Tiểu luận: Đánh giá quy định pháp luật về đối tượng khởi kiện vụ án hành chính

Rate this post

Tiểu luận: Đánh giá quy định pháp luật về đối tượng khởi kiện vụ án hành chính. Bình luận về đối tượng khởi kiện vụ án hành chính tại bản án lệ số 10, đây là bài Tiểu luận về môn Luật tố tụng hành chính mà AD muốn chia sẻ đến các bạn đang học chuyên ngành Luật. Tuy nhiên để viết một bài Tiểu luận hoàn chỉnh thì các bạn cần rất nhiều bài tài liệu khác nhau, không chỉ riêng mỗi một bài tài liệu này thôi, chính vì thế hãy tham khảo thêm nhiều bài mẫu liên quan hơn ở trên Viettieuluan. 

Thời gian tới AD sẽ cập nhật thật nhiều tài liệu cho các bạn tham khảo, cho nên hãy theo dõi Viettieuluan để cập nhật thông tin các bài tài liệu liên quan nhé.

AD còn nhận viết các bài Tiểu luận, báo cáo, khóa luận,… đa dạng các đề tài ngành nghề. Các bạn có nhu cầu liên hệ với mình qua zalo Viettieuluan ngay nhé!.


Lời mở đầu Tiểu luận: Đánh giá quy định pháp luật về đối tượng khởi kiện vụ án hành chính

Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, việc hiểu chính xác và áp dụng quy định pháp luật về đối tượng khởi kiện có vai trò rất quan trọng và thiết yếu. Đối với người khởi kiện, việc nắm vững quy định về đối tượng khởi kiện giúp họ xác định được quyền khởi kiện của mình. Đối với hoạt động tố tụng, việc xác định đúng đối tượng khởi kiện giúp công tác xét xử đi đúng hướng, đạt được đúng mục đích của hoạt động này.

Luật Tố tụng hành chính 2015 (sau đây gọi là “Luật TTHC 2015”) ra đời đã có những sửa đổi, bổ sung quy định về đối tượng khởi kiện, quy định một cách tương đối cụ thể về căn cứ xác định vấn đề này. Với những thay đổi đó, Luật TTHC 2015 đã tạo ra một điểm sáng trong hoạt động giải quyết vụ án hành chính. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn phát sinh một số vướng mắc nhất định  trong việc xác định đối tượng khởi kiện mà điều này cần phải xem xét trước tiên từ những quy định pháp luật. ( Tiểu luận: Đánh giá quy định pháp luật về đối tượng khởi kiện vụ án hành chính. Bình luận về đối tượng khởi kiện vụ án hành chính tại bản án lệ số 10 )

Xuất phát từ những lý do trên, với đề tài tiểu luận: “Đánh giá quy định pháp luật về đối tượng khởi kiện vụ án hành chính. Bình luận về đối tượng khởi kiện vụ án hành chính tại bản án lệ số 10” em sẽ trình bày khái quát các quy định pháp luật tố tụng hành chính hiện nay về đối tượng khởi kiện, qua đó đánh giá những quy định pháp luật này và bình luận đối với thực tiễn áp dụng tại bản án lệ số 10.

XEM THÊM ==> DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN

Phần nội dung Tiểu luận: Đánh giá quy định pháp luật về đối tượng khởi kiện vụ án hành chính

1. Quy định pháp luật về đối tượng khởi kiện vụ án hành chính

Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Luật TTHC 2015, đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính bao gồm năm (5) đối tượng sau đây: quyết định hành chính; hành vi hành chính; quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữa chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống; quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước; danh sách cử tri. Cụ thể như sau:

1.1. Quyết định hành chính

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật TTHC 2015, quyết định hành chính được hiểu là “văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể”.

Như vậy, quyết định hành chính là đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính phải đảm bảo:

(i) Hình thức thể hiện: bằng văn bản.

(ii) Chủ thể ban hành: cơ quan hành chính nhà nước; cơ quan, tổ chức được giao thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó.

(iii) Nội dung: giải quyết, xử lý cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể. ( Tiểu luận: Đánh giá quy định pháp luật về đối tượng khởi kiện vụ án hành chính. Bình luận về đối tượng khởi kiện vụ án hành chính tại bản án lệ số 10 )

Tuy nhiên, các căn cứ nêu trên cần loại trừ một số quyết định không được coi là đối tượng khởi kiện theo quy định gồm các quyết định hành chính: thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo quy định của pháp luật; của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng; mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.

Ví dụ về quyết định hành chính: Chủ tịch UBND tỉnh A ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông X. Như vậy quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh A được coi là đối tượng khởi kiện trong trường hợp ông X kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

1.2. Hành vi hành chính

Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật TTHC 2015, hành vi hành chính được hiểu là “hành vi của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, theo quy định này, hành vi hành chính được coi là đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính phải đảm bảo những vấn đề sau đây:

(i) Hình thức: biểu hiện bằng hành vi (thực hiện hoặc không thực hiện).

(ii) Chủ thể thực hiện: cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước.

(iii) Mục đích của hành vi: liên quan đến nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.

Tương tự như quyết định hành chính, hành vi hành chính là đối tượng khởi kiện loại trừ các hành vi: thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo quy định của pháp luật; của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng; mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.

Ví dụ về hành vi hành chính: Ông A nộp hồ sơ xin chuyển đổi quyền sử dụng đất tại UBND xã X theo đúng quy định nhưng lại bị UBND xã X trả lại hồ sơ và không nêu rõ lý do của việc trả lại đó. Như vậy, hành vi của UBND xã X được xác định là hành vi hành chính, là đối tượng khởi kiện trong trường hợp ông A kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

1.3. Quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống

Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật TTHC 2015, quyết định kỷ luật buộc thôi việc được hiểu là “quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức thuộc quyền quản lý của mình”. Tuy nhiên, điều 30 Luật này đã giới hạn cụ thể quyết kỷ luật buộc thôi việc chỉ được coi là đối tượng khởi kiện khi áp dụng đối với công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống. ( Tiểu luận: Đánh giá quy định pháp luật về đối tượng khởi kiện vụ án hành chính. Bình luận về đối tượng khởi kiện vụ án hành chính tại bản án lệ số 10 )

Ở trường hợp này, cơ quan ban hành quyết định buộc thôi việc là cơ quan nhà nước, do đó là quyết định của cơ quan hành chính. Có thể nói buộc thôi việc là hình thức kỷ luật nặng nề nhất đối với công chức, chính bởi vậy quy định cho phép khởi kiện đối với quyết định này góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công chức.

1.4. Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước

Quyết định giải quyết khiếu nại được hiểu là quyết định do cơ quan hành chính ban hành để giải quyết khiếu nại do cá nhân, tổ chức gửi lên theo quy định của pháp luật. Tại trường hợp này, quyết định giải quyết khiếu nại được xem là đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính cần đảm bảo:

(i) Hình thức thể hiện: văn bản;

(ii) Chủ thể ban hành: cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại vụ việc cạnh tranh, hoạt động kiểm toán nhà nước.

(iii) Nội dung: giải quyết khiếu nại liên quan đến việc xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước.

Tiểu luận luật tố tụng hành chính
Tiểu luận luật tố tụng hành chính

1.5. Danh sách cử tri

Luật TTHC 2015 đưa danh sách cử tri là một trong những đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính cho thấy mối quan tâm của nhà nước đối với quyền chính trị của công dân. Quy định này cũng được ghi nhận tại Điều 28 Luật Trưng cầu dân ý 2015, theo đó, luật này cho phép công dân có quyền khiếu nại, khiếu kiện đối với danh sách cử tri tại cơ quan lập danh sách cử tri. Trường hợp không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại hoặc hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định pháp luật về tố tụng hành chính.

Như vậy, để khởi kiện danh sách cử tri theo quy định tại Luật TTHC 2015 cần phải đảm bảo điều kiện danh sách đó phải được thực hiện theo thủ tục khiếu nại được quy định tại Luật Trưng cầu dân ý 2015 trước và không có kết quả hoặc kết quả không thỏa mãn yêu cầu của người khiếu nại thì người đó mới được khởi kiện lên Tòa án nhân dân. ( Tiểu luận: Đánh giá quy định pháp luật về đối tượng khởi kiện vụ án hành chính. Bình luận về đối tượng khởi kiện vụ án hành chính tại bản án lệ số 10 )

2. Đánh giá quy định pháp luật về đối tượng khởi kiện vụ án hành chính

Nhìn chung quy định về đối tượng khởi kiện tại Luật TTHC 2015 đã được xây dựng khá chặt chẽ. Tuy nhiên, quy định vẫn chưa có những giải thích chi tiết, cụ thể nhằm hướng dẫn xác định đối tượng khởi kiện trong một số trường hợp đặc biệt, có sự đan xen về mặt chủ thể và đối tượng khởi kiện.

Ví dụ đối với trường hợp: khi ban hành quyết định cưỡng chế nhưng người bị cưỡng chế lại không phải người có tài sản cưỡng chế. Vì vậy, người khởi kiện chỉ khởi kiện đối với đối tượng là hành vi cưỡng chế chứ không khởi kiện đối với quyết định hành chính. Trong trường hợp này, đối tượng khởi kiện được xác định là hành vi cưỡng chế hay quyết định hành chính vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể. Mà trên thực tế lại chưa thống nhất về cách hiểu và áp dụng pháp luật đối với trường hợp này.

Vì vậy, để đảm bảo phát huy tính thực tiễn của quy định pháp luật, cần thiết phải nhanh chóng ban hành các quy định hướng dẫn đối với những trường hợp phát sinh trên thực tiễn, đặc biệt là những tình huống mới, phức tạp. Theo đó, thông qua hướng dẫn, giải thích được ban hành, việc áp dụng pháp luật sẽ được thực hiện trên cơ sở thống nhất về quan điểm, tránh trường hợp hiểu sai, hiểu chưa đồng bộ gây tranh cãi trong dư luận, xã hội.

3. Bình luận về đối tượng khởi kiện vụ án hành chính tại bản án lệ số 10

Án lệ số 10/2016/AL có nội dung như sau:

Tình huống án lệ đưa ra là “Quyết định về việc phê duyệt phương án hỗ trợ và tái định cư của Ủy ban nhân dân tỉnh có nội dung dẫn chiếu đến văn bản khác mà văn bản đó có nội dung tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích của người khởi kiện”. Theo đó, giải pháp pháp lý là “Trường hợp này, nội dung của văn bản được dẫn chiếu thuộc quyết định hành chính và quyết định hành chính đó là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính”.

Có thể thấy cách tiếp cận ở Án lệ 10 khá mở về việc xét đến yếu tố riêng biệt của một quyết định hành chính, từ đó đưa ra phương án xác định đối tượng khởi kiện trong trường hợp vụ án có tính phức tạp. Cụ thể, tuy nội dung của quyết định hành chính không chỉ rõ đối tượng cụ thể nhưng lại dẫn chiếu đến một quyết định khác quy định chi tiết đối tượng áp dụng và có tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích của đối tượng được áp dụng thì được xem là có tính chất riêng biệt. Theo đó, quyết định này được xem là đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính.

Cách tiếp cận này cũng phù hợp với quy định thực tiễn về các quyết định hành chính, đặc biệt là quyết định hành chính liên quan đến bất động sản ( Tiểu luận: Đánh giá quy định pháp luật về đối tượng khởi kiện vụ án hành chính. Bình luận về đối tượng khởi kiện vụ án hành chính tại bản án lệ số 10 )

Phần kết luận Tiểu luận: Đánh giá quy định pháp luật về đối tượng khởi kiện vụ án hành chính

Thông qua nội dung bài tiểu luận trên đây, em đã nêu khái quát nhất các quy định pháp luật về đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính, qua đó đưa ra đánh giá đối với những quy định này. Bên cạnh đó, trên cơ sở tư tưởng pháp luật về tố tụng hành chính, và xét từ thực tế nội dung Án lệ 10/2016/AL, em đã đưa ra những bình luận liên quan đến đối tượng khởi kiện tại án lệ này. Qua đó thấy rằng, giá trị pháp lý tại Án lệ đã đưa ra cách tiện cận hiện đại và mở rộng hơn, có thể giải quyết vấn đề phát sinh trong thực tiễn.

Có thể nói, để có thể khởi kiện theo thủ tục hành chính, điều đầu tiên cần xác định đó là đối tượng bị khởi kiện có phải là đối tượng khởi kiện theo quy định của luật tố tụng hành chính hay không. Chính bởi vậy, việc hiểu và áp dụng chính xác quy định pháp luật về đối tượng khởi kiện vụ án hành chính là rất quan trọng, vừa giúp các cá nhân, tổ chức bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, vừa là kim chỉ nam giúp công tác xét xử tại Tòa án hiệu quả, đảm bảo chính xác, phù hợp với quy định pháp luật. ( Tiểu luận: Đánh giá quy định pháp luật về đối tượng khởi kiện vụ án hành chính. Bình luận về đối tượng khởi kiện vụ án hành chính tại bản án lệ số 10 )

DOWNLOAD

 


Thời gian tới AD sẽ cập nhật thật nhiều tài liệu cho các bạn tham khảo, cho nên hãy theo dõi Viettieuluan để cập nhật thông tin các bài tài liệu liên quan nhé. AD còn nhận viết các bài Tiểu luận, báo cáo, khóa luận,… đa dạng các đề tài ngành nghề. Các bạn có nhu cầu liên hệ với mình qua zalo Viettieuluan ngay nhé!.

Contact Me on Zalo