Tiểu luận: Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người

Rate this post

Dưới đây là bài Tiểu luận: Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người, các bạn có thể tải về kham khảo miễn phí, đây là đề tài tiểu luận môn triết học được giới thiệu cho các bạn sinh viên đang tìm kiếm tài liệu, ngoài ra các bạn có thể kham khảo thêm các bài tiểu luận về Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người trên chuyên mục tiểu luận triết học.

Lưu ý: Trong quá trình viết tiểu luận Môn Triết Học nếu các bạn không có thời gian và cần hỗ trợ viết bài hoàn chỉnh, chất lượng tốt, các bạn có thể liên hệ với dịch vụ viết tiểu luận chất lượng qua Zalo: https://zalo.me/0932091562


Chương 1: LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ VẤN ĐỀ CON NGƯỜI

1.1. Bản chất con người (Tiểu luận: Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người)

1.1.1 Các quan điểm về con người của các nhà Triết học trước Mác

Từ xưa đến nay, trong những vấn đề được bàn cãi nhất trong giới Triết học nói riêng và trong nghiên cứu khoa học nói chung thì vấn đề con người luôn được đưa lên hàng đầu. Không những thế, đề tài con người được các nhà nghiên cứu đặc biệt chú ý. Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là do con người là sinh vật cao cấp và phát triển nhất trên Trái Đất. Trong quá trình lâu dài gần năm tỉ năm của Trái Đất thì thì con người mới xuất hiện được khoảng gần ba trăm nghìn năm trước, tuy nhiên trong khoảng thời gian đó con người với sự phát triển vượt bậc so với các loài sinh vật khác và nhanh chóng trở thành kẻ thống trị của thế giới.

Lĩnh vực Triết học là một trong những môn khoa học đầu tiên của loài người, tuy nhiên, bản thân Triết học luôn luôn thay đổi và đấu tranh không ngừng, chính vì vậy mà luôn luôn có nhiều hướng giải quyết cho cùng một vấn đề. Do đó, vấn đề con người từ xưa đến nay theo từng thời kì, từng cá nhân mà có rất nhiều quan điểm khác nhau. Theo phân tích của các nhà Triết học cổ đại thì con người là vật cao quý nhất trong trời đất, trong vũ trụ, là chúa tể của muôn loài và chỉ đứng sau thần linh. Chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo thì lại cho rằng: Phần hồn trong con người là do Thượng Đế sinh ra, quy định và điều khiển mọi hành động của thể xác, linh hồn tồn tại mãi mãi, khi thể xác mất đi thì hồn lại nhập vào thể xác khác và tiếp tục điều khiển thể xác đó. Ngược lại với ý kiến trên thì chủ nghĩa duy vật lại coi phần xác là phần quyết định và chi phối phần hồn, tất nhiên là chẳng có linh hồn nào bất tử cả. Đó chỉ là một trong số rất nhiều nhận thức về con người. Theo thời gian thì các nhận thức về con người ngày càng phát triển hơn và các nhà Triết học đã ngày càng hoàn thiện về nhận thức bản chất của con người, phát triển và khắc phục những điểm bất hợp lí của các lí luận trước đó. Từ thế kỉ XV – XVIII thì những quan điểm Triết học về con người trên cơ sở tự nhiên đã bắt đầu phát triển và chiếm ưu thế. Tuy nhiên những nhà Triết học cổ điển Đức từ Carter đến Hegel (Hê – ghen) đã xây dựng quan điểm triết học về con người theo hướng chủ nghĩa duy tâm. Trong đó Hegel quan niệm con người là hiện thân của ý niệm tuyệt đối là con người ý thức và do đó đời sống con người chỉ được xem xét về mặt tinh thần. Tuy nhiên Hegel cũng chính là người đầu tiên thông qua việc xem xét cơ chế hoạt động của đời sống tinh thần mà phát hiện ra quy luật về sự phát triển của đời sống tinh thần và cá nhân.

Đến thời Feuerbach thì ông lại phê phán tính siêu tự nhiên, phi thể xác trong quan điểm của Hegel. Theo quan điểm của Feuerbach thì con người chính là một sản phẩm của tự nhiên và có bản năng tự nhiên, ông đã dùng những thành tựu khoa học để chứng minh mối quan hệ của tư duy với những quá trình vật chất diễn ra trong cơ thể con người. Tuy nhiên sai lầm của Feuerbach là khi ông giải thích con người trong mối liên hệ cộng đồng thì Feuerbach lại rơi vào lập trường của chủ nghĩa duy tâm.

Nói chung lại từ Carter đến Feuerbach đã có một bước tiến dài trong việc tìm ra bản chất của con người. Tuy nhiên, trong lý luận của họ còn rất nhiều hạn chế, những quan điểm về con người còn chưa đầy đủ và chặt chẽ, mang tính xu hướng duy tâm cá nhân khá nhiều. Sau này, chủ nghĩa Mac đã thừa kế và khắc phục những hạn chế đó, xây dựng hệ thống quan niệm đầy đủ nhất về bản chất con người, vai trò của con người trong xã hội. (Tiểu luận: Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người)

1.1.2 Bản chất của con người trong tự nhiên và xã hội

  Theo khoa học hiện nay đã chứng tỏ rằng con người là một sản phẩm của tự nhiên theo quá trình tiến hóa mà phát triển như ngày nay. Tuy con người đã vượt xa so với những loài sinh vật còn lại nhưng con người vẫn không thể lột bỏ hết được những cái tự nhiên để tách biệt hoàn toàn với tổ tiên, với những loài sinh vật khác. Trong con người vẫn tồn tại thú tính hoang dại của tổ tiên mình, những cái đó thuộc về bản năng của con người, những bản năng gốc mà chính nhờ nó con người đã sống và phát triển đến ngày hôm nay

Điều giống nhau và điểm khác nhau giữa con người với những sinh vật khác chính là sự phát triển về nhận thức và ý thức của con người. Lao động là phương thức tồn tại của con người. Con người tồn tại được chỉ khi tiến hành lao động sản xuất của cái vật chất để phục vụ cho chính cuộc sống của mình. Cũng chính nhờ lao động mà con người hình thành được ý thức. Mặt khác, trong các mối quan hệ xã hội thì quan hệ trong sản xuất lao động xuất hiện đầu tiê  và trở thành quan hệ nền tảng cho sự xuất hiện của các mối quan hệ xã hội khác trong các lĩnh vực đời sống và tinh thần con người.

  Con người là sản phẩm của tự nhiên, con người sản xuất ra của cải vật chất. Mà tác động vào tự nhiên để thay đổi tự nhiên, do đó con người chính là chủ thể của tự nhiên. Tuy nhiên con người sống phụ thuộc vào tự nhiên. Do đo con người được tự nhiên sinh ra, vừa bị phụ thuộc và tác động vào thiên nhiên. Con người tác động vào thiên nhiên theo cách không tự nhiên ( nhân tạo ), bắt thiên nhiên phải phục vụ cho con người bằng hoạt động lao động sản xuất, con người sáng tạo ra toàn bộ nền văn hóa vật chất, tinh thần. Cũng như trong hoạt động kinh tế thì vai trò của con người đóng góp quan trọng nhất, do đó, để xây dựng một nền kinh tế vững mạnh, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì hiểu rõ bản chất con người, xây dựng một nguồn lực vững mạnh là một yêu cầu thiết yếu.

1.2. Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề con người

1.2.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mac về con người. (Tiểu luận: Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người)

   Như ta đã biết, các nhà Triết học cổ đại đều thần thánh hóa hình tượng con người, các nhà Triết học cổ điển Đức đã có bước tiến xa hơn đó là đã định nghĩa được con người là sản phẩm của tự nhiên. Tuy nhiên các triết gia đã rơi vào lập trường chủ nghĩa duy tâm trong khi phân tích bản chất của con người trong các mối qun hệ xã hội. Mac đã khắc phục những điểm yếu trong lý luận của các nhà triết học cổ điển Đức để xây dựng một cách hoàn thiện nhất khái niệm và bản chất của con người.

Theo Mac thì bản chất con người gồm hai phần, đây cũng chính là hai giác độ để Mac phân tích bản chất con người.

  Thứ nhất : phần sinh học đó là phần cấu tạo cơ thể và cơ thể sinh hoạt. Con người là kết quả tiến hóa và phát triển lâu dài của tự nhiên. Điều này không thể phủ nhận bởi sự phát triển của chủ nghĩa duy vật và khoa học tự nhiên đã chứng minh điều đó. Với học thiết thuyết tiến hóa của Darwin đã chứng minh được rằng mọi loài sinh vật đều có nguồn gốc chung và đều là sản phẩm của tự nhiên. Điều này đã bác bỏ mọi lý luận rằng con người là sản phẩm của thượng đế tạo ra. Đàn ông được nặng từ đất sét và đàn bà được làm từ chiếc xương sườn của đàn ông. Cũng như có ý kiến ho rằng con người, trái đất là trung tâm của vũ trụ, con người được thần thánh hóa như thần linh. Thực tế khoa học đã kiểm nghiệm rằng trái đất cũng chỉ là một phần cực kỳ nhỏ bé của vũ trụ, và may mắn có được sự sống. Cũng như loài người cũng chỉ là một trong vô số loài sinh vật đã từng tồn tại trên trái đất và cũng may mắn khi tồn tại và phát triển đến ngày nay.

XEM THÊM ==> DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN

   Thứ hai : phần ý thức.

 Con người là một bộ phận của giới tự nhiên và đồng thời giới tự nhiên cũng là “ thân thể vô cơ của con người “. Do đó những biến đổi của tự nhiên và các tác động của quy luật tự nhiên trực tiếp hay gián tiếp đến sự tồn tại của con người và xã hội loài người. Điều đó tương tự như sự trao đổi vật chất giữa sinh vật và môi trường. Ở đây là sự vật chất của con người với môi trường. Khi môi trường tác động đến cin người thì đồng thời con người cũng tác động ngược lại thiên nhiên làm biến đổi thiên nhiên làm hình thành mối quan hệ hai chiều. Đây chính là mối quan hệ biện chứng giữa sự tồn tại của con người, loài người và các tồn tại khác của giới tự nhiên.

  Một điểm khác điểm rõ ràng giữa con người với các loài sinh vật khác chính là bản năng con người, nó không còn hoang dại, mang tính tự nhiên mà đã phát triển lên mức cao hơn và được xã hội hóa. Con người có thể làm ra công cụ lao động. Tuy nhiên ta có thể thấy 1 số loài khỉ có họ hàng xa với con người có những hành vi đơn giản nhất của sự chế tạo công cụ lai động. Chúng lấy những hòn đá đập vỡ những hạt cứng để lấy những nhân ở trong đó ăn. Tuy nhiên, con người không chỉ biết làm công cụ lao động mà còn biết cải tạo tự nhiên, biến đổi thiên nhiên theo mục đích của mình. Trong những luận điểm của con người của chủ nghĩa Mac về con người thì luận điểm xem con người là sinh vật biết chế tạo ra công cụ.Sản xuất được xem là luận điểm tiêu biểu, điển hình cho sự khác biệt của con người và các loài sinh vật khác.

     Về mặt xã hội, mỗi người là một phần tử của xã hội, tập hợp con người với nhau ta được một tập gọi là xã hội trong đó các cá nhân liên hệ với nhau bằng các mối quan hệ đặc biệt. Đó gọi là quan hệ xã hội. Từ quan hệ xã hội sẽ nảy sinh những mối quan hệ khác.(Tiểu luận: Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người)

     Con người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất vật chất, yếu tố hàng đầu quyết định trong lực lượng sản xuất, con người đóng vai trò là chủ thể hoạt động của quá trình lịch sử. Chính việc thông qua hoạt động sản xuất mà con người sáng tạo ra lịch sử của mình. Dựa vào đó Mac khẳng định sự phát triển của lực lượng sản xuất có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển phong phú bản chất con người. Do đó, ta có thể nhận định rằng mục tiêu cao cả của sự phát triển xã hội là phát triển con người toàn diện, nâng cao năng lực và phẩm giá con người. Trong đó bước quan trọng nhất là giải phóng con người về mặt xã hội.

     Theo quan điểm của Mac thì định hướng phát triển xã hội lấy sự phát triển của con người là thước đo chung càng được khẳng định trong bối cảnh lịch sử của con người. Hiện nay chúng ta đang sống trong một thế giới đầy biến động. Xã hội loài người phát triển một cách đa dạng, do đó ta có thể thấy được sự không đồng đều trong sự phát triển kinh tế xã hội ở các nước khác nhau. Sự không đồng đều này tạo nên một bức tranh đa sắc màu về bối cảnh của thế giới. Tuy nhiên, cho dù phát triển theo kiểu gì thì định hướng phát triển đó đều hướng tới mục đích chung là phát triển con người lên một mức cao hơn như Mac đề cập.

     Nghiên cứu về con người, Mac lấy đối tượng nghiên cứu là con người vô sản là chủ yếu. Điều đó có thể dễ hiểu là do giai cấp vô sản là giai cấp duy nhất có thể đáp ứng đầy đủ những quy luật của cuộc sống và phục tùng được lòng dân. Theo Mac, con người vô sản là người sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội tuy nhiên họ là giai cấp bị bóc lột trong xã hội. Một luận điểm nữa của Mac cho rằng, người vô sản là những người tiêu biểu cho phương thức sản xuất xã hội mới, đó là những người có khả năng giải phóng xã hội, xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn. Trong xã hội đó con người làm theo năng lực và hưởng theo nhu cầu. Tuy nhiên điều này khó có thể xảy ra và có cảm giác phi lí. Điều đó không xảy ra ở các nước tư bản chủ nghĩa hay đa số các nước xã hội chủ nghĩa mà chỉ xảy ra ở các nước xã hội chủ nghĩa tiêu biểu như Liên Xô. Như ta đã biết, Liên Xô đã tan rã cách đây gần 2 thập kỉ và đến nay tư tưởng đó của Mac cũng gần như không thể thực hiện. Lí do đưa ra là đa phần xã hội hiện nay không thể tồn tại những con người chỉ biết “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”.

1.2.2 Vai trò của chủ nghĩa Mac trong xã hội nước ta hiện nay. (Tiểu luận: Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người)

     Nước ta là nước đang phát triển do đó, Đảng và nhà nước ta đã rất quan tâm đến vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước. Muốn xây dựng một đất nước phát triển về nhiều mặt, trong đó đặc biệt là lĩnh vực kinh tế, ta cần phải đào tạo con người một cách có chiều sâu lấy chủ nghĩa Mác-Lênin là cơ sở. Đặc biệt trong khi nền kinh tế đang rơi vào khủng hoảng, nước ta ít nhiều chịu ảnh hưởng thì việc xây dựng một đội ngũ nhân lực giỏi để có thể vực dậy nền kinh tế của nước ta là một điều vô cùng cần thiết. Hơn bất cứ một lĩnh vực nào khác, lĩnh vực phát triển con người là mục tiêu cao cả nhất của toàn dân, đưa chúng đến một thời kì mới, mở ra nhiều khả năng tìm ra những con đường tối ưu để phát triển đất nước. Người lao động nước ta ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của kinh tế đất nước theo cơ chế thị trường. Với khả năng của tư tưởng Mác-Lênin chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào con đường phát triển con người để phát triển đất nước của Đảng và Nhà nước đề ra. Thực tế đã chứng minh tư tưởng Mác-Lênin đã vạch ra nhiều con đường đúng đắn trong lịch sử cho đất nước ta. Đó là Cách mạng tháng tám năm 1945 hay chiến thắng Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng đất nước, đó là điều mà bao nhiêu học thuyết trước Mac không thể làm được. Tư tưởng Mác-Lênin hay sau này được chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng một cách linh hoạt vào hoàn cảnh của đất nước và được biết với cái tên tư tưởng Hồ Chí Minh. Hệ thống tư tưởng Mác-Lênin đã trở thành hệ thống tư tưởng chính thống của toàn xã hội, làm thay đổi nhanh chóng đời sống tinh thần đại đa số nhân dân Việt Nam. Bằng hệ thống giáo dục với các hình thức đào tạo đa dạng, với các hình thức khoa học thấm nhuần tinh thần chủ nghĩa cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin đã hình thành những lớp người lao động mới ngày càng có tư tưởng, trình độ chuyên môn ngày càng cao. Ngày nay chúng ta đã có một đội ngũ cán bộ văn hóa khoa học công nghệ với trình độ lí luận và quản lí tốt đồng đều trong cả nước.

     Chỉ trong một thời gian ngắn tư tưởng Mác-Lênin đã thể hiện xu hướng của mình đối với nền văn hóa dân tộc, xóa bỏ dần sự thống trị của các tư tưởng tự phát lạc hậu ở nước ta. Với sức mạnh hùng hồn, cùng những dẫn chứng khoa học có cơ sở, học thuyết Mác-Lênin đã vạch rõ những yếu tố phi khoa học, phi nhân đạo của các tư tưởng nhân đạo. Hơn thế, chủ nghĩa Mác-Lênin còn thể hiện tính ưu việt so với các tư tưởng tư sản đang dần dần làm lệch hướng đi của người trong điều kiện đời sống vật chất khó khăn. Với một nước còn nhiều khó khăn, trong hòan cảnh những tư tưởng lạc hậu, những tàn dư của các xã hội cũ để lại vẫn bám đuổi, che lấp con đường đi của đất nước thì Chủ nghĩa Mác-Lênin là ngọn đèn soi sáng cho con đường của đất nước và cũng là người dẫn đường cho Đảng và Chính phủ cũng như hơn 90 triệu dân Việt Nam.

     Tuy nhiên một đất nước đã có truyền thống lâu đời như Việt Nam thì không phải ai cũng hiểu và thấm nhuần tư tưởng Mác-Lênin, tư tưởng Mác-Lênin cũng chỉ là một trong số rất nhiều tư tưởng đang tồn tại ở nước ta. Nhưng nó như một hệ tư tưởng khoa học đang vượt lên hẳn so với các tư tưởng khác, tuy vẫn phải chịu sự ảnh hưởng đan xen của các yếu tố đúng-sai, mạnh-yếu, mới-cũ. Các yếu tố tích cực thì thúc đẩy, còn các yếu tố tiêu cực thì kìm hãm sự phát triển con người.

     Nói tóm lại, trong sự phát triển của đất nước, tiến trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa cần yếu tố hàng đầu là phát triển con người, trong đó, chủ nghĩa Mác-Lênin chính là nền tảng của sự phát triển đó. Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ nghiên cứu kĩ hơn về vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa nước ta hiện nay.  

Chương 2: VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

2.1 Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hoá – hiện đại hoá.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xu hướng phát triển của các nước trên thế giới. Đó cũng là con đường phát triển tất yếu của nước ta để đi lên mục tiêu “Xã hội công bằng văn minh, dân giàu nước mạnh” công nghiệp hoá, hiện đại hoá không chỉ là công cuộc xây dựng kinh tế mà chính là quá trình biến đổi cách mạng sâu sắc với lĩnh vực đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, khoa học của con người…) làm cho xã hội phát triển lên một trạng thái mới về chất. Sự thành công của quá tình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi ngoài mới trường chính trị ổn định, phải có nguồn lực cần thiết như nguồn lực con người, vốn tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật. Các nguồn lực này quan hệ chặt chẽ với nhau. Cùng tham gia vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhưng mức độ tác động vào vai trò của chúng đối với toàn bộ quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá không giống nhau, tỏng đó nguồn nhân lực phải đủ về số lượng mạnh về chất lượng. Nói cách khác nguồn nhân lực phải trở thành động lực phát triển. Nguồn nhân lực phát triển thì tất yếu công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải tién hành để đáp ứng nhu cầu đó.(Tiểu luận: Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người)

Theo các nhà kinh điều của chủ nghĩa Mác – Lênin, con người vừa là điểm khởi đầu vừa là sự kết thúc, đồng thời lại vừa là trung tâm của sự biến đổi lịch sử, nói cách khác con người là chủ thể chân chính của các quá trình xã hội. Trước đây tỏng sách báo con người được xem xét trên phương diện “con người tập thể” “con người giai cấp” con người xã hội.

Ở đây tính tích cực của con người với tư cách là chủ thể được tập trung chú ý khai thác và bồi dưỡng chủ yếu ở những phẩm chất cần cù, trung thành, nhiệt tình, quyết tâm với cách mạng. Một quan niệm và một cách làm như vậy đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và khôi phục kinh tế sau chiến tranh. Tuy nhiên quan niệm và cách làm này cũng bộc lộ những hạn chế nhất định trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện.

Trong xã hội con người không chỉ tạo ra các hệ thống và các quá trình khác nhau của xã hội (giai cấp, đảng phía, nhà nước, sản xuất, văn hoá), mà họ còn làm người, chính họ đã in đậm dấu ấn của tiến trình lịch sử. Lịch sử (suy đến cùng) cũng chính là lịch sử phát triển cá nhân của con người, dù họ có nhận thức được điều đó hay không. Từ đây cho phép tách ra một bình diện đặc biệt trong việc xem xét “con người chủ thể” bình diện ” con người cá nhân” có nghĩa là nâng nhận thứac lên một trình độ mới – quan niệm “cái cá nhân” là sự thể hiện (hiện thân) một cách cụ thể sinh động của “cái xã hội” khi con người trở thành chủ thể của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường con người không chỉ nhận được sự tích cực, mà còn cả những tác động tiêu cực của nó trước con người không chỉ có những thời cơ và những triển vọng tươi sáng mà còn chứa đựng những thách thức, nguy cơ, thậm chí là cả những tai hoạ khủng khiếp. (Thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, bệnh tật và những tệ nạn xã hội). Vì vậy trong mỗi con người luôn có những “giằng xé” bởi những cực “chủ tớ” giầu nghèo, thiện ác, … trong điều kiện này cần xem xét con người chủ thể với những phẩm chất nghề nghiệp chuyên môn cụ thể trong những hoàn cảnh cụ thể của họ.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình biến đổi căn bản và sâu sắc toàn bộ đời sống xã hội, nó đòi hỏi vật chất cao với người “chủ thể”, ở đây chỉ cần sự cần cù, trung thành, nhiệt tình quyết tâm cách mạng chưa đủ mà điều quan trọng hơn là trí tuệ khoa học, ý chí chiến thắng cái nghèo nàn lạc hậu, tính năng động luôn thích ứng với hoàn cảnh, ý thức kỷ luật, bản lĩnh lãnh đạo, nghệ thuật quản lý, kỹ thuật kinh doanh…

Như vậy trong điều kiện mới cần xem xét đánh giá bồi dưỡng “con người chủ thể” không chỉ trên bình diện “con người – xã hội” mà còn trên cả bình diện “con người cá nhân”.

Hơn nữa là “con người – chuyên môn nghề nghiệp” nhất định (như nhà lãnh đạo, quản lý, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp công nhân…). Bởi vì ấn dấu đằng sau những chủ thể cụ thể này là lợi ích tương ứng với chúng. Chỉ có quan niệm và cách làm như vậy chúng ta mới biết tác động vào đâu và tác động như thế nào để nâng cao tích cực của chủ thể hành động.(Tiểu luận: Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người)

XEM THÊM ==> CÁCH LÀM TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC ĐIỂM CAO

Nói đến nguồn nhân lực tức là nói đến chủ thể tham gia vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên nó không phải là chủ thể biệ lập riêng rẽ, mà là chủ thể được tổ chức thành lực lượng thống nhất về tư tưởng hành động. Nói cách khác công nghiệp hoá, hiện đại hoá là tổng hợp những chủ thể với những phẩm chất nhất định tham gia vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhưng cần phải hiểu rằng tổng hợp những chủ thể này không phải là tập hợp giản đơn số lượng người mà nó là sức mạnh tổng hợp của chỉnh thể người trong hành động. Sức mạnh này bắt nguồn trước hết là những phẩm chất vốn có bên trong của mỗi chủ thể và nó được nhân lên gấp đôi trong hoạt động thực tiễn. Động lực công nghiệp hoá, hiện đại hoá là những gì thúc đẩy quá trình vận động và phát triển. Vì vậy khi nói “nguồn lực với tính cách là động lực của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá” là chủ yếu nói đến những phẩm chất tích cực của tổng hợp những chủ thể được bộc lộ trong quá trinfh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và thúc đẩy quá trình này vận động phát triển và thể hiện mặt tích cực, đồng thời hạn chế mặt tiêu cực tối đa của mình.

Mặt khác để xem xét vai trò nguồn lực của con người, cần đặt nó trong quan hệ so sánh với các nguồn lực khác và ở mức độ chi phối của nó đến sự thành bại của công cuộc đổi mới đất nước. Khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghiệp hiện đại phát triển mạnh mẽ, lao động trí tuệ ngày càng gia tăng và trở thành xu thế phổ biến của nhân loại. Khi công nghiệp hoá gắn liền với hiện đại hoá mà thực chất là hiện đại hoá lực lượng sản xuất với cách tiếp cận như vậy vai trò quyết định nguồn lực của con người được biểu hiện ở những điểm như sau:

Trước hết các nguồn lực khác như vốn, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý… tự nó chỉ tồn tại dưới dạng tiềm năng chúng chỉ có tác dụng và có ý thức của con người. Bởi lẽ con người là ngùn lực duy nhất biết tư duy, có trí tuệ và ý chí biết lợi dụng, các nguồn lực khác gắn kết chúng lại với nhau tạo thành sức mạnh tổng hợp cũng tác động vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. các nguồn lực khác là những khách thể, chịu sự cải tạo, khai thác của con người và nói đúng thì chúng đều phục vụ nhu cầu, lợi ích của con người nên con người biết cách tác động và chi phối. Vì thế trong các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất, người lao động là yếu tố quan trọng nhất.

Thứ hai: Các nguồn lực khác là có hạn, có thể bị cạn kiệt khi khai thác. Trong khi đó nguồn lực con người mà cốt lõi là trí tuệ lại là nguồn lực vô tận. Tính vô tận, trí tuệ con người biểu hiện ở chỗ nó có khả năng không chỉ tái sinh mà còn tự sản sinh về mặt sinh học mà còn đổi mới không ngừng phát triển về chất trong con người xã hội, nếu biết chăm lo, bồi dưỡng và khai thác hợp lý. Đó là cơ sở làm cho năng lực và nhận thức hoạt động thực tiễn của con người phát triển như một quá trình vô tận. Xét trên bình diện cộng đồng nhân loại.

Nhờ vậy con người đã từng bước làm chủ tự nhiên, khám phá ra những tài nguyên mới và sáng tạo ra những tài nguyên vốn không có sẵn trong tự nhiên. Với bản chất hoạt động có mục đích sáng tạo ra những hệ thống công cụ sản xuất mới đã tác động vào tự nhiên một cách dễ dàng hơn. Chính sự phát triển không ngừng của công cụ sản xuất từ thủ công đến cơ khí và ngày nay là tự động hoá được xã hội loài người chuyển qua các nền văn minh từ thấp đến cao, từ đó nói lên trình độ vô tận của con người.

Thứ ba: Trí tuệ con người có sức mạnh vô cùng to lớn một khi nó được vật thể hoá, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Dự báo này của Mác đã và đang trở thành hiện thực. Sự phát triển vũ bão của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại đang dẫn các nền kinh tế của các nước công nghiệp phát triển vận động đến nền kinh tế trí tuệ (mà gọi là tri thức). Ở những nước này lực lượng sản xuất trí tuệ ngày càng phát triển và chiếm tỷ trọng cao. Nguồn lợi mà họ thu được từ lao động chất xám chiếm tới 1/2 tổng giá trị tài sản quốc gia. Giờ đây sức mạnh của trí tuệ đạt đến mức nhờ có cuộc cách mạng con người có thể tạo ra những máy móc “bắt chước” hay phỏng theo những đặc tính trí tuệ của chính con người. Rõ ràng bằng những kỹ thuật công nghệ hiện đại do chính bàn tay khối óc con người mà ngày nay nhân loại đang chứng kiến sự biến đổi thần kỳ của mình.(Tiểu luận: Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người)

Thứ tư: Kinh nghiệm của nhiều nước và thực tiễn của chính nước ta cho thấy sự thành công của công nghiệp hoá hiện đại hoá phụ thuộc chủ yếu vào hoạch định đường lối chính sách cũng như tổ chức thực hiện nghĩa là phụ thuộc vào năng lực nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người.

Việc thực hiện và hoàn thành tốt công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá có ý nghĩa đặc biệt to lớn và có tác dụng hoàn thiện nhiều mặt.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá làm thay đổi căn bản kỹ thuật, công nghệ, sản xuất, tăng năng suất lao động công nghiệp hoá hiện đại hoá chính là thực hiện xã hội hoá nhiều mặt, góp phần ổn định, ngày càng nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của mọi thành viên trong cộng đồng xã hội.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá phát triển mối quan hệ kinh tế giữa các ngành, các vùng trong phạm vi mỗi nước và các nước với nhau, nâng cao trình độ quản lý kinh tế của nhà nước nâng cao khả năng tích luỹ mở rộng sản xuất.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá không ngừng nâng cao vai trò của nhân tố con người trong nền sản xuất và đặc biệt trong nền sản xuất lớn hiện đại, kỹ thuật cao. Chỉ trên cơ sở thực hiện tốt công nghiệp hoá, hiện đại hoá mới có khả năng thực hiện và quan tâm đầy đủ đến sự phát triển tự do và toàn diện nhân tố con người.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá tạo điều kiện vật chất cho việc củng cố và tăng cường tiềm lực quốc phòng khả năng đảm bảo an ninh và quốc phòng, các yếu tố vật chất, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu đó, công nghiệp hoá, hiện đại hoá có tác dụng trực tiếp và chủ yếu trong việc tạo ra tiềm lực to lớn cho quốc phòng.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá còn tạo nhiều khả năng cho việc thực hiện tốt sự phân công và hợp tác quốc tế về kinh tế, khoa học, công nghệ văn hoá xã hội v.v..

2.2 Mục tiêu con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta hiện nay.

Mục tiêu “Xây dựng nước ta thành thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh giữ vững, dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh”. Đó trước hết là cuộc cách mạng con người vì con người và do con người. Bởi khi chúng ta nói về những ưu việt của chủ nghĩa xã hội thì những ưu việt đó không do ai đưa đến. Đó phải là kết quả những nỗ lực vượt bậc và bền bỉ của toàn dân ta với những con người phát triển cả về trí lực về cả khả năng lao động và tính tích cực chính trị – xã hội và đạo đức tình cảm trong sáng.

Nhìn lại toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng từ ngày thành lập (3-2-1930) đến nay. Đảng ta đã nhiều lần khẳng định “con người là vốn quý nhất chăm lo cho hạnh phúc của con người mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta”. Trên thực tế trong suốt những năm tháng lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác Đảng ta đã cố gắng làm nhiều việc theo hướng đó. Dân sự chăm lo cho hạnh phúc con người chưa có nhiều thành công như mong muốn, việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho những người lao động còn thấp, song phần nào đã đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, của những người lao động chăm lo cho hạnh phúc của nhân dân”. Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân ta phải hết sức tránh” đã được Đảng ta đặt lên vị trí hàng đầu và coi đó là nhiệm vụ Trung tâm. Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh – “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” và “muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa” – đã trở thành tư tưởng quán xuyến toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng ta với tư cách là Đảng cầm quyền ngay từ đầu mọi chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng đều quán triệt việc chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người.(Tiểu luận: Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người)

XEM THÊM ==> DANH SÁCH TÊN ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC 

Trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” Đảng ta đã chỉ rõ: “Phương hướng lớn của chính sách xã hội là: Phát huy nhân tố con người trên cơ sở đảm bảo công bằng, bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi công dân kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, giữa đáp ứng các nhu cầu trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội”. Định hướng có ý nghĩa chiến lược đó chính là thể hiện tư tưởng vì con người, của mục tiêu phát triển con người Việt Nam, toàn diện trong công cuộc xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

Việc đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đòi hỏi chúng ta phải nhận thức một cách sâu sắc đầy đủ những giá tị lớn lao và có ý nghĩa quyết định của nhân tố con người chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và văn hoá tinh thần. Phải có sự thay đổi sâu sắc cách nhìn, cách nghĩ, cách hành động của con người và coi việc bồi dưỡng phát huy nhân tố con người Việt Nam hiện đại như một cuộc cách mạng. Hơn nữa, với tinh tất yếu khách quan của sự nghiệp xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và cách mạng con người phải được nhận thức là hai mặt thống nhất, không thể tách rời của sự nghiệp xây dựng đó.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa không thể không xuất phát từ tinh thần nhân văn sâu sắc, không thể không phát triển con người Việt Nam toàn diện để lấy đó làm động lực xây dựng xã hội ta thành một xã hội “công bằng, nhân ái”, “tốt đẹp và toàn diện” để bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, nhất thiết phải từng bước hiện đại hoá đất nước và đời sống xã hội và chúng ta “tăng trưởng nguồn lực con người khi quá hiện đại hoá các ngành giáo dục, văn hoá, văn nghệ, bảo vệ sức khoẻ, dân số và kế hoạch hoá gia đình gắn liền với việc kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc” chỉ có trên cơ sở đó khi phát triển nền kinh tế hàng hoá theo cơ chế thị trường chúng ta mới có thể tránh được nguy cơ tha hoá, không xa rời những giá trị truyền thống, không đánh mất bản sắc dân tộc, đánh mất bản thân mình trở thành cái bóng của người khác.

Nền công nghiệp hoá, hiện đại hoá là vì mục tiêu phát triển con người toàn diện thì con người ở đây không chỉ hiểu với tư cách là người lao động sản xuất mà còn với tư cách là công dân của xã hội, một cá nhân trong tập thể, một thành viên trong cộng đồng dân tộc, một con người trí tuệ trước vận mệnh quốc gia. Đó không chỉ là đội ngũ những người lao động có năng suất cao những nhà khoa học giỏi, các chuyên gia kỹ thuật, các nhà doanh nghiệp biết làm ăn, những nhà quản lý, lãnh đạo có tài, mà đó còn là hàng triệu những công dân yêu nước, ý thức được cuộc sống đói nghèo và nguy cơ tụt hậu để cùng nhau gắn bó vì sự nghiệp chung.

Qua sự phân tích trên có thể khẳng định rằng bước sang thời kỳ phát triển mới – đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải lấy việc phát huy nguồn lực con người Việt Nam hiện đại làm yếu tố cơ bản cho việc phát triển nhanh, bền vững phải gắn tăng trưởng kinh tế với cải thiện đời sống nhân dân phát triển văn hoá, giáo dục, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Nếu công nghiệp hoá, hiện đại hoá là vì sự nghiệp phát triển con người, thì con người phải được coi là giá trị tối cao.(Tiểu luận: Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người)

2.3 Hiện trạng và giải pháp cho nguồn lực con người ở nước ta hiện nay.

Để thực hiện thành công quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chúng ta phải sử dụng đúng nguồn lực trong đó nguồn lực con người là nguồn lực quan trọng nhất. Muốn sử dụng tốt nguồn lực này chúng ta phải hiểu rõ thực trạng và tiềm năng của nó. Khi đó chúng ta mới có thể khắc phúc và phát triển nguồn nhân lực được.

2.3.1 Hiện trạng

Nhìn thực trạng nguồn lực nước ta hiện nay không thể không có những băn khoăn. Bên cạnh những ưu thế như, lực lượng lao động dồi dào (hơn 65 triệu lao động). Con người Việt Nam cần cù chịu khó, thông minh và sáng tạo có khả năng vận dụng và thích ứng nhanh, thì những hạn chế về mặt chất lượng người lao động, sự bất hợp lý về phân công lao động được đào tạo trong các lĩnh vực sản xuất và những khó khăn trong phân bổ dân cư cũng không phải là nhỏ. Đại bộ phận lao động nước ta chưa được đào tạo đầy đủ, số người đào tạo mới chỉ chiếm 10%, nền kinh tế quốc dân còn thiếu nhiều lao động và cán bộ có tay nghề và trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ cao trong tổng số người lao động chỉ hơn 1,65% có trình độ cao đẳng trở lên 30% (số liệu mới) tốt nghiệp phổ thông trung học, 50% chưa tốt nghiệp phổ thông cơ sở. Mặt khác mặt bằng dân trí còn thấp, số năm đi học của mỗi người dân từ 7 tuổi trở lên mới đạt bình quân 4,5 năm. Điều đáng kể lo ngại và đau đầu nhất của nhà nước ta đó là nạn mù chữ, tới nay nước ta 8% dân số mù chữ, chưa phổ cập được giáo dục tiểu học. Mặt khác người lao động Việt Nam còn hạn chế về thể lực, sự phát triển về phương diện sinh lý và thế lực dường như còn chững lại, hơn nữa người lao động nước ta nói chung văn hoá còn kém, lao động công nghiệp quen theo kiểu sản xuất nhỏ và lao động giản đơn. 

Cùng với việc chuyển sang nền kinh tế thị trường thực trạng đội ngũ cán bộ tri thức Việt Nam đặc biệt là tri thức cao đang đặt ra một vấn đề được giải quyết, sự già hoá của đội ngũ trí thức, trong các ngành khoa học trọng yếu tuổi bình quân của tiến sỹ là 52,8, phó tiến sỹ 48,1, giáo sư 59,5, phó giáo sư 56,4. Cấp viện trưởng là 55 (số liệu này cho tới nay đã thay đổi). Như vậy đến năm 2001 hơn 80% số người có học hàm, học vị hiện nay đã đến tuổi về hưu. Điều đó gây nên sự thiếu sót cán bộ khoa học kế cận.

Trong khi số người có học vấn cao giảm thì số sinh viên tốt nghiệp đại học và cao đẳng không tìm được việc làm lại tăng lên phải chăng chúng ta đã quá thừa những người có học vấn chắc chắn là không. Sự thừa đó chính là tác động của mặt trái của kinh tế thị trường. Rõ ràng sự chậm cải tạo giáo dục và nội dung đào tạo không theo kịp những đòi hỏi của người sử dụng đã dẫn đến sự lãng phí trong đầu tư cho giáo dục, lực lượng lao động ở nước ta hiện nay rất hạn chế về chất lượng nhất là trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, kỹ năng lao động, thể lực và văn hoá lao động công nghiệp. Thêm vào đó việc sử dụng và khai thác số lao động, đã được đào tạo, có trình độ lại không hợp lý và kém hiệu quả. Nếu chúng ta không có một nỗ lực phi thường bằng hành động thực tế trong việc xây dựng và sử dụng nguồn lực lao động thì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá khó có thể thực hiện được thành công; và đó cũng là lý do vì sao nhiều nhà khoa học kêu gọi phải tiến hành một cuộc cách mạng về con người mà thực chất là cách mạng về chất lượng lao động mỗi bước tiến của “cách mạng con người” sẽ đem lại những thành tựu to lớn cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá, như chúng ta đã biết “cách mạng con người” với công nghiệp hoá, hiện đại hoá là hai mặt của một quá trình phát triển thống nhất, giữa chúng có một quan hệ biện chứng lần nhau.

2.3.2 Giải pháp (Tiểu luận: Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người)

Để tạo ra sự thay đổi căn bản về chất lượng trong nguồn lực con người cần có hàng loạt những giải pháp thích ứng nhằm phát triển tốt yếu tố của con người trong sự nghiệp đi lên của đất nước.

Chăm sóc đào tạo phát huy nguồn lực con người phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Vấn đề con người trong công cuộc đổi mới vì công nghiệp hoá, hiện đại hoá tập trung thành vấn đề quan trọng bậc nhất trong “kết cấu hạ tầng xã hội, kinh tế” tức là một trong những tiền đề cơ bản để phát triển xã hội, đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Đại hội VIII của Đảng ta là đại hội công nghiệp hoá, hiện đại hoá mở ra bước ngoặt lịch sử đưa nước ta tiến lên một thời kỳ phát triển toàn diện mỗi “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”. Vì vậy cần được tập trung và chăm sóc bồi dưỡng, đào tạo phát huy sức mạnh của con người Việt Nam thành lực lượng lao động xã hội, lực lượng sản xuất có đủ bản lĩnh và kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, đủ sức xây dựng và bảo vệ tổ quốc hợp tác cạnh tranh trong kinh tế thị trường mở cửa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sức mạnh của con người và các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam. Phải thể hiện thành sức mạnh của đội ngũ nhân lực, trong đó có bộ phận nhân tài trên nền dân trí với cốt lõi là nhân cách nhân phẩm đậm đà bản sắc dân tộc của từng người, từng nhà cộng đồng, giai cấp và cả dân tộc. (Tiểu luận: Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người)

Nói đến nguồn lực con người là nói đến sức mạnh trí tuệ tay nghề. Phương hướng chủ yếu của đổi mới giáo dục – đào tạo là phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển đất nước, tức là cuối cùng phải tạo ra được nguồn lực con người. Các trường chuyên nghiệp và đại học tập trung vào đào tạo nguồn nhân lực đủ khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến, công nghệ coi như báo cáo chính trị đại hội VIII đã chỉ ra. Phải mau chóng làm cho khoa học và công nghệ trở thành nền tảng của công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Giáo dục đại học phải kết hợp với nghiên cứu khoa học, phát triển khoa học cả về cơ bản và ứng dụng. Bảo đảm tập trung đào tạo đội ngũ nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá với diện đại trà, đồng thời đặc biệt chú ý tới mũi nhọn – có chính sách phát hiện bồi dưỡng và sử dụng người tài mau chóng tăng cường đội ngũ nhân lực có trình độ và năng lực cao, từ các nghệ nhân làm các nghề truyền thống đến các chuyên gia công nghệ cao. Giáo dục và đào tạo kết hợp chặt chẽ với khoa học kỹ thuật công nghệ mới có thể đóng góp xứng đangs vào phát huy nguồn lực con người, tuy nhiên một yếu tố mà ngày nay con người cần phải hoàn thiện đó là. Cần coi trọng mặt đạo đức nhân cách của nguồn lực con người.

Muốn có nguồn lực con người đáp ứng được công cuộc đổi mới giáo dục nhà trường cùng với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội phải làm tốt việc phát động một cao trào học tập trong toàn Đảng toàn dân, toàn quân nhằm đào tạo nên những con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Vậy mọi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cần phải quán triệt việc chăm sóc, bồi dưỡng và phát triển nhân tố con người.


Trên đây là tiểu luận môn Triết Học đề tài: Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người, dành cho các bạn đang làm tiểu luận môn học đại cương: còn nhiều bài mẫu tiểu luận môn học các bạn tìm kiếm trên chuyên mục nhé. 

Lưu ý: Có thể trên website không có tài liêu đúng như các bạn mong muốn để hoàn thiện bài làm hoàn toàn mới và chất lượng tốt các bạn có thể cần tới sự hỗ trợ của dịch vụ viết tiểu luận để kham khảo bảng giá và quy trình làm việc các bạn có thể trao đổi với mình qua SDT/Zalo: https://zalo.me/0932091562

DOWNLOAD FILE

Contact Me on Zalo