Khi đất nước chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, đất đai trở thành một loại hàng hóa đặc biệt, việc tranh chấp đất đai có xu hướng ngày càng gia tăng về mức độ phức tạp. Và việc “Hòa giải tranh chấp đất đai” luôn được coi là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp dân sự quan trọng và có hiệu quả nhất. Ở Việt Nam, phương thức hòa giải đã được sử dụng, nhưng phạm vi và hiệu quả áp dụng còn ở mức khiêm tốn. Trong phạm vi bài tiểu luận này, AD sẽ trình bày những vấn đề lý luận về “hòa giải tranh chấp đất đai”. Nêu một số khó khăn, bất cập và kiến nghị hoàn thiện về hòa giải tranh chấp đất đai dành cho các bạn đang tham khảo bài viết này.
Câu hỏi, tình hình nghiên cứu Đề tài Tiểu luận Hòa giải tranh chấp đất đai
– Pháp luật Việt Nam hiện nay quy định như thế nào về “tranh chấp đất đai”?
– Trong thực tiễn thi hành có gì khó khăn, vướng mắc xảy ra?
Có rất nhiều các công trình nghiên cứu tiếp cận ở nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau về “hòa giải tranh chấp đất đai”. Dù không phải là vấn đề nghiên cứu mới, song trong bối cảnh Luật đất đai năm 2013 qua thực tiễn thi hành đã bộc lộ nhiều bất cập thì việc nghiên cứu làm sáng tỏ là rất cần thiết.
XEM THÊM ⇒ Dịch vụ viết thuê Tiểu luận
Nội dung Đề tài Tiểu luận Hòa giải tranh chấp đất đai
Những vấn đề lý luận về bài Tiểu luận Hòa giải tranh chấp đất đai các bạn cần nắm thật vững và chắc phần này nhé. Hãy xem bài mẫu Tiểu luận Hòa giải tranh chấp đất đai dưới đây của AD
1.1. Khái niệm về Hòa giải tranh chấp đất đai
Theo Từ điển Tiếng Việt, hòa giải là thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột hoặc xích mích một cách ổn thỏa. Qua đây, AD sẽ cho các bạn thấy khái niệm Hòa giải tranh chấp đất đai này có đề cập đến hành động và mục đích của hòa giải nhưng lại chưa nêu được các yếu tố như bản chất, nội dung, chủ thể của hòa giải.
Trong Từ điển Luật học của Black, “hòa giải” (tiếng anh là conciliation) là, “sự can thiệp, sự làm trung gian hòa giải; hành vi của người thứ ba làm trung gian giữa hai bên tranh chấp nhằm thuyết phục họ dàn xếp hoặc giải quyết tranh chấp giữa họ. Việc giải quyết tranh chấp thông qua người trung gian hòa giải Tranh chấp đất đai là “sự bất đồng, mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích, về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai
Còn theo Luật đất đai 2013 thì: “tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Nên AD sẽ chia sẻ cách giải quyết bằng những phương thức trong bài Tiểu luận Hòa giải tranh chấp đất đai như là:
1. Phương thức Tố tụng – thông qua phán quyết, xét xử bằng thủ tục tố tụng dân sự, tố tụng hành chính; Hành chính –
2. Phương thức Hành chính – thông qua các quyết định hành chính bằng thủ tục hành chính
3. Phương thức Hòa giải – thông qua người thứ ba có vai trò trung gian;
4. Phương thức Thương lượng – giữa chính các chủ thể tranh chấp
Tiểu luận Hòa giải tranh chấp đất đai, theo cách mà AD muốn nói thì “hòa giải” là một phương thức được các bên sử dụng để giải quyết. Hòa giải tranh chấp đất đai có hai hình thức được AD nêu trong bài Tiểu luận như sau: Hòa giải trong tố tụng và hòa giải ngoài tố tụng (hòa giải tiền tố tụng tại Tòa án nhân dân, hòa giải tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, hòa giải cơ sở). Qua bài Tiểu luận Hòa giải tranh chấp đất đai này, những khái niệm về “hòa giải” có thể rút ra cho các bạn được ba đặc điểm đó là: “Một là, phải có tranh chấp giữa hai bên; Hai là, có sự thống nhất ý chí giữa các bên để giải quyết tranh chấp thông qua việc nhượng bộ của mỗi bên; Ba là, trong quá trình hòa giải phải có sự tham gia của bên thứ ba trung lập cho ý kiến tư vấn đồng thời công nhận thủ tục hòa giải thành giữa các bên trong tranh chấp. Nếu không có sự tham gia của bên thứ ba thì quá trình này không được gọi là hòa giải mà là thương lượng giữ các bên nhé.
Như vậy, “Hòa giải tranh chấp đất đai là biện pháp pháp lý giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất, theo đó bên thứ ba độc lập giữ vai trò trung gian trong việc giúp các bên có tranh chấp tìm kiếm những giải pháp thích hợp cho việc giải quyết các tranh chấp về quyền, lợi ích liên quan đến quyền sử dụng đất và thương lượng với nhau về việc giải quyết quyền lợi của mình”. Vậy, nếu muốn tham khảo thêm nhiều Bài Tiểu luận ngành Luật thì tham khảo ở đâu, ở đây chứ ở đâuu.
1.2. Đặc điểm của Tiểu luận Hòa giải tranh chấp đất đai
“Tranh chấp đất đai” là một dạng đặc biệt của tranh chấp dân sự bởi đối tượng của nó là “quyền sử dụng đất”. Chính vì vậy, ngoài những đặc điểm chung của “hòa giải tranh chấp dân sự” thì “hòa giải tranh chấp đất đai” còn mang những nét khác biệt như:
Một là, “việc hòa giải tranh chấp đất đai không chỉ dựa trên quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật của đảng và nhà nước mà còn áp dụng phong tục, tập quán truyền thống, hương ước, quy ước, luật tục của địa phương… để vận động, thuyết phục các bên tranh chấp
Hai là, “việc hòa giải tranh chấp đất đai đòi hỏi phải do các chủ thể am hiểu pháp luật về đất đai, nắm vững nguồn gốc, quá trình sử dụng đất cũng như nguyên nhân tranh chấp giữa các bên tiến hành
Ba là, “hòa giải tranh chấp đất đai” được tiến hành trên những cơ sở đó là: “phải tôn trọng quyền định đoạt của các đương sự có tranh chấp; trong bài Tiểu luận Hòa giải tranh chấp đất đai không chỉ là nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà còn là trách nhiệm của cả cộng đồng xã hội và của mỗi người sử dụng đất; Thành viên hội đồng hòa giải nên giữ bí mật thông tin đời tư của các bên tranh chấp; tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng
Thực trạng Hòa giải tranh chấp đất đai trong bài Tiểu luận
Để có thể làm rõ về vấn đề này, AD sẽ cho các bạn thấy những điểm trong bài phát biểu của Chánh án Nguyễn Hòa Bình tại kỳ họp thứ 8 quốc hội khóa XIV có liên quan đến việc giải quyết Hòa giải tranh chấp đất đai: “Việc hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của Luật Đất đai tuy chưa có số lượng thống kê toàn quốc nhưng qua khảo sát tại tỉnh Long An, năm 2018, tổng số vụ tranh chấp đất đai được thụ lý tại Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Long An là 2.478, trong đó hòa giải thành là 896 vụ, số vụ hòa giải không thành là 1.162 vụ. Cũng trong năm 2018, Tòa án hai cấp tại tỉnh Long An thụ lý 743 vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất.
Việc Hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở: “Theo số liệu của Bộ Tư pháp thì số vụ hòa giải thành theo Luật Hòa giải ở cơ sở tính từ năm 2016 đến năm 2018 là 323.046 vụ/393.649 vụ, đạt tỷ lệ 82,06%. Kết quả này góp phần làm giảm số lượng các tranh chấp phải đưa ra giải quyết tại cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian nêu trên, số vụ việc Hòa giải viên cơ sở thực hiện hòa giải chỉ chiếm 32,9% số lượng vụ việc mà Tòa án phải thụ lý giải quyết – 393.649/1.196.487 vụ việc. Cũng trong thời gian này, còn 70.603 vụ việc chưa được hòa giải thành theo Luật Hòa giải ở cơ sở, góp phần làm cho số vụ việc mà Tòa án phải thụ lý, giải quyết tăng lên- năm 2018 tăng so với năm 2016 là 94.619 vụ việc. Việc “hòa giải tranh chấp đất đai” đã góp phần củng cố niềm tin của nhân dân với chính quyền địa phương như: “Năm 2019, xảy ra trường hợp tranh chấp đất ranh giữa hộ ông Nguyễn Văn M – SN: 1967 cư ngụ tại ấp Mỹ Đông, xã Mỹ Thọ và bên bị tranh chấp và ông Nguyễn Phước M cư ngụ tại ấp Mỹ Đông, xã Mỹ Thọ. Từ năm 2013, hai hộ ông Nguyễn Văn M và ông Nguyễn Phước D đã trồng trụ đá làm ranh giới. Năm 2019, ông D đã tự ý nhổ trụ đá và cho rằng ranh giới không ở vị trí đã trồng trụ đã trước đó. Hai hộ đã xảy ra mâu thuẫn tranh chấp. Hội đồng hòa giải xã đã phân tích, giải thích động viên hai bên tranh chấp và hòa giải thành thống nhất trồng lại trụ đá là ranh giữa hai hộ ông M và ông D, đề nghị hai bên căn cứ vào trụ đá này làm ranh, không hộ nào được tự ý di dời, nếu vi phạm sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về đất đai
XEM THÊM ⇒ Mẫu Tiểu luận môn Luật lao động
Tuy nhiên, thực trạng hòa giải tranh chấp đất đai còn nhiều bất cập liên quan đó là, căn cứ quy định tại luật đất đai Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Trong trường hợp tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Như vậy, với quy định này thì khi có tranh chấp đất đai bắt buộc phải trải qua giai đoạn hòa giải, và khi các bên không tự hòa giải được với nhau thì phải nộp đơn yêu cầu ủy ban nhân dân cấp xã hòa giải. Chính quy định này lại gặp vướng mắc ở những địa phương không có đơn vi hành chính cấp xã như Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu), Cồn Cỏ (Quảng Trị), Bạch Long Vĩ (Hải Phòng). Theo tác giả Nguyễn Văn Sơn (2018), “ở những địa phương này, khi xảy ra tranh chấp đất đai thì việc hòa giải sẽ gặp khó khăn trong việc xác định cơ quan hòa giải và cơ sở pháp lý để hòa giải, dẫn đến khó khăn cho việc gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai sau đó

Căn cứ quy định pháp luật, “hòa giải ở cơ sở là một thủ tục bắt buộc, trong bài Tiểu luận Hòa giải tranh chấp đất đai, kết quả hòa giải phải được lập thành biên bản, có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc không thành của ủy ban nhân dân cấp xã. Trên thực tế xảy ra tình trạng, khi cơ quan này mời các bên để hòa giải nhưng phía bị đơn không đến (mặc dù đã được tống đạt giấy mời hợp lệ), dẫn đến việc ủy ban nhân dân cấp xã không thể tiến hành hòa giải được, trong biên bản hòa giải cũng không thể có chữ ký của bị đơn, ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản không hòa giải được.Trong trường hợp này, Luật Đất đai hiện hành không đề cập đến loại tài liệu (biên bản) được coi là cơ sở để tòa án căn cứ vào đó để thụ lý giải quyết các tranh chấp đất đai theo thủ tục tố tụng dân sự
Kiến nghị hoàn thiện trong bài Tiểu luận Hòa giải tranh chấp đất đai
Để hoàn thiện những quy định về Tiểu luận Hòa giải tranh chấp đất đai trong thời gian tới cần:
Một là, “bổ sung quy định về cơ quan tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai thay cho ủy ban nhân dân cấp xã ở những địa bàn không có đơn vị hành chính cấp xã
Hai là, về “loại tài liệu (biên bản) được coi là cơ sở để tòa án căn cứ vào đó để thụ lý giải quyết các tranh chấp đất đai theo thủ tục tố tụng dân sự” cần phải “được hướng dẫn một cách cụ thể trong thời gian tới để việc áp dụng pháp luật đất đai được thực hiện một cách thống nhất. Ngoài ra, kết quả hòa giải thành tại ủy ban nhân dân cấp xã không có giá trị bắt buộc thực hiện đối với các bên đương sự nên trên thực tế xảy ra tình trạng sau khi ủy ban nhân dân cấp xã hòa giải thành xong mà các bên không thực hiện thì phải xử lý như thế nào, các bên đương sự cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình
Vì vậy, “cần thiết phải tôn trọng ý chí, sự thỏa thuận của các bên nếu sự thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm hoặc trái đạo đức xã hội, nhất là các nội dung thỏa thuận mà các bên đã thống nhất, được biên bản hòa giải thành của ủy ban nhân dân cấp xã ghi nhận. Các vấn đề này cần được quy định rõ hơn trong Luật Đất đai
Hiện nay, chính sách pháp luật hiện hành về Tiểu luận Hòa giải tranh chấp đất đai còn nhiều bất cập chưa phù hợp với thực tiễn. Cho nên, việc xây dựng và hoàn thiện các giải pháp liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai cần phải sự đóng góp của nhiều ngành, nhiều cấp, nhằm từng bước nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai nói chung, “tranh chấp đất đai bằng biện pháp hòa giải” nói riêng.