Hình như bạn đang tìm Tiểu Luận Độc Quyền Hành Chính Trong Kinh Doanh? Bài viết sau đây mình sẽ giới thiệu đến cho các bạn một bài tiểu luận hoàn toàn hữu ích đáng để xem và tham khảo. Nguồn nội dung mình đã tiến hành triển khai như là khái niệm về cạnh tranh,khái niệm về độc quyền,khái niệm về độc quyền hành chính trong kinh doanh, nguyên nhân của độc quyền hành chính trong kinh doanh… Hy vọng nguồn tài liệu này sẽ nhanh chóng triển khai cho các bạn thêm nhiều kiến thức để có thể nhanh chóng triển khai tốt bài tiểu luận của mình.
Ngoài ra, hiện nay bên mình có nhận viết thuê tiểu luận với đa dạng các đề tài phổ biến nhất hiện nay, cho nên nếu như các bạn có nhu cầu cần viết thuê một bài tiểu luận thì ngay bây giờ đây hãy tìm đến ngay dịch vụ viết thuê tiểu luận qua zalo/telegram : 0932.091.562 để được tư vấn báo giá làm bài trọn gói và hỗ trợ nhanh nhất có thể nhé.
1.KHÁI NIỆM VỀ CẠNH TRANH
Cạnh tranh là một khái niệm rất rộng, xuất phát ở nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, cạnh tranh chỉ xuất hiện trong cơ chế kinh tế thị trường, nơi pháp luật thừa nhận và bảo đảm chế độ sở hữu đa thành phần, quyền tự do ý chí của các chủ thể tham gia quan hệ kinh tế.
Cho đến nay, có rất nhiều quan niệm về cạnh tranh. Theo Black’s Law Dictionary, cạnh tranh là sự nỗ lực hoặc hành vi của hai hay nhiều thương nhân nhằm tranh giành những lợi ích giống nhau từ chủ thể thứ ba[1]. Với tư cách là hiện tượng xã hội, Từ điển kinh doanh của Anh đưa ra định nghĩa, đó là sự ganh đua, kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình.[2]
XEM THÊM: Viết Thuê Tiểu Luận
Qua các định nghĩa trên, có thể nói, trong khoa học kinh tế, cạnh tranh được hiểu là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trường nhằm mục đích lôi kéo về mình ngày càng nhiều khách hàng. Từ khái niệm này, cạnh tranh có một số đặc điểm như sau:
Một là, cạnh tranh là hiện tượng xã hội diễn ra giữa các chủ thể kinh doanh
Nếu các chủ thể được thành lập, ra đời không vì mục tiêu kinh doanh kiếm lợi nhuận thì giữa họ không có cạnh tranh. Chủ thể của cạnh tranh là các chủ thể kinh doanh bao gồm các thành phần kinh tế với những hình thức sở hữu khác nhau. Nếu chỉ có một doanh nghiệp, cạnh tranh sẽ không tồn tại, nói cách khác, cạnh tranh chỉ tồn tại khi có ít nhất hai chủ thể kinh doanh. Đồng thời, các chủ thể kinh doanh đó phải thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Nếu khi có sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp, song chúng chỉ thuộc về một thành phần kinh tế duy nhất thì sự cạnh tranh chẳng còn ý nghĩa gì. Cạnh tranh chỉ thực sự trở thành động lực thúc đẩy các doanh nghiệp kinh doanh tốt hơn nếu các doanh nghiệp thuộc về các thành phần kinh tế khác nhau với những lợi ích và tính toán khác nhau
Hai là, cạnh tranh chỉ tồn tại trong cơ chế kinh tế thị trường
Tiểu Luận Độc Quyền Hành Chính Trong Kinh Doanh một nhà nước có chế độ kinh tế bao cấp, tự cung tự cấp, cạnh tranh không thể tồn tại. Bởi lẽ, một doanh nghiệp sản xuất được bao nhiêu sản phẩm, bán cho ai, bán bao nhiêu đều thuộc kế hoạch, được phân giao, không phụ thuộc vào nhu cầu, khả năng của tự thân doanh nghiệp và thị trường thì không có sự ganh đua, lôi kéo khách hàng nhằm tăng thị phần, tăng lợi nhuận, từ đó không tồn tại cạnh tranh.
Ba là, mục đích của các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh là cùng tranh giành thị trường mua hoặc bán sản phẩm.
Suy cho cùng, mục đích của các chủ thể kinh doanh là lợi nhuận. Để thu được lợi nhuận cần có sản phẩm phù hợp với thị hiếu, nhu cầu của người tiêu dùng, giảm chi phí đầu vào, giảm giá vốn hàng bán, tìm kiếm nhiều khách hàng, giá bán hàng hóa phù hợp, mở rộng thị trường. Do đó, cạnh tranh diễn ra giữa các doanh nghiệp có chung lợi ích như cùng nguồn nguyên liệu đầu vào giống nhau hoặc cùng tìm kiếm thị trường để bán những sản phẩm tương tự nhau. Điều đó làm cho các doanh nghiệp bán sản phẩm giống nhau hoặc tương tự nhau trở thành đối thủ cạnh tranh của nhau.
XEM THÊM : Tiểu Luận Môn Tư Duy Kinh Doanh Cho 20 Năm Tới
Dựa vào các tiêu chí khác nhau, cạnh tranh được phân loại khác nhau.
Căn cứ vào tính chất, mức độ can thiệp của nhà nước vào đời sống kinh tế, cạnh tranh được chia thành cạnh tranh tự do và cạnh tranh có sự điều tiết của nhà nước. Trong đó, nhà nước tham gia vào nền kinh tế, đưa ra các chính sách để điều tiết, hướng quan hệ cạnh tranh vận động và phát triển theo trình tự nhất định, bảo đảm tạo lập và duy trì môi trường kinh doanh bình đẳng.
Căn cứ vào tính chất của các phương thức cạnh tranh, cạnh tranh được chia thành cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh, phụ thuộc vào sự đánh giá sự phù hợp của phương thức cạnh tranh với pháp luật, với tập quán thương nại, với đạo đức kinh doanh truyền thống.
Căn cứ vào đặc tính, cấu trúc của thị trường, các nhà kinh tế học chia cạnh tranh thành cạnh tranh hoàn hảo, độc quyền, cạnh tranh mang tính độc quyền và độc quyền nhóm, phụ thuộc vào số lượng người mua và người bán, loại hàng hóa được sản xuất, bản chất của rào cản gia nhập thị trường.
2.KHÁI NIỆM VỀ ĐỘC QUYỀN
Độc quyền và cạnh tranh có mối liên hệ với nhau. Về nguồn gốc, thuật ngữ “độc quyền” – “monopoly” xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ đại. “Monos” – nghĩa là duy nhất và “Polein” – nghĩa là bán. Có thể hiểu theo một cách đơn giản, “độc quyền” đề cập đến bất kỳ cá nhân hoặc doanh nghiệp nào là người bán duy nhất trên thị trường. Mở rộng khái niệm trên, “độc quyền là hiện tượng trên thị trường chỉ có một doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp cấu kết với nhau chiếm vị trí độc tôn trong việc cung cấp sản phẩm nhất định nào đó, cho phép họ kiểm soát trọn vẹn giá cả sản phẩm để thu lợi nhuận tối đa và ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh khác thâm nhập thị trường”.[3]
Độc quyền tồn tại trên thị trường có những đặc trưng sau:
Thứ nhất, chỉ có chủ thể duy nhất cung ứng hoặc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường mà không có sản phẩm thay thế hoặc cùng loại gần giống với nó. Trên thị trường độc quyền, không có đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp độc quyền có thể độc quyền nguồn cung (độc quyền bán) hoặc độc quyền cầu (độc quyền mua). Khi độc quyền, doanh nghiệp nắm giữ thị trường và có khả năng khống chế ý chí, tước bỏ quyền được lựa chọn của khách hàng.
Thứ hai, doanh nghiệp độc quyền là người quyết định giá bán hoặc giá mua. Họ có thể nâng giá hoặc hạ giá sản phẩm để thu được lợi nhuận độc quyền lớn nhất. Ví dụ, khi một doanh nghiệp tham gia đầu tư dự án điện gió, EVN hoàn toàn là bên quyết định giá mua điện của họ và giá bán điện cho người tiêu dùng, việc của doanh nghiệp là có lựa chọn tham gia ngành sản xuất điện hay không.
XEM THÊM : 99+ Đề Tài Tiểu Luận Pháp Luật Kinh Doanh Bảo Hiểm
Thứ ba, rào cản gia nhập thị trường rất lớn làm cho các doanh nghiệp khác rất khó khăn hoặc không thể tham gia thị trường được.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Cũng căn cứ vào nguyên nhân, độc quyền có thể chi thành các loại sau:
Độc quyền tự nhiên – hình thành từ quá trình cạnh tranh. Sau quá trình cạnh tranh, lợi nhuận và các nguồn lực tích tụ vào doanh nghiệp chiến thắng, doanh nghiệp không tồn tại được dần biến mất, tạo nên thế độc quyền.
Độc quyền do nắm giữ ưu thế về công nghệ, yêu cầu của ngành. Đối với một số ngành, rào cản tham gia thị trường đến từ khoa học công nghệ, yêu cầu của ngành, dẫn đến rất ít doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc quy mô đầu tư, do đó, loại bỏ dần những đối thủ không đáp ứng được yêu cầu của ngành
Tiểu Luận Độc Quyền Hành Chính Trong Kinh Doanh độc quyền do bảo hộ của nhà nước bao gồm bảo hộ bằng các quyết định hành chính cho các doanh nghiệp của nhà nước và bảo hộ các đối tượng thuộc sở hữu công nghiệp.

3.KHÁI NIỆM VỀ ĐỘC QUYỀN HÀNH CHÍNH TRONG KINH DOANH
Độc quyền hành chính là một trong những loại độc quyền, thuộc trường hợp độc quyền do bảo hộ của nhà nước. “Độc quyền hành chính có thể được hiểu là việc một chủ thể kinh doanh có được vị thế độc quyền nhưng không phải do sức mạnh kinh tế mà do sự tác động của quyền lực nhà nước. Độc quyền hành chính xuất hiện khi nhà nước và các cơ quan nhà nước lạm dụng quyền lực của mình thực hiện những hành vi nhằm phá huỷ và ngăn cản cạnh tranh một cách bình thường, và nó là kết quả của quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường. Bằng những văn bản pháp quy, các quyết định hành chính và hành vi hành chính, các cơ quan công quyền và công chức nhà nước khi thi hành công vụ đã can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra những lợi thế đặc biệt cho một số doanh nghiệp nhất định về thị trường, tín dụng, khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên…nhằm tạo ra vị thế độc quyền cho các doanh nghiệp này, đồng thời, gây cản trở, khó khăn cho hoạt động kinh doanh bình thường của các doanh nghiệp khác”[4].
Từ khái niệm này, có thể thấy đặc trưng của độc quyền hành chính bao gồm:
Tiểu Luận Độc Quyền Hành Chính Trong Kinh Doanh phương thức thể hiện của độc quyền hành chính là dựa vào quyền lực hành chính. Các cơ quan nhà nươc sử dụng quyền lực của mình, thông qua văn bản pháp quy, quyết định hành chính và hành vi hành chính tạo lập độc quyền hành chính.
Độc quyền hành chính tạo ra hệ quả không chỉ đối với đối tượng tác động mà cả khu vực hành chính
Bất kỳ sự độc quyền của chủ thể kinh doanh nào cũng đem lại hiệu quả kinh tế to lớn đối với chủ thể đó. Bởi lẽ, khi có độc quyền, chủ thể nắm giữ sự độc quyền có thể tự ý quyết định giá mua hoặc giá bán hoặc cả giá mua và giá bán, từ đó hưởng lợi từ chênh lệch giá, chiếm lĩnh thị trường, đưa ra những điều kiện trong giao kết hợp đồng; tạo ra rào cản trong gia nhập thị trường. Bên cạnh đó, do có sự tác động của cơ quan nhà nước, mục đích hướng đến của độc quyền hành chính không chỉ đem lại lợi ích cho chủ thể kinh doanh mà còn tạo ra lợi ích riêng cho vùng miền, khu vực hành chính. Nhờ độc quyền hành chính, khu vực hành chính đó có lợi thế hơn so với khu vực hành chính khác
4.NGUYÊN NHÂN CỦA ĐỘC QUYỀN HÀNH CHÍNH TRONG KINH DOANH
Khác với nguyên nhân của các trường hợp đặc quyền khác như độc quyền tự nhiên, độc quyền do nắm giữ ưu thế công nghệ, kỹ thuật, nguyên nhân của độc quyền hành chính là do sự tác động của quyền lực nhà nước. Quyền lực này được tạo ra bởi Nhà nước, các cơ quan quản lý nhà nước, các cán bộ, công chức nhà nước hoặc các tổ chức chính trị, chính trị – xã hội khi được nhà nước trao quyền quản lý nhà nước.
Trong đời sống kinh tế, Nhà nước tham gia đóng vai trò rất quan trọng. Bằng các công cụ, phương tiện, chính sách của mình. văn bản pháp quy, quyết định hành chính và hành vi hành chính tạo lập độc quyền hành chính, khi nhà nước đưa ra các chính sách hoặc thay đổi các chính sách của mình đều có khả năng tạo ra độc quyền hành chính. Ở Việt Nam, các lý do tạo ra độc quyền hành chính như: “đảm bảo an ninh Quốc gia”, “duy trì và củng cố vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước” hay “bảo hộ sản xuất trong nước”.
Các cá nhân, tổ chức được trao quyền lực nhà nước như “bộ, cơ quan ngang bộ – cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc”[5], cơ quan thuộc chính phủ, cơ quan của chính quyền địa phương,… bằng quyền xây dựng, giải thích các văn bản pháp quy, đưa ra các quy chế, các quyết định hành chính, các cơ quan này có khả năng rất lớn trong việc tác động vào hoạt động kinh doanh và tạo ra độc quyền hành chính.
[1] Black’s Law Dictionary, Bryan A. Garner (St Paul.1999), tr.278 [2] Dẫn theo Đặng Vũ Huân, Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh ởViệt Nam (NXB chính trị quốc gia, 2004), tr 19 [3] Độc quyền là gì?, https://nganhangphapluat.thukyluat.vn/tu-van-phap-luat/thuong-mai/doc-quyen-la-gi-120489 [4] Nhận diện Độc quyền hành chính trong kinh doanh ở Việt Nam, Trần Anh Tú [5] Khoản 1 Điều 39 Luật tổ chức chính phủ 2015Bài viết trên đây là toàn bộ Tiểu Luận Độc Quyền Hành Chính Trong Kinh Doanh là một trong những đề tài tiểu luận hoàn toàn xuất sắc mà mình đã liệt kê và đồng thời để triển khai đến cho các bạn cùng xem và tham khảo. Chúc các bạn sinh viên xem được bài viết này sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm để tiến hành triển khai bài tiểu luận của mình. Ngoài ra, hiện nay bên mình có dịch vụ viết thuê tiểu luận với đa dạng có đề tài phổ biến nhất hiện nay, cho nên nếu như bạn vẫn chưa thể giải quyết được bài tiểu luận của mình thì ngay bây giờ đây hãy liên hệ ngay đến dịch vụ nhận viết thuê tiểu luận qua zalo/telegram : 0932.091.562 để được tư vấn báo giá làm bài trọn gói và hỗ trợ nhanh nhất có thể nhé.