Tiểu Luận: Chính Trị Với Kinh Tế, Liên Hệ Chiến Tranh Thương Mại Mỹ – Trung

Rate this post

Tải miễn phí bài tiểu luận môn Chính Trị Học đề tài Tiểu Luận: Chính Trị Với Kinh Tế, Liên Hệ Chiến Tranh Thương Mại Mỹ Trung, và còn nhiều bài tiểu luận với đề tài liên quan chiến tranh thương mại Mỹ Trung, các bạn tham khảo tìm kiếm trên website nhé.

Lưu ý : Hiện nay bên mình còn có dịch vụ nhận viết thuê tiểu luận theo yêu cầu với nhiều đề tài có chế độ từ khó đến dễ bên mình đều có thể hoàn thành sớm nhất, nếu bạn đang có nhu cầu cần làm hoàn thiện một bài tiểu luận thì đương nhiên không thể bỏ lỡ dịch vụ viết thuê tiểu luận mà thay vào đó là hãy tìm đến dịch vụ làm thuê tiểu luận của chúng tôi qua zalo/telegram : 0932.091.562 để được tư vấn báo giá làm bài tiểu luận trọn gói và hỗ trợ cho các bạn từ A đến Z nhé.


Table of Contents

Phần 1: PHẦN LÝ LUẬN (Chính Trị Với Kinh Tế, Liên Hệ Chiến Tranh Thương Mại Mỹ – Trung)

1. Các khái niệm

1.1. Khái niệm về “kinh tế”

Kinh tế là tổng hòa các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của con người và xã hội liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao
của con người trong một xã hội với một nguồn lực có giới hạn. Kinh tế là tổngthể các yếu tố sản xuất, các điều kiện sống của con người, các mối quan hệ  trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội. Nói đến kinh tế suy cho cùng là
nói đến vấn đề sở hữu và lợi ích.

1.2. Khái niện về “chính trị”

Chính trị bao gồm hệ tư tưởng chính trị, các thiết chế chính trị, cũng như mối quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc, tập đoàn xã hội.

Theo như Lênin toàn tập, tập 33, NXB Tiến bộ, Mátxcơva thì: “Chính trị là sự tham gia vào những công việc của Nhà nước, là việc vạch hướng đi cho Nhà nước, việc xác định những hình thức, nội dung hoạt động của Nhà nước”. (Tiểu Luận: Chính trị với Kinh tế, Chiến tranh Thương mại Mỹ Trung)

XEM THÊM 999+ BÀI TIỂU LUẬN MÔN CHÍNH TRỊ HỌC

2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị (Chính Trị Với Kinh Tế, Liên Hệ Chiến Tranh Thương Mại Mỹ – Trung)

2.1. Kinh tế quyết định chính trị

Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị thực chất là bộ phận cốt lõi, quan trọng nhất của quan hệ biện chứng giữa Cơ sở hạ tầng (CSHT) và Kiến trúc thượng tầng (KTTT).
Ta có sơ đồ về mối quan hệ này:
Trong mối quan hệ giữa nội dung và hình thức thì chính trị là một trong những hình thức biểu hiện của kinh tế nhưng đó là hình thức biểu hiện tập trung và cô đọng nhất. Nội dung quyết định hình thức – kinh tế quyết định chính
trị và chính trị là cái phản ánh kinh tế. Nên suy cho cùng, kinh tế là yếu tố quyết định sự hình thành, tồn tại, phát triển của chính trị. Chính trị phản ánh những nhu cầu lợi ích kinh tế của cộng đồng xã hội và phản ánh tính tất yếu của các quy luật vận động kinh tế.
Ăng-ghen từng chỉ rõ: “ Xét đến cùng, lợi ích kinh tế là nguyên nhân xã hội của những hành động chính trị. Bất kỳ cuộc đấu tranh giai cấp nào cũng là đấu tranh chính trị – xét đến cùng – đều xoay quanh vấn đề giải phóng kinh
tế”.
Còn Lênin thì viết: “Cội rễ sâu xa nhất của chính sách đối nội, cũng như chính sách đối ngoại của nhà nước đều do lợi ích kinh tế, địa vị kinh tế của giai cấp thống trị ở nước ta quyết định”.

2.2. Chính trị tác động trở lại với kinh tế – (Tiểu Luận: Chính trị với Kinh tế, Chiến tranh Thương mại Mỹ Trung)

Ø Nếu nó đáp ứng các yêu cầu kinh tế khách quan, tác động cùng chiều và đồng thuận với sự phát triển kinh tế,… khi đó nó sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh hơn.
Ø Nếu chính trị không bao hàm thực trạng, yêu cầu và tính quy định về sự vận động khách quan của kinh tế; hoặc với tư duy chính trị giáo điều, duy ý chí, phản động, lỗi thời,… thì nó sẽ thành lực lượng kìm hãm sự phát triển kinh tế.

Ø Chính trị có thể cản trở một vài xu hướng phát triển nào đó của nền kinh tế như kìm hãm; hoặc quy định những xu hướng phát triển khác như thúc đẩy.
Chính trị trước hết phải bảo vệ những thành quả kinh tế mà chính trị đã đạt được nhằm duy trì địa vị của giai cấp thống trị.
Thông qua tổ chức, chức năng, những năng lực vật chất và tinh thần, chính trị nói chung và đặc biệt là nhà nước nói riêng có thể nhận thức chính trị vượt trước so với kinh tế, có thể đoán trước được tương lai vận động của đời
sống kinh tế.
Trong những trường hợp đặc biệt và trong những hoàn cảnh, điều kiện lịch sử cụ thể… nhiều khi phải biết hy sinh lợi ích kinh tế trước mắt để đạt mục tiêu chính trị căn bản lâu dài – mục tiêu chính trị đó phải phản ánh chính quy
định khách quan của kinh tế.

Phần 2: PHẦN LIÊN HỆ THỰC TIỄN: CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ – TRUNG – (Chính Trị Với Kinh Tế, Liên Hệ Chiến Tranh Thương Mại Mỹ – Trung)

1. Tổng quan của thương chiến Mỹ – Trung (Chính Trị Với Kinh Tế, Liên Hệ Chiến Tranh Thương Mại Mỹ – Trung)

Chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ (còn được gọi tắt là Cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ) khởi đầu vào ngày 22/3/2018 khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đánh thuế 50 tỷ USD đối với hàng hóa Trung
Quốc xuất khẩu vào Mỹ, để ngăn chặn những gì họ cho là hành vi thương mại không công bằng và hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ.

Trong vài năm trở lại đây, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã có nhiều động thái trả đũa lẫn nhau, đánh thuế đối với nhiều mặt hàng, như nông sản, ô tô, hóa chất, máy móc, kim loại và thiết bị y tế. Tranh chấp thương mại giữa 2 nền kinh
tế lớn nhất thế giới sẽ có tác động đối với các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Bởi vì, Hoa Kỳ và Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam và hàng hóa của Việt Nam nằm trong chuỗi giá trị của Trung Quốc, cuộc chiến thương mại này sẽ có tác động trực tiếp và gián tiếp đến chúng ta.

Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung.( Nguồn ảnh: Replus.com)

2. Nguyên nhân dẫn đến thương chiến Mỹ – Trung – (Tiểu Luận: Chính trị với Kinh tế, Chiến tranh Thương mại Mỹ – Trung)

2.1. Nguyên nhân chính trị

Thứ nhất, Mỹ lo ngại sự trỗi dậy của Trung Quốc và đe dọa vị trí siêu cường số 1 của mình. Trong những năm gần đầy, những hành động gia tăng căng thẳng tại khu vực biển Đông và biển Hoa Đông cùng với những lời tuyên bố trước đó của Trung Quốc cho thấy Trung Quốc đã sớm bộc lộ tham vọng và ý đồ chiến lược. Những động thái trên như một lời thách đấu đối với địa vị lãnh đạo thế giới của siêu cường Mỹ, buộc giới chức Mỹ phải đánh giá lại
về mối đe dọa toàn cầu từ Trung Quốc à Cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung.
Thứ hai, do chính sách bảo hộ mậu dịch của chính quyền Tổng thống Trump. Từ khi lên cầm quyền, Tổng thống Donald Trump đã theo đuổi chính sách bảo hộ mậu dịch với mục tiêu “America first” và “make America
great again”. Với chính sách bảo hộ mậu dịch, chính quyền Tổng thống Donald
Trump muốn truyền tải thông điệp rằng Mỹ nắm quyền kiểm soát quan hệ thương mại với các nước.
Thứ ba, Mỹ muốn ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc muốn trở thành quốc gia công nghệ hàng đầu thế giới. Trung Quốc đổ hàng tỷ USD vào chương trình “ Made in China 2025”, để thực thi được thì Trung Quốc phải
dựa vào công nghệ cốt lõi từ Mỹ. Mỹ cáo buộc Trung Quốc bằng những thỏa thuận ngầm đang buộc các công ty Mỹ phải chuyển giao công nghệ cho các đối tác Trung Quốc trong liên doanh nếu muốn hoạt động ở thị trường tỷ dân.

Thứ tư, Mỹ muốn thể hiện sức mạnh của mình với các quốc gia trên thế giới. Sau thế chiến thứ 2, Mỹ là nước thắng cuộc lại không bị tàn phá nhiều à Giai đoạn này là thế kỷ của Mỹ. Thêm vào đó, chính sách “xoay trục
châu Á Thái Bình Dương” của Obama, chính sách “America First” của Trumpà Củng cố ngôi vị số 1 toàn cầu của Mỹ.

2.2. Nguyên nhân kinh tế – (Tiểu Luận: Chính trị với Kinh tế, Chiến tranh Thương mại Mỹ Trung)

Thâm hụt thương mại quá lớn: năm 2018 lên tới 345.2 tỉ đô la.
Cáo buộc trộm cắp tài sản trí tuệ và cưỡng bức chuyển giao công nghệ: Thông qua hệ thống điệp viên và tin tặc, Trung Quốc ăn cắp bí mật công nghệ và khoa học thông qua việc xâm nhập vào các tổ chức, cơ sở của Hoa Kỳ.
Trung Quốc cũng bị cáo buộc đã hưởng lợi từ việc ăn cắp các thiết kế nước ngoài, bỏ qua bản quyền sản phẩm. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ cáo buộc Trung Quốc với những hành động cưỡng bức chuyển giao công nghệ đối với những doanh nghiệp nước ngoài
Chính sách bảo hộ doanh nghiệp nội địa và hạn chế đầu tư nước ngoài của Trung Quốc: Trung Quốc yêu cầu mở cửa thị trường toàn cầu cho các công ty của họ nhưng lại miễn cưỡng mở thị trường riêng cho daonh nghiệp
toàn cầu. Tuy nhiên, Trung Quốc sử dụng quyền lực nhà nước để kiểm soát các doanh nghiệp nhà nước lẫn tư nhân để thao túng thị trường trong và ngoài nước. Thêm vào đó, Trung Quốc lại ngăn cấm các doanh nghiệp nước ngoài có khả năng đe dọa thị trường Trung Quốc, không cung cấp cho họ cơ hội đầu tư công bằng. Trung Quốc luôn khuyến khích sự tiếp nhận của thị trường nước ngoài đối với các doanh nghiệp lớn của mình như Alibaba, Tencent, ByteDance,… Nhưng lại ngăn cấm các doanh nghiệp nước ngoài như Google, Facebook.
Sản phẩm Trung Quốc tại thị trường Mỹ cạnh tranh hơn sản phẩm Mỹ: Trung Quốc được mệnh danh là công xưởng của thế giới, hàng hoá được sản xuất hàng loạt và có giá thành rẻ do nguồn nguyên liệu, nguồn nhân công giá rẻ. Điều này khiến hàng hoá Trung Quốc thực sự cạnh tranh trongnước Mỹ dẫn tới thiếu hụt việc làm (từ 1998 đến 2010, số việc làm của Mỹ giảm tới 35%). Thực hiện chiến tranh với Trung Quốc cũng là một nước đi của
Tổng thống Trump trong việc kéo lại các doanh nghiệp đầu tư vào nước Mỹ và tạo ra việc làm trở lại cho người Mỹ.

Chính sách tỷ giá hối đoái: Hoa Kỳ cáo buộc Trung Quốc là quốc gia “thao túng tiền tệ” và cho rằng Bắc Kinh đang ghìm giữ tỷ giá đồng Nhân dân tệ ở mức thấp hơn giá trị thực, nhằm thúc đẩy xuất khẩu và tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc, gây bất lợi cho hàng xuất khẩu của các quốc gia khác, đặc biệt là Mỹ.

LIST 99+ LỜI MỞ ĐẦU TIỂU LUẬN CHÍNH TRỊ HỌC

3. Tác động của thương chiến Mỹ – Trung – (Tiểu Luận: Chính trị với Kinh tế, Chiến tranh Thương mại Mỹ – Trung)

 3.1. Kinh tế hai nước

  1. Tác động đến kinh tế MỹMỹ tăng trưởng kinh tế chậm lại, đầu tư kinh doanh bị đóng băng và các công ty không thuê được nhiều người. Trên toàn quốc, rất nhiều nông dân phá sản, và lĩnh vực sản xuất và vận tải hàng hóa đã xuống mức thấp chưa từng thấy kể từ cuộc suy thoái vừa qua.

Thương mại song phương của Mỹ và Trung đã có bước lùi lớn, giá trị xuất khẩu của Mỹ với Trung Quốc đã giảm hơn 100 tỷ đô la. Thâm hụt thương mại trong hàng hóa, một trong những mục tiêu của chính quyền Tổng
thống Trump, cũng giảm, ở mức 60 tỷ đô la.

Đầu tư: Đầu tư trong nền kinh tế Mỹ giảm mạnh. Đầu tư trực tiếp nước ngoài gần như chững lại trong nửa đầu năm 2018 và tiếp tục thấp yếu tại thời điểm giữa năm 2019. Tổng đầu tư vào nền kinh tế Mỹ bao gồm xây dựng cơ sở hạ tầng như các nhà máy mới hoặc mua thiết bị cho các nhà máy đó cũng giảm trong quý 2 và 3 của năm 2019.

Việc làm : Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ ngày càng cao.
Nông nghiệp: Nông dân Mỹ là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc sau khi nước này ngừng mua một lượng lớn nông sản, đặc biệt là đậu tương từ Mỹ. Xuất khẩu nông sản hàng năm
của Mỹ sang Trung Quốc đã giảm từ gần 25 tỷ đô la xuống mức thấp nhất là dưới 7 tỷ đô la trong vòng 12 tháng tính tới tháng 04/2019. Nợ nông nghiệp đạt kỷ lục, chính phủ phải chi 28 tỷ đô la để hỗ trợ thiệt hại cho nông dân.

Tiểu Luận Chính Trị Với Kinh Tế, Liên Hệ Chiến Tranh Thương Mại Mỹ - Trung
Tiểu Luận Chính Trị Với Kinh Tế, Liên Hệ Chiến Tranh Thương Mại Mỹ – Trung

Tăng trưởng kinh tế của Mỹ giảm: Cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung tiếp tục căng thẳng và chính quyền Mỹ bắt đầu yêu cầu FED giảm lãi suất cơ bản nhằm củng cố nền kinh tế. FED đã cắt giảm lãi suất cơ bản 3 lần, tuy nhiên tăng trưởng của kinh tế Mỹ đã giảm xuống mức 2% trong năm 2019 so với 2018 dù trước đó Nhà Trắng dự báo nền kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục tăng trưởng hơn 3% mỗi năm trong năm 2018 và 2019. Bên cạnh đó, Mỹ cũng phải đối mặt với hình thức trả đũa không khoa nhượng của Trung Quốc, sự lạc hậu của các doanh nghiệp nội địa được bảo hộ.

  1. Tác động đến kinh tế Trung Quốc – (Tiểu Luận: Chính trị với Kinh tế, Chiến tranh Thương mại Mỹ -Trung)

 Trung Quốc mất đi thị trường tiêu thụ lớn nhất, gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc khi tiếp cận thị trường của Mỹ, dẫn đến sự phá sản của hàng loạt các doanh nghiệp của Trung Quốc và các hệ lụy kèm theo. Điều này cũng có thể khiến cho đầu tư nước ngoài vào thị trường Trung Quốc có thể bị ảnh hưởng, đồng thời cũng ảnh hưởng tới đầu tư của bản thân các doanh nghiệp Trung Quốc tại thị trường nội địa. Việc đầu tư và sản
xuất cho xuất khẩu bị ảnh hưởng có khả năng dẫn tới thất nghiệp tăng, và về lâu dài có thể ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng của quốc gia này.

Làm trầm trọng thêm tình trạng nợ nần của Trung Quốc: Cuộc thương chiến làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế và sản lượng công nghiệp, vốn đã có xu hướng giảm. Các dữ liệu gần đây khác cho thấy Trung Quốc đang dựa nhiều hơn vào khu vực nhà nước để đầu tư tài sản cố định (vốn cũng đang chậm lại đáng kể và thương mại, tiêu dùng và đầu tư đều giảm). Đồng thời, áp lực trong nước đang gia tăng đối với chính phủ để nới lỏng chính sách tiền tệ hoặc tăng chi tiêu của chính phủ để kích thích tăng trưởng, điều này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng nợ nần của Trung Quốc. 

Trung Quốc phải đối mặt với nguy cơ về các vụ kiện chống bán phá giá, cũng như các vụ kiện vi phạm bản quyền mà Mỹ sử dụng để hạn chế thương mại nước này.

3.2. Kinh tế thế giới – (Tiểu Luận: Chính trị với Kinh tế, Chiến tranh Thương mại Mỹ Trung)

  1. Xuất nhập khẩu

Tác động đối với hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu khá phức tạp khi phải thực hiện chuyển hướng thương mại à Có những nước được hưởng lời, có những nước thì không.
Xuất khẩu của Brazil sang Trung Quốc có xu hướng cao hơn, Brazil được hưởng lợi từ chuyển hướng thương mại và phân khúc thị trường.Với mức thuế quan, giá đậu tương Hoa Kỳ giảm trong khi giá đậu tương Braxin tăng lên,
do xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Trung Quốc giảm xuống gần bằng 0. Những tác động gián tiếp có thể bất lợi hơn, đặc biệt là vì nền kinh tế châu Âu ngày càng phụ thuộc vào thương mại, không giống như Trung Quốc và phụ thuộc nhiều hơn vào thương mại so với Hoa Kỳ. Hai nền kinh tế quốc gia lớn nhất thế giới cũng là hai đối tác thương mại lớn nhất của EU, với tổng kim ngạch thương mại của EU (cả xuất khẩu và nhập khẩu) với hai nước này chiếm
8% GDP của EU.

  1. Tài chính tiền tệ và ngân hàng
    Trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, đầu tư thế giới đã tăng vọt lên gần 2 nghìn tỷ USD. Một thập kỷ sau, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên toàn cầu đã giảm gần 20% so với mức đỉnh trước khủng hoảng. Năm 2017, thương mại hàng hóa thế giới ghi nhận mức tăng trưởng mạnh nhất trong sáu năm. Nhưng do căng thẳng thương mại và bất ổn kinh tế gia tăng, WTO cảnh báo rằng tăng trưởng thương mại toàn cầu đang mất đà và rủi ro đi xuống rõ rệt. Bên cạnh đó còn xuất hiện xu hướng giảm sự phụ thuộc vào nguồn tài chính phương Tây.
  2. Hoạt động đầu tư

IMF cho biết: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các nền kinh tế tiên tiến đã đi đến “bế tắc” vào năm 2018. Chi tiêu đầu tư bị suy giảm, tổn hại thêm đến thị trường. Không giải quyết được những khác biệt thương mại và sự leo
thang cao hơn nữa trong các lĩnh vực khác. Làm chênh lệch trái phiếu và tiền tệ, chậm lại đầu tư và thương mại.

3.3. Liên hệ Việt Nam – (Tiểu Luận: Chính trị với Kinh tế, Chiến tranh Thương mại Mỹ Trung)

  1. Tác động tích cực
    Hoạt động xuất khẩu với Mỹ của Việt Nam tăng.
    Các nhà đầu tư chuyển dịch FDI sang Việt Nam:
    Nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp nước ngoài sẽ có xu hướng chảy khỏi Trung Quốc và tìm đến các nước lân cận ổn định hơn trong đó có Việt Nam. Điển hình có thể thấy như
    trường hợp một số doanh nghiệp Mỹ đang đầu tư tại Trung Quốc đã chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam.
  2. Tác động tiêu cực
    Hàng Trung Quốc gia tăng xuất khẩu sang Việt Nam.
    Năm 2019, thị phần 34 tỷ USD tăng 47%, tăng trưởng chiếm 29,8% tổng lượng hàng hóa Việt Nam nhập khẩu, có tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu cao nhất
    15,2% so với cùng kỳ năm 2018.

Giá trị xuất khẩu hàng từ Việt Nam sang Trung Quốc giảm do Trung Quốc tăng cường nội địa hóa.
Phụ thuộc quá mức vào xuất khẩu và đầu tư quốc tế. Sự bất ổn về thị trường tài chính, ảnh hưởng tới tỷ giá của Việt Nam. Kể từ đầu năm 2018, VN-Index đã giảm 4.43% so với hồi đầu năm 2018. Việc CNY mất giá khoảng 3.18% so với VND làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trong mối tương quan với hàng hóa Trung Quốc đồng thời gây sức ép trong việc điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nếu kéo dài xu hướng ổn định tỷ giá (tức làm tăng giá trị danh nghĩa VND), sự bất lợi về xuất khẩu của hàng Việt sẽ đậm nét hơn và sức cản thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam cũng sẽ lớn dần lên. Điều này đồng nghĩa với khả năng thu hẹp sản xuất và xuất khẩu của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài, vì bị thiệt hại về tỷ
giá khi đầu tư vào Việt Nam.

XEM THÊM==> Dịch vụ viết thuê tiểu luận

Trên đây là tiểu luận môn Chính Trị Học đề tài Tiểu Luận: Chính Trị Với Kinh Tế, Liên Hệ Chiến Tranh Thương Mại Mỹ – Trung, dành cho các bạn đang làm tiểu luận môn học đại cương : còn nhiều bài mẫu tiểu luận môn học các bạn tìm kiếm trên chuyên mục nhé. Lưu ý: Trong quá trình viết tiểu luận, nếu các bạn không có thời gian và cần hỗ trợ viết bài hoàn chỉnh, chất lượng tốt, các bạn có thể liên hệ với dịch vụ viết tiểu luận chất lượng qua Zalo: https://zalo.me/0932091562 

DOWNLOAD FILE

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo