiện song vẫn còn nhiều bất cập khiến hoạt động công chứng vận hành chưa thông suốt. Các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức hành nghề công chứng và các công chứng viên đôi khi còn lúng túng trong việc triển khai thi hành quy định của pháp luật về công chứng.

            – Nguyên nhân chủ quan

            Thứ nhất, công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt pháp luật về công chứng, về vai trò của công chứng còn chưa đi vào chiều sâu nên chưa thực sự phát huy hiệu quả cao nhất, chưa ngấm, thấm sâu vào nhận thức của đông đảo cá nhân, cơ quan, tổ chức.

            Thứ hai, nhận thức về chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng; về bản chất của hoạt động công chứng; về chủ trương tách bạch giữa công chứng và chứng thực của bộ phận cơ quan, cán bộ quản lý nhà nước bằng pháp luật về công chứng, của người dân còn chưa đầy đủ. Thời gian qua đã xuất hiện tâm lý phân biệt công chứng giữa Phòng công chứng và Văn phòng công chứng. Tại một số nơi, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất từ chối cung cấp thông tin địa chính cho Văn phòng công chứng; Ủy ban nhân dân cấp xã

không phối hợp với Văn phòng công chứng trong việc niêm yết văn bản liên quan đến việc công chứng các giao dịch về thừa kế. Thậm chí còn một số quan điểm cho rằng không cần thiết phải quy hoạch tổ chức hành nghề công chứng khi tiến hành xã hội hóa hoạt động công chứng…

            Thứ ba, công tác thanh tra, kiểm tra tuy đạt được một số kết quả nhất định, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình xã hội hóa hoạt động công chứng. Công tác theo dõi, giám sát việc tuân thủ pháp luật, tuân theo quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp công chứng chưa thực sự hiệu quả, việc phát hiện, xử lý vi phạm còn chưa kịp thời, chưa nghiêm minh.

            Thứ tư, công tác hướng dẫn trong việc thi hành, áp dụng pháp luật về công chứng chưa kịp thời nên cơ sở còn lúng túng trong quá trình thực hiện.

            Thứ năm, công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật về công chứng còn lỏng lẻo, một số cơ quan quản lý nhà nước chưa phát huy hết trách nhiệm trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước bằng pháp luật về công chứng; chưa xác lập được những giải pháp mang tính chiến lược nhằm đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước. Vai trò của Sở Tư pháp chưa được phát huy đúng tầm. Một số địa phương chưa thể hiện được vai trò, trách nhiệm trong việc quản lý hoạt động công chứng tại địa bàn. Một bộ phận cán bộ làm công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật về công chứng còn yếu kém về năng lực chuyên môn và đạo đức dẫn đến hiện tượng tiêu cực trong quản lý nhà nước bằng pháp luật về công chứng.

            Thứ sáu, chất lượng công chứng viên còn nhiều bất cập, hạn chế. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các công chứng viên chưa được thực hiện thường xuyên cũng là nguyên nhân dẫn đến chất lượng đội ngũ công chứng viện chưa thực sự bảo đảm.

            Thứ bảy, một số Văn phòng công chứng còn chạy theo lợi nhuận nên thực hiện công chứng chưa theo đúng quy định của pháp luật gây nên một số rủi ro trong hoạt động công chứng làm ảnh hưởng đến uy tín của nghề công chứng. 

CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG TẠI TÌNH THỪA THIÊN HUẾ  

          2.1. Giải pháp chung 

            Có thể thấy được vai trò to lớn của hoạt động công chứng với sự phát triển kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động này còn nhiều bất cập, yếu kém đòi hỏi phải khắc phục trong thời gian tới thông qua những kiến nghị như sau:

            Một là, nâng cao hiệu lực quản lí Nhà Nước về công chứng, phát huy vai trò của các tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Công chứng viên. Bảo đảm chất lượng ở các khâu tập sự, hành nghề, bổ nhiệm công chứng viên, xác định chỉ tiêu đào tạo phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội trong từng giai đoạn phát triển của đất nước. “Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về công chứng và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng, thành lập các đoàn thanh tra liên ngành xử lý các vụ vi phạm trong việc công chứng hợp đồng, giao dịch, đặc biệt tình trạng công chứng “khống”, công chứng “treo”, công chứng “chờ”, chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự các vi phạm về hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật[5]”.

            Hai là, bảo đảm nghề công chứng thông qua việc xác định công chứng  được Nhà nước bảo đảm để bảo đảm để tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tiếp cận dịch vụ công chứng, bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch và yêu cầu đặc thù của hoạt động công chứng; đổi mới hoạt động công chứng đáp ứng xu thế của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và tiến trình cải cách hành chính ở Việt Nam. Sửa đổi theo hướng nhìn nhận công chứng là mộ hoạt động bổ trợ tư pháp chứ không phải là thủ tục hành chính, giảm bớt các yếu tố hành chính trong hoạt động công chứng.

            Ba là, hoàn thiện những vấn đề có liên quan đến trình tự, thủ tục công chứng nâng cao chất lượng hoạt động của công chứng viên. Tăng cường công tác đào tao, bồi dưỡng trình độ, kĩ năng cần thiết để có được một đội ngũ công chứng viên đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Luật công chứng nên có các quy định về yêu cầu, quyền và nghĩa vụ của thư ký nghiệp vụ công chứng. Bởi lẽ đây là một chủ thể có vai trò quan trọng trong thực tiễn hoạt động công chứng hiện nay. Việc quy định này sẽ đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất giữa quy định của luật và thực tế; bên cạnh đó nâng cao tính chuyên nghiệp cho hoạt động công chứng, không thể để xảy ra thực trạng như hiện nay là ở một số văn phòng công chứng vẫn tuyển chọn nhân viên chưa hề được đào tạo qua về pháp luật để làm nhân viên đánh máy nhưng vẫn “đảm đương” hết công việc từ nhận hồ sơ cho đến soạn thảo văn bản.

            Bốn là, chuyển đổi “công chứng số” theo ông Lê Xuân Hồng là: “Xu thế tất yếu, nằm trong chiến lược chuyển đổi số quốc gia. Lộ trình xây dựng và áp dụng “công chứng số” sẽ phải phù hợp với chiến lược và lộ trình mà Chính phủ đã định hướng. Áp dụng “công chứng số” là một bước quan trọng hướng tới chuyển đổi số trong hoạt động công chứng[6]”.

            “Thực hiện “công chứng số” sẽ góp phần giải quyết được rất nhiều vấn đề tồn tại, vướng mắc mà công chứng truyền thống chưa thể giải quyết được như nạn công chứng khống, công chứng bỏ ngoài hồ sơ, gian lận về hồ sơ, giả mạo nhân thân và hồ sơ công chứng, giảm chi phí, đơn giản hóa quy trình, rút ngắn thủ tục, tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Tuy nhiên, việc áp dụng “công chứng số” đặt ra yêu cầu thay đổi lớn về hành lang pháp lý, từ quy trình nghiệp vụ công chứng đến việc công nhận giá trị pháp lý của dữ liệu số, chữ ký số, xác thực dữ liệu, liên thông dữ liệu…[7]. Đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh Covid đang hoành hành trong giai đoạn hiện nay cần phải nghiên cứu vấn đề này.

            Năm là, trong điều kiện nước ta hiện nay, cần phải quy định yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản bởi lẽ các văn bản quy phạm pháp luật còn nhiều bất câp, chồng chéo, mâu thuẫn dẫn đến những rủi ro pháp lý cho các bên khi tham gia hợp đồng, giao dịch.

            2.2. Giải pháp cụ thể

          2.2.1. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công chứng

            Tuyên truyền, phổ biến pháp luật có tác động tích cực đến việc tổ chức, thực hiện pháp luật trên cơ sở giúp người dân có hiểu biết pháp luật và có ý thức chấp hành pháp luật. Trong những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công chứng đã được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, sự hiểu biết của người dân về pháp luật công chứng, về các vấn đề liên quan đến nội dung công chứng vẫn còn hạn chế, đặc biệt là người dân ở miên núi, vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, nhận thức của cấp ủy, chính quyền một số nơi về chủ trương xã hội hóa công chứng chưa đầy đủ, chính vì vậy làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện xã hội hóa hoạt động công chứng.

          Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công chứng cần phải thực hiện phù hợp với từng đối tượng về cả nội dung và hình thức phổ biến.

            2.2.2. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ công chứng viên trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

            Nâng cao chất lượng đội ngũ công chứng viên theo hướng chuyên nghiệp hoá. Công chứng viên không phải chỉ là người được đào tạo cơ bản về luật pháp, về nghề công chứng, tinh thông nghề nghiệp, giàu kinh nghiệm, vốn sống mà còn phải có phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp (trung thực, vô tư, khách quan, liêm khiết, nhiệt tình, trách nhiệm…). Đồng thời, họ phải có kiến thức về ngoại ngữ, tin học để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với công chứng.

            Có thể nói , những đối tươṇg đươc̣ miêñ đào taọ và tâp̣ sự nghề công chứng theo quy điṇh trên là những người có chức danh chuyên ngành , có học hàm, học vị, họ là những người có trình độ pháp luật tương đối cao. Tuy nhiên, nghề công chứ ng là môṭ nghề đăc̣ thù , đòi hỏi ngoài những kiến thức về pháp luâṭ và kiến thức về xã hôị còn đăc̣ biêṭ cần kỹ năng chuyên biêṭ riêng về công chứng . Thưc̣ tế đã chứng minh những trường hơp̣ bổ nhiêṃ công chứng viên đươc̣ miêñ đào taọ và tâp̣ sự nghề chưa từ ng làm trong liñh vưc̣ công chứng trong thời gian qua khi hành nghề găp̣ rất nhiều lúng túng, điều này sẽ dâñ đến chất lươṇg đôị ngũ công chứng viên.

            Tiểu Luận Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Công Chứng Tại Huế thực tế này đặt ra yêu cầu phải tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, trang bị kiến thức, kỹ năng cho công chứng viên. Việc đào tạo, bồi dưỡng có thể thực hiện bằng nhiều hình thức như: cử công chứng viên tham dự các lớp đào tạo, tập huấn chuyên sâu về các lĩnh vực pháp luật do trung ương tổ chức; mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn cho công chứng viên; tổ chức các buổi giao ban giữa các tổ chức hành nghề công chứng tạo điều kiện cho công chứng viên giao lưu, trao đổi kinh nghiệm; mở chuyên mục thông tin về nghiệp vụ công chứng trên trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp.

            2.2.3. Thành lập Hiệp hội công chứng, phát huy vai trò tự quản của các tổ chức xã hội nghề nghiệp về công chứng

            Cần gấp rút ban hành văn bản cho phép thành lập hiệp hội công chứng với tư cách là tổ chức xã hội nghề nghiệp của công chứng viên và kèm theo đó là tiến hành xây dựng quy chế hoạt động cho hiệp hội này. Hiệp hội công chứng không chỉ là nơi đóng vai trò trung gian giải quyết qua con đường hòa giải bất đồng nảy sinh giữa những đồng nghiệp, đưa ra các chỉ dẫn, khuyến cáo trong quá trình tác nghiệp cho công chứng viên mà đây cũng chính là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền lợi của công chứng viên trong quan hệ với các cơ quan, tổ chức khác. Tùy vào sự phát triển và lớn mạnh của tổ chức này, pháp luật có thể cho phép tổ chức xã hội – nghề nghiệp công chứng tham gia một số hoạt động quản lý nhất định như: Đào tạo, xem xét kỷ luật công chứng viên; hay tiến hành kiểm tra, giám sát công chứng… Như vậy, ngoài việc củng cố cơ chế quản lý công chứng mang tính quyền lực nhà nước, chúng ta cần xây dựng bổ sung cơ chế tự quản hay còn gọi là quản lý công chứng mang tính xã hội – nghề nghiệp. Hơn nữa, chúng ta cũng cần xác định rõ quyền hạn,

nhiệm vụ và mối quan hệ phối hợp trong công tác quản lý công chứng của hai hệ thống cơ quan này.

KẾT LUẬN

           Tiểu Luận Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Công Chứng Tại Huế trong những năm qua, hoạt động công chứng đã góp phần không nhỏ vào đời sống kinh tế, xã hội của đất nước, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thị trường, hỗ trợ công dân, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và các tổ chức bảo đảm an toàn pháp lý cho các giao dịch dân sự, kinh tế của các tổ chức, cá  nhân trong và ngoài nước, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

            Tại tỉnh Thừa Thiên Huế hoạt động công chứng trên địa bàn bên cạnh những kết quả đạt được còn những tồn tại, hạn chế, đòi hỏi phải tiếp tục đẩy mạnh dựa trên cơ sở những quy định của pháp luật phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương, đảm bảo cho hoạt động công chứng phát triển ổn định, bền vững, đồng thời tạo điều kiện để tiến tới một nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại không riêng ở Thừa Thiên Huế mà ở tất cả địa phương trên cả nước.

           Bài viết trên đây toàn bộ là Tiểu Luận Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Công Chứng Tại Huế là những nguồn tài liệu hữu ích mà mình đã liệt kê và chia sẻ đến cho các bạn xem và tham khảo. Nếu như nguồn tài liệu trên đây chưa đủ để làm hài lòng bạn thì ngay bây giờ đây hãy tìm đến ngay dịch vụ nhận viết thuê tiểu luận của chúng tôi qua zalo/telegram : 0932.091.562 để được tư vấn báo giá nhanh nhất có thể nhé.

DOWNLOAD MIỄN PHÍ

[1] Khoản 1 điều 2 Luật công chứng năm 2014.

[2] Học viện tư pháp (2020), Giáo trình kỹ năng hành nghề công chứng tập 3, Nxb. Tư pháp, Tr.11

[3] Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế (2021), Báo cáo kết quả hoạt động công chứng giai đoạn 2016 – 2021, Thừa Thiên Huế.

[4] Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế (2021), Báo cáo kết quả hoạt động công chứng giai đoạn 2016 – 2021, Thừa Thiên Huế.

[5] Lê Sơn (2021), “Sửa luật để khắc phục bất cập trong hoạt động công chứng”, truy cập tại trang truy cập 21/04/2022.

[6] Lê Sơn (2021), “Sửa luật để khắc phục bất cập trong hoạt động công chứng”, truy cập tại trang truy cập 28/04/2022.

[7] Lê Sơn (2021), “Sửa luật để khắc phục bất cập trong hoạt động công chứng”, truy cập tại trang cập 28/04/2022..

Contact Me on Zalo