Tiểu luận: Giải quyết tình huống mâu thuẫn giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh

Rate this post

Tải miễn phí bài Tiểu luận: Giải quyết tình huống mâu thuẫn giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh, các bạn có thể tải về kham khảo miễn phí, đây là đề tài tiểu luận môn Chuyên viên chính được giới thiệu cho các bạn sinh viên đang tìm kiếm tài liệu, ngoài ra các bạn có thể kham khảo thêm các bài tiểu luận về Giải quyết tình huống và tiểu luận về mâu thuẫn giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh trên chuyên mục tiểu luận Chuyên viên chính.

Lưu ý: Trong quá trình viết tiểu luận Môn Chuyên viên chính nếu các bạn không có thời gian và cần hỗ trợ viết bài hoàn chỉnh, chất lượng tốt, các bạn có thể liên hệ với dịch vụ viết tiểu luận chất lượng qua Zalo: https://zalo.me/0932091562


PHẦN NỘI DUNG: Giải quyết tình huống mâu thuẫn giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh

1. Nội dung tình huống

1.1 Hoàn cảnh ra đời tình huống:

– Tình huống xãy ra vào lúc 09 giờ ngày 08 tháng 4 năm 2017 tại trường trung học cơ sở Z, thị xã Y. 

– Mâu thuẩn xãy ra giữa giáo viên chủ nhiệm lớp 6a2 và phụ huynh học sinh lớp 6a2.

1.2. Mô tả tình huống:

Vào khoảng 09 giờ sáng thứ 6 ngày 08 tháng 4 năm 2017, cả trường đang diễn ra hoạt động học bình thường thì có một phụ huynh học sinh tên Đoàn Văn H là phụ huynh học sinh của học sinh Đoàn Văn B đang học lớp 6a2 đến trường la lối om sòm, chửi thầy Nguyễn Văn N. Ông H đòi gặp Ban Giám hiệu, mặt dù được bảo vệ khuyên nên giữ bình tỉnh. Ông ta khiếu nại thầy Nguyễn Văn N, giáo viên chủ nhiệm lớp 6a2 đánh con ông là em Đoàn Văn B. Ông Đoàn Văn H yêu cầu Ban Giám hiệu phải kiểm điểm và xử lý kỷ luật thầy Nguyễn Văn N vì thiếu trách nhiệm giáo dục học sinh, xúc phạm nhân phẩm người học, vi phạm đạo đức nhà giáo.

Lúc này nhà trường đang hoạt động học bình thường, còn thầy Nguyễn Văn N đang dạy lớp 6a3 cách khu hiệu bộ khoảng 100m, hơn nữa nhà trường cũng chưa nắm được thông tin từ vụ việc xãy ra giữa em Đoàn Văn B và thầy Nguyễn Văn N. Lúc này thầy Phó Hiệu trưởng nhà trường đã mời ông Đoàn Văn H vào văn phòng trao đổi và uống nước (nhằm nắm thêm tình hình và xoa dịu bức xúc của ông Đoàn Văn H) đồng thời cử giám thị xuống lớp 6a2 mời em Đoàn Văn B về văn phòng tìm hiểu sự việc xãy ra. Sau khi đến văn phòng nhà trường, thầy Phó Hiệu trưởng tìm hiểu nguyên nhân thì em Đoàn Văn B trình bày sự việc như sau:

Ngày 04 tháng 4 năm 2017, trong giờ kiểm tra môn toán do thầy Nguyễn Văn N phụ trách, em Đoàn Văn B không làm bài được và kêu em nguyễn Văn C ngồi phía trên cho xem bài nhưng em Nguyễn Văn C không cho xem, nên em Đoàn Văn B đứng lên giật bài kiểm tra của em Nguyễn Văn C làm rách giấy kiểm tra của em. Lúc này thầy Nguyễn Văn N phát hiện, nhắc nhỡ và đánh dấu bài em Đoàn Văn B, lúc này em Đoàn văn B phản ứng lại nên thầy Nguyễn Văn N tát vào mặt em Đoàn Văn B.

Sau khi hết tiết 3, thầy Phó Hiệu trưởng nhờ giám thị lên mời thầy Nguyễn Văn N xuống văn phòng và gặp gỡ ông Đoàn Văn H để trao đổi. Khi thầy N đến cửa văn phòng thì ông Đoàn Văn H đùng đùng nổi giận chỉ vào mặt thầy Nguyễn Văn N, chửi thầy: “Mày là thằng khốn, mày có quyền gì mà mày giám đánh con tao? Mày tin tao đánh mày và không cho mày vào trường dạy không?” và nhào đến thầy Nguyễn Văn N định đánh, lúc này thầy Phó Hiệu trưởng kéo ông Đoàn Văn H lại và mời Ông ngồi xuống để từ từ giải quyết sự việc.

Khi thầy Nguyễn Văn N vào văn phòng, thầy nhận lỗi vì đã đánh em Đoàn Văn B, lúc này ông Đoàn Văn H tiếp tục chửi “Mày ỷ mày là thầy mày muốn đánh ai là đánh phải không? Mày ở xứ xa lại mày muốn làm cha xứ này hả?”, thầy Nguyễn Văn N xin lỗi “Anh thông cảm cho tôi! Thật tình tôi không muốn đánh em B đâu, tại vì hôm đó tôi nóng tính quá nên mới đánh em B hết một bạt tay, sau khi đánh tôi thật hối hận! Tôi thành tình xin lỗi anh!”.

Lúc này thầy Phó Hiệu trưởng mời thầy N ngồi xuống và nói “Anh H, anh thông cảm cho thầy N vì thầy N mới ra trường chưa được bao lâu nên chưa hiểu hết tâm lý của học sinh bậc trung học cơ sở, tôi thay mặt Ban Giám hiệu nhà trường thật tình tôi xin lỗi và anh tạm tha thứ cho thầy N, khi tôi gặp thầy Hiệu trưởng tôi trình bày lại sự việc, thầy Hiệu trưởng sẽ có kết luận đúng – sai sẽ mời anh vào trao đổi thêm nha anh!”. Trước khi ra về ông Đoàn Văn H nói “Thầy phải làm rõ vụ này, nếu không tôi không tha cho thằng N đâu và tôi sẽ thưa tới phòng Giáo dục cho banh trường này luôn cho biết”, sau đó Ông H kéo em B về và nói “Mày về tao cho nghỉ học luôn”.

Đến ngày hôm sau, ngày 09 tháng 4 năm 2017 thầy Hiệu trưởng đi công tác về, thầy Phó Hiệu trưởng trình bày lại sự việc, ngay lập tức Hiệu trưởng nhà trường triệu tập cuộc họp đột xuất vào lúc 13 giờ 30 trong ngày, thành phần mời gồm các thành viên trong Hội đồng kỷ luật nhà trường (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Chi đoàn, Tổ trưởng chuyên, Thanh tra nhân dân và một giáo viên có uy tín nhất trong trường). (Tiểu luận: Giải quyết tình huống mâu thuẫn giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh)

Nội dung cuộc họp hôm đó, thầy Hiệu trưởng yêu cầu thầy Nguyễn Văn N trình bày lại sự việc xãy ra, thầy trình bày lại như lời em Đoàn Văn B nói như trước và thầy nói thêm “Em Đoàn Văn B là một học sinh cá biệt, vào học em thường xuyên không thuộc bài, chọc phá các em ngồi kế bên, không nghe lời giáo viên bộ môn, học không chép bài, nghỉ học không phép…. Bản thân tôi là giáo viên chủ nhiệm, tôi nhắc nhở và khuyên em học tập cho tốt, những lần em vi phạm nội quy tôi có mời phụ huynh đến trao đổi nhưng phụ huynh không đến, tháng rồi em có đánh lộn với một em học sinh khối 7, tôi có đến nhà phụ huynh, hôm đó ông H sai rượu tôi có trình bày lại việc học tập của em B trong thời gian qua ông nói: Việc ăn uống của nó tôi lo còn việc học hành của con tôi là nhiệm vụ của thầy. Qua sự việc trên tôi nhìn nhận lỗi trước Hội đồng nhà trường và tôi chấp hành hình thức kỷ luật nhà trường đưa ra”.

Các thành viên trong Hội đồng kỷ luật phần lớn phân tích sự việc trên của thầy Nguyễn Văn N là vi phạm đạo đức nhà giáo, vi phạm Luật Giáo dục và đề nghị thành lập Hội đồng kỷ luật có mời Ông Đoàn Văn H đến dự nhằm giải quyết dứt điểm vụ việc trên.

Sau cuộc họp, thầy Hiệu trưởng ra Quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật có mời Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh, toàn thể giáo viên bộ môn giảng dạy lớp 6a2, ông Đoàn Văn H và em Đoàn Văn B (cuộc họp tiến hành vào ngày 12 tháng 4 năm 2017).

Diễn biến cuộc họp Hội đồng kỷ luật tiến hành theo trình tự:

– Thầy Phó Hiệu trưởng thông qua quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật.

– Thầy Hiệu trưởng nêu ra trình tự các bước làm việc gồm: Nghe học sinh trình bày lại sự việc, ý kiến xác nhận của thầy Nguyễn Văn N, các ý kiến của giáo viên giảng dạy bộ môn lớp 6a2.

– Cô Nguyễn Ngọc B, giảng dạy môn Vật lý: Trong năm học qua, em B vào học không chép bài, không làm bài tập, vào học thường xuyên ngủ gật, quậy phá các bạn xung quanh và nhiều lỗi vi phạm nội quy trường.

– Thầy Nguyễn Văn D, giảng dạy môn tiếng Anh: Em B thường xuyên trốn học tiết Anh văn, không chép bài, phát biểu linh tinh.

– Thầy Lưu Văn E, giảng dạy môn Ngữ văn: Em B thường xuyên không thuộc bài và làm bài tập, vào học không chép bài, đọc rất chậm.

– Thầy Lê Văn G, giảng dạy môn Lịch sử: Em B có các hành vi vi phạm giống như các giáo viên vừa nêu.

– Cô Nguyễn Thi H, giảng dạy môn Giáo dục công dân: Theo tôi em B mặt dù vi phạm rất nhiều lỗi, nhưng chúng ta xét thấy em B còn rất nhỏ tuổi, em chưa nhận thức được việc mình làm đúng hay sai, em làm những việc mà em thích, không nghỉ đến hậu quả của mình gây ra; còn việc thầy N đánh em B như vậy là sai hoàn toàn, chúng ta có nhiệm vụ giáo dục em trở thành người tốt, tôi đề nghị thầy N phải thật sự rút kinh nghiệm từ việc này để làm tốt trong nhiệm vụ người thầy.

– Ý kiến ông Nguyễn Hoàng Y, Trưởng Ban đại diện cha mẹ học sinh: Qua sự việc trên, đứng về góc độ là đại diện cho cha mẹ học sinh tôi thấy việc thầy N đánh cháu B là sai hoàn toàn, nhưng xét về tình tiết thì lỗi cháu B cũng thật đáng trách, đúng ra cháu phải học hành thật tốt để đáp lại công ơn thầy cô, cháu không làm mà làm ngược lại làm ảnh hưởng đến các bạn trong lớp, làm thầy cô buồn, làm cho cha mẹ không vui nên cháu phải rút kinh nghiệm. Theo tôi, thầy Hiệu trưởng phải xem xét tình lý mà ra hình thức đề nghị kỷ luật cho phù hợp để cho thầy N có điều kiện rút kinh nghiệm cho bản thân. Còn anh H anh nên quan tâm và có trách nhiệm hơn nữa với cháu B để cháu cố gắng học tập tốt hơn.(Tiểu luận: Giải quyết tình huống mâu thuẫn giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh)

– Ý kiến của ông Đoàn Văn H phụ huynh em B: Qua phản ánh của thầy cô giảng dạy cháu B, tôi cảm thấy tôi rất thiếu trách nhiệm với con của mình, tôi nghĩ là con tôi vào học là nhiệm vụ của thầy cô nào ngờ con tôi vi phạm quá nhiều, tôi thật tình nhận lỗi thiếu trách nhiệm tiếp tay giáo dục con tôi với thầy cô. Còn riêng thầy N, qua hành vi trên tôi không chấp nhận, tôi đề nghị Hội đồng nhà trường tùy mức độ mà xử lý, tôi không có ý kiến về phần này.

– Ý kiến của thầy Hiệu trưởng: Qua vụ việc nêu trên chúng ta rút ra bài học kinh nghiệm là nhiệm vụ của chúng ta là giáo dục thế hệ trẻ trở thành người tốt có ích cho xã hội, còn hành vi của thầy Nguyễn Văn N là vi phạm Luật Giáo dục, Luật Bảo vệ bà mẹ và trẻ em, vi phạm đạo đức nhà giáo, chúng ta cần phải xử lý nghiêm, khi có quyết định hình thức kỷ luật tôi sẽ thông báo cho anh H hay. Còn Anh H cũng phải có trách nhiệm làm cha đối với con của anh, anh phải tiếp chúng tôi giáo dục con anh trở thành người tốt. Tôi đề nghị quý thầy, cô xem đây là bài học lớn trong sự nghiệp giáo dục của chúng ta.

Anh H, qua kết luận của tôi như trên anh có ý kiến gì không?

– Ý kiến của ông Đoàn Văn H: Tôi không có ý kiến gì, tôi chỉ yêu cầu nhà trường có hình thức kỷ luật thầy N vì đã xúc phạm thân thể con tôi. Rồi ông dẫn học sinh B về với tâm trạng rất bực tức.

1.3. Vấn đề cần giải quyết:

– Mâu thuẫn giữa giáo viên chủ nhiệm với học sinh.

– Mâu thuẫn giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh (nội dung chính cần giải quyết).

2. Phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân, hậu quả

  1. a) Phân tích mâu thuẩn:

Vụ việc diễn ra đã chứa đựng mâu thuẫn giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh. Mâu thuẫn có thể tăng thêm nếu giải quyết tình huống không kịp thời và triệt để. 

  1. b) Nguyên nhân:

– Nguyên nhân khách quan:

Các văn bản của Bộ Giáo dục về quy định, quy chế chuyên môn đối với giáo viên, giáo viên nắm chưa rõ ràng, vì vậy giáo viên vẫn chưa hiểu được hậu quả của nó. 

Qua tìm hiểu của Hiệu trưởng nhà trường được biết ông Đoàn Văn H ở nhà một mình, vợ ông bỏ nhà ra đi vì ông thường xuyên nhậu nhẹt, không lo làm ăn, không theo dõi việc học tập của em B.

Gia đình thầy Nguyễn Văn N kinh tế gặp khó khăn, mẹ già, cha bệnh nặng, bản thân là con một trong gia đình.

Bản thân em B lười học, mất căn bản từ cấp học dưới, nghiện chơi game. 

– Nguyên nhân chủ quan:

Sự kém hiểu biết của phụ huynh học sinh và giáo viên về các quy định của pháp luật, của ngành Giáo dục đối với việc chăm sóc, giáo dục học sinh. 

Giáo viên chủ nhiệm còn yếu về xử lý tình huống sư phạm khi lên lớp, tính khí nóng dẫn đến vi phạm đạo đức nhà giáo.

Phụ huynh học sinh thiếu sự quan tâm dạy dỗ con mình, chỉ nghe một chiều mà không tìm hiểu rõ nguyên nhân, sự việc.

  1. c) Hậu quả của vụ việc: 

Tình huống xảy ra, tuy chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng nhưng đã làm phát sinh mâu thuẫn, giữa giáo viên với phụ huynh học sinh, làm mất uy tín của nhà trường, mất uy tín của giáo viên, giảm sút lòng tin của nhân dân, gây bất bình trong nhân dân và ảnh hưởng đến kỷ cương nhà trường. 

Tóm lại: Cách quản lý lớp của thầy N đối với học sinh B như vậy là chưa có trách nhiệm, tuy nhiên hậu quả chưa nghiêm trọng, có thể khắc phục được. 

Về phía phụ huynh học sinh, xử sự như vậy là không đúng, quá nóng nảy và xúc phạm đến giáo viên, thiếu thiện chí trong việc phối hợp với giáo viên trong giáo dục học sinh. 

3. Xác định mục tiêu xử lý tình huống (Tiểu luận: Giải quyết tình huống mâu thuẫn giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh)

– Mục tiêu chung:

Trước việc này Hiệu trưởng trao đổi với Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn và đưa ra nhận định: Hành vi của thầy Nguyễn Văn N vi phạm đạo đức nhà giáo và Luật Giáo dục dựa vào các căn cứ sau đây:

+ Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quy định đạo đức nhà giáo. Điều 4, khoản 1 có nêu: Nhà giáo phải “Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng đối xử hoà nhã với người học, đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng”.

Với quy định đã nêu trên chúng ta hy vọng rằng công tác chăm sóc giáo dục học sinh sẽ có những bước chuyển biến mới. Tuy nhiên việc giáo dục học sinh không chỉ dựa vào nhà trường, mà gia đình phải cực kì quan tâm đến con em, để việc chăm sóc giáo dục nhân cách cho các em được phát triển một cách toàn diện và không dẫn đến những tình huống tương tự mà tôi vừa nêu trên, bởi vậy giáo dục là cả một quá trình và không thể chỉ thực hiện bởi giáo viên chủ nhiệm, Ban Giám hiệu và các tổ chức đoàn thể trong trường. Chính vì vậy chỉ có sự gắn kết của các bậc phụ huynh, các tổ chức xã hội cùng quan tâm ủng hộ nhà trường mới có thể tin tưởng đạt được kết quả tích cực và bền vững. 

+ Vi phạm Luật Giáo dục năm 2005, tại Điều 72  khoản 3 quy định nhiệm vụ của nhà giáo: “Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học”. (Tiểu luận: Giải quyết tình huống mâu thuẫn giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh)

– Mục tiêu cụ thể:

Giải quyết mâu thuẫn giữa thầy N và ông H một cách hài hòa dựa trên cơ sở các văn bản quy định đối với ngành giáo dục, tình huống xãy ra giữa thầy N và học sinh B.

Qua thu thập thông tin, nhận định vấn đề, Ban Giám hiệu, Tổ chuyên môn và giáo viên chủ nhiệm thống nhất phải giải quyết mâu thuẫn đã phát sinh (mâu thuẫn giữa giáo viên N và ông Đoàn Văn H), không để ông H đến trường chửi mắng giáo viên làm mất uy tín giáo viên và nhà trường, ảnh hưởng đến tính trang nghiêm của nhà trường, phải làm cho giáo viên thấy được sai sót trong cách quản lý, giáo dục học sinh và tìm cách khắc phục. Đồng thời yêu cầu giáo viên chủ nhiệm có biện pháp rèn luyện đối với học sinh B.

Mục tiêu tốt nhất cần đạt chủ yếu là hòa giải, để các bên liên quan nhận ra thiếu sót, có hướng khắc phục để công tác, học tập tốt hơn. Nếu không đạt được mục tiêu này mới tiến hành xem xét kỷ luật, kiểm điểm. 

4. Xây dựng, phân tích và lựa chon phương án giải quyết tình huống

  1. a) Xây dựng, phân tích phương án:

Chủ trương chung để giải quyết tình huống nêu trên là vừa đảm bảo đúng các quy định hiện hành vừa giải quyết nhẹ nhàng, êm thấm mà vẫn đạt được mục tiêu đề ra là giải quyết mâu thuẫn đã phát sinh, không để ông H đến trường chửi mắng giáo viên làm mất uy tín giáo viên và nhà trường, ảnh hưởng đến tính trang nghiêm của nhà trường, phải làm cho giáo viên thấy được sai sót trong cách quản lý học sinh và tìm cách khắc phục. Đồng thời yêu cầu giáo viên chủ nhiệm có biện pháp chăm sóc, giáo dục đối em B.

XEM THÊM 99+==> LỜI MỞ ĐẦU TIỂU LUẬN CHUYÊN VIÊN CHÍNH

Nhà trường đã đưa ra 3 phương án như sau: 

* Phương án 1

Giải quyết mâu thuẫn giữa thầy N và ông H, giữ uy tín cho giáo viên và nhà trường. 

+ Nội dung của phương án: 

Nhà trường yêu cầu thầy Nguyễn Văn N gặp trực tiếp gia đình em Đoàn Văn B để giải quyết. 

+ Ưu điểm: 

Giải quyết nhanh gọn, người trong cuộc trực tiếp đối thoại, mâu thuẫn được giải quyết tận gốc. 

+ Hạn chế: 

Không có người chủ trì giải quyết, bước đầu thầy N và ông H không đồng cảm với nhau nên khó tìm được tiếng nói chung, khó nhượng bộ nhau để giải quyết 

* Phương án 2: 

Giải quyết mâu thuẫn giữa thầy N và ông H; giữ uy tín giáo viên và nhà trường; đề cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc chăm sóc, giáo dục học sinh, qua vụ việc giáo viên chủ nhiệm thấy rõ tầm quan trọng của mình trong việc chăm sóc, giáo dục học sinh từ đó tinh thần trách nhiệm được nâng cao. Mục tiêu cần đạt là các bên có liên quan trong vụ việc nhận ra thiếu sót của mình để sửa chữa tiến tới sự cộng tác tốt hơn giữa nhà trường và phụ huynh học sinh. 

+ Nội dung của Phương án 2: 

Nhà trường giao cho thầy Nguyễn Văn N cùng Chủ tịch Công đoàn trường chủ động mời ông H. Giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò để giải quyết tình huống. 

+ Ưu điểm: (Tiểu luận: Giải quyết tình huống mâu thuẫn giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh)

 Đề cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp đồng thời giảm bớt áp lực công việc cho BGH; Không tạo sức ép tâm lý lên giáo viên, giải quyết vụ việc nhẹ nhàng; Gợi lòng vị tha, tinh thần phối hợp của phụ huynh học sinh với nhà trường; Giải quyết có lý, có tình; Giáo viên yên tâm công tác và nâng cao ý thức chấp hành các quy định của nhà nước. 

+ Hạn chế: 

 Phụ thuộc nhiều vào uy tín, khả năng hòa giải của Chủ tịch Công đoàn và giáo viên Nguyễn Văn N với ông Đoàn Văn H.

* Phương án 3: 

Dựa trên các văn bản pháp lý về xử phạt đối với giáo viên Nguyễn Văn N, kỷ luật/cảnh cáo trước toàn trường để làm gương cho những giáo viên khác nhằm giữ uy tín giáo viên và nhà trường. Làm cho GV trong trường có ý thức tốt hơn nữa trong việc chấp hành kỷ cương nề nếp. 

+ Nội dung của phương án: 

Tiến hành họp xét kỷ luật thầy Nguyễn Văn N và đề nghị chính quyền địa phương họp kiểm điểm ông Đoàn Văn H vì có hành vi xúc phạm giáo viên và làm mất trật tự trường học. Phân định rành mạch thiếu sót, khuyết điểm của từng người (thầy N, ông H và em B) trong tình huống đã nêu và đề ra hình thức xử lý thích đáng đối với từng người trong vụ việc. 

+ Ưu điểm: 

Giải quyết đúng trình tự khi hòa giải không thành. 

+ Hạn chế: 

 Phức tạp, mất nhiều thời gian công sức, tạo căng thẳng giữa giáo viên với phụ huynh và gây không khí căng thẳng trong trường. Ảnh hưởng mối quan hệ tốt đẹp giữa nhà trường với cha, mẹ học sinh. 

          Đôi lúc khó thực hiện trong trường hợp ông H ngang bướng, không nhận khuyết điểm và tiếp tục chửi bới giáo viên, chính quyền địa phương không quan tâm đúng mức để giải quyết vấn đề. Hậu quả có thể tiến triển xấu. 

  1. b) Phương án lựa chọn:Chọn Phương án 2

          Qua phân tích điểm mạnh, điểm yếu, tính khả thi của từng phương án, lãnh đạo nhà trường quyết định chọn phương án 2, tức là Hiệu trưởng nhà trường sau khi tư vấn và giao cho Chủ tịch Công đoàn kết hợp với Tổ trưởng chuyên môn chủ động mời thầy N, ông H và em B đến trường để giải quyết vụ việc. Chủ tịch Công đoàn đóng vai trò trung gian, cầu nối để giải quyết tình huống. 

Trong giải quyết sự việc phải đạt được mục tiêu đề ra là: Giải quyết mâu thuẫn  giữa thầy N và ông H, giữ uy tín giáo viên và nhà trường; đề cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục học sinh; qua giải quyết vụ việc, Tổ trưởng chuyên môn thấy rõ tầm quan trọng của mình trong việc quản lý tổ viên và giúp tổ viên có trách nhiệm giáo dục học sinh, từ đó tinh thần trách nhiệm được nâng cao.

Mục tiêu cần đạt là các bên có liên quan trong vụ việc nhận ra thiếu sót của mình để sửa chữa, tiến tới sự cộng tác tốt hơn giữa nhà trường và phụ huynh học sinh. Không yêu cầu chính quyền địa phương kiểm điểm ông H và nhà trường tiến hành họp kiểm điểm thầy N sau. (Tiểu luận: Giải quyết tình huống mâu thuẫn giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh)

XEM THÊM ==> DOWNLOAD 999+ TIỂU LUẬN CHUYÊN VIÊN CHÍNH

5. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện Phương án 2 

Các bước thực hiện phương án: 

Bước 1: Sinh hoạt lại các quy định về lĩnh vực giáo dục.

Hiệu trưởng giao cho Phó Hiệu trưởng sinh hoạt lại các quy định về quy chế chuyên môn cho toàn thể giáo viên nói chung và cho thầy N nói riêng. Về việc các hành vi vi phạm nội quy, quy chế, quy định trong lĩnh vực giáo dục (Luật Giáo dục năm 2005; Quy định 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2016 về việc ban hành quy định đạo đức nhà giáo), trong đó có nguyên nhân do giáo viên còn chủ quan trong việc giáo dục học sinh

Bước 2: Nhận định tình hình. 

Giáo viên chủ nhiệm (thầy N) báo cáo tình hình lớp, báo cáo vụ việc nêu trên cho Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn, Tổ trưởng chuyên môn vào chiều đầu tuần (15/4/2017). Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn, Tổ trưởng nhận định: Ông H đến trường chửi bới là có bức xúc thực sự, đành rằng học sinh B vi phạm trong giờ kiểm tra nhưng phản ứng của thầy N như vậy là chưa đúng. Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn và Tổ trưởng cũng thống nhất giải quyết các bước tiếp theo. 

Bước 3: Phân công thành viên làm việc trước khi hòa giải.

 Chủ tịch Công đoàn và Tổ trưởng trực tiếp gặp ông H để trao đổi tình hình học tập của em B, đề nghị ông cần thông cảm với giáo viên N, nói rõ chủ trương quan điểm của nhà trường, của ngành Giáo dục về việc giáo dục đạo đức học sinh và hẹn ông H ngày, giờ quay lại trường để giải quyết công việc. 

Khi tiếp xúc với ông H, Chủ tịch Công đoàn nhà trường góp ý: Thầy N nóng tính trong việc xử lý tình huống trong dạy học, mặt khác em B cũng có lỗi trong vi phạm quy chế kiểm tra, ông H cũng nóng nảy thành thử có ứng xử không tốt với thầy N… Qua trao đổi vui vẻ một thời gian, ông H suy nghĩ lại và vui vẻ nhận lời dự họp với Công đoàn, Tổ trưởng chuyên môn và thầy N để hòa giải. 

Bước 4: Tiến hành cuộc họp hòa giải.

Chủ tịch Công đoàn chủ trì cuộc họp (ông H, Tổ trưởng chuyên môn, thầy N và học sinh B) để giải quyết vụ việc và báo cáo kết quả cho Ban Giám hiệu. Cuộc họp tiến hành theo trình tự sau:

– Chủ tịch Công đoàn công bố lý do họp, tuyên bố mình được Hiệu trưởng ủy quyền giải quyết vụ việc. 

– Học sinh B trình bày lại sự việc xãy ra ngày 08 tháng 4 năm 2017 và tự nhận xét bản thân sai trong quá trình kiểm tra trên lớp trước cuộc họp và xin lỗi thầy N, hứa sẽ không tái phạm nữa và sẽ cố gắng học tập tốt để các kỳ thi đạt kết quả.

– Thầy Nguyễn Văn N nhận lỗi trước cuộc họp về hành vi thiếu tôn trọng của mình với em B, và yêu cầu em B phải cố gắng học tập thật tốt. Đồng thời mong ông Đoàn Văn H bỏ qua lỗi của mình trong sự việc vừa qua.

– Chủ tịch Công đoàn thông báo vắn tắt diễn biến vụ việc khi làm việc với thầy N, phân tích việc làm sai của em B đối với thầy N, đồng thời nói rõ những vấn đề mà ông H quá nóng tính, thiếu kiềm chế dẫn đến làm mất an ninh, trật tự trong nhà trường và yêu cầu ông H không tái diễn lại để nhà trường thực hiện công tác giáo dục học sinh. (Tiểu luận: Giải quyết tình huống mâu thuẫn giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh)

– Ông Đoàn Văn H nhìn nhận khuyết điểm trước nhà trường và thầy N về hành động thiếu văn hóa của mình và yêu cầu thầy N phải đối xử với em B tốt hơn; mong nhà trường thông cảm và hứa sẽ quản lý em B trong thời gian còn lại của năm học và những năm học tiếp theo. 

– Chủ tịch Công đoàn trường kết luận: Sự việc xãy ra nguyên nhân chính bắt nguồn từ em B lười học, vi phạm nội quy nhà trường; thầy N vì hoàn cảnh gia đình mà thiếu kiềm chế hành vi của minh dẫn đến thiếu tôn trọng người học; ông H không tìm hiểu kỹ nguyên nhân sự việc có hành vi làm mất an ninh trật tự trong nhà trường. Đề nghị em B, thầy N rút kinh nghiệm, còn ông H cần quan tâm đến em B hơn trong việc học tập để em trở thành người tốt. Riêng thầy N nhà trường sẽ tham mưu với Ban Giám hiệu trường mở cuộc họp xem xét kỷ luật sao cho phù hợp với hành vi vi phạm của thầy và mong các bên bỏ lỗi cho nhau.

Cuộc họp kết thúc, các bên ký tên vào biên bản và ra về trong không khí vui vẻ với nhau.

Bước 5: Giải quyết nội bộ

Ngày 16 tháng 4 năm 2017, thầy Hiệu trưởng mời toàn thể giáo viên, nhân viên nhà trường họp đột xuất giải quyết nội bộ về hành vi của thầy N đánh em B. Qua nhận xét khách quan dẫn đến tình huống thầy N đánh em B, tập thể Hội đồng nhận xét nguyên nhân chính là do học sinh B vi phạm nôi quy trong giờ kiểm tra, thầy N vì hoàn cảnh gia đình mà thiếu kiềm chế dẫn đến vi phạm đạo đức nhà giáo.

XEM THÊM 999+==> DANH SÁCH TIỂU LUẬN CHUYÊN VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC

Trước tập thể nhà trường, thầy Nguyễn Văn N nhận trách nhiệm đã làm ảnh hưởng đến uy tính nhà trường, thầy hứa sẽ tìm mọi cách khắc phục hậu quả và công tác thật tốt để tạo hình ảnh người thầy giáo tốt và uy tính cho nhà trường.

Thầy Hiệu trưởng kết luận: Căn cứ vào Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học; Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2016 về việc ban hành quy định đạo đức nhà giáo; căn cứ vào Điều 17, khoản 5, điểm d của Luật Viên chức năm 2010, thầy Nguyễn Văn N phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả do mình gây ra, nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm trước Hội đồng nhà trường và là cơ sở để xếp loại viên chức cuối năm học. 

PHẦN KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN Giải quyết tình huống mâu thuẫn giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh

1. Kiến nghị

– Đối với các trường Sư phạm: Cần chú ý hơn trong việc giảng dạy môn tâm lý học đối với lứa tuổi trung học cơ sở cho giáo sinh, bởi vì hiện nay trước xu thế phát triển của xã hội cũng có ít nhiều các tiêu cực xâm nhập vào nhà trường, thời gian gần đây hiện tượng suy thoái đạo đức học đường đang gia tăng. Nếu giáo viên mới vào ngành không nắm bắt được tâm, sinh lý lứa tuổi, đối tượng học sinh cá biệt thì dễ dẫn đến xử lý sự việc không tốt, gây hậu quả khó lường;

– Đối với các trường học: Hiệu trưởng thường xuyên triển khai đầy đủ các văn bản của cấp trên liên quan đến ngành giáo dục như: Luật Giáo dục, Luật Viên chức, Luật Thi đua khen thưởng, các Quy định đối với nhà giáo… cho giáo viên, nhân viên nắm vững làm cơ sở xử lý sự việc xãy ra và thực hiện nghiêm túc các quy định của ngành; 

– Đối với giáo viên: Tuy hiện nay giáo viên luôn chịu áp lực từ nhiều phía như yêu cầu chất lượng dạy, nhưng phải biết kiềm chế những hành vi nóng giận nhất thời và gây hậu quả không tốt cho bản thân cũng như ngành giáo dục. Để hạn chế tình trạng căng thẳng trên, giáo viên nên tự rèn luyện bản thân, nghiên cứu thật kỹ các văn bản liên quan đến lĩnh vực giáo dục… Đặc biệt là giáo viên phải có tình thương yêu học sinh thì mới tận tâm được với nghề. 

– Đối với phụ huynh học sinh: Phải thường xuyên quan tâm, theo dõi thời gian học của con em mình; bởi vì, thời gian trong một ngày các em đến trường chiếm khoảng ¼ , thời gian còn lại chủ yếu là ở gia đình. Nếu phụ huynh học sinh không quan tâm ngoài thời gian đến trường, thời gian còn lại các em dễ tham gia vào các trò chơi không lành mạnh, thậm chí còn tham gia vào các tệ nạn xã hội.

– Đối với học sinh: Các em phải có ý thức tôn trọng thầy, cô. Phải có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập, biết nghe lời cha mẹ, thầy cô; tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội… giúp các em có những kỹ năng sống cần thiết, sau này lớn lên mới trở thành người tốt, có ích cho xã hội.

2. Kết luận

Hiện nay, ở nhiều trường học, đa số trường đã thực hiện tốt việc giáo học sinh. Tuy nhiên vẫn nhiều giáo viên, vẫn chưa đặt tâm huyết với nghề với công việc, còn nặng về kinh tế do tiền lương không đủ lo cho gia đình nên chưa thể hiện vai trò của người giáo viên trong giáo dục học sinh, xử lý tình huống trong dạy học thiếu tính khoa học nên gây ra hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín nhà trường cần được phê phán (như trường hợp thầy Nguyễn Văn N nêu trên). (Tiểu luận: Giải quyết tình huống mâu thuẫn giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh)

Về phía phụ huynh học sinh, nhiều người đã coi trọng truyền thống “Tôn sư trọng đạo”, phối hợp tốt với nhà trường và giáo viên để giáo dục học sinh. Tuy nhiên vẫn còn một số ít phụ huynh học sinh thiếu tôn trọng giáo viên, coi việc giảng dạy và giáo dục đạo đức là nhiệm vụ của nhà trường nên phó mặt cho nhà trường, thiếu sự kết hợp giữa nhà trường và gia đình, khi phát hiện ra thi học sinh đã học rất yếu và thường xuyên vi phạm nội quy trường, lớp (như trường hợp ông Đoàn Văn H nêu trên).

 Trước tình huống đã diễn ra như trên, nhà trường đã chọn phương án giải quyết đã nêu là có tình, có lý, giải quyết khá trọn vẹn vấn đề. Những người trong cuộc đều hài lòng. Giáo viên và phụ huynh học sinh đều nhận ra sai sót và cùng mong hai phía thông cảm cho nhau, uy tín người giáo viên, kỷ luật kỷ cương nhà trường được giữ vững, phụ huynh nhận thức được thiếu sót và có hướng khắc phục tốt. 

Về phía nhà trường cũng cần tuyên truyền trong phụ huynh học sinh, Ban Đại diện cha mẹ học sinh để họ thấy được vai trò, nhiệm vụ của họ trong việc tham gia giáo dục học sinh. Đồng thời thường xuyên triển khai các văn bản liên quan đến ngành giáo dục cho giáo viên học tập để áp dụng vào thực tế giảng dạy tốt hơn, tránh xãy ra những việc đáng tiếc.

Cuối cùng, tôi mong muốn quý Thầy, Cô và các bạn đóng góp một ý để bài tiểu luận của tôi hoàn thiện hơn./.


Trên đây là tiểu luận môn Chuyên viên chính đề tài: Giải quyết tình huống mâu thuẫn giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh, dành cho các bạn đang làm tiểu luận môn học chuyên viên: còn nhiều bài mẫu tiểu luận môn học các bạn tìm kiếm trên chuyên mục nhé. 

Lưu ý: Có thể trên website không có tài liệu đúng như các bạn mong muốn để hoàn thiện bài làm hoàn toàn mới và chất lượng tốt các bạn có thể cần tới sự hỗ trợ của dịch vụ viết tiểu luận để kham khảo bảng giá và quy trình làm việc các bạn có thể trao đổi với mình qua SDT/Zalo: https://zalo.me/0932091562

DOWNLOAD FILE

Contact Me on Zalo