Bài Mẫu Tiểu Luận Đạo Đức Nho Giáo Mới Nhất, 9 Điểm

Rate this post

Bài Mẫu Tiểu Luận Đạo Đức Nho Giáo Mới Nhất, 9 Điểm. Đây là bài mẫu được liệt kê , chọn lọc kĩ càng nên các bạn càng không nên bỏ qua, các bạn hoàn toàn yên tâm khi xem và tham khảo bài mẫu tiểu luận về đạo đức nho giáo này của mình .

Mở Đầu Bài Tiểu Luận Đạo Đức Nho Giáo

Nho giáo là một học thuyết chính trị – đạo đức ra đời và tồn tại đến nay đã hơn 2500 năm. Trong suốt thời gian tồn tại, Nho giáo đã có ảnh hưởng ở nhiều nước phương Đông, trong đó có Việt Nam. Bài viết đề cập đến những nội dung đạo đức chủ yếu của Nho giáo như tam cương (đạo đức xã hội gồm ba mối quan hệ cơ bản là vua-tôi, cha-con, chồng-vợ), ngũ thường (gồm năm chuẩn mực đạo đức cá nhân bất di bất dịch là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín). Đó là những tiền đề để thực hiện thuyết chính danh, làm cho xã hội được ôn định, trật tự. Trên cơ sở phân tích những nội dung đạo đức nói trên, bài viết làm rõ những ảnh hưởng tích cực cũng như hạn chế của Nho giáo đối với đạo đức con người Việt Nam trong lịch sử cũng như hiện tại. Nho giáo là một học thuyết chính trị – đạo đức ra đời và tồn tại đến nay đã hơn 2500 năm. Trong suốt thời gian tồn tại, Nho giáo đã có ảnh hưởng ở nhiều nước phương Đông, trong đó có Việt Nam. Sự ảnh hưởng này, được thể hiện trên nhiều phương diện, đặc biệt là trong lĩnh vực đạo đức trước đây cũng như hiện nay. Do đó, lực chọn đề tài: “học thuyết đạo đức của Nho giáo” làm tiểu luận là điều hết sức cần thiết.

XEM THÊM : Dịch Vụ Viết Thuê Tiểu Luận

Nội Dung Tiểu Luận Đạo Đức Nho Giáo 

  1. lược về Học thuyết đạo đức của Nho giáo

Trung Quốc là trung tâm văn hoá lớn của nhân loại trong thời kỳ cổ trung đại trãi qua gần bốn mươi thế kỷ phát triển liên tục, lịch sử triết học Trung Quốc bao hàm nội dung vô cùng phong phú với những hệ thống triết học đồ sộ và sâu sắc. Nho giáo là một trong những trường phái triết học chính của Trung Quốc thời cổ đại đó là những tư tưởng triết lý, luân lý đạo đức, thể chế cai trị vốn đã có cơ sở ở Trung Quốc từ thời Tây Chu, đến cuối thời Xuân Thu (TKXI-TKV TCN) thì được Khổng Tử (551-479TCN) và các môn đệ của Ông là Mạnh Tử (372-289 TCN) và Tuân Tử ( 313 -238 TCN) hệ thống hóa ổn định lại trong hai bộ kinh điển là Tứ Thư và Ngũ Kinh.

Tứ Thư gồm : Luận ngữ, Đại học, Trung Dung và Mạnh Tử, bộ sách này do các học trò của Khổng Tử đã tập hợp những lời dạy của thầy mà soạn ra.

Ngũ Kinh gồm: Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Dịch, Kinh Lễ, Kinh Xuân Thu.

Nội dung bộ sách này phần lớn có từ trước được Khổng Tử gia công san định, hiệu đính và giải thích. Do Khổng Tử có công đầu trong việc phát triển tư tưởng của Chu Công, hệ thống hóa lại và truyền bá nên ông được xem là người sáng lập Nho giáo. Tiểu luận đạo đức nho giáo

Nho giáo từ Khổng Tử đến Mạnh Tử được coi là giai đoạn hình thành, giai đoạn này được coi là Nho giáo nguyên thuỷ.

Năm 221TCN Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc và áp dụng chính sách cai trị bằng pháp luật độc đoán khắt nghiệt đã dùng bạo lực tiêu diệt Nho giáo.

Khi Hán Vũ Đế lên ngôi (140-87 TCN), đã thực hiện những chính sách quan trọng, thực hiện theo lời khuyên của Đổng Trọng Thư, khôi phục Nho giáo và đưa Nho giáo lên địa vị Quốc giáo .

Nho giáo đời Hán (Hán Nho) đã được cải tạo, biến đổi, nhằm mục đích phục vụ vương triều.

Do đó từ đời Hán Nho giáo đã trở thành hệ tư tưởng chính thống chi phối văn hoá Trung Quốc và làm nền tảng cho việc xây dựng và bảo vệ chế độ phong kiến Trung Quốc suốt hai ngàn  năm lịch sử.

Ba cương lĩnh cơ bản của Nho giáo (Tam cương ) là:

– Đạo vua tôi  (quân thần)

– Đạo cha con (phụ tử)

– Đạo vợ chồng (phu phụ)

Năm phép ứng xử luân lý và đạo đức (Ngũ thường ) Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín

Hạt nhân tư tưởng của triết học Nho giáo là Nhân và Lễ. Tiểu luận đạo đức nho giáo

Nho giáo coi chữ Nhân là đạo đức hoàn thiện nhất “Nhân dã, Nhân giả” (kẻ có nhân ấy, ấy là con người vậy) “nhân giả ái nhân” (người có nhân thì yêu con người)

Để đạt chữ nhân, Khổng Tử chủ trương dùng lễ nhà Chu (Chu lễ) “Nhất nhật Khắc kỷ phục lễ, thiên hạ quy nhân yên”(một ngày biết nén mình theo lễ thì thiên hạ quy về nhân vậy). Nhà Nho đã từ hai chữ nhân và lễ mà suy diễn ra cả một hệ thống triết học chính trị, triết học đạo đức và triết học lịch sử.

Tiểu Luận Đạo Đức Nho Giáo
Tiểu Luận Đạo Đức Nho Giáo
  1. Nội dung học thuyết đạo đức Nho giáo

Trên cơ sở những tư tưởng triết học ấy đã hình thành mẫu người của Nho giáo là người quân tử mà lý tưởng sống được thể hiện tập trung trong một hệ thống quan niệm về tu thân, tề gia trị quốc, bình thiên hạ. Giữa Khổng Tử và các học trò của Ông có nhiều quan điểm khác nhau, thậm chí mâu thuẩn với nhau như  “Quan điểm về thế giới” nhưng nhìn chung có sự thống nhất.  Sự thống nhất đó thể hiện ở hệ thống quan điểm về đạo đức luân lý, chính trị – xã hội, trong đó có sự thống nhất về các giá trị đạo đức, các mối quan hệ con người (ngũ luân), trật tự đẳng cấp xã hội (chủ trương chính sách), sự tất yếu của chính quyền.

Bài Mẫu Tiểu Luận Đạo Đức Nho Giáo Trong triết học của Nho giáo với nội dung đạo đức, luân lý phong phú, thống nhất với nhau và thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đây có lẽ là thành quả rực rỡ nhất trong triết lý nhân sinh và có nhiều đóng góp hữu ích vào việc hoàn thiện và làm phong phú kho tàng lý luận giáo dục đạo đức của nhân loại.

Khổng Tử và các học trò của ông đã thấy được sức mạnh và vai trò to lớn của đạo đức đối với xã hội. Vì vậy, nội dung quan trọng của Nho giáo là luận bàn về đạo đức. Theo Khổng Tử, đạo là năm mối quan hệ xã hội cơ bản của con người được gọi là nhân luân, Mạnh Tử gọi là ngũ luân: vua – tôi, cha – con, chồng – vợ, anh em, bạn bè. Trong đó, ba mối quan hệ cơ bản nhất, Đổng Trọng Thư gọi là Tam cương – ba sợi dây ràng buộc con người từ trong quan hệ gia đình đến ngoài xã hội. Đức chính là các phẩm chất quan trọng nhất mà con người cần phải có để thực hiện tốt các mối quan hệ cơ bản trên. Khổng Tử nhấn mạnh “Tam đức” (nhân, trí, dũng); ở Mạnh Tử là “Tứ đức” (nhân, nghĩa, lễ, trí); Đổng Trọng Thư là “ngũ thường” (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín). Tam cương và ngũ thường được kết hợp và gọi tắt là đạo cương – thường.

Cương – thường là nội dung cơ bản trong đạo làm người của Nho giáo, là nguyên tắc chi phối mọi suy nghĩ, hành động và là khuôn vàng thước ngọc để đánh giá phẩm hạnh của con người. Một mặt, đạo cương – thường góp phần điều chỉnh hành vi của con người, đưa con người vào khuôn phép theo chế độ lễ pháp của nhà Chu trước đây và các triều đại phong kiến sau này đặt ra. Cương – thường là nhân tố quan trọng làm cho xã hội ổn định theo thứ bậc, là cơ sở đảm bảo quyền thống trị của thiên tử. Mặt khác, đạo cương – thường với nội dung “quân xử thần tử, thần bất tử bất trung”, “phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu” (vua xử bề tôi chết, bề tôi không chết là không có lòng trung, cha xử con chết, con không chết là không có hiếu) là sợi dây trói buộc con người, làm cho con người thụ động trong cả suy nghĩ và hành động. Tư tưởng này là lực cản sự phát triển của xã hội và là một trong những nguyên nhân làm cho xã hội phương Đông trì trệ. Như vậy, đối với Khổng Tử, nhân chính là đạo lý làm người, vừa thương người (ái nhân), vừa phải giúp người (cứu nhân). Ông cho rằng, khi thi hành điều nhân phái phân biệt thân sơ, trên dưới. Nếu ở Khổng Tử đức nhân mang tính phức tạp rất khó thực hiện, nó vừa là lý tưởng nhưng lại mang yếu tố không tưởng thì đến thời Hán, đức nhân lại được khoác thêm cái vỏ tôn giáo thần bí, do vậy càng không tưởng hơn.

Tư tưởng Mạnh Tử tuy còn nhiều yếu tố duy tâm thần bí, nhưng với tư tưởng dân quyền, “nhân chính”, “bảo dân”… có ý nghĩa tiến bộ, phù hợp với yêu cầu và xu thế phát triển của lịch sử xã hội đương thời.

Quan hệ của con người trong Tam cương có tính phiến diện. Mặc dù Nho giáo có nói đến nghĩa vụ và cách đối xử của hai bên, nhưng thực tế thì trước sau chỉ lên án những kẻ làm tôi, làm con, làm vợ mà thôi. Thực tế đó là mối quan hệ độc đoán một chiều. Hơn nữa, quy toàn bộ quan hệ xã hội của con người vào Tam cương, Ngũ thường là không đủ, Đặc biệt Nho giáo coi thường người phụ nữ, đã quy định trói buộc người phụ nữ vào người đàn ông (coi trọng nam khinh nữ). Tiểu luận đạo đức nho giáo

Mục đích của chính danh mà Nho giáo đề cao là sự ổn định xã hội, suy cho cùng là để bảo vệ quyền của thiên tử, duy trì sự phân biệt đẳng cấp. Chính danh không những chỉ là nội dung tư tưởng chính trị của Nho giáo, mà còn mang ý nghĩa đạo đức, là một yêu cầu về mặt đạo đức của con người. Chúng ta biết rằng, một trong những phạm trù đạo đức đó là lương tâm, trách nhiệm. Nếu xét theo nghĩa này thì một người làm tròn nghĩa vụ và bổn phận của mình tức là người đó có đạo đức. Ý nghĩa tích cực của tư tưởng chính danh là làm cho con người ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình một cách rõ ràng trong các mối quan hệ xã hội. Con người tồn tại trong vô vàn các quan hệ xã hội đan xen, ở mỗi mối quan hệ đó con người có nghĩa vụ nhất định phải thực hiện. Điều này là cần thiết ở mọi chế độ xã hội, ở mọi thời đại. Tư tưởng chính danh yêu cầu con người thực hiện một cách đúng mức nghĩa vụ của bản thân trước cộng đồng và xã hội trong khuôn khổ danh phận, góp phần vào duy trì bình ổn xã hội. Tư tưởng này còn kìm hãm tự do của nhân cách tới mức không chấp nhận bất kì sáng kiến nào của con người, làm cho con người luôn ở trạng thái nhu thuận, chỉ biết phục tùng theo chủ trương “thuật nhi bất tác” (chỉ làm theo mà không sáng tác gì thêm). Tư tưởng chính danh đã quá đề cao danh phận, làm cho con người luôn có tư tưởng hám danh, chạy theo danh, theo chức đến mức nhiều người vì hám danh quên phận mà quên cả luân thường đạo lý. Mặc dù có những quan niệm khác nhau, nhấn mạnh đức này hay đức khác của con người nhưng nói chung, các nhà nho đều cho rằng con người cần phải có những phẩm chất đạo đức cơ bản: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.

XEM THÊM : Phương Pháp Chọn Đề Tài Viết Tiểu Luận

  1. Quá trình du nhập và ảnh hưởng của học thuyết đạo đức Nho giáo trong truyền thống văn hoá Việt Nam

  • Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo được du nhập vào Việt nam từ lâu và đã có vai trò đáng kể trong đời sống tinh thần của nhân dân. Những trào lưu ấy được cải biến cho phù hợp với truyền thống văn hóa của nhân dân và nhu cầu của đất nước và đã trở thành nhân tố của nền văn hóa và hệ tư tưởng thống trị ở Việt Nam. Nghiên cứu về Nho giáo ở Việt Nam không thể tách rời nó với truyền thống Việt Nam.

Nho giáo được du nhập vào nước ta và đã tồn tại trong suốt thời kỳ phong kiến. Trong khoảng thời gian không ngắn đó, lịch sử tư tưởng Việt Nam đã tiếp thu nhiều tư tưởng khác như Phật giáo, Đạo giáo…. Đã có thời kỳ Phật giáo giữ vai trò chính yếu, nhưng nhìn chung càng về sau Nho giáo càng chiếm ưu thế và trở thành công cụ tư tưởng cho các triều đại phong kiến Việt Nam. Do có thời gian tồn tại lâu dài, do được các triều đại phong kiến tiếp thu và sử dụng có mục đích, cho nên Nho giáo có ảnh hưởng sâu rộng ở nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, tư tưởng đạo đức Nho giáo đã trở thành cơ sở cho đạo đức thời phong kiến Việt Nam và ngày nay ảnh hưởng của nó vẫn còn. Đức Nhân, Nghĩa của Nho giáo đã làm cho con người có sự đối xử nhân ái, khoan dung, độ lượng với nhau. Đức lễ, với hệ thống các qui định chặt chẽ đã giúp con người có thái độ và hành vi ứng xử với nhau theo thứ bậc, theo khuôn phép. Xét theo phương diện pháp luật thì lễ của Nho giáo có tác dụng tích cực trong việc duy trì trật tự, kỷ cương của xã hội, ngày nay chúng ta có thể kế thừa. Nho giáo quan niệm trong nước cần phải có pháp lễ (luật pháp) thì nước mới nghiêm; trong gia đình phải có gia pháp thì mới có trên có dưới. Điều này đã tạo cho con người nếp sống trên kính dưới nhường. Tư tưởng chính danh giúp cho con người xác định được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình để từ đó suy nghĩ và xử thế đúng trong các quan hệ xã hội. Bài Mẫu Tiểu Luận Đạo Đức Nho Giáo

Cách mạng Tháng tám là một cuộc cách mạng triệt để đã lật đổ chế độ phong kiến kéo dài hàng ngàn năm và chế độ thực dân thống trị gần một thế kỷ. Cách mạng Tháng Tám đã đối xử với Nho giáo như thế nào ?

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình Nho giáo yêu nước, sống giữa một quê hương đã bao đời theo Nho học, từng chứng kiến những tinh thần yêu nước và chống giặc đầy nhiệt tình và khí phách của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã chứng kiến sự bất lực của Nho giáo trước sự tấn công của chủ nghĩa Đế quốc và đã vượt qua Nho giáo để đi tìm đường cứu nước. Sự khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với chủ nghĩa Marx sáng tạo cũng là sự phủ định đối với Nho giáo giáo điều. Sự phủ định này thể hiện tính khoa học trong sự gạt bỏ và giữ lại đối với di sản của quá khứ. Người đã cương quyết gạt bỏ cái cốt lõi lạc hậu của Nho giáo để rồi sau đó giữ gìn và phát huy những nhân tố hợp lý của Nho giáo. Trên tinh thần đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lật ngược Học thuyết đạo đức của Nho giáo như trước nay K.Marx đã lật ngược học thuyết của Hegel.

Ngày nay, đất nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đó là con đường phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam. Do trình độ lực lượng sản xuất rất thấp lại tồn đọng nhiều tàn dư quan hệ xã hội, ý thức tư tưởng, tâm lý của chế độ thực dân, phong kiến cũ để lại đã tạo ra những khó khăn trở ngại trong bước chuyển tiếp lịch sử từ một xã hội kém phát triển sang một xã hội hiện đại. Để chuẩn bị tiền đề kinh tế trong thời gian quá độ cần có sự phát triển nhất định nhân tố tư bản chủ nghĩa trong thời kỳ này, Đảng ta chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Bên cạnh những thành tích phấn khởi đã đạt được, trong cán bộ và nhân dân lại có những biểu hiện tiêu cực ở trong cả nhận thức, tình cảm và hành động. Tư tưởng thực dụng chạy theo đồng tiền làm cho một số bộ phận xa rời lý tưởng, suy thoái về phẩm chất đạo đức. Nạn tham nhũng, buôn lậu, làm giàu bất chính và nhiều tệ nạn xã hội khác đang phát triển nghiêm trọng.

Trong chủ trương biện pháp nhằm khắc phục những tình trạng nói trên, không thể không đụng chạm đến khá nhiều vấn đề của Nho giáo.

  • Nho giáo và tính bảo thủ của nó ảnh hưởng lớn đến Việt Nam, thể hiện nghiêm trọng ở : Chủ nghĩa quan liêu trong giới cầm quyền, chủ nghĩa bình quân trong nông dân, chủ nghĩa giáo điều trong giới trí thức. Việc khắc phục những bệnh này, cần phải có thời gian và những biện pháp tích cực. Tiểu luận đạo đức nho giáo

Kết Luận Tiểu Luận Đạo Đức Nho Giáo

Nho giáo là một trong những trường phái triết học chính của Trung Quốc từ thời cổ đại, tư tưởng triết học Nho giáo của Khổng Mạnh chiếm địa vị đặc biệt quan trọng trong lịch sử tư tưởng, nó ảnh hưởng sâu sắc trong mọi mặt của đời sống xã hội Trung Quốc suốt hơn hai ngàn năm lịch sử.

Do vị trí địa lý và điều kiện lịch sử, Nho giáo đã thâm nhập và bén rễ sâu vào các tầng lớp nhân dân Việt Nam từ hàng ngàn năm nay. Nó ảnh đến hầu như tất cả các lĩnh vực tâm lý, văn hoá, xã hội.

Học thuyết đạo đức của Nho giáo được nhà nước phong kiến Việt Nam chủ động tiếp nhận để khai thác những yếu tố được coi là thế mạnh, thích hợp cho việc tổ chức và quản lý đất nước.

Tiểu luận đạo đức nho giáo Theo tâm lý thường tình của những người ít đi sâu tìm hiểu về Nho giáo, người ta thường nghĩ rằng, Nho giáo là cổ hủ, là khắt khe là lạc hậu…

Chúng ta không thể phủ nhận rằng Nho giáo đã tham gia góp phần vào sự đúc nặn nên diện mạo tinh thần dân tộc và văn hóa dân tộc. Dù có những điểm chưa tích cực nhưng trãi qua năm tháng sàn lọc những tư tưởng triết học của Nho giáo đã thấm nhuần trong lòng con người Việt Nam Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín của ngày xưa cho đến nay vẫn là một nét đẹp đáng trân trọng ở góc nhìn đúng đắn. Trí và Dũng ngày nay còn được các nhà quản trị tài ba  vận dụng vào các chiến lược kinh doanh. Còn những quan niệm về Nhân, Lễ, Nghĩa thì càng được phát huy theo những mặt tích cực, xây dựng nên những mặt phát triển góp phần thúc đẩy cho kinh tế phát triển.

Không biết sự ảnh hưởng sâu rộng của Nho giáo đến nền văn hóa dân tộc như thế nào nhưng cho đến nay tính cộng đồng luôn được đề cao, còn trong gia đình thể hiện rõ nhất vẫn là những người phụ nữ, hình tượng người phụ nữ mẫu mực vẫn là những người đằm thắm chịu thương, chịu khó. Nét đẹp đó đã trở thành nét đặt trưng của người phụ nữ Việt Nam nói riêng và người phụ nữ Á đông nói chung.

Đảng, Nhà nước và nhân dân đang ra sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phải thường xuyên cảnh giác các thế lực phản động từ bên ngoài. Trong khi đó, những tiêu cực bên trong cũng tác động nguy hiểm không kém. Vì vậy, vấn đề xây dựng một xã hội văn hóa mới, gia đình văn hóa mới, nếp sống văn hóa mới cũng phải được quan tâm đúng mức.

Contact Me on Zalo