Tải miễn phí bài Tiểu luận: Mối quan hệ giữa kinh tế chính trị nước Anh Tiền – Hậu Brexit, các bạn có thể tải về kham khảo miễn phí, đây là đề tài tiểu luận môn Chính trị học được giới thiệu cho các bạn sinh viên đang tìm kiếm tài liệu, ngoài ra các bạn có thể kham khảo thêm các bài tiểu luận về Mối quan hệ giữa kinh tế chính trị và tiểu luận về nước Anh Tiền – Hậu Brexit trên chuyên mục tiểu luận Chính trị học.
Lưu ý: Trong quá trình viết tiểu luận Môn Chính trị học nếu các bạn không có thời gian và cần hỗ trợ viết bài hoàn chỉnh, chất lượng tốt, các bạn có thể liên hệ với dịch vụ viết tiểu luận chất lượng qua Zalo: https://zalo.me/0932091562
Phần 1. Phần lý luận: Mối quan hệ giữa kinh tế chính trị nước Anh Tiền – Hậu Brexit
1.1. Các khái niệm về Kinh tế, Chính trị
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về hai lĩnh vực cơ bản của đời sống nay, mỗi quan điểm đều dựa trên những nghiên cứu, những giác độ tiếp cận khác nhau. Song, bài viết này sẽ đưa ra những định nghĩa mang ý chung và cụ thể nhất cho tất cả các nhận định ấy.(Tiểu luận: Mối quan hệ giữa kinh tế chính trị nước Anh Tiền – Hậu Brexit)
a, Kinh tế
Kinh tế là tổng thể các quan hệ sản xuất nhất định trong lịch sử phù hợp với mỗi trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất. Kinh tế là những cách thức và phương thức của con người trong một xã hội nhất định, dùng để sản xuất và trao đổi sản phẩm với nhau. Toàn bộ những quan hệ ấy hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực trên đó dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý, chính trị và những hình thái ý thức xã hội nhất định tương ứng với cơ sở hiện thực đó. Suy cho cùng, “quan hệ kinh tế là việc các giai cấp sử dụng quyền lực nhà nước để giải quyết các quan hệ lợi ích kinh tế giữa người với người trong sản xuất nhằm giải phóng lực lượng và giải phóng sức sản xuất.”1
b, Chính trị.
Từ kết quả nghiên cứu của những nhà kinh điển mác xít, có tới 6 định nghĩa về chính trị được công nhận, đó là một mối quan hệ xã hội giữa các giai cấp, dân tộc, quốc gia; là một loại quan hệ kinh tế được cô đọng lại2; là một loại hợp thành của văn hoá trong xã hội có giai cấp và nhà nước; chính trị mang tính khoa học và nghệ thuật… Chính trị ở đây được C. Mác xem xét trên khía cạnh kiến trúc thượng tầng chính trị,
- Chính trị học đại cương, PGS.TS. Nguyễn Văn Vĩnh – PGS.TS Lê Văn Đính đồng chủ biên, tái xuất bản lần thứ 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.274
- Theo Lênin toàn tập, tập 45, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1979, tr.147
và nói đến kiến trúc thượng tầng chính trị là nói đến quyền tác động, chi phối, thống trị của một giai cấp đối với toàn bộ xã hội. Nói cách khác, chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp, giữa các dân tộc, giữa các quốc gia có liên quan đến vấn đề giành, giữ và sử dụng chính quyền nhà nước.
Chính trị bao gồm hệ tư tưởng chính trị, các thiết chế chính trị, cũng như mối quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc, tập đoàn xã hội.(Tiểu luận: Mối quan hệ giữa kinh tế chính trị nước Anh Tiền – Hậu Brexit)
Chính trị là sự tham gia vào những công việc của nhà nước, là việc vạch hướng đi cho nhà nước, việc xác định những hình thức, nhiệm vụ, cũng như nội dung hoạt động của nhà nước.
1.2 Kinh tế quyết định Chính trị
a, Cơ sở lý luận của mối quan hệ giữa Kinh tế và Chính trị là mối quan hệ biện chứng giữa Cơ sở hạ tầng (CSHT) và Kiến trúc thượng tầng (KTTT)
Cơ sở hạ tầng (CSHT) được dùng để chỉ toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội. Và chính các quan hệ sản xuất ấy và mối quan hệ giữa chúng đã hình thành nên cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định. Do đó đề cập tới CSHT là đề cập tới cơ sở kinh tế.
Kết cấu CSHT của một xã hội bao gồm: Quan hệ sản xuất thống trị (chính thống), quan hệ sản xuất tàn dư (phương thức cũ) và quan hệ sản xuất mầm mống (phương thức mới). Đề cập tới CSHT phổ biến của xã hội thì phải có những loại hình phổ biến đó nhưng không có nghĩa rằng tất cả các CSHT phải có đầy đủ ba loại hình sản xuất trên. Trong đó, quan hệ sản xuất thống trị chiếm vị trí chủ đạo, chi phối các quan hệ sản xuất khác, đóng vai trò định hướng sự phát triển của đời sống, kinh tế xã hội. Hay nói cách khác nó giữ vai trò đặc trưng cho kinh tế của một xã hội nhất định.
Sự tồn tại của ba loại hình trên còn góp phần phản ánh quá trình vận động, phát triển liên tục của lực lượng sản xuất với tính chất kế thừa, phát huy và phát triển. Do đó, có thể thấy rằng toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy đã hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội. Tức là cơ sở hiện thực đã dựng lên một KTTT pháp lý, chính trị và ý thức hình thái xã hội nhất định tương ứng với CSHT đó.
KTTT chỉ toàn bộ hệ thống kết cấu, các hình thái ý thức xã hội cùng với các thiết kế chính trị – xã hội tương ứng, được hình thành trên một CSHT nhất định. Các hình thái ý thức xã hội bao gồm: quan điểm chính trị, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật… Các thiết chế chính trị xã hội tương ứng cũng rất đa dạng, bao gồm: Nhà nước, đảng phái chính trị, các tổ chức chính trị – xã hội, giáo hội… Trong xã hội có giai cấp, đặc biệt là trong xã hội hiện đại thì hai đặc điểm trên là hai thiết chế tổ chức quan trọng trong hệ thống kiến trúc thượng tầng. Trong xã hội có đối kháng giai cấp, KTKT cũng mang tính đối kháng, bởi KTTT được sinh ra từ CSHT và phản ánh đồng thời bảo vệ cho CSHT đó.
XEM THÊM ==> DOWNLOAD 999+ TIỂU LUẬN CHÍNH TRỊ HỌC
Mác đã khẳng định rằng: CSHT quyết định kiến trúc thượng tầng. Giai cấp nào thống trị về kinh tế thì giai cấp đó cũng sẽ thống trị về mặt tư tưởng. Một CSHT nhất định sẽ sản sinh ra KTTT phù hợp, hay nói một cách đơn giản thì CSHT nào thì KTTT ấy. Nếu CSHT dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất thì ở kiến trúc thượng tầng, sẽ có sự mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị, nhà nước của thiểu số trấn áp đại đa số. Tính chất mâu thuẫn trong CSHT là những lợi ích kinh tế được phản ánh thành mâu thuẫn trong KTTT là những đối kháng về mặt chính trị xã hội.
b, Kết luận
Trong mối quan hệ giữa nội dung và hình thức thì chính trị là một trong những hình thức biểu hiện của kinh tế nhưng đó là hình thức biểu hiện tập trung và cô đọng nhất. Có thể thấy rằng CSHT quyết định KTTT nên kinh tế quyết định chính trị, chính trị phản ánh kinh tế, do đó kinh tế là yếu tố quyết định sự hình thành tồn tại và phát triển của chính trị.(Tiểu luận: Mối quan hệ giữa kinh tế chính trị nước Anh Tiền – Hậu Brexit)
Chính trị phản ánh những nhu cầu lợi ích kinh tế của cộng đồng xã hội và phản ánh tính tất yếu của các quy luật vận động kinh tế. Kinh tế là yếu tố quyết định sự hình thành, tồn tại, phát triển của chính trị. “Những quan hệ xã hội đều gắn liền mật thiết với những lực lượng sản xuất. Do có những lực lượng sản xuất mới, loài người thay đổi phương thức sản xuất của mình, và do thay đổi phương thức sản xuất, cách kiếm sống của mình, loài người thay đổi tất cả những quan hệ xã hội của mình. Cái cối xay quay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa, các cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp.”3 Chính trị chính là sự thể hiện tập trung của kinh tế, “Chính trị tức là kinh tế được cô đọng lại.4
1.3 Chính trị tác động trở lại Kinh tế
Mặc dù kinh tế quyết định chính trị nhưng chính chính trị cũng là nhân tố tác động trở lại kinh tế và thậm chí trong một vài trường hợp, hoàn cảnh đặc biệt ta cần “ưu tiên” chính trị hơn kinh tế (hay chính trị không thể không chiếm địa vị hàng đầu so với kinh tế)
- Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, t.4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 187
- Lênin toàn tập, tập 45, Nxb Tiến bộ, Matsco Va, 1978, tr.418
Đầu tiên, tính độc lập tương đối của chính trị so với kinh tế cũng giống như cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Nếu nó đáp ứng các yêu cầu kinh tế khách quan tác động cùng chiều và đồng thuận với sự phát triển kinh tế thế khi đó nó sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh hơn. Nếu chính trị không bao hàm trong đó thực trạng yêu cầu và quy định về sự vận động khách quan của kinh tế hoặc với tư duy chính trị giáo điều duy ý chí lỗi thời… thì nó sẽ trở thành lực lượng kìm hãm sự phát triển kinh tế.5
Về phương hướng, tác động ngược lại của quyền lực nhà nước đối với sự phát triển kinh tế có thể có ba loại. Nếu đó là tác động cùng hướng thì sẽ góp phần giúp phát triển diễn ra nhanh hơn. Nếu đó là tác động ngược lại sự phát triển kinh tế hoặc nó có thể vừa cản trở vừa thúc đẩy dựa trên những hướng khác nhau, song cuối cùng vẫn sẽ dẫn tới 1 trong 2 trường hợp trên. Trong trường hợp thứ hai và thứ ba, quyền lực chính trị có thể gây tác hại lớn cho sự phát triển kinh tế và có thể gây ra sự lãng phí to lớn về sức lực và vật chất. Cơ chế của sự tác động nói trên là thông qua đường lối chính sách của Đảng cầm quyền, thông qua các công cụ quản lý vĩ mô của bộ máy nhà nước đó sử dụng.6
Thắng lợi của chính trị là tiền đề, điều kiện tiên quyết cho phát triển kinh tế. Việc giành lấy lợi ích chính trị không có mục đích tự thân, mà chỉ là phương thức, là con đường, phương tiện để đạt lợi ích kinh tế và củng cố lợi ích kinh tế. Nói cách khác, đấu tranh giành lợi ích chính trị cũng nhằm phục vụ cho việc giành lợi ích kinh tế, bảo vệ lợi ích kinh tế. Một khi quyền lực chính trị và các thiết chế chính trị được củng cố, hoàn thiện sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ, tăng cường sức mạnh lợi ích kinh tế của chủ thể quyền lực chính trị tương ứng. Đây là nội dung quan trọng của quan hệ giữa lợi ích kinh tế và quyền lực chính trị.
- Chính trị học đại cương, PGS.TS. Nguyễn Văn Vĩnh – PGS.TS Lê Văn Đính đồng chủ biên, tái xuất bản lần thứ 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.276
- Mác – ăngghen toàn tập, tập 37, Nxb CTQG, 1977, tr678-679
Chính trị tạo môi trường chính trị – xã hội ổn định, đáp ứng những điều kiện cần thiết cho sự phát triển của kinh tế.
Chính trị lãnh đạo kinh tế, vạch hướng đi cho kinh tế, tạo những điều kiện chính trị, xã hội cho kinh tế phát triển. Đồng thời, chính trị bảo vệ, củng cố, phát triển hay cản trở, cải tạo, xóa bỏ một thành phần kinh tế, một hướng phát triển kinh tế.
Trên thực tế, không có đường lối chính trị đúng thì không một giai cấp thống trị nào có thể giữ vững được sự thống nhất chính trị, và do đó, cũng không có khả năng lãnh đạo kinh tế. Một quan điểm hay một thiết chế chính trị sai lầm có tác động rất tiêu cực đối với sự phát triển của kinh tế, của sản xuất. Nó có thể làm tiêu vong toàn bộ những thành tựu kinh tế, hoặc làm cho nền kinh tế phát triển chệch hướng. C. Mác khẳng định: “Tất cả các chính phủ, ngay cả những chính phủ chuyên chế nhất, xét đến cùng, chỉ là người thực hiện tính tất yếu kinh tế bắt nguồn từ tình hình đất nước…
họ có thể đẩy nhanh hoặc làm chậm sự phát triển kinh tế cùng với những hệ quả về chính trị và pháp luật bắt nguồn từ sự phát triển kinh tế ấy”.
Hệ thống các quan hệ kinh tế thế cũng như quan hệ kinh tế cơ bản do chính trị thiết lập ra là cơ sở cho sự tồn tại của ổn định bền vững của chính trị, do đó chính trị trước hết phải bảo vệ những thành quả của kinh tế thế mà chính trị đã đạt được nhằm duy trì địa vị của giai cấp thống trị
Thông qua tổ chức chức năng và những năng lực của vật chất cũng như tinh thần chính trị nói chung và đặc biệt là nhà nước nói riêng có thể nhận thức vượt trước so với kinh tế thế có thể tiên đoán tương lai vận động của đời sống kinh tế
Trong những hoàn cảnh đặc biệt một nhiều khi phải hi sinh lợi ích kinh tế trước mắt để đạt được mục tiêu chính trị lâu dài, Tất nhiên mục tiêu chính trị đó phải phản ánh chính quy định khách quan của kinh tế có nghĩa là Đạt mục tiêu chính trị căn bản cũng là vì lợi ích kinh tế căn bản và lâu dài.
Phần 2. Phần liên hệ thực tiễn
Trong thực tế có rất nhiều sự kiện lịch sử chứng minh cho mối quan hệ biện chứng Kinh tế – Xã hội. Mỗi sự kiện đều có những tác động nhất định đến vận mệnh quốc gia nói riêng và toàn thế giới nói chung. Trong đó, sự kiện Brexit – Anh rời khỏi khối liên minh Châu Âu EU đã khiến truyền thông nước Anh và thế giới phải tốn nhiều giấy mực. Và nó cũng là một hiện thân cho mối quan hệ biện chứng giữa chính trị – kinh tế sinh viên tâm đắc.(Tiểu luận: Mối quan hệ giữa kinh tế chính trị nước Anh Tiền – Hậu Brexit)
Brexit là từ ghép của 2 chữ gồm “Britain” là nước Anh và “exit” là sự ra đi. Britain chính là ám chỉ việc Vương quốc Anh ly khai khỏi Liên hiệp Châu Âu và thay đổi mối quan hệ giữ Anh với Liên minh Châu Âu EU về an ninh, thương mại và di dân.
Vấn đề đặt ra ở đây, tại sao Anh phải ba lần mới gia nhập được Liên minh Châu Âu EU, nhưng lại chủ động “ly hôn” sau đó. Và việc Anh rời Cộng đồng EU có liên quan gì đến mối quan hệ biện chứng kể trên?
Không phải ngẫu nhiên sự kiện Brexit lại được coi là chấn động và có tầm ảnh hưởng lớn đến thế. Brexit, có thể nói, đã gây ra nhiều vấn đề khó lường không chỉ cho Anh mà còn cho cả khối liên minh Châu Âu.
2.1. Lí do Anh rời khỏi EU – minh chứng cho việc kinh tế có vai trò quyết định chính trị.
a, Tình hình nước Anh
Trên thực tế, cuộc trưng cầu dân ý ở Anh về vấn đề Brexit đã được tổ chức lần thứ nhất vào năm 1975, nhưng người dân Anh khi đó lại chọn việc tiếp tục “chung sống” với EU. Cho đến ngày 23/6/2016, theo như những gì đã cam kết với các nghị sĩ của Đảng Bảo thủ, Tổng thống Cameron đã tổ chức cuộc trưng cầu dân ý lần thứ 2. Kết quả là có tới 52% số cử tri ủng hộ Brexit và 48% phản đối – tương ứng số phiếu bầu là 17.4 triệu và 16.1 triệu – nhưng việc rút khỏi EU đã không xảy ra ngay lập tức mà nó được ấn định diễn ra vào ngày 29/3/2019.
Kể từ đó, nước Anh và các nước còn lại trong EU đã tiến hành các cuộc đàm phán. Các cuộc thảo luận chủ yếu xoay quanh nội dung của thỏa thuận “ly dị” hay còn gọi là Hiệp định rút lui – trình bày chi tiết cách thức rời đi của Vương Quốc Anh – mà không đề cập đến những gì sẽ xảy ra sau đó.7 Và cuối cùng, sau bao ngày tháng, Anh đã ngừng tuân theo các quy định của Liên minh Châu Âu (EU) vào lúc 23h ngày 31/12/2020 theo giờ GMT (tức 6h ngày 1/1/2021 giờ Hà Nội), khi các thỏa thuận thay thế về hợp tác đi lại, thương mại, nhập cư và an ninh có hiệu lực.
XEM THÊM 999+==> DANH SÁCH TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ
b, Nguyên nhân.
Anh đề xuất tách khỏi Liên minh châu Âu (EU) Brexit sau 45 năm chung sống (1973-2018). Đây là lời chia tay chưa từng có trong lịch sử hình thành và phát triển
Trích từ bài báo: Tóm lược về Brexit, https://www.hoinhap.org.vn/phan-tich-binh-luan/hoi-nhap-kinh-te-quoc-te/22916-tom-luoc-ve-brexit.html của EU. Trong suốt 60 năm hình thành và phát triển (1957 – 2017), EU chỉ kết nạp thành viên mới và chưa từng chứng kiến cuộc “ly hôn” nào. Báo Điện tử Vox (Mỹ) phân tích, Anh rời khỏi EU bởi nhiều lý do khác nhau, song bài tiểu luận sẽ đề cập chủ yếu nguyên nhân bắt nguồn từ lĩnh vực kinh tế:(Tiểu luận: Mối quan hệ giữa kinh tế chính trị nước Anh Tiền – Hậu Brexit)
Một là, Anh bị nhiều quy định của EU “bóp nghẹt”: Những người phản đối EU như ông Johnson cho rằng, các quy định của EU ngày càng ngặt nghèo, chặt chẽ, thậm chí là khó khả thi và gây phản cảm khi thực thi. Ví dụ như, không được tái chế túi trà, trẻ em dưới 8 tuổi không được thổi bóng bay hay những hạn chế về công suất của máy hút bụi… “Những quy định của EU khiến nền kinh tế Anh bị mất tới 600 triệu bảng Anh (khoảng 880 triệu USD) mỗi tuần”…
Thứ hai, đồng Euro là một thảm họa: Kể từ khi Anh gia nhập EU vào năm 1973, đã có một nhóm người có tư tưởng chống lại EU. Tuy nhiên, gần đây, số người có tư tưởng chống lại EU tăng mạnh. Đầu tháng 6/2018, nhà kinh tế Andrew Lilicon cho rằng, hiện có gần 130 nghị sĩ Đảng Bảo thủ tuyên bố muốn rời khỏi EU. Cách đây 10 năm, khó có thể tìm thấy hơn 20 người ủng hộ rời EU, trong thời điểm này tại sao người Anh lại quyết liệt ủng hộ Brexit như vậy? Câu trả lời có nhiều nhưng tựu chung là do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ năm 2008 đã làm suy yếu nền kinh tế thế giới, trong đó, các nước áp dụng đồng tiền chung châu Âu (đồng Euro) bị ảnh hưởng nhiều hơn cả; Tỷ lệ thất nghiệp tăng trên 20% ở nhiều nước như Hy Lạp và Tây Ban Nha.
Điều này đã gây ra một cuộc khủng hoảng nợ công khổng lồ và đã tác động đến nền kinh tế và đời sống của người dân Anh. Hơn 7 năm sau khi cuộc khủng hoảng nợ công bùng phát, Tây Ban Nha và Hy Lạp đang lâm vào tình trạng nợ nần chồng chất, tỷ lệ thất nghiệp trên 20%. Nhiều nhà kinh tế cho rằng, đồng Euro là thủ phạm chính gây ra tình trạng trên. Một lý do xác đáng nữa là nước Anh không sử dụng đồng Euro, vì vậy, có rất ít nguy cơ đồng Euro ảnh hưởng được trực tiếp đến nền kinh tế Anh.
Không những vậy, EU còn yêu cầu đóng góp hàng năm đối với Anh: EU không được thu thuế trực tiếp nhưng liên minh này yêu cầu hàng năm các nước thành viên đóng góp một khoản tiền cho ngân sách trung ương của EU. Tinh đến năm 2019, Anh đã đóng góp khoảng 13 tỷ bảng Anh (bằng khoảng 19 tỷ USD) mỗi năm, tương đương khoảng 300 USD/người/năm. Mặc dù, phần lớn số tiền này được chi tiêu cho các dịch vụ ở Anh nhưng những người ủng hộ Brexit vẫn muốn nước Anh giữ lại tiền ở nước mình và Quốc hội Anh là bên quyết định cách thức chi tiêu số tiền đó, thay vì EU.
Bên cạnh đó, một số nguyên nhân quan trọng khác góp phần khiến Anh tiến hành cuộc ly hôn là: EU đe dọa chủ quyền của Anh; người nhập cư vào sinh sống ở EU tác động tiêu cực đến nước Anh: EU có quy định cho phép công dân các nước di chuyển tự do giữa các nước thuộc EU. Khu vực đồng tiền chung châu Âu gặp khó khăn về kinh tế, công nhân từ các nước EU khác như: Ireland, Italia và Lithuania đã đổ về nước Anh tìm việc làm. Những người ủng hộ Anh rời EU khẳng định, những người nhập cư đến nước Anh đã làm giảm việc làm, tiền lương của người dân địa phương, thậm chí là đã đặt gánh nặng lên các dịch vụ công của nước này.
Như vậy, có thể thấy rằng, bên cạnh việc liên minh hợp tác, Eu cũng đã gây không ít khó khăn cho Anh trong quá trình Anh còn là thành viên của khối này. Và hơn một nửa dân số Anh, khi ủng hộ Brexit cũng cho rằng bản thân họ đang bị chịu thiệt về lĩnh vực kinh tế. Từ cơ sở hạ tầng, từ cơ sở kinh tế ấy mà Anh đã tiến hành cuộc trưng cầu ý dân, dựa trên kết quả phiếu bầu và đưa ra quyết định rút khỏi EU. Có thể thấy rằng đây chính là một biểu hiện cho mối quan hệ kinh tế – chính trị, tức là kinh tế có vai trò quyết định đến những chính sách chính trị của Anh lúc bấy giờ.
Hay nói cách khác, chính trị Anh đang phản ánh cho tình hình kinh tế của nước này.
2.2 Chính trị tác động trở lại kinh tế – kinh tế Anh thời hậu ly hôn.
Việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) được cho là mở ra hướng đi mới cho cả Anh và EU, tuy nhiên cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng sâu sắc đối với tình hình kinh tế, chính trị của hai bên. Đánh giá một năm sau Brexit, giới chuyên gia cho rằng, những tác động đối với Anh và EU chưa thực sự rõ nét, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra nghiêm trọng trong suốt năm qua. (Tiểu luận: Mối quan hệ giữa kinh tế chính trị nước Anh Tiền – Hậu Brexit)
Năm 2020, kinh tế EU đã phải đối mặt với nhiều thách thức như Brexit, nợ công và nợ doanh nghiệp, đầu tư, sản xuất đình trệ, rạn nứt nội khối gia tăng…, song có lẽ vấn đề lớn nhất là dịch bệnh COVID-19. Yếu tố này đã làm tăng trưởng kinh tế của EU sụt giảm nghiêm trọng. Cụ thể, năm 2020, GDP của EU là -7,5%, Eurozone là – 7,75%. Tỷ lệ thất nghiệp của EU là 9%8, trong đó có nước giữ được tỷ lệ này là 3,5%, nhưng cũng có nước còn rất cao như Tây Ban Nha là 14,5%9
Không những vậy, “bóng ma COVID-19” lại quay trở lại, tiếp tục lây lan nhanh tại hầu hết các nước EU, đe dọa đến hàng triệu người dân. Những hy vọng le lói về việc EU dần phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế do đại dịch COVID-19 đang gần như tiêu tan. Theo các nhà phân tích, năm 2021 sẽ là một năm đầy thử thách đối với EU khi cả khu vực vừa phải nỗ lực khống chế đại dịch COVID-19, tái thiết kinh tế sau đại dịch, vừa phải lấp đầy những khoảng trống do Brexit tạo ra.
Đối với Anh, theo nhiều dự báo, sau Brexit, Anh sẽ gặp phải nhiều thách thức về kinh tế. Tuy nhiên, những tác động mạnh của dịch bệnh COVID-19 đã lấn át những ảnh hưởng của Brexit. Cụ thể, Anh là nước chịu tác động mạnh nhất của dịch bệnh COVID-19 tại EU, với 4.241.677 ca bệnh, trong đó có 125.168 ca tử vong(4). Anh cũng đã áp đặt lệnh phong tỏa nhằm đối phó với làn sóng dịch bệnh thứ hai. Như vậy, năm 2020, kinh tế Anh giảm 10%. Dự kiến, phải đến quý IV-2022, kinh tế Anh mới có thể phục hồi về mức trước dịch bệnh COVID-19. Sau đợt dịch bệnh COVID-19 thứ hai, tỷ lệ thất nghiệp ở Anh có thể lên tới 15%10. Để ứng phó với dịch bệnh COVID-19, năm 2020, Anh đã phải chi 280 tỷ Bảng, các khoản vay của Chính phủ lên đến 394 tỷ Bảng. Ngân hàng Trung ương Anh đã hạ lãi suất cơ bản xuống mức thấp trong lịch sử, từ 0,75% xuống 0,1%, đồng thời đưa ra chương trình mua tài sản quy mô lớn(9).
- PV: “Kinh tế châu Âu khó phục hồi sớm tác động tiêu cực đến kinh tế Việt Nam?”, http://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/kinh-te-chau-au-kho-phuc-hoi-som-tac-dong-tieu-cuc-den-kinh-te-viet-nam-330832.html
- trích từ PV: “Mập mờ tiêu chí đánh giá thất nghiệp ở châu Âu”, http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-quoc-te/map-mo-tieu-chi-danh-gia-that-nghiep-o-chau-au-323952.html
- Việt Dũng: “Vương quốc Anh: Cơn ác mộng hiện hữu sau 6 tháng hậu Brexit”, https://congthuong.vn/vuong-quoc-anh-con-ac-mong-hien-huu-sau-6-thang-hau-brexit-141361.html
Về kinh tế đối ngoại, hơn một năm qua, Anh đã ký kết 29 thỏa thuận thương mại với 58 quốc gia, trong đó có 6 thỏa thuận song phương và 1 thỏa thuận đa phương với các quốc gia là thành viên sáng lập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP). Tháng 10-2020, Anh đã ký hiệp định thương mại tự do (FTA) với Nhật Bản, nước có vai trò dẫn dắt CPTPP. Tháng 11-2020, Anh ký FTA với Canada và Chile. Tiếp đến, tháng 12-2020, Anh ký các FTA với Singapore, Mexico và Việt Nam. Với việc ký kết FTA với quá nửa số thành viên CPTPP, Anh có những bước tiến trong việc trở thành thành viên của CPTPP, cũng như thực hiện mục tiêu đầy tham vọng của Chính phủ nước này là trong ba năm, sẽ ký kết FTA với các nước chiếm 80% tổng kim ngạch thương mại của Anh. Trên thực tế, tham gia CPTPP sẽ giúp Anh có thể củng cố kinh tế sau Brexit. (Tiểu luận: Mối quan hệ giữa kinh tế chính trị nước Anh Tiền – Hậu Brexit)
Về quan hệ kinh tế Anh – EU, những ngày đầu sau khi Anh rời EU, đàm phán thương mại giữa hai bên rất căng thẳng. EU nhấn mạnh Anh cần bảo đảm cạnh tranh công bằng, nếu muốn tiếp cận với thị trường 450 triệu dân mà không có thuế quan và hạn ngạch. Ngược lại, Anh cũng khẳng định sẽ rời khỏi đàm phán, nếu EU kiên quyết đưa ra các yêu cầu đối với nước này. Tuy nhiên, đến ngày 24-12-2020, hai bên đã đạt được thỏa thuận thương mại sau hơn 9 tháng đàm phán đầy kịch tính, xoay quanh các vấn đề gây chia rẽ, gồm quyền đánh bắt cá, sân chơi công bằng và xử lý các tranh chấp phát sinh. Theo Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen, “việc đạt được thỏa thuận là một con đường dài và quanh co. Nhưng chúng tôi có một thỏa thuận tốt. Đó là một thỏa thuận cân bằng, là việc làm đúng đắn và có trách nhiệm cho cả hai bên”. Trong khi đó, Thủ tướng Anh Boris Johnson cho rằng, thỏa thuận đã xong và “chúng tôi đã giành lại quyền kiểm soát tiền bạc, biên giới, luật pháp, thương mại và vùng đánh bắt cá”11. Thỏa thuận bảo đảm Anh rời EU trong êm thấm, tái định hình quan hệ hai bên trong tương lai; đồng thời, bảo đảm dòng hàng
- Bộ Ngoại giao: Tin A, ngày 26-12-2020
(Tiểu luận: Mối quan hệ giữa kinh tế chính trị nước Anh Tiền – Hậu Brexit)
hóa trị giá hàng trăm tỷ USD tiếp tục được lưu thông giữa hai bên. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục giải quyết để thỏa thuận có thể đi vào thực tế. Theo thỏa thuận, nhiều quy định mới sẽ được áp dụng, tùy theo lĩnh vực, sẽ có tác động từ mỗi người dân đến các doanh nghiệp Anh và EU, nhất là việc đi lại giữa hai bên. Vì thế, trong những ngày đầu áp dụng các quy định mới này, có thể sẽ có những gián đoạn trong quan hệ kinh tế giữa hai bên. Tuy nhiên, các hệ thống biên giới mới đã sẵn sàng hoạt động trong bối cảnh lo ngại về tình trạng ùn tắc tại các cảng. Do vậy, những trục trặc sẽ giảm đi.
Từ thực trạng trên có thể đưa ra một số nhận định: Một là, theo nhiều dự báo, Brexit sẽ tác động lớn đến kinh tế EU và Anh, cũng như quan hệ kinh tế song phương. Tuy nhiên, do tác động của dịch bệnh COVID-19 quá mạnh, nên những ảnh hưởng của Brexit đã bị lu mờ, chưa thể hiện rõ nét. Hai là, sau Brexit là thời điểm để Anh tì m kiếm những thỏa thuận thương mại mới, với tư cách là một nước không thuộc EU. Anh phải tích cực ký kết các thỏa thuận để bù lại việc bị mất đi những ưu đãi thương mại khi còn là thành viên EU. Ba là, việc các nước sẵn sàng ký kết các hiệp định thương mại với Anh cho thấy vị thế và tiềm năng của Anh về thương mại nói riêng, về kinh tế nói chung là rất lớn. Bốn là, Brexit không hẳn là hoàn toàn tiêu cực đối với Anh. Để đánh giá đầy đủ về tác động của Brexit, vẫn còn phải chờ thêm thời gian.
Trên đây là tiểu luận môn Chính trị học đề tài: Mối quan hệ giữa kinh tế chính trị nước Anh Tiền – Hậu Brexit, dành cho các bạn đang làm tiểu luận môn học đại cương: còn nhiều bài mẫu tiểu luận môn học các bạn tìm kiếm trên chuyên mục nhé.
Lưu ý: Có thể trên website không có tài liệu đúng như các bạn mong muốn để hoàn thiện bài làm hoàn toàn mới và chất lượng tốt các bạn có thể cần tới sự hỗ trợ của dịch vụ viết tiểu luận để kham khảo bảng giá và quy trình làm việc các bạn có thể trao đổi với mình qua SDT/Zalo: https://zalo.me/0932091562