Bài viết này AD sẽ chia sẻ cho các bạn chủ đề Tiểu luận: Mô hình trợ giúp pháp lý ở quốc gia Phần Lan và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Trong phần nội dung đã được chia làm 2 phần chính, một là nghiên cứu mô hình trợ giúp pháp lý tại quốc gia Phần Lan, hai là thực tiễn áp dụng của mô hình và kiến nghị – vận dụng mô hình này tại Việt Nam.
Tham khảo thêm nhiều bài mẫu liên quan tại Viettieuluan, ngoài ra AD còn nhận viết các bài Tiểu luận, chuyên đề, luận văn,… đa dạng nhiều ngành chủ đề. Nếu các bạn có nhu cầu thì liên hệ với AD qua zalo Viettieuluan ngay nhé!
Phần 1: Phần mở đầu của bài Tiểu luận Mô hình trợ giúp pháp lý ở quốc gia Phần Lan và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
1. Tính cấp thiết của đề tài
Như chúng ta đã biết, hiện nay ở nhiều nước trên thế giới hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo, người yếu thế đã được hình thành và phát triển từ lâu đời được coi là một loại hình hoạt động thuộc chứng năng xã hội của Nhà nước, là một trong những yếu tố đảm bảo quyền con người của Nhà nước pháp quyền. Tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý của các nước trên thế giới rất phong phú và đa dạng nhưng nhìn chung đều bao hàm tính chất chung là hoạt động mang tính kinh tế, pháp lý, xã hội và nhân đạo.
Trên trang giới thiệu về đất nước Phần Lan: “Nằm trong khu vực Bắc Âu, phía Đông và Nam giáp Nga, bắc giáp Na Uy, tây giáp Thụy Điển và biển Baltic. Ngày 6/12/1917, Phần Lan tuyên bố độc lập, thành lập nền Cộng hoà và trở thành thành viên của Liên minh Châu Âu từ năm 1995. Phần Lan cũng là nước Bắc Âu duy nhất tham gia hệ thống đồng tiền chung Châu Âu với tư cách là thành viên sáng lập vào tháng 1/1999. Hiến pháp Phần Lan ban hành 17/7/1917 quy định Phần Lan theo chế độ Cộng hoà. Quyền lập pháp thuộc về Quốc hội và Tổng thống.. Chính vì thế sinh viên chọn chủ đề: “Mô hình trợ giúp pháp lý ở quốc gia Phần Lan và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” làm chủ đề nghiên cứu môn học Kỹ năng thực hành nghề nghiệp.
2. Phạm vi nghiên cứu trong bài Tiểu luận mô hình trợ giúp pháp lý
Mô hình trợ giúp pháp lý (mô hình hỗn hợp) ở quốc gia Phần Lan
Phần 2: Nội dung chính Tiểu luận Mô hình trợ giúp pháp lý và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU VỀ MÔ HÌNH TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CỦA PHẦN LAN
1.1. Những vấn đề lý luận về mô hình trợ giúp pháp lý
Trên thế thế giới hiện nay có 3 mô hình trợ giúp pháp lý chủ yếu đó là: mô hình trợ giúp pháp lý do Nhà nước thực hiện hoàn toàn, mô hình trợ giúp pháp lý do luật sư và tổ chức xã hội thực hiện hoàn toàn, mô hình trợ giúp pháp lý hỗn hợp (trợ giúp pháp lý do Nhà nước thành lập và tổ chức thực hiện và thu hút luật sư, các tổ chức xã hội tham gia). ( Tiểu luận: Mô hình trợ giúp pháp lý ở quốc gia Phần Lan và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam )
- Mô hình trợ giúp pháp lý do Nhà nước thực hiện hoàn toàn
Hiện nay, không có nhiều quốc gia áp dụng mô hình này. Có hai nước là Philippin và Achentina là các nước có hệ thống trợ giúp pháp lý tổ chức theo mô hình Nhà nước thực hiện hoàn toàn. Mô hình trợ giúp pháp lý do Nhà nước thực hiện hoàn toàn có một số ưu điểm và nhược điểm sau:
Về ưu điểm: Nhà nước hoàn toàn chủ động trong việc xây dựng và thống nhất tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch trợ giúp pháp lý của mình trong phạm vi toàn quốc; Các tổ chức và người thực hiện trợ giúp pháp lý chủ động, không bị phụ thuộc vào đội ngũ luật sư tư trong việc thực hiện vụ việc; có điều kiện tập trung đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong tất cả các lĩnh vực trợ giúp pháp lý, kể cả những lĩnh vực không có luật sư tư tham gia; Nhà nước chủ động và thống nhất quản lý công tác trợ giúp pháp lý; chủ động giám sát, kiểm tra, đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý thông qua hệ thống các cơ quan và người thực hiện trợ giúp pháp lý của Nhà nước
Về nhược điểm: Do chỉ có hệ thống trợ giúp pháp lý của nhà nước nên người được trợ giúp pháp lý chỉ được lựa chọn người thực hiện trợ giúp pháp lý trợ giúp pháp lý là người do Nhà nước tuyển dụng, không thể lựa chọn luật sư tư; Trong trường hợp nhu cầu trợ giúp pháp lý của người dân lớn thì công việc sẽ dồn lên những người thực hiện trợ giúp pháp lý của Nhà nước nhưng cũng không có cơ chế để điều chuyển bớt cho các luật sư tư hay các tổ chức xã hội thực hiện. Một số trường hợp khó bảo đảm tính độc lập, khách quan trong quá trình xử lý vụ việc do mối quan hệ giữa cơ quan trợ giúp pháp lý của Nhà nước và các cơ quan tố tụng trong cùng hệ thống bộ máy của Nhà nước; Nhà nước cần đầu tư kinh phí lớn khi mới bắt đầu thành lập hệ thống các cơ quan trợ giúp pháp lý của mình; Nguồn nhân lực và tài chính cho trợ giúp pháp lý hoàn toàn phụ thuộc vào Chính phủ, nên có thể gây áp lực cho ngân sách nhà nước nhất là khi phải đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý ngày càng tăng của xã hội ( Tiểu luận: Mô hình trợ giúp pháp lý ở quốc gia Phần Lan và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam )
- Mô hình trợ giúp pháp lý do luật sư tư và các tổ chức xã hội hực hiện (viết tắt là mô hình luật sư thực hiện
Theo mô hình này, Nhà nước không có các cơ quan thực hiện trợ giúp pháp lý của Nhà nước. Cơ quan Nhà nước chỉ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về trợ giúp pháp lý, xây dựng kế hoạch, chính sách, xem xét điều kiện trợ giúp pháp lý, giao vụ việc cho luật sư và các tổ chức xã hội thực hiện, nghiệm thu vụ việc và thanh toán thù lao cho người thực hiện trợ giúp pháp lý. Qua nghiên cứu thì thấy rằng rất ít nước tổ chức hệ thống trợ giúp pháp lý theo mô hình này; ví dụ Indonesia và Hungary
Về ưu điểm: Nhà nước không cần thành lập hệ thống các cơ quan trợ giúp pháp lý ở các cấp của mình để quản lý và thực hiện công tác trợ giúp pháp lý. Do đó, Nhà nước không cần đầu tư trụ sở, trang thiết bị; không phải tuyển dụng, đào tạo và quản lý đội ngũ cán bộ và không phải trả lương, các chi phí hành chính cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý trợ giúp pháp lý của nhà nước mà sử dụng các nguồn lực của luật sư và các tổ chức xã hội.
Nhược điểm: Nhà nước phải đầu tư xây dựng các hệ thống công nghệ thông tin quản lý vụ việc rất hiện đại và khá tốn kém nhưng thực tiễn hiệu quả vận hành vẫn chưa được như mong muốn; Việc thực hiện trợ giúp pháp lý hoàn toàn phụ thuộc vào đội ngũ luật sư tư, do đó, có trường hợp, luật sư chỉ thực hiện trợ giúp pháp lý với điều kiện Nhà nước đáp ứng các yêu cầu của luật sư; không có người thực hiện trợ giúp pháp lý để đáp ứng nhu cầu của người dân tại nơi đội ngũ luật sự còn ít hoặc những vụ việc luật sư tư không thực hiện.
- Mô hình hỗn hợp
Mô hình hỗn hợp là mô hình có tổ chức trợ giúp pháp lý của Nhà nước, trợ giúp pháp lý của các tổ chức luật sư hành nghề tự do và được Nhà nước tài trợ hoặc luật sự thực hiện theo nghĩa vụ xã hội, nhưng ghi nhận và bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý cộng đồng. Đây là một mô hình hữu hiệu và phổ biến nhất hiện nay do kết hợp tất cả các điểm mạnh của mô hình khác nhau
1.2. Hệ thống trợ giúp pháp lý tại Phần Lan
- Lịch sử hình thành
Vào năm 1955, hệ thống trợ giúp pháp lý tại Phần Lan được hình thành nhằm mục đích cung cấp dịch vụ pháp lý đại diện cho đương sự tại Tòa án. Đầu tiên, trợ giúp pháp lý được các tổ chức hành nghề luật sư thực hiện. Đến năm 1973, Đạo luật về trợ giúp pháp lý được Nghị viện thông qua, trong đó xác định vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện trợ giúp pháp lý thông qua quy định thành lập Văn phòng trợ giúp pháp lý nhà nước trên phạm vi toàn Vương quốc.
Năm 2002, đạo luật trợ giúp pháp lý được thông qua, hoạt động của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý của Nhà nước và Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý tư được thống nhất điều chỉnh trong cùng một đạo luật. Trong đó xác định, văn phòng trợ giúp pháp lý có nhiệm vụ đưa ra các quyết định cấp trợ giúp pháp lý cho một người đủ điều kiện trợ giúp pháp lý dù đó là Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý nhà nước hay tư thực hiện. ( Tiểu luận: Mô hình trợ giúp pháp lý ở quốc gia Phần Lan và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam )
- Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý tại Phần Lan
Những tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý tại nước này bao gồm: văn phòng trợ giúp pháp lý Nhà nước; Tổ chức thực hiện Trợ giúp pháp lý do Luật sư tư thực hiện.
* Văn phòng Trợ giúp pháp lý Nhà nước được thành lập theo Đạo luật Trợ giúp pháp lý năm 1973. Dựa trên nguyên tắc xác định thẩm quyền tố tụng theo lãnh thổ của Tòa Phúc Thẩm khu vực (tiếng Phần Lan: hovioikeus, hovrätt), hệ thống trợ giúp pháp lý Phần Lan được chia thành 06 khu vực Trợ giúp pháp lý (Turku, Vaasa, Helsinki, Kouvola, Rovaniemi, và Đông Phần Lan). Các khu vực sẽ chịu trách nhiệm quản lý các Văn phòng Trợ giúp Pháp lý địa phương. Trên toàn Vương Quốc có 23 Văn phòng trợ giúp pháp lý nhà nước với 165 chi nhánh thực hiện trợ giúp pháp lý. Văn phòng trợ giúp pháp lý nhà nước và các Chi nhánh thường đặt gần Tòa án địa phương (tiếng Phần Lan: käräjäoikeus) để việc tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý của người có yêu cầu nhất là những vụ việc cần đại diện pháp lý tại Tòa án được thuận lợi. Bộ tư pháp Phần Lan là cơ quan quản lý Nhà nước về công tác trợ giúp pháp lý.
* Tổ chức thực hiện Trợ giúp pháp lý do Luật sư tư thực hiện
Tổ chức trợ giúp pháp lý của tư nhân gồm các Công ty Luật tham gia thực hiện. Sự khác biệt lớn nhất giữa Luật sư tư tham gia trợ giúp pháp lý và Văn phòng Trợ giúp pháp lý nhà nước là luật sư tư chỉ được thực hiện trợ giúp pháp lý khi tham gia tố tụng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Trong khi đó, Văn phòng trợ giúp pháp lý thực hiện Trợ giúp pháp lý bao gồm cả việc tư vấn pháp luật, soạn thảo tài liệu, tham gia tố tụng và các hình thức trợ giúp pháp lý khác.

1.3. Những đối tượng trợ giúp pháp lý và điề kiện được trợ giúp pháp lý
Trợ giúp pháp lý được cấp cho tất cả người dân có nhu cầu trợ giúp pháp lý trong các lĩnh vực pháp luật. Điều đó không có nghĩa tất cả những người dân ở Phần Lan đều được nhận trợ giúp pháp lý. Qũy trợ giúp pháp lý do nhà nước tài trợ chỉ được thực hiện đối với những người không đủ khả năng tài chính để chi trả chi phí thực hiện các dịch vụ pháp lý. Những điều kiện để được trợ giúp pháp lý là:
– Điều kiện về thu nhập: Thu nhập của người nộp đưn được xác định dựa trê công thức: Thu nhập được trợ giúp pháp lý = Thu nhập hàng tháng của người nộp đơn – một số chi phí nhất định.
– Điều kiện về tài sản: Ngoài đáp ứng điều kiện về thu nhập, tài sản của người nộp đơn cũng được xem xét để được xác định đủ điều kiện trợ giúp pháp lý. Tài sản của người nộp đơn bao gồm: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, bất động sản, phương tiện đi lại, cổ phần mà người đó là chủ sở hữu trong công ty cổ phần, vốn góp mà người đó là thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn.
– Bảo hiểm chi phí pháp lý: Như một điều kiện bổ sung, trợ giúp pháp lý được cung cấp khi người nộp đơn không có bảo hiểm chi phí pháp lý. Bảo hiểm chi phí pháp lý là một loại hình bảo hiểm bảo đảm các chi phí pháp lý liên quan đến hoạt động tố tụng và phí luật sư. Bảo hiểm chi phí pháp lý được thực hiện ở Phần Lan từ năm 1968. Về nguyên tắc, khi người có bảo hiểm chi phí pháp lý thì sẽ không được Trợ giúp pháp lý.
– Chi phí hành chính trợ giúp pháp lý: Phí hành chính trợ giúp pháp lý là khoản phí mà người được trợ giúp pháp lý có nghĩa vụ đóng góp để đảm bảo thực hiện các thủ tục hành chính nhất định trong hoạt động trợ giúp pháp lý. Khi người nộp đơn đủ điều kiện trợ giúp pháp lý miễn phí, người đó được miễn khoản phí này. Tất cả các trường hợp còn lại đều phải thực hiện nghĩa vụ đóng góp khoản phí hành chính là 70 UER ( Tiểu luận: Mô hình trợ giúp pháp lý ở quốc gia Phần Lan và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam )
1.4. Các hình thức thực hiện trợ giúp pháp lý tại Phần Lan
* Tư vấn pháp luật (gọi là Legal advice) đây là dịch vụ phổ biến tại Phần Lan hiện nay. Về nội dung, tư vân pháp luật bao gồm:
+ Dịch vụ thư mục trợ giúp pháp lý (tiếng Phần Lan là: oikeusapuohjaus): là dịch vụ chung cho bất cứ ai có câu hỏi pháp lý hoặc vấn đề pháp lý. Dịch vụ thư mục trợ giúp pháp lý là được thiết kế để giúp công dân thực hiện thủ tục để bắt đầu giải quyết các vấn đề pháp lý của họ. Do bản chất là dịch vụ chung nên ai cũng có thể truy cập dịch vụ này. Dịch vụ này được thực hiện bởi các Thư ký luật sư trợ giúp pháp lý và chuyên viên pháp lý tại Văn phòng trợ giúp pháp lý.
+ Dịch vụ Tư vấn trợ giúp pháp lý (tiếng Phần Lan là: oikeudellinen neuvonta): là dịch vụ tư vấn pháp lý do các Luật sư trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện. Mục đích của đường dây trợ giúp pháp lý là đưa ra những lời khuyên trong vụ việc pháp lý có tính chất đơn giản và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng. Luật sư trợ giúp pháp lý công là người thực hiện tư vấn pháp lý qua điện thoại. Tuy nhiên, muốn được tư vấn pháp lý qua điện thoại, người có yêu cầu phải đăng ký lịch hẹn bằng cách liên hệ trước với Văn phòng.
* Tham gia tố tụng. Ở Phần Lan hệ thống Tòa án bao gồm: Tòa án Tối cao, 06 Tòa phúc thẩm khu vực và 27 Tòa án quận. Hệ thống Trợ giúp pháp lý cũng được chia thành 06 khu vực trợ giúp pháp lý và các Văn phòng trợ giúp pháp lý. Theo báo cáo năm 2014 của Bộ Tư pháp Phần Lan, tỷ lệ thực hiện trợ giúp pháp lý thông qua hình thức Tham gia tố tụng chiếm 19% tổng số vụ việc trợ giúp pháp lý.
* Thủ tục cấp trợ giúp pháp lý
Đạo luật trợ giúp pháp lý 2002 đã thống nhất trình tự, thủ tục thực hiện trợ giúp của Văn phòng trợ giúp pháp lý nhà nước và các Luật sư tư. Việc được trợ giúp pháp lý hay không đều do văn phòng trợ giúp pháp lý xem xét, quyết định. Sau đó, người nộp đơn có quyền lựa chọn sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lý do Văn phòng trợ giúp pháp lý nhà nước cung cấp hoặc luật sư tư cung cấp.
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CỦA MÔ HÌNH TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TẠI PHẦN LAN VÀ KIẾN NGHỊ VẬN DỤNG MÔ HÌNH NÀY TẠI VIỆT NAM
2.1. Đánh giá thực hiện áp dụng mô hình trợ giúp pháp lý tại Phần Lan
Mô hình trợ giúp pháp lý tại Phần Lan là mô hình hỗn hợp và đây là mô hình được đánh giá hiệu quả nhất, phát huy được ưu điểm và khắc phục được những hạn chế, bất cập của mô hình trợ giúp pháp lý do Nhà nước thực hiện hoàn toàn và mô hình trợ giúp pháp lý do luật su tư và các tổ chức xã hội trực tiếp thực hiện:
Một là, mô hình này cho phép sử dụng có hiệu quả nguồn lực của Nhà nước và xã hội do sự kết hợp ưu điểm và phát huy được những lợi thế của người thực hiện trợ giúp pháp lý của Nhà nước và luật sư tư, các tổ chức xã hội. Do đó, thực tiễn cho thấy, mô hình này đã mang lại hiệu quả cao trong công tác này.
Hai là, Do có đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý của Nhà nước nên Nhà nước bảo đảm đáp ứng kịp thời nhu cầu trợ giúp pháp lý của người dân ở những địa bàn khác nhau (ngay cả vùng sâu, vùng xa, nơi không có hoặc có rất ít luật sư tư), không bị quá lệ thuộc vào đội ngũ luật sư tư; đồng thời, Nhà nước có thể chủ động điều phối các nguồn lực (kể cả nhân lực và kinh phí) ở mọi thời điểm, bảo đảm cho công tác trợ giúp pháp lý phát triển ổn định và hiệu quả, thông qua đó Nhà nước thực hiện tốt trách nhiệm của mình trong việc bảo đảm công tác trợ giúp pháp lý của Nhà nước; ( Tiểu luận: Mô hình trợ giúp pháp lý ở quốc gia Phần Lan và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam )
Ba là, Nhà nước có thể huy động được các nguồn nguồn lực khác nhau trong xã hội tham gia công tác trợ giúp pháp lý .Căn cứ vào nhu cầu trợ giúp pháp lý của người dân và nguồn kinh phí dành cho công tác trợ giúp pháp lý, Nhà nước có thể lựa chọn và ký hợp đồng trợ giúp pháp lý với các luật sư tư, tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý và điều phối vụ việc trợ giúp pháp lý trong những trường hợp cần thiết;
2.2. Vận dụng mô hình trợ giúp pháp lý tại Việt Nam
Hiện nay mô hình trợ giúp pháp lý hỗn hợp đã đáp ứng được nhu cầu của nhiều quốc gia thực hiện, trong đó Nhà nước đóng vai trò trung tâm, vừa điều phối, quản lý vừa thực hiện trợ giúp pháp lý là định hướng đúng đắn. Mô hình này không những đáp ứng nhu cầu của thực tiễn, thể hiện đầy đủ bản chất và ý nghĩa của hoạt động trợ giúp pháp lý với tư cách là quyền cơ bản của công dân, cho thấy được trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong việc thực hiện trợ giúp pháp lý, trong đó trước hết trách nhiệm thuộc về Nhà nước và xã hội trong việc thực hiện trợ giúp pháp lý, trong đó trước hết trách nhiệm thuộc về Nhà nước. Qua nghiên cứu về mô hình trợ giúp pháp lý của Phần Lan có thể thấy đây là những kinh nghiệm hết sức bổ ích, có thể vận dụng ở Việt Nam như:
Một là, vận dụng về xây dựng hệ thống cơ quan tổ chức trợ giúp pháp lý. Mô hình hỗn hợp có có ưu điểm vượt trội là đáp ứng được mọi yêu cầu của người nghèo, được tự do lựa chọn luật sư theo ý mình mà không phụ thuộc vào lòng từ thiện, nhân đạo của luật sư. Ở nước ta, việc này mới chủ yếu dừng lại ở mức trong các vụ án hình sự Tòa án chỉ định luật sư tham gia tố tụng. Trong mô hình trợ giúp pháp lý hỗn hợp, sự tham gia của cả tổ chức trợ giúp pháp lý công và tổ chức trợ giúp pháp lý tư góp phần đảm bảo nhu cầu trợ giúp pháp lý ngày càng tăng của người dân trong xã hội. Sự bao phủ của hoạt động trợ giúp pháp lý trong đời sống xã hội đảm bảo rằng không bỏ sót các đối tượng có nhu cầu trợ giúp pháp lý nhưng không được trợ giúp pháp lý. Thiết nghĩ, công lý là điều kiện thiết yếu của một xã hội văn minh mà trợ giúp pháp lý có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quyền tiếp cận công lý, quyền bình đẳng trước pháp luật của người dân trong xã hội.
Hai là, hình thức trợ giúp pháp lý. Tham khảo kinh nghiệm của các nước, trong công tác quản lý nhà nước hình thức trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách ở nước ta đã vận dụng các hình thức: Tư vấn pháp luật (tư vấn bằng miệng, văn bản, thư tín, điện thoại, tư vấn lưu động); tham gia tố tụng dưới hình thức đại diện, bào chữa để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính…; đại diện ngoài tố tụng..
Phần 3: Lời kết luận Tiểu luận Mô hình trợ giúp pháp lý ở Phần Lan và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa của hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo và người được trợ giúp pháp lý khác với sự nghiệp xây dựng nhà nước, xây dựng xã hội trong giai đoạn hiện nay, vấn đề bảo đảm quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý là một yêu cầu khách quan, là cơ sở để hoạt động trợ giúp pháp lý phát triển lành mạnh đạt được mục tiêu, mục đích đề ra. Việc nghiên cứu mô hình trợ giúp pháp lý của các quốc gia trong đó có Phần Lan là đúng đắn, góp phần thực hiện cải cách hành chính, cải cách tư pháp, đưa chủ trương xoá nghèo về pháp luật, đền ơn, đáp nghĩa, bảo đảm công bằng xã hội của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống; góp phần nâng cao ý thức pháp luật, giải toả những vướng mắc pháp luật của nhân dân, tạo niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Việt Nam cần kế thừa và chọn lọc kinh nghiệm quản lý trong thời gian qua, có tham khảo kinh nghiệm hoạt động trợ giúp pháp lý của các nước trên thế giới trước yếu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách tư pháp, phát huy dân chủ xuất phát từ ý nghĩa của công tác này đối với hoạt động xã hội. ( Tiểu luận: Mô hình trợ giúp pháp lý ở quốc gia Phần Lan và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam )
Tham khảo thêm nhiều bài mẫu liên quan tại Viettieuluan, ngoài ra AD còn nhận viết các bài Tiểu luận, chuyên đề, luận văn,… đa dạng nhiều ngành chủ đề. Nếu các bạn có nhu cầu thì liên hệ với AD qua zalo Viettieuluan ngay nhé!