Tiểu Luận Hạn Chế Phân Chia Di Sản Thừa Kế Theo Bộ Luật Dân Sự

Rate this post

Tiểu Luận Hạn Chế Phân Chia Di Sản Thừa Kế Theo Bộ Luật Dân Sự . Đây là bài mẫu tiểu luận hạn chế phân chia di sản thừa kế theo bộ luật dân sự hoàn toàn xuất sắc . Đây là một trong đề tài về luật dân sự được nhiều bạn sinh viên lựa chọn nhất từ trước tới nay. Hi vọng tài liệu mà mình đã chia sẻ sẽ giúp cho các có nhiều kiến thức đa dạng hơn để nhanh chóng hoàn thành được một bài tiểu luận.

Bạn cần viết thuê tiểu luận về luật dân sự? Bạn chưa chọn được đề tài về luật dân sự cụ thể? Bạn có biết rằng chúng tôi đã viết tiểu luận cho rất nhiều bạn sinh viên và đã đạt được thành tích cao. Nếu bạn đang thật sự chưa biết phải làm một bài tiểu luận như thế nào thì đừng quá lo lắng, hãy liên hệ ngay với dịch vụ viết thuê tiểu luận chất lượng qua zalo 0932091562 để được hỗ trợ và báo giá nha.

Tiểu Luận Hạn Chế Phân Chia Di Sản Thừa Kế Theo Bộ Luật Dân Sự

Phân chia di sản thừa kế là giai đoạn cuối cùng của quá trình thừa kế. Quá trình này phản ánh nhiều hoạt động nhằm xác lập quyền sở hữu của một chủ thể nào đó đối với di sản thừa kế, đồng thời làm chấm dứt tình trạng nhiều chủ thể có quyền hưởng đối với một hoặc nhiều di sản thừa kế. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp mà phân chia di sản thừa kế bị hạn chế. Bài viết dưới đây tìm hiểu về “Hạn chế phân chia di sản thừa kế theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015 – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”. Tiểu Luận Hạn Chế Phân Chia Di Sản Thừa Kế

XEM THÊM : Dịch Vụ Viết Thuê Tiểu Luận Chất Lượng

1.Khái quát về hạn chế phân chia di sản thừa kế

1.1.Khái niệm

Theo quy định của pháp luật hiện hành, có hai cách phân chia di sản thừa kế.

Một là, Phân chia di sản theo di chúc (theo Điều 659 BLDS 2015)

Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc.

Trong trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó, hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bọ tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Cũng có trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỉ lệ đối với tổng giá trị khối tài sản thì khi chia di sản, tỉ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản để chia cho người thừa kế.

Trong trường hợp này, những người thừa kế có quyền thỏa thuận về việc phân chia di sản khác với ý chí của người có di sản

Hai là, Phân chia di sản theo pháp luật (theo Điều 660 BLDS 2015)

Việc phân chia di sản theo pháp luật là phân chia theo ý chí của nhà nước, đồng thời có tính đến sự thỏa thuận của những người thừa kế.

Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia. Tiểu Luận Hạn Chế Phân Chia Di Sản Thừa Kế

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định nhằm tôn trọng ý chí của các chủ thể và đảm bảo sự ổn định cuộc sống, di sản có thể bị hạn chế phân chia. Điều 661 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hạn chế phân chia di sản như sau:

Điều 661. Hạn chế phân chia di sản

Trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thỏa thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia.

Trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định. Thời hạn này không quá 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn 03 năm mà bên còn sống chứng minh được việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì có quyền yêu cầu Tòa án gia hạn một lần nhưng không quá 03 năm”

Có thể hiểu hạn chế phân chia di sản là việc phân chia di sản sau một quãng thời gian nhất định, phụ thuộc vào ý chí của người để lại di sản, theo thỏa thuận của những người thừa kế hoặc theo quy định của pháp luật. Hạn chế phân chia di sản xảy ra đối với cả phân chia di sản theo di chúc và phân chia di sản theo pháp luật.

XEM THÊM : Đề Tài Tiểu Luận Pháp Luật Đại Cương Bài Mẫu

Tiểu Luận Hạn Chế Phân Chia Di Sản Thừa Kế
Tiểu Luận Hạn Chế Phân Chia Di Sản Thừa Kế

1.2.Các trường hợp hạn chế phân chia di sản

Căn cứ vào quy định trên thì di sản sẽ bị hạn chế chia trong 03 trường hợp sau:

Một là, theo ý chí của người để lại di sản

Khi lập di chúc, người để lại di sản có quyền quy định về thời điểm chia di sản là sau một quãng thời gian nhất định hoặc sau một sự kiện mà họ xác định sẽ xảy ra trong tương lai. Thông thường sau thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có quyền yêu cầu chia di sản, tuy nhiên trong trường này họ không có quyền yêu cầu hoặc yêu cầu không được chấp nhận trước khi xảy ra sự kiện hoặc trước thời hạn, mà người để lại di chúc đã yêu cầu trong nội dung của di chúc. Di sản chỉ được chia sau quãng thời gian hoặc sự kiện đã được quy định trong di chúc theo ý chí của người để lại di sản. Ví dụ: Ông A có vợ là bà B và hai người con là C và D. Khi ông A chết, trong di chúc xác định di sản của ông chỉ được chia khi C và D đều tốt nghiệp đại học. Như vậy trước khi C, D tốt nghiệp đại học sẽ không làm phát sinh sự kiện chia di sản, mặc dù di chúc đã có hiệu lực kể từ thời điểm ông A chết.

Hai là, theo thỏa thuận của những người thừa kế

Những người thừa kế theo di chúc và theo pháp luật có thể thỏa thuận với nhau về việc chia di sản sau một thời hạn nhất định hoặc một sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai. Thỏa thuận của người thừa kế về hạn chế phân chia di sản có thể xảy ra cả trong trường hợp chia di sản theo chúc (người để lại di chúc không xác định việc hạn chế phân chia di sản) và phân chia di sản theo pháp luật. Trên thực tế người thừa kế có thể chưa thể tiếp nhận di sản ngày mà cần có thời gian chuẩn bị, vì vậy quy định này nhằm tạo điều kiện thuận lợi để họ có thể tiếp nhận di sản thừa kế. Lưu ý trong trường hợp này là thỏa thuận về hạn chế phân chia di sản phải có sự đồng ý của tất cả những người thừa kế, đồng nghĩa với việc chỉ một người thừa kế phản đối thì thỏa thuận không có hiệu lực. Ví dụ: A, B, C là người thừa kế theo pháp luật của ông A. Tại thời điểm mở thừa kế A đang làm việc tại nước ngoài. Lúc này cả ba người thỏa thuận là sẽ chia di sản khi nào A về nước. Như vậy, di sản chỉ được chia sau khi A về nước. Tiểu Luận Hạn Chế Phân Chia Di Sản Thừa Kế Theo Bộ Luật Dân Sự

Ba là, Tóa án dựa theo yêu cầu của vợ hoặc chồng còn sống

Vợ hoặc chồng có thể yêu cầu Tòa án quyết định hạn chế phân chia di sản nếu xét thấy việc phân chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình. Từ quy định trên có thể chủ thể có quyền yêu cầu là vợ hoặc chồng mà không cần có sự thỏa thuận, đồng ý của những người thừa kế khác, với điều kiện là người yêu cầu phải chứng minh việc chia di sản sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của họ và gia đình. Trường hợp này áp dụng khi người để lại di sản không lập di chúc hoặc có lập di chúc nhưng không thể hiện ý chí hạn chế thời hạn phân chia di sản. Thời hạn tối đa là 03 năm kể từ thời điểm mở thừa kế, hết thời hạn này nếu vợ hoặc chồng chứng minh được việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của họ và gia đình thì có thể yêu cầu Tòa án gia hạn thêm thời hạn nhưng không quá 03 năm. Pháp luật quy định về thời hạn như vậy để đảm bảo cho người yêu cầu có đủ thời gian để chuẩn bị, hạn chế ảnh hưởng của việc chia di sản đến cuộc sống của mình hoặc gia đình. Yêu cầu chia di sản của những người thừa kế khác trong quãng thời gian này không được chấp nhận. Ví dụ: A có vợ là B và con là C, căn nhà mà họ đang ở là tài sản riêng của ông A. Do có mâu thuẫn với gia đình nên khi ông A chết lập di chúc để lại toàn bộ di sản là căn nhà cho quỹ từ thiện, mà căn nhà là nơi cư trú duy nhất của bà B và con là C. Vì vậy bà B có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hạn chế chia di sản, để bà có thời gian chuẩn bị một nơi ở mới cho hai mẹ con.[1]

2.Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện pháp luật hiện hành về hạn chế phân chia di sản thừa kế

Thứ nhất, pháp luật hiện hành không quy định giới hạn thời gian hạn chế phân chia di sản thừa kế

Đoạn 1 Điều 661 BLDS 2015 quy định: “Trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thỏa thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia”. Đây là quy định chỉ dẫn áp dụng cho việc hạn chế phân chia di sản thừa kế. Các căn cứ được chỉ ra là ý chí của người lập di chúc và sự thỏa thuận của người thừa kế. Tuy nhiên, điều bất cấp trong quy định này là “thời hạn nhất định”. Theo đó, thời hạn nhất định được hiểu là một khoảng thời gian có định lượng nhưng hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của người lập di chúc hoặc của những người thừa kế định ra, khoảng thời gian này là bao lâu hoặc giới hạn trong bao lâu thì pháp luật lại không chỉ định rõ. Thực tế cho thấy, việc người lập di chúc định ra một khoảng thời gian hoặc kéo dài thời gian để hạn chế con cháu thực hiện phân chia di sản với mong muốn con cháu chủ động trong cuộc sống, không phụ thuộc vào di sản được để lại sẽ rất nhiều. Thậm chí, khoảng thời gian này phụ thuộc vào sự kiến gắn với một người cụ thể là trường hợp có thể xảy ra. Ví dụ, Ông để lại di chúc cho cháu, nhưng giới hạn thời gian phân chia di sản sau khi Bà chết. Rõ ràng, khoảng thời gian này có thể vượt thời hiện khởi kiện về thừa kế. Như vậy, quyền lợi của những người thừa kế có thể bị ảnh hưởng. Thực tế, sau khi hết khoảng thời gian bị giới hạn này, vấn đề tranh chấp thừa kế hoàn toàn có thể xảy ra. Người lập di chúc ấn định khoảng thời gian quá dài dẫn tới quyền, lợi ích của người thừa kế khác vô tình bị ảnh hưởng. Do đó, quy định này cần thiết phải được sửa đổi.

XEM THÊM : Đề Tài Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật

Ở đoạn tiếp theo, BLDS 2015 quy định thời gian giơi hạn phân chia di sản thừa kế là “Thời hạn này không quá 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn 03 năm … thì có quyền yêu cầu Tòa án gia hạn một lần nhưng không quá 03 năm”. Như vậy, thời gian giới hạn tối đa khi phân chia di sản thừa kế là 06 năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Tuy nhiên, nếu hiểu khoảng thời gian bị ấn định để phân chia di sản sau khi người để lại di sản chết là thời gian nêu trên sẽ không hợp lý. Vì thời hạn này thuộc về đoạn 2 của điều luật. Mục đích của quy định này nhằm để người sống cũng có thời gian để ổn định cuộc sống, không phụ thuộc vào di sản, hoàn toàn không phải là quy định khoảng thời gian giới hạn cho người lập di chúc hay những người thừa kế có thẻ áp dụng trong việc phân chia di sản thừa kế sau thời điểm mở thừa kế.

Như vậy, pháp luật hiện hành không quy định giới hạn khoảng thời gian trong việc thực hiện hạn chế phân chia di sản. Điều này dẫn đến bất cấp là chế định thừa kế luôn đặt ra thời hiệu khởi kiện về thừa kế. Khoảng thời hạn pháp luật ấn định này tạo ra quyền yêu cầu Nhà nước bảo vệ lợi ích chính đáng của người thừa kế. Nếu hết thời hạn này, người thừa kế không thực hiện quyền của mình sẽ làm phát sinh nhiều hậu quả pháp lý bất lợi. Ví dụ, BLDS 2015 quy định thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế là 30 năm kể từ thời điểm mở thừa kế[2], nhưng trong di chúc, người để lại di sản chỉ định sau 30 năm mới phân chia di sản, trong trường hợp này, thời gian giới hạn việc phân chia di sản là không phù hợp.

Vì vậy, cần có những giới hạn mốc thời gian cụ thể về khoảng thời gian để người lập di chúc cũng như người thừa kế mong muốn áp dụng vấn đề hạn chế phân chia di sản. Đồng thời, bổ sung quy định về thời hiệu trong trường hợp này Tiểu Luận Hạn Chế Phân Chia Di Sản Thừa Kế Theo Bộ Luật Dân Sự

Thứ hai, pháp luật không xác định rõ phạm vi người có quyền lợi liên quan được thỏa thuận định ra thời hạn và được yêu cầu Tòa án xem xét kéo dài khoảng thời gian phân chia di sản thừa kế.

Với quy định Điều 661 BLDS 2015, người được thỏa thuận định ra khoảng thời gian hạn chế phân chia di sản phải là người thừa kế và người được yêu cầu Tòa án chưa chia di sản trong một khoảng thời hạn nhất định phải là vợ chồng còn sống và gia đình. Việc xác định các chủ thể có quyền lợi liên quan tới di sản thừa kế khi đề cập tới vấn đề hạn chế phân chia di sản là đúng, song với quy định như hiện tại chưa rõ ràng. Cụ thể:

  • Theo quy định tại Đoạn 1 Điều 661, “Trường hợp theo thỏa thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia”, cần phải hiểu đây có sự họp bàn, thống nhất ý kiến của người thừa kế về việc phân chia di sản. Tuy nhiên, trong quy định này, người thừa kế không được xác định rõ là ai. Theo quy định tại Điều 613 BLDS 2015: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế”. Đồng thời, tại chương XXII và chương XXIII của BLDS quy định hai trình tự phân chia di sản thừa kế (theo di chúc và pháp luật) cho thấy, phạm vi người thừa kế có thể rất rộng, có thể bao gồm cá nhân, pháp nhân, người thừa kế theo di chúc hoặc theo hàng. Điều này cho thấy một cuộc họp bàn để thống nhất thời gian thực hiện phân chia di sản rất khó để đảm bảo sự có mặt của tất cả những người thừa kế. Trong khi đó, điều luật lại quy định sự thỏa thuận của tất cả những người thừa kế.
  • Đoạn 2 Điều 661 quy định: “Trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định…” Quy định này xác định, nếu chia di sản làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ hoặc chồng còn sống như nhà của hai vợ chồng là nơi ở duy nhất, đất nông lâm ngư nghiệp dùng để canh tác là nguồn thu nhập chính thì họ có quyền yêu cầu Tòa án chưa chia thừa kế và xem xét định ra một khoảng thời gian giúp ổn định cuộc sống. Quy định trên xác định quyền yêu cầu hạn chế phân chia di sản sau một thời gian là dành cho người vợ hoặc chồng còn sống chứng minh việc chia di sản có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của họ. Bên cạnh đó, ngoài vợ chồng, điều luật còn mở rộng đối tượng là gia đình. Vì vậy, cần xác định gia đình bao gồm những đối tượng nào. Thực tế cho thấy, gia định trong truyền thống Việt Nam rất đa dạng, không chỉ bao gồm cha, mẹ, con cái mà còn bao gồm cô, dì, chú, bác nhiều thế hệ. Hiện tại, dưới góc độ pháp lý, khoản 2 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Gia đìnhlà tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật này”. Như vậy, phạm vi gia đình này quá rộng để áp dụng vào quy định trên. Tiểu Luận Hạn Chế Phân Chia Di Sản Thừa Kế

Do đó, trong các đoạn của quy định này, có thể thay thế “tất cả người thừa kế” hay “gia đình” bằng cụm từ “thành viên khác thuộc hàng thừa kế ưu tiên chia”.

Về nguyên tắc, quyền được hưởng thừa kế nói chung và quyền yêu cầu phân chia di sản thừa kế nói riêng được trao một cách bình đẳng cho các chủ thể. Song, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, pháp luật quy định về hạn chế phân chia di sản. Trải qua thời gian, các quy định có liên quan đã ngày càng hoàn thiện, tuy nhiên, vẫn tồn tại một số bất cập, hạn chế. Bài viết đã đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật trong thời gian tới.

[1] Luật Hoàng Anh, Hạn chế phân chia di sản là gì?, https://luathoanganh.vn/hoi-dap-luat-dan-su/han-che-phan-chia-di-san-la-gi-lha1275.html

[2] Điều 623 BLDS 2015

Trên đây là toàn bộ bài tiểu luận hạn chế phân chia di sản thừa kế theo bộ luật dân sự mà mình đã liệt kê và triển khai đầy đủ nội dung cần có của một bài tiểu luận. Nếu nguồn tài liệu mà mình đã chia sẻ trên đây chưa làm các bạn hài lòng thì hiện tại bên mình có nhận viết thuê tiểu luận với nhiều đề tài đa dạng khác nhau, hãy liên hệ với dịch vụ viết thuê tiểu luận chất lượng qua zalo 0932091562 

Contact Me on Zalo