???Download Free !!! Tiểu Luận Môn Học Quản Trị Bán Hàng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật sẽ là những đề tài tiểu luận đạt điểm cao và chất lượng cho nên ngày hôm nay mình muốn chia sẻ đến cho các bạn cùng xem và theo dõi.Nội dung mình đã tiến hành triển khai như là thị trường thuốc bảo vệ thực vật, đặc điểm cạnh tranh,thực trạng hoạt động marketing,thiết kê hệ thống kênh phân phối sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật tại công ty,hệ thống phân phối với các yếu tố marketing mix, và sau cùng là một số đề xuất khi triển khai hệ thống,một số đề xuất khi triển khai hệ kênh phân phối…
Hiện nay, bên mình đang có dịch vụ nhận viết thuê tiểu luận với đa dạng các đề tài đạt điểm cao và chất lượng, mình có nhận viết theo yêu cầu bất chấp những đề tài có chế độ từ khó đến dễ bên mình đều có thể làm được hết. Bạn đang băn khoăn trong quá trình làm bài tiểu luận vì bạn chưa có thời gian hoặc thậm chí là bạn chưa có đề tài cụ thể. Đừng quá lo lắng! Ngay bây giờ đây hãy tìm đến ngay dịch vụ làm thuê tiểu luận của chúng tôi qua zalo/telegram : 0932.091.562 để được chúng tôi tư vấn báo giá làm bài tiểu luận trọn gói và hỗ trợ cho các bạn từ A đến Z nhé.
1, Thị trường thuốc bảo vệ thực vật
1.1, Giới thiệu
Với sự phát triển dân số ngày càng tăng kéo theo những thách thức về an ninh lương thực, các sản phẩm bảo vệ thực vật là phương thức hữu hiệu giúp bảo toàn năng suất cây trồng, duy trì nguồn lương thực cung cấp trong khi sử dụng ít đất canh tác hơn.
Các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật thường được hiểu là các loại thuốc phòng trừ dịch hại (bao gồm: thuốc trừ sâu, thuốc kháng bệnh/trừ bệnh; thuốc trừ nấm; thuốc diệt trừ cỏ dại) và hoá phẩm nông nghiệp được hình thành một cách tự nhiên hoặc do con người tạo ra (tổng hợp) đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát và ngăn chặn các loại côn trùng, dịch bệnh và cỏ dại có thể gây hại, phá huỷ cây trồng và đe doạ đến sức khoẻ con người. Với sự gia tăng dân số kéo theo những thách thức ngày càng lớn trong việc đảm bảo an ninh lương thực, các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật là phương tiện giúp đảm bảo năng suất cây trồng và lương thực trong khi sử dụng ít đất canh tác hơn.
Thống kê và số liệu chính thức mà FAO cung cấp cho thấy nếu không có thuốc bảo vệ thực vật việc gây thiệt hại do các sinh vật gây hại đối với sản xuất nông nghiệp đang khoảng 50% là cao nhất và có những loại cây trồng thấp hơn cũng ở khoảng 30 – 40%.
Các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng như một công cụ giúp người nông dân cải thiện hiệu suất nông nghiệp, hỗ trợ đảm bảo an ninh lương thực và xóa đói giảm nghèo. Những lợi ích này không chỉ giới hạn trong phạm vi những người sử dụng của Việt Nam mà còn hướng đến người sử dụng trển phạm vi toàn cầu.
XEM THÊM : Bài Tiểu Luận Môn Quản Trị Học Đề Tài Quy Luật
Theo thống kê của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) chỉ rõ, nếu chúng ta chi 35 tỷ USD trên toàn thế giới sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật để diệt trừ các loại sinh vật gây hại thì thu lại 350 tỷ USD, tức là gấp 10 lần.
Với tình trạng biến đổi khí hậu và khi nguồn lực canh tác ngày một hạn chế, thuốc bảo vệ thực vật hoá học đóng vai trò quan trọng, là một trong những biện pháp được sử dụng phổ biến nhất để ngăn chặn sự phát sinh, phát triển của các loại sinh vật này – đây vẫn là một trong những biện pháp chính ngăn chặn các đợt dịch bùng phát.
Việt Nam là nước nông nghiệp với lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp chiếm trên 24% dân số. Ngành nông nghiệp đã giúp đảm bảo sinh kế cho người nông dân, đảm bảo vấn đề an ninh lương thực quốc gia, là động lực kinh tế thông qua việc xuất khẩu các cây trồng chính. Hiện tại Việt Nam là nước xuất khẩu khẩu tiêu lớn nhất thế giới, cà phê đứng thứ 2 và gạo lớn thứ 2 trên thế giới.
Theo báo cáo của Tổ chức Ngân hàng Thế giới tháng 12 năm 2016, ngành nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước một bước ngoặt mới. Ngành nông nghiệp cần tạo ra sản phẩm “nhiều hơn từ ít hơn” tức là năng suất lao động cao hơn và nguồn lực sử dụng ít hơn như hiện tại, tạo ra nhiều giá trị kinh tế cũng như phúc lợi của người nông dân và người tiêu dùng, sử dụng nguồn tài nguyên tự nhiên và con người ít hơn. Tại Việt Nam, 24,5 triệu hộ nông dân nhỏ phụ thuộc vào các giải pháp bảo vệ thực vật để ngăn ngừa dịch hại và áp lực cỏ dại gây hại cho cây trồng làm giảm năng suất khi thu hoạch. Trong hệ thống các biện pháp bảo vệ thực vật, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật từ những năm 50 của thế kỉ 20 cho tới nay vẫn chiếm một vai trò hết sức quan trọng.
Khi tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam và trên khắp châu Á phát triển, những áp lực khác nhau sẽ trở nên khắc nghiệt hơn – việc sử dụng hiệu quả các sản phẩm bảo vệ thực vật quan trọng hơn bao giờ hết. Cây trồng phải cạnh tranh với khoảng 30.000 cỏ dại khác nhau để lấy ánh sáng mặt trời và chất dinh dưỡng, trong khi đó chúng cũng phải chiến đấu với hơn 10.000 loài côn trùng cũng như một loạt các bệnh do nấm, vi khuẩn và virus gây ra. Cho nên, cây trồng cần các giải pháp bảo vệ thực vật để chống lại các mối đe dọa này trong suốt thời gian sinh trưởng. Đồng thời các sản phẩm thuốc sử dụng sau thu hoạch và trong quá trình lưu trữ cũng giúp giảm bớt lương thực mất mát trong quá trình bảo quản, vận chuyển trước khi đến tay người tiêu dùng.
1.2, Phân tích thị trường thuốc bảo vệ thực vật
1.2.1. Thị trường
Theo số liệu thống kê năm 2018, dân số nông nghiệp trên toàn quốc có 67,2 triệu người chiếm 65% tổng dân số. Xuất phát từ đặc điểm cơ cấu dân số của nước ta, Đảng đã xác định việc phát triển nông nghiệp là mặt trận hàng đầu. Phát triển nông nghiệp tạo việc làm cho lao động nông thôn, miền núi, đồng thời đẩy mạnh tỷ trọng kinh tế nông nghiệp, nâng cao đời sống kinh tế, xã hội là mục tiêu và chiến lược quan trọng trong đường lối kinh tế của Đảng và nhà nước trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Nước ta là một nước chiếm tỷ trọng cao trong sản xuất nông nghiệp, ngành trồng trọt giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong ngành nông nghiệp nói riêng cũng như trong toàn bộ nền kinh tế đất nước nói chung. Do đó, việc đa dạng hoá các sản phẩm ngành trồng trọt, coi trọng công việc cải tạo giống, áp dụng công nghệ trồng trọt công nghiệp với truyền thống theo quy mô thích hợp là đòi hỏi tất yếu. Cùng với sự phát triển của ngành trồng trọt, nhu cầu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng tăng theo. Là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thuốc bảo vệ thực vật, công ty… nhận thức rõ rằng đây là thời cơ thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh do phù hợp với định hướng của Đảng và nhà nước về việc phát triển nền nông nghiệp nước ta theo hướng hiện đại hoá, người nông dân cũng đầu tư nhiều hơn nữa cho việc chăm sóc, bảo vệ cũng như phát triển diện tích canh tác cây trồng. Công ty BMC đã căn cứ vào tình hình thực tế, sự phân bố cây trồng theo khu vực địa lý của các tỉnh, địa phương và xu hướng cây trồng trong tương lai để xác định rõ đâu là khách hàng mục tiêu trong hiện tại và tương lai của mình. Đây cũng là căn cứ hết sức quan trọng để xác định khu vực thị trường mục tiêu bởi gắn với những cây trồng nhất định, có thể xác định được loại sản phẩm, số lượng hay các yếu tố thị trường ảnh hưởng nhằm xây dựng một hệ thống kênh phù hợp cho từng thị trường cụ thể.
XEM THÊM : Trọn Bộ 78 Đề Tài Tiểu Luận Marketing Cơ Bản
Do đặc điểm của thị trường thuốc bảo vệ thực vật luôn gắn liền với khu vực địa lý cây trồng nên tại những khu vực có diện tích cây trồng lớn thường có rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia thị trường nên mức độ cạnh tranh rất cao. Những năm trước đây, sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật hầu hết được nhập khẩu hay được tài trợ từ nước ngoài với giá rất đắt. Nhưng hiện nay, thị trường đã có rất nhiều hàng nội với nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú, những mạng lưới phân phối rộng khắp các tỉnh thành phố là điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng. Song do đặc điểm thị trường mà sự kiểm soát trong ngành còn thiếu chặt chẽ khiến hàng nhập lậu, hàng nhái, hàng Trung Quốc tràn lan với giá rẻ, chất lượng không đảm bảo, gây khó khăn chung cho sự phát triển lành mạnh của ngành và ảnh hưởng lớn đến đời sống của bà con nông dân. Điều này một phần là do thị trường thuốc bảo vệ thực vật có những nét đặc thù riêng.
Thứ nhất, đây là sản phẩm có đòi hỏi cao về chất lượng, điều kiện bảo quản, hướng dẫn cách sử dụng, thời hạn, đảm bảo an toàn trong sử dụng.
Thứ hai, sản phẩm thường được sử dụng nhiều ở vùng nông thôn, vùng xa, hẻo lánh, lại thường phân phối rộng khắp với số lượng nhỏ nên việc quản lý thuốc rất khó kiểm soát chặt chẽ việc cung ứng các sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam quy định. Vì thế sự lỏng lẻo trong quản lý là khó tránh khỏi. Đó là điều kiện thuận lợi cho những những doanh nghiệp làm ăn thiếu trung thực tham gia vào thị trường, đem bán những sản phẩm không đảm bảo chất lượng và khi bà con sử dụng thì tiền mất tật mang.
Thứ ba, cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt do số lượng hàng ngoại vẫn còn nhiều và chiếm ưu thế nhất định. Mặt khác, số lượng các doanh nghiệp trong nước tham gia thị trường ngày càng đông, các sản phẩm của các đơn vị kinh doanh không đạt tiêu chuẩn cũng gia tăng báo động.
Thứ tư, khách hàng của ngành phần lớn là người nông dân nên sự hiểu biết còn hạn chế. Khi mua sản phẩm họ thường lựa chọn sản phẩm có bao bì đẹp, giá rẻ và một phần cũng bị ảnh hưởng lớn bởi nhà cung cấp.
1.2.2. Đặc điểm khách hàng
* Tiểu Luận Môn Học Quản Trị Bán Hàng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật đặc điểm nhân khẩu học: Thị trường đối với mặt hàng thuốc bảo vệ thực vật trải rộng trên một thị trường rộng khắp miền Bắc, nhưng trong đó cũng có những khu vực, tỉnh tập trung lượng lớn khách hàng như: Hải Phòng, Nam Định, Hà Nam, Hải Dương, Phú Thọ… Đây cũng chính là những thị trường lớn đem lại lợi nhuận cao mà Công ty BMC đặc biệt quan tâm. Trên những thị trường hiện có chủ yếu tập trung vào các tỉnh thành miền Bắc, Công ty BMC đã phân phối rộng rãi sản phẩm các loại sản phẩm với tác dụng, diệt trừ nhiều loại sâu hại trên nhiều loại cây lương thực, thực phẩm. Đối với khu vực đồng bằng nơi có diện tích lúa lớn đồng thời có diện tích trồng rau, cây ăn quả và cây công nghiệp ngắn ngày như (khoai, ngô, đay…) sản phẩm chủ yếu là thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu và hợp chất dưỡng cây. Đây cũng chính là thị trường lớn của Công ty BMC do doanh số cao và có độ bao phủ thị trường rộng, đó là các tỉnh như (Nam Định, Hải Dương, Thái Bình…). Với các tỉnh có cơ cấu cây trồng chủ yếu là các loại cây công nghiệp ngắn ngày và cây chè như Thái Nguyên, Phú Thọ, Sơn La… các khách hàng tại đây thường không tập trung, phân bố rộng gây khó khăn cho việc xây dựng hệ thống kênh phân phối, tăng chí phí bán hàng. Tại thị trường này chủ yếu bán các sản phẩm là thuốc trừ bệnh, thuốc trừ sâu và hợp chất
dưỡng cây.
* Đặc điểm hành vi: Khách hàng cuối cùng của Công ty BMC chủ yếu là người nông dân, quanh năm “chân lấm, tay bùn”, trình độ hiểu biết và nhận thức của họ còn hạn chế, do đó những khách hàng này thường mua hàng theo kinh nghiệm hoặc mua hàng có tham khảo những người đã sử dụng sản phẩm hay mua hàng theo “con mắt”, họ thấy sản phẩm có bao bì đẹp, bắt mắt thì mua.
Đây cũng là một đặc điểm quan trọng mà cần đặc biệt quan tâm trong việc thu hút khách hàng, thiết kế mẫu mã, bao bì, và tăng cường nhận thức của người dân về sản phẩm cũng như hình ảnh của công ty.
*Đặc điểm văn hoá: Người dân Việt Nam từ ngàn đời nay sống trong một nền văn hoá làng xã với những phong tục tập quán, hành vi ứng xử và một nền văn hoá mang đặc trưng riêng. Chính điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hành vi tiêu dùng của họ, họ thường tham khảo, bàn chuyện với những người có kinh nghiệm hơn khi quyết định mua một món hàng nào đó, do đó họ thường mua hàng sau khi đã tham khảo những người khác có kinh nghiệm mà không cần bất cứ chỉ dẫn nào khác và họ sẽ đến đúng cửa hàng mà người hướng dẫn họ đã cho chứ không đi bất kỳ nơi nào khác.
2. Đặc điểm cạnh tranh
Thị phần thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam phân chia theo doanh nghiệp thì Lộc Trời đang chiếm lớn nhất với 20%; kế đến là CP Khử trùng Việt Nam với khoảng 7,4%; CP Nông dược HAI chiếm khoảng 5,5%; Lúa Vàng và Bayer cùng chiếm tỷ lệ ngang nhau khoảng 5,2%; ADC khoảng 4%; CP Thuốc sát trùng Việt Nam (Vipesco) khoảng 3,7%; khoảng gần 200 doanh nghiệp còn lại chia miếng bánh 49% thị phần. Điều đó cho thấy, lĩnh vực thuốc bảo vệ thực vật đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường trong nước và xuất nhập khẩu.

2.1. Cạnh tranh trong thị trường nội địa
Năm 2017, lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu vào Việt Nam tăng mạnh so với cùng kỳ các năm trước. Cụ thể, giá trị nhập khẩu đạt 979 triệu USD, tăng 35% so với
năm 2016.
Mặt hàng thuốc bảo vệ thực vật dù Việt Nam nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhau như Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Hàn Quốc, Đức nhưng Trung Quốc vẫn là bạn hàng lớn nhất, chiếm tới 53,5% tổng giá trị của mặt hàng này mà Việt Nam nhập về ứng với 524 triệu USD. Lượng nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật từ Trung Quốc đang tăng nhanh trở lại kể từ năm 2016.
Việc nhập khẩu nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật đang áp thuế ở mức 0% cùng với biên lợi nhuận gộp của ngành này khá hấp dẫn nên thị trường thuốc bảo vệ thực vật luôn là mảnh đất màu mỡ để các doanh nghiệp lao vào cuộc tranh đua mở rộng thị phần, tăng doanh số.
2.2. Cạnh tranh trên thị trường quốc tế
Tính đến hết năm 2017, tổng lượng thuốc bảo vệ thực vật Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường nước bạn đã đạt trên 8.767 tấn. Kết thúc năm 2017, xuất khẩu thuốc bảo vệ thực vật đã có những dấu hiệu tăng trưởng tích cực.
Năm 2017, thuốc bảo vệ thực vật của Việt Nam đã được xuất đi hơn 15 thị trường trên thế giới. Theo số liệu của Vibiz.vn, nhìn chung lượng xuất khẩu thuốc bảo vệ thực vật của Việt Nam đều tăng ở hầu hết các thị trường chính như: Campuchia (4.252 tấn); Đài Loan (666 tấn); Singapore (350 tấn); Myanmar (143 tấn); Lào (83 nghìn tấn). Trong đó, Campuchia là thị trường nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam, chiếm 48,5% tổng lượng thuốc bảo vệ thực vật mà Việt Nam xuất đi.
Do số lượng doanh nghiệp đông đảo, dòng sản phẩm và đối tượng khách hàng trong ngành là tương đồng nhau (người nông dân) nên cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành rất gay gắt. Các doanh nghiệp trong ngành đều đầu tư mạnh cho việc phủ rộng kênh phân phối, gia tăng mật độ các đại lý cấp 1, cấp 2, các hoạt động marketing và các chương trình hỗ trợ người nông dân đồng thời đẩy mạnh lĩnh vực xuất khẩu.
3. Thực trạng hoạt động marketing
3.1. Chính sách sản phẩm
Do đặc tính của ngành kinh doanh nên số lượng sản phẩm tương đối lớn, chủng loại đa dạng, hiện nay Công ty BMC kinh doanh và sản xuất khoảng hơn 100 sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật. Công ty BMC luôn đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng một cách tốt nhất, phù hợp và hiệu quả nhất. Trung bình mỗi năm có khoảng 12 sản phẩm được nghiên cứu và đưa vào sử dụng, bắt kịp nhu cầu thay đổi thường xuyên của thị trường và tăng lợi nhuận một cách đều đặn.
Tiểu Luận Môn Học Quản Trị Bán Hàng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật chất lượng sản phẩm luôn được đặt lên hàng đầu, đảm bảo khả năng chữa bệnh cao nhất, an toàn và dễ sử dụng nhất bằng cách đầu tư trang thiết bị công nghệ cao cấp, đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên, hợp tác nhiều với các giáo sư, tiến sĩ đầu ngành để phát triển sản phẩm mới hoặc nhượng quyền kinh doanh những mặt hàng của Công ty BMC cho các doanh nghiệp sản xuất khác.
Ngoài ra, các tiêu chuẩn về mẫu mã, chất lượng bao bì, đóng gói sản phẩm cũng được hết sức coi trọng để góp phần nâng cao nhận thức của người nông dân trong sử dụng sản phẩm, giúp họ hiểu đúng và đầy đủ về công dụng cũng như cách dùng sản phẩm để tránh những sai lầm đáng tiếc và nâng cao hiệu quả cạnh tranh cho sản phẩm vì tâm lý của người dân, họ nhiều khi mua hàng chỉ dựa vào cảm quan. Việc tuân thủ các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, mẫu mã, kiểu dáng bao bì cần luôn được giám sát, kiểm tra chặt chẽ bởi thị truờng tiêu thụ sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật khâu vận chuyển đôi khi rất khó khăn và nhiều rủi ro cho con người cũng như cho môi trường. Hiện nay Công ty BMC đã và đang nghiên cứu một số sản phẩm độc quyền có chất lượng cao, có một số sản phẩm chủ đạo như thuốc trừ cỏ: Afadax 17 wp, Alyrice 200 wdg; thuốc trừ bệnh: Bem Super 75wp, Lervil 5sc; thuốc trừ sâu: Pertox 5ec, Regal 800wg, Sectox 10wp.
3.2. Chính sách giá cả
Giá là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của công ty. Hiện nay, trên thị trường do sự cạnh tranh gay gắt của ngành nên nhìn chung giá không tăng nhiều trong khi giá của nhiều mặt hàng khác có xu hướng tăng do hiện nay nền kinh tế nước ta ngày một phát triển và giá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất cũng tăng. Việc xác định chiến lược giá là rất quan trọng và khó khăn đối với cấp quản trị của công ty, giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lượng tiêu thụ và khả năng kinh doanh của công ty.
Cạnh tranh qua giá là hết sức khó khăn và khốc liệt cho Công ty BMC cũng như toàn ngành, trong khi đó nguyên liệu đầu vào hầu hết được nhập từ nước ngoài và biến động liên tục theo xu hướng ngày một tăng. Một khó khăn nữa là chất lượng sản phẩm không được bộc lộ ngay mà đôi khi thời gian tác dụng kéo dài làm khó nhận rõ chất lượng sản phẩm, gây khó khăn cho việc định giá sản phẩm, nhiều khi việc định giá cần được xác định ngay trong khi việc để người tiêu dùng nhận ra giá trị của nó lại cần một thời gian nhất định nào đó. Bên cạnh đó là một mâu thuẫn không dễ dàng giải quyết ngay được là để giữ uy tín, đảm bảo chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn thì không thể cạnh tranh qua giá mà các mặt hàng nhập lậu vẫn xuất hiện tràn lan và hàng Trung Quốc thì được bán với giá rẻ.
Chính sách giá hiện tại đang thiết lập và theo đuổi là chính sách giá cạnh tranh dựa trên nền tảng chi phí cấu thành và tình hình thực tiễn của thị trường.
3.3. Chiến lược xúc tiến
Ngày nay, khi hoạt động cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt và khốc liệt thì các chiến lược xúc tiến, khuếch trương là công cụ quan trọng và rất cần thiết để tạo dựng hình ảnh trên thị trường. Công ty BMC có đội ngũ tiếp thị, giới thiệu sản phẩm thuộc phòng marketing của Công ty và lực lượng bán hàng trên từng khu vực thị trường đảm bảo việc giới thiệu sản phẩm, chăm sóc khách hàng, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Đội ngũ này tiến hành các buổi hội thảo nông dân, đại lý, trợ giúp theo dõi tình hình kinh doanh của từng đại lý, từng khu vực thị trường và từng loại sản phẩm để có những báo cáo kịp thời về công ty, để có những phản ứng tốt nhất.
Mối quan hệ với đại lý, bán buôn, bán lẻ… cũng luôn được quan tâm, chú ý. Công ty BMC liên tục có những trương trình hỗ trợ tiêu thụ, khuyến khích đại lý tiêu thụ hàng với chiết khấu cao, thưởng % cho những đại lý thanh toán nhanh, khen thưởng định kỳ cho những khách hàng tiêu thụ tốt. Ngoài ra, Công ty BMC luôn cố gắng tạo ra mối quan hệ tốt với các cơ quan trong ngành, các chi cục bảo vệ thực vật tỉnh, địa phương và người nông dân… Hàng loạt các cuộc hội thảo với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành được tổ đều đặn hàng năm vào mỗi dịp mùa vụ nhằm phổ biến kiến thức cho bà con nông dân cũng như đã xây dựng được một hình ảnh tốt đẹp về Công ty BMC trong tâm trí người nông dân. Tại các cuộc hội thảo, Công ty BMC được nghe những phản ánh về tình hình bệnh dịch, nghe những khúc mắc của người dân về những biểu hiện bệnh dịch, cách sử dụng thuốc… Từ đó Công ty BMC có những nghiên cứu nhằm hoàn thiện sản phẩm hay cho ra đời những sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu và sự mong đợi của người tiêu dùng.
Hoạt động quảng cáo, tuyên truyền và khuyến mãi: đã thực hiện khá đầy đủ các công cụ trong hệ thống khuyến mãi kết hợp cùng chất lượng sản phẩm, giá cả, cách cư xử của nhân viên để xây dựng một hình ảnh tốt về công ty. Quảng cáo đem lại cho khách hàng sự hiểu biết về hoạt động của công ty được thực hiện thông qua một số công cụ: Quảng cáo trên các thời báo có uy tín như: báo Nông nghiệp Việt Nam, tạp chí Nông nghiệp… qua catalog, tờ gấp, tờ rơi được phát cho các đại lý và cho người nông dân giới thiệu về công ty hay cho những sản phẩm mới của công ty. Có phòng thiết kế có nhiệm vụ nghiên cứu mẫu mã, bao bì sản phẩm nhằm giới thiệu sản phẩm và quảng cáo ngay trên sản phẩm của công ty. Bên cạnh đó, Công ty BMC cũng tiến hành việc quảng cáo trên các phượng tiện thông tin đại chúng như đài, tivi trung ương và địa phương.
Hoạt động tuyên truyền
Các hoạt động tuyên truyền giúp quảng bá hình ảnh cũng như tạo sự nhận biết trong khách hàng về hình ảnh của Công ty BMC một cách rõ nét và gần gũi hơn, điều này đặc biệt phù hợp với văn hoá người nông dân Việt Nam. Khi đã xây dựng được một hình ảnh tốt trong tâm trí của khách hàng có thể có được những khách hàng trung thành, tạo được mối quan hệ kinh doanh lâu dài mà cạnh tranh khó có thể giành được. Trong những năm gần đây, hoạt động tuyên truyền được khá chú ý, Công ty thường xuyên tổ chức các hội thảo nông dân và cho các khách hàng của mình. Các hoạt động này thường được tổ chức căn cứ vào mục đích cụ thể như: giới thiệu sản phẩm mới, khuyến khích khách hàng tiêu thụ sản phẩm hay bổ trợ kiến thức cho nông dân, cung cấp thông tin về những chính sách mới, đồng thời tạo điều kiện cho khách hàng bày tỏ quan điểm, đóng góp ý kiến… Công tác này được duy trì thường xuyên, liên tục và tạo những hiệu quả rất to lớn. Hoạt động kích thích tiêu thụ được thực hiện qua việc khuyến mãi, khen thưởng, tăng lợi ích cho khách hàng để thu hút khách hàng mới và có chính sách ưu đãi đối với khách hàng thường xuyên như: chiết khấu cao cho những đại lý có doanh số cao, tặng thưởng vào các dịp lễ, tết…
Thiết kế hệ thống kênh phân phối sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật tại công ty,hệ thống yếu tố
4, Thiết kế hệ thống kênh phân phối sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật tại công ty
4.1. Cấu trúc và hoạt động của kênh phân phối tại công ty
Nhận thấy tầm quan trọng và lợi thế của việc thiết lập hệ thống kênh phân phối hiệu quả, Công ty BMC đã nghiên cứu thiết lập những cấu trúc kênh phù hợp dựa trên những căn cứ sau:
Những mục tiêu của kênh: mục tiêu của kênh phân phối của Công ty hiện nay là vươn tới các thị trường tiềm năng còn chưa được khai thác, đó là thị trường miền Trung và miền Nam, đồng thời đảm bảo sự bao phủ thị trường và thị phần của Công ty tại các thị trường đã có.
Dựa vào thị trường mục tiêu của Công ty: Hầu hết sản phẩm của Công ty đến với người tiêu dùng vùng nông thôn, miền núi, những tỉnh xa trụ sở nên yêu cầu cần có một kênh phân phối dài, đảm bảo cho dòng chảy sản phẩm và sự bao phủ thị trường. Công ty cũng cần cân nhắc, thiết lập kênh phù hợp với từng khu vực thị trường cụ thể, có những thị trường lớn, tập trung nhưng cũng có những thị trường nhỏ mà ở đó doanh thu của Công ty là không lớn, khi so sánh lợi nhuận của thị trường giảm sút do chi phí vận chuyển, bảo quản, lưu kho…
Dựa vào đặc điểm sản phẩm: Sản phẩm của Công ty thường là sản phẩm có khối lượng nhỏ, dễ vận chuyển, thời hạn sử dụng dài ngày nhưng có một số sản phẩm có yêu cầu cao về điều kiện bảo quản nên có thể sử dụng các kiểu kênh dài, nhiều cấp trung gian.
Tiểu Luận Môn Học Quản Trị Bán Hàng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật căn cứ vào khả năng của Công ty: Tuỳ thuộc vào khả năng tài chính của mình mà thiết lập hệ thống phân phối cho phù hợp. Tuy nhiên, thời gian đầu điều kiện tài chính của Công ty BMC còn eo hẹp, không thể thiết lập được hệ thống phân phối như ý mà hệ thống phân phối của Công ty BMC được dần hoàn thiện. Điều kiện tài chính liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lý dành cho các thành viên kênh. Ngoài ra, quy mô của doanh nghiệp sẽ quyết định quy mô của hệ thống phân phối và khả năng doanh nghiệp tìm các đại lý, các thành viên kênh tham gia vào hệ thống phân phối của Công ty. Cụ thể, với công ty chủ yếu thực hiện chức năng sản xuất và bán sản phẩm cho các đại lý cấp 1, các đại lý này sẽ thực hiện chức năng bán và phân phối sản phẩm cho các trung gian cấp dưới thuộc khu vực thị trường mà họ phụ trách.
Đặc điểm của các trung gian thương mại: các trung gian thương mại của Công ty BMC có khả năng khác nhau trong việc thực hiện quảng cáo, lưu kho, khai thác khách hàng và cung cấp tín dụng… Vì vậy, doanh nghiệp cần phải phân tích để lựa chọn loại trung gian thích hợp cho kênh phân phối của mình.
Độ bao phủ thị trường: do đặc điểm của sản phẩm, nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng tiềm năng mà yêu cầu về mức độ bao phủ thị trường trong phân phối sản phẩm sẽ thay đổi. Do khách hàng của Công ty BMC phân bố rộng, có những khu vực thị trường không tập trung như các tỉnh miền núi phía Bắc… nên kênh phân phối của Công ty BMC thường có nhiều cấp trung gian, sản phẩm được phân phối rộng rãi tới nhiều khu vực thị trường.
Ngoài ra, Công ty BMC còn dựa vào đặc điểm kênh của đối thủ cạnh tranh, đặc điểm của môi trường marketing, yêu cầu về mức độ điều khiển kênh, quy mô của tổng chi phí phân phối và mức độ linh hoạt của kênh… Bên cạnh đó, việc lựa chọn thành viên kênh còn căn cứ vào những yều cầu đặc thù mà Công ty đặt ra cho các thành viên kênh.
Xuất phát từ những căn cứ đó, Công ty BMC thiết lập cho mình hệ thống cấu trúc kênh như sau:
Kênh 1: Đây là hình thức bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng. Loại kênh này thường ít được sử dụng, khách hàng tham gia vào cấu trúc kênh chủ yếu là hộ gia đình, các tổ chức có mô hình cây trồng có diện tích lớn và được chuyên môn hoá bán trực tiếp cho người tiêu dùng từ cửa hàng.
Kênh 2: đưa sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng qua các đại lý và các đại lý này trực thuộc chịu sự quản lý, điều tiết của Công ty. Hoạt động của hệ thống kênh này tương đối mạnh, đứng sau sự hoạt động của cấu trúc kênh thứ 3.
Kênh 3: Sản phẩm của Công ty BMC được phân bố qua đại lý, rồi đại lý cung cấp cho người bán lẻ để phân phối đến tay người tiêu dùng. Cũng có thể đại lý cung cấp trực tiếp cho người tiêu dùng. Với việc sử dụng loại kênh này, khả năng bao phủ thị trường lớn hơn, hoạt động giao tiếp của cửa hàng đơn giản hơn.
Kênh 4: Loại kênh này có nhiều cấp độ trung gian, vì thế sử dụng nhiều đối với các tỉnh xa và miền Trung để hàng hoá có thể vận chuyển đi xa mà giảm thiểu chi phí. Các trung gian có thêm chức năng lưu kho, bảo quản, vận chuyển hàng hoá cho Công ty.
Sơ đồ 1: Mô hình các kiểu cấu trúc kênh hiện hành của Công ty BMC
Ghi chú:
- Sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật vừa phục vụ khách hàng là các hộ gia đình, vừa phục vụ khách hàng là tổ chức, nông trường lớn. Vì vậy, người tiêu dùng được sử dụng ở đây vừa là các hộ gia đình, vừa là các tổ chức.
- Đại lý là những khách hàng lớn trên 1 khu vực thị trường nhất định, họ đại diện cho Công ty BMC bán sản phẩm cho khách hàng là người bán buôn, bán lẻ tại khu vực thị trường đó.
4.2. Lựa chọn và quản lý kênh phân phối
4.2.1. Tuyển chọn các trung gian
Ngay từ khi thành lập, đã có nhiều biện pháp thị trường như xây dựng mối quan hệ lâu dài với các chi cục bảo vệ thực vật các tỉnh, thành phố, đưa các nhân viên thị trường trực tiếp xuống từng khu vực thị trường điều tra, nghiên cứu nhu cầu thực tế và dần dần xây dựng mạng lưới phân phối rộng phắp. Đồng thời kèm theo đó là các biện pháp nhằm tăng cường sự nhận thức của người dân về sản phẩm của Công ty: xây dựng các chương trình quảng các trên báo, đài, tivi, tổ chức các cuộc hội thảo nông dân, hội thảo đại lý vào các dịp mùa vụ… Chính nhờ những lăn lộn thực tế đó, Công ty đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm thị trường quý báu về nhu cầu thị trường, về thực trạng hoạt động của ngành đồng thời xây dựng cho mình một mạnh lưới kênh phân phối ngày càng rộng, đảm bảo được độ bao phủ thị trường, tạo điều kiện cho người tiêu dùng tiếp cận tốt hơn với sản phẩm của Công ty, đồng thời cũng là cơ sở tốt để tạo lợi thế cạnh tranh của mình.
Tiểu Luận Môn Học Quản Trị Bán Hàng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật một đặc điểm của các đại lý bán hàng của Công ty là các đại lý này thường ở xa, phân bố rộng để phù hợp cho chiến lược phân phối rộng của Công ty. Tuy nhiên, không vì thế mà Công ty lựa chọn các trung gian phân phối một cách ồ ạt, thiếu khoa học. Một đòi hỏi cơ bản nhất đối với các trung gian là phải có chuyên môn nghiệp vụ. Vì họ không những là nhà kinh doanh mà còn là người hướng dẫn, người “bác sĩ cây trồng” cho người nông dân, đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất cho việc tuyển chọn thành viên kênh.
Tất cả các đại lý tham gia vào kênh phân phối của đều được hưởng những chính sách, lợi ích phù hợp. Các đại lý này kinh doanh sản phẩm của Công ty BMC và xen cả sản phẩm của các Công ty khác. Do đó nhiều khi vì lợi ích của mình mà một số đại lý đã bán những sản phẩm không đảm bảo chất lượng hoặc bán những nhãn hiệu hàng nhái của cho khách hàng. Tất cả những trường hợp nay khi phát hiện được đều có những biện pháp phạt cảnh cáo hoặc có thể chấm dứt hợp đồng tuỳ theo mức độ vi phạm. Tuy nhiên điều này thường ít xảy ra, năm 2005 qua kiểm tra đã phát hiện ba đại lý có hành vi vi phạm, trong đó đã chấm dứt hợp đồng với một đại lý. Ngoài ra các cửa hàng bán lẻ, họ làm việc trực tiếp với các đại lý, họ thường ở xa nên ít bị kiểm soát hoặc là không đủ khả năng giám sát họ mà giao toàn quyền cho các đại lý. Chính vì thế có nhiều cửa hàng bán sản phẩm không đúng chất lượng, không đúng nhà sản xuất… đây cũng là khó khăn chung của toàn ngành cũng như của Công ty. Để có hệ thống kênh phân phối với các thành viên kênh hoạt động ổn định, hiệu quả và lâu dài, Công ty đã đề ra một số tiêu chuẩn lựa chọn sau:
Nhà phân phối phải có hiểu biết hoặc được đào tạo từ sơ cấp trở lên về ngành thuốc bảo vệ thực vật như: kỹ sư nông nghiệp, tốt nghiệp từ trung cấp trở lên ngành trồng trọt tại các trường nông nghiệp hoặc là cán bộ phụ trách công tác bảo vệ thực vật tại các địa phương, người đã qua đào tạo về chuyên ngành thuốc bảo vệ thực vật.
Phải có giấy phép kinh doanh
Có vị trí cửa hàng thuận lợi, khu vực mà hoạt động trồng trọt phát triển hoặc thuận tiện giao thông.
Diện tích cửa hàng đảm bảo sự thông thoáng, đảm bảo vệ sinh và điều kiện bảo quản cho sản phẩm.
Có đầu tư trang thiết bị về điều kiện bảo quản để có thể bảo quản tốt một số loại thuốc có yêu cầu bảo quản cao.
Có vốn kinh doanh từ 10.000.000 đồng trở lên, được kí quỹ phụ thuộc vào chính sách và thời kỳ kinh doanh của cửa hàng.
Các cơ sở phải thực hiện đúng những quy định sau:
Phải đảm bảo lượng dự trữ tối thiểu
Đảm bảo được mức doanh thu tối thiểu theo quy định của Công ty
Đảm bảo chất lượng hàng hoá cao nhất khi đến tay người tiêu dung, đồng thời có khả năng và săn sàng cung cấp cho người tiêu dùng những dịch vụ bổ trợ như: tư vấn về dịch bệnh, hướng dẫn cách dùng thuốc, lựa chọn loại thuốc phù hợp…
Hoạt động cạnh tranh giữa các đại lý, các vùng thị trường phải lành mạnh, giảm thiểu tối đa mâu thuẫn dẫn đến xung đột trong kênh.
Để toàn bộ hệ thống phân phối hoạt động một cách có hiệu quả Công ty đòi hỏi các đại lý phải có sự phối hợp các biện pháp về xúc tiến, khuyến khích, quản lý… với các thành viên cấp dưới của mình. Đồng thời các nhân viên thị trường tại từng khu vực thị trường của mình phải tích cực tìm hiểu và giúp đỡ các thành viên trong kênh vượt qua các trở ngại, khó khăn, góp phần vào thành tích chung của Công ty cũng như của từng thành viên kênh.
4.2.2. Động viên khách hàng
Các thành viên trong kênh phải thường xuyên được khuyến khích để làm việc tốt nhất. Trước hết Công ty phải tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của các thành viên trong kênh vì các trung gian thương mại là những doanh nghiệp kinh doanh độc lập, là một thị trường độc lập có sức mạnh riêng, có chiến lược kinh doanh riêng… Trong nhiều trường hợp, quan điểm kinh doanh của các trung gian thương mại là rất khác so với quan điểm của nhà sản xuất, nhà sản xuất phải điều tra các thành viên kênh để có chính sách bán hàng tương ứng với nhu cầu và mong muốn của họ.
Tiểu Luận Môn Học Quản Trị Bán Hàng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật việc tìm hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng là hết sức quan trọng, các thành viên trong kênh phân phối ngày càng trở nên quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của công ty. Do vậy, công tác khuyến khích giúp đỡ thành viên kênh để họ trở thành những thành viên trung thành và hoạt động có hiệu quả là chiến lược xuyên suốt trong hoạt động quản lý các thành viên của công ty. Công ty có chế độ khuyến khích và ưu đãi các đại lý dựa trên doanh thu mà họ đạt được theo tháng, quý, năm và không có hành vi gian lận ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh. Hiện nay hình thức khuyến khích chính của Công ty BMC đang sử dụng là hình thức khuyến khích vật chất với chế độ thưởng như sau:
Tiếp thị độc lập, nhân viên thị trường và nhân viên phòng marketing được hưởng 1,5% vượt mức.
Các đại lý mua hàng nộp tiền ngay từ 50.000.000 đồng trở lên được thưởng 3% (các đại lý phải không có nợ cũ chưa thanh toán).
Sáu tháng một lần xét duyệt cho các đại lý, cửa hàng có doanh số bán hàng trên 100.000.000 đồng/tháng và có phần thưởng vào các dịp tổng kết thi đua của công ty, cố gắng sử dụng hợp lý các công cụ marketing khác nhau để tạo nên sự hợp tác giữa các thành viên kênh và thúc đẩy các thành viên kênh hoạt động theo chiến lược phân phối của Công ty, các quyết định giá, sản phẩm và xúc tiến hỗn hợp được gắn liền với các quyết định về kênh phân phối.
5. Hệ thống phân phối với các yếu tố marketing – mix
Hoạt động marketing của được nhìn nhận, nghiên cứu bắt đầu từ khi được thành lập và đi vào hoạt động. Hệ thống phân phối là công cụ duy nhất để đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng, các công cụ khác của marketing – mix như sản phẩm, giá, xúc tiến là những hoạt động hiệu quả kích thích người tiêu dùng đến với sản phẩm của Công ty BMC. Để thành công, Công ty BMC đã xác định phối hợp các công cụ đó với hệ thống kênh phân phối sản phẩm.
5.1. Chính sách sản phẩm.
Sản phẩm là yếu tố duy nhất đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Ngày nay, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, nghiên cứu nhu cầu của người tiêu dùng để đáp ứng nhanh, kịp thời các đòi hỏi của thị trường là nhiệm vụ quan trọng trong công tác nghiên cứu thị trường của phòng marketing của công ty. Công ty luôn có những yêu cầu, những khuyến khích đối với các thành viên tham gia tích cực trong việc báo cáo những thông tin mới về khách hàng, bệnh dịch. Các thành viên rất hưởng ứng việc phát triển các sản phẩm mới vì đó là kết quả của quá trình nghiên cứu, nắm bắt thông tin nhanh nhạy nên sản phẩm mới thường đem lại kết quả cao về tính vượt trội, kịp thời. Một điều đảm bảo cho các đại lý khi phân phối sản phẩm mới là khi một sản phẩm mới ra đời được kiểm duyệt chất lượng sản phẩm tại cục thú y và đăng kí nhãn hiệu. Sau đó thử nghiệm trên cây trồng khi kết quả khả quan mới đem ra phân phối rộng rãi.
Tiểu Luận Môn Học Quản Trị Bán Hàng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật một đặc điểm của ngành là sự kiểm soát của ngành còn khá lỏng lẻo, sản phẩm phân phối rộng khắp. Mặc dù sản phẩm đã đăng ký nhãn hiệu nhưng rất dễ bị mất bản quyền do các cơ sở làm ăn không đăng ký kinh doanh, sản phẩm nhái, chất lượng kém và tung ra thị trường với giá rẻ làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty. Trước thực tế này, ngoài việc bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách gửi đơn khiếu kiện lên cơ quan có thẩm quyền, cũng cần có những biện pháp cụ thể nhằm tăng cường quản lý đối với hệ thống phân phối, đảm bảo việc sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng là sản phẩm tốt nhất có thể. Các biện pháp áp dụng như: kiểm tra chặt chẽ chất lượng sản phẩm tại các đại lý, tăng cường khuyến cáo đến các thành viên, đồng thời có những phần thưởng dành cho những cá nhân phát hiện ra hành vi vi phạm, ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của công ty.
5.2. Chính sách giá
Là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các thành viên kênh. Vì thế xây dựng một chính sách giá phù hợp sẽ tạo điều kiện tốt cho sự hợp tác của các thành viên trong công ty. Việc Công ty MBC đưa ra những chính sách giá riêng biệt cho các vùng thị trường ở các khu vực khác nhau dựa trên những căn cứ sau đây:
Đặc điểm vùng thị trường thành viên hoạt động sẽ căn cứ vào: Vị trí địa lý, Thị phần; Xu hướng cây trồng tại khu vực, đặc điểm sản phẩm và các yếu tố khác.
Tỷ lệ chiết khấu dành cho các thành viên theo từng vùng thị trường như sau: miền Nam: 15%, miền Bắc: 10%, miền Trung 13% (tỷ lệ triết khấu này đã bao gồm chi phí vận chuyển và được tính trên cơ sở đơn giá vận chuyển hàng hóa cho các vùng). Mức giá được ấn định, cân nhắc căn cứ vào chất lượng sản phẩm, giá sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, để có những chính sách giá phù hợp đửm bảo quyền lợi cho các thành viên tránh xung đột hay làm giảm sự hợp tác giữa các thành viên. Việc chênh lệch giá chiết khấu giữa 3 miền là do tại miền Bắc đã chiếm lĩnh được thị trường nên sản phẩm được phân phối nhiều, khối lượng lớn, dễ bán, ở miền Trung, Nam đang từng bước xâm nhập thị trường và hiện nay trên thi trường này có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, do đó cần có một mức giá hấp dẫn với những nhà phân phối để họ bán sản phẩm của công ty.
5.3. Hoạt động xúc tiến
Hoạt động xúc tiến của được đầu tư và duy trì thường xuyên và có hiệu quả. Công ty BMC sử dụng hỗn hợp cả bốn công cụ xúc tiến: bán hàng cá nhân, quảng cáo, xúc tiến bán, quan hệ công chúng bằng nhiều hình thức khác nhau. Mỗi năm ngân sách dành cho hoạt động này là hàng tỷ đồng, đó cũng là khoản đầu tư khá lớn của công ty, chi phí dành cho các hoạt động quảng cáo, tuyên truyền, quảng bá sản phẩm cụ thể như sau:
Biểu 1: Chi phí hội thảo Công ty BMC 2016-2018
Đơn vị: 1000 000 đồng
Hội thảo | Năm | ||
2016 | 2017 | 2018 | |
Đại lý | 200 | 215 | 255 |
Cấp huyện | 235 | 277 | 315,5 |
Nông dân | 210 | 245 | 265 |
Tổng | 645 | 737 | 835,5 |
Ngoài những mục đích cụ thể khi tổ chức các buổi hội thảo đại lý như là một biện pháp chăm sóc khách hàng, giúp đại lý thực hiện các biện pháp xúc tiến với khách hàng cấp dưới của họ… Các buổi hội thảo còn giúp tăng cường sự nhận thức của người dân về công ty BMC, giới thiệu sản phẩm mới hay đơn giản là giúp người dân các biện pháp phòng chống sâu bệnh hiệu quả, hướng dẫn sử dụng thuốc hiệu quả… Chính qua những hoạt động này, hình ảnh dần đi vào trong tâm trí của khách hàng như là một Công ty có uy tín với khách hàng, biết quan tâm đến khách hàng của mình và dần dần có được sự trung thành của khách hàng đối với công ty.
Ngoài ra, Công ty BMC còn thực hiện việc quảng cáo trên truyền hình tại các tỉnh trọng điểm, nơi có thị trường lớn, tập trung và có doanh thu cao tại đây. Bên cạnh đó còn thiết kế, in ấn tờ rơi, catalog, phân phát các tặng phẩm có in biểu tượng và giới thiệu sản phẩm của Công ty trong các buổi hội thảo nhằm gây dựng một hình ảnh tốt đẹp về Công ty trong tâm trí người tiêu dùng, đồng thời tuyên truyền quảng bá cho sản phẩm của công ty. Trong hoạt động xúc tiến của mình, sử dụng nhiều chiến lược đẩy bằng cách tác động vào các thành viên và thúc đẩy hoạt động bán hàng, luôn có những hỗ trợ đối với các thành viên kênh như: hỗ trợ về giá, khuyến mại, thưởng hay tổ chức các cuộc thi bán hàng đến từng đại lý và cả với nhân viên thị trường của Công ty nhằm khuyến khích việc tiêu thụ và tăng lợi nhuận cho cả Công ty cũng như cho các đại lý thành viên. Hiện nay, hình thức khuyến khích chính mà Công ty đang sử dụng là hình thức khuyến khích vật chất với chế độ thưởng như sau:
Tiểu Luận Môn Học Quản Trị Bán Hàng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật tiếp thị độc lập, nhân viên thị trường và nhân viên phòng marketing được hưởng 1,5% vượt mức doanh thu đặt ra. Các đại lý mua hàng nộp tiền ngay từ 50.000.000 đồng trở lên được thưởng 3% (các đại lý phải không có nợ cũ chưa thanh toán). Sáu tháng một lần xét duyệt cho các đại lý, cửa hàng có doanh số bán hàng trên 100.000.000 đồng/tháng và có phần thưởng vào các dịp tổng kết thi đua của công ty.
6.Một số đề xuất khi triển khai hệ thống phân phối
- Quản lý các dòng chảy trong kênh
- Tuyển chọn các thành viên kênh
- Khuyến khích các thành viên kênh
- Chính sách marketing – mix
Lời kết
Ngày nay, người tiêu dùng mong muốn sẽ có nhiều hơn cơ hội lựa chọn các loại thực phẩm phong phú, tươi với chất lượng cao nhằm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về dinh dưỡng trong khi vẫn yêu cầu mức chi trả hợp lý và tính sẵn có của các nguồn cung này. Do đó có thể khẳng định rằng, các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật và những tác động có ích đang đóng góp tích cực cho yêu cầu và phương thức sống mà tất cả chúng ta đang hướng tới. Việc xây dựng hệ thống phân phối cho mặt hàng thuốc bảo vệ thực vật đối với các doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng nhằm tạo nên hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Trên đây là bản Báo cáo xây dựng thệ thống phân phối thuốc bảo vệ thực vật của Công ty… bản báo cáo được thực hiện và hoàn thiện dựa trên nền tảng môn học Quản trị bán hàng. Bài viết có tham khảo các tài liệu dưới đây:
Thông qua bài Tiểu Luận Môn Học Quản Trị Bán Hàng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật đó là những nội dung mà mình đã gửi gấm đến cho các bạn cùng xem và theo dõi và đồng thời cảm ơn tất cả các bạn đã cùng mình xem và theo dõi bài tiểu luận này. Nếu bạn đang gặp trục trặc trong quá trình làm bài tiểu luận thì đừng quên rằng hiện tại bên mình có nhận viết tiểu luận đảm bảo đạt chất lượng và giá cả phải chăng, mọi vấn đề bạn đang gặp rắc rối sẽ được giải quyết trong tích tắc chỉ cần bạn tìm đến ngay dịch vụ viết thuê tiểu luận qua zalo/telegram : 0932.091.562 để được tư vấn báo giá làm bài tiểu luận trọn gói và hỗ trợ cho các bạn từ A đến Z nhé.