Tiểu luận: Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị qua cuộc ly hôn lịch sử: “Anh rời Liên minh châu Âu (Brexit)

Rate this post

Tải miễn phí bài Tiểu luận: Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị qua cuộc ly hôn lịch sử: “Anh rời Liên minh châu Âu (Brexit), các bạn có thể tải về kham khảo miễn phí, đây là đề tài tiểu luận môn Chính trị học được giới thiệu cho các bạn sinh viên đang tìm kiếm tài liệu, ngoài ra các bạn có thể kham khảo thêm các bài tiểu luận về Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị và tiểu luận về cuộc ly hôn lịch sử: “Anh rời Liên minh châu Âu (Brexit) trên chuyên mục tiểu luận Chính trị học.

Lưu ý: Trong quá trình viết tiểu luận Môn Chính trị học nếu các bạn không có thời gian và cần hỗ trợ viết bài hoàn chỉnh, chất lượng tốt, các bạn có thể liên hệ với dịch vụ viết tiểu luận chất lượng qua Zalo: https://zalo.me/0932091562


PHẦN 1. PHẦN LÝ LUẬN: Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị qua cuộc ly hôn lịch sử: “Anh rời Liên minh châu Âu (Brexit)

1.1. Khái niệm

  1. a) Khái niệm kinh tế

Nguyên nghĩa của danh từ “Kinh tế” không phải mới xuất hiện trong từ điển của xã hội hiện đại, nó khởi nguồn trong cụm từ Hán – Việt “Kinh Bang Tế Thế”. Đây là cụm từ đã được vua Minh Trị của Nhật yêu cầu dịch ra từ tiếng Latinh. “Kinh” trong Kinh Bang – Trị nước, “Tế” trong Tế Thế – Giúp đời, là danh từ thuần nguyên ban đầu để nói về hình tượng nhà vua đi vi hành, tuần thú thăm nom đời sống tinh thần và vật chất của dân chúng, của bề tôi, để tìm ra những thiếu sót và tìm cách phát triển góp phần ổn định xã hội, làm giảm gánh nặng cho nhân dân.

Kinh tế hiểu theo nghĩa hẹp là để chỉ hoạt động sản xuất và làm ăn của cá nhân hay hộ gia đình. Còn hiểu theo nghĩa rộng, kinh tế chính là toàn bộ các hoạt động sản xuất, trao đổi, phân phối, lưu thông của cả một cộng đồng dân cư, một quốc gia trong một khoảng thời gian.

Như vậy, khái niệm kinh tế hiểu theo nghĩa chung nhất chính là hoạt động sản xuất của cải vật chất, là toàn bộ phương thức sản xuất và trao đổi của một chế độ xã hội; là tổng hòa các mối quan hệ sản xuất (quan hệ sở hữu, quan hệ tổ chức, quản lý và quan hệ phân phối, lưu thông sản phẩm xã hội), dựa trên một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất, tạo nên kết cấu kinh tế của chế độ xã hội hay cơ sở hạ tầng kinh tế của xã hội.(Tiểu luận: Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị qua cuộc ly hôn lịch sử: “Anh rời Liên minh châu Âu (Brexit))

XEM THÊM ==> DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN

  1. b) Khái niệm chính trị

Theo từ điển Tiếng Việt, chính trị là toàn bộ những hoạt động liên quan đến mối quan hệ giữa các giai cấp, giữa các dân tộc, các tầng lớp xã hội mà cốt lõi của nó là vấn đề giành chính quyền, duy trì và sử dụng quyền lực Nhà nước; sự tham gia vào công việc của Nhà nước; sự xác định hình thức tổ chức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của Nhà nước. 

V.I. Lê-nin đã cụ thể hóa hơn khái niệm chính trị bằng các luận điểm: “Chính trị là cuộc đấu tranh giữa các giai cấp; chính trị là thái độ của giai cấp vô sản đang đấu tranh tự giải phóng mình chống giai cấp tư sản toàn thế giới”; hay “Chính trị là sự tham gia vào những công việc của nhà nước, là việc vạch hướng đi cho nhà nước, việc xác định những hình thức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhà nước”.

Như vậy, chính trị liên quan đến quyền lợi của giai cấp và nhà nước. Trong các xã hội có giai cấp, tùy vào khả năng và tương quan lực lượng của mình đều tìm cách giành quyền lực nhà nước để hiện thực hóa lợi ích của giai cấp mình. Chính vì vậy, ở cách tiếp cận này, chính trị được khái quát là quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp trong việc giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước. Chính trị còn tồn tại khi nào còn giai cấp, còn nhà nước.

1.2. Quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin về mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế

  1. a) Cơ sở lý luận của quan niệm về quan hệ chính trị và kinh tế

Có thể khẳng định rằng, quan hệ giữa chính trị với kinh tế bao hàm những nội dung và hình thức khác nhau, tuỳ thuộc vào góc độ nghiên cứu khác nhau, nhưng đặc trưng bản chất của quan hệ này được biểu hiện ở vai trò quyết định của kinh tế đối với chính trị và sự tác động trở lại của chính trị đối với kinh tế.

Quan điểm Mác-xít về quan hệ biện chứng giữa chính trị và kinh tế là cơ sở phương pháp luận để nghiên cứu vai trò của chính trị đối với kinh tế. Khi phân tích mối quan hệ này, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định rằng, thực chất đây là bộ phận cốt lõi, quan trọng nhất của quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, thể hiện ở vai trò quy định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng và tính độc lập tương đối, sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng. Bởi, tất cả các yếu tố của chính trị, từ giai cấp và đấu tranh giai cấp, nhà nước,  chính đảng và hoạt động nhà nước, đến những quan điểm chi phối các hoạt động đó đều có nguồn gốc từ kinh tế. Vì thế, cần phải lấy những quan hệ kinh tế và sự tiến triển của những quan hệ ấy để giải thích chính trị và lịch sử chính trị. Chẳng vì thế mà Ph. Ăng-ghen đã khẳng định: “Phải tìm những nguyên nhân cuối cùng của tất cả những biến đổi xã hội và những đảo lộn chính trị không phải trong đầu óc người ta, không phải ở nhận thức ngày càng tăng thêm của người ta…, mà là trong những biến đổi của phương thức sản xuất và phương thức trao đổi; cần phải tìm những nguyên nhân đó không phải trong triết học, mà là trong kinh tế của thời đại tương ứng”. Và, trong tất cả các bộ phận của kiến trúc thượng tầng, chính trị là yếu tố liên quan, tác động trở lại trực tiếp đến hạ tầng cơ sở của xã hội. Sự tác động của chính trị đối với kinh tế được thể hiện ở nhiều phương diện khác nhau, bao hàm cả yếu tố tích cực lẫn tiêu cực, quy lại có ba chiều hướng: thúc đẩy sự phát triển của kinh tế; kìm hãm sự phát triển của kinh tế; thúc đẩy phương diện này, kìm hãm phương diện kia của kinh tế.

Với những lí lẽ nêu trên, quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội là cơ sở khoa học để nhận thức một cách đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị. Nói cách khác thì mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị thực chất là mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.(Tiểu luận: Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị qua cuộc ly hôn lịch sử: “Anh rời Liên minh châu Âu (Brexit))

  1. Nội dung quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về quan hệ

chính trị và kinh tế

  1. Vai trò quyết định của kinh tế đối với chính trị

Theo C. Mác, giữa kinh tế và chính trị có mối quan hệ biện chứng với nhau. Trong đó, quan hệ kinh tế, quan hệ sản xuất là những quan hệ xã hội cơ bản, quyết định mọi quan hệ về chính trị, pháp luật, tư tưởng… Giai cấp nào chiếm địa vị thống trị về kinh tế thì cũng chiếm địa vị thống trị trong đời sống tinh thần của xã hội. Mâu thuẫn trong đời sống kinh tế, xét đến cùng, cũng quyết định mâu thuẫn trong lĩnh vực chính trị, tư tưởng. Cuộc đấu tranh trong lĩnh vực chính trị, tư tưởng là biểu hiện của những mâu thuẫn trong đời sống kinh tế. C. Mác viết: “Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định các quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung”. Cơ cấu kinh tế hiện thực của xã hội không chỉ sản sinh ra kiến trúc thượng tầng chính trị tương ứng, quy định tính chất của nền chính trị, mà còn quyết định sự xuất hiện và biến đổi cơ cấu giai cấp, quyết định bản chất của chế độ chính trị – xã hội, quyết định giai cấp nào giữ vai trò thống trị về chính trị.

Vai trò quyết định của kinh tế đối với chính trị còn thể hiện ở chỗ, nếu kinh tế thay đổi thì sớm hay muộn sẽ dẫn đến sự biến đổi của tư tưởng chính trị và thể chế chính trị. Quá trình đó không chỉ diễn ra trong giai đoạn chuyển tiếp có tính cách mạng từ hình thái kinh tế xã hội này sang hình thái kinh tế xã hội khác, mà còn được thực hiện ngay trong bản thân mỗi hình thái kinh tế – xã hội, do đó, “Cơ sở kinh tế thay đổi thì toàn bộ cái kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanh chóng”. Bởi vì, kinh tế là nội dung, là thước đo tính hợp lý của chính trị, còn chính trị là hình thức biểu hiện của kinh tế.

Khi bàn về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, cũng giống như C. Mác, V.I. Lê-nin cũng khẳng định vai trò quyết định của kinh tế đối với chính trị và quan điểm đó đã được thể hiện qua luận điểm nổi tiếng sau: “Trong sản xuất vật chất, con người ở trong những mối quan hệ nhất định với nhau, những quan hệ sản xuất. Những quan hệ này bao giờ cũng phù hợp với trình độ phát triển của năng suất mà những lực lượng kinh tế của các quan hệ ấy có được trong thời kỳ đó. Toàn bộ những quan hệ sản xuất đó tạo thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực trên đó xây dựng lên một kiến trúc thượng tầng chính trị và pháp lý và phù hợp với cơ sở đó là những hình thức ý thức xã hội nhất định. Như vậy, phương thức sản xuất quyết định các quá trình của đời sống xã hội, chính trị và thuần tuý tinh thần”

Không chỉ có vậy, khi phân tích bản chất của nhà nước vô sản, V.I. Lê-nin cũng chỉ ra rằng, kinh tế quyết định chính trị là vì, dù đã nắm trong tay chính quyền nhà nước, giai cấp vô sản vẫn phải căn cứ vào nhu cầu phát triển khách quan của kinh tế để xác định phương hướng hoạt động của bộ máy chính trị, của cả hệ thống chính trị và lúc này kinh tế cũng quyết định tính chất, quy mô, mức độ và khả năng ảnh hưởng của bộ máy chính trị đối với sự phát triển tiếp theo của kinh tế. Sự quyết định và chi phối của kinh tế đối với chính trị lúc này thường thông qua việc xác lập các chính sách, đường lối, cơ cấu và bộ máy tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội và chính trị. Theo nghĩa đó, “chính trị là sự thể hiện tập trung của kinh tế”. Từ đó, V.I. Lê-nin đưa ra một nguyên tắc có tính phương pháp luận khi xem xét mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị là, cần phải xem xét các vấn đề chính trị dựa trên một nền tảng kinh tế nhất định, bởi lẽ “Bất cứ một vấn đề chính trị nào cũng có thể là một vấn đề tổ chức, và ngược lại… Không thể tách những vấn đề tổ chức khỏi những vấn đề chính trị được. Chính trị tức là kinh tế được cô đọng lại”

XEM THÊM 99+==> LỜI MỞ ĐẦU TIỂU LUẬN CHÍNH TRỊ HỌC

  1. Sự tác động trở lại của chính trị đối với kinh tế

Mặc dù khẳng định kinh tế quyết định chính trị, song C. Mác cũng luôn luôn nhấn mạnh tính độc lập tương đối và sự tác động trở lại của chính trị đối với kinh tế. Sự tác động lại đó thể hiện trên một số phương diện sau:

Một là, đấu tranh giành lợi ích chính trị cũng nhằm phục vụ cho việc giành lợi ích kinh tế, bảo vệ lợi ích kinh tế. Một khi quyền lực chính trị và các thiết chế chính trị được củng cố, hoàn thiện sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ, tăng cường sức mạnh lợi ích kinh tế của chủ thể quyền lực chính trị tương ứng. Đây là nội dung quan trọng của quan hệ giữa lợi ích kinh tế và quyền lực chính trị. Do đó, C. Mác đã cho rằng, trong cách mạng vô sản, để bảo đảm sự thống trị về mặt kinh tế của giai cấp công nhân, điều kiện đầu tiên là phải đập tan bộ máy nhà nước tư sản, thiết lập quyền lực nhà nước của giai cấp vô sản, vì “việc giải phóng giai cấp công nhân về mặt kinh tế là mục tiêu vĩ đại mà bất kỳ phong trào chính trị nào cũng đều phải phục tùng”

Hai là, chính trị lãnh đạo kinh tế, vạch hướng đi cho kinh tế, tạo những điều kiện chính trị, xã hội thuận lợi cho kinh tế phát triển. Đồng thời, chính trị bảo vệ, củng cố, phát triển hay cản trở, cải tạo, xóa bỏ một thành phần kinh tế, một hướng phát triển kinh tế. Trên thực tế, không có đường lối chính trị đúng thì không một giai cấp thống trị nào có thể giữ vững được sự thống nhất chính trị, và do đó, cũng không có khả năng lãnh đạo kinh tế. Một quan điểm hay một thiết chế chính trị sai lầm có tác động rất tiêu cực đối với sự phát triển của kinh tế, của sản xuất. Nó có thể làm tiêu vong toàn bộ những thành tựu kinh tế, hoặc làm cho nền kinh tế phát triển chệch hướng. C. Mác khẳng định: “Tất cả các chính phủ, ngay cả những chính phủ chuyên chế nhất, xét đến cùng, chỉ là người thực hiện tính tất yếu kinh tế bắt nguồn từ tình hình đất nước… họ có thể đẩy nhanh hoặc làm chậm sự phát triển kinh tế cùng với những hệ quả về chính trị và pháp luật bắt nguồn từ sự phát triển kinh tế ấy”. (Tiểu luận: Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị qua cuộc ly hôn lịch sử: “Anh rời Liên minh châu Âu (Brexit))

Kế thừa những tư tưởng về sự tác động trở lại của chính trị đối với kinh tế mà C. Mác đã đề ra, V.I. Lê-nin còn nhấn mạnh vị trí ưu tiên của chính trị đối với kinh tế khi đấu tranh chống những biểu hiện khác nhau của “chủ nghĩa kinh tế”. Ông viết: “Chính trị không thể không chiếm địa vị hàng đầu so với kinh tế. Lập luận một cách khác đi, tức là quên mất những điều sơ đẳng của chủ nghĩa Mác”. Vị trí hàng đầu ở đây trước hết phải được hiểu là việc giành chính quyền nhà nước và củng cố, giữ vững chính quyền đó phải đuợc xem là nhiệm vụ hàng đầu thì mới có thể giải quyết được các nhiệm vụ kinh tế. Nếu không có đường lối chính trị đúng đắn, giai cấp vô sản không thể giữ vững được sự thống trị của mình, và do đó, cũng không thể hoàn thành nhiệm vụ kinh tế của mình. Nhưng khi giai cấp vô sản đã nắm được chính quyền thì những vấn đề về kinh tế, tổ chức và quản lý sản xuất, tổ chức lại nền kinh tế quốc dân lại trở thành nhiệm vụ hàng đầu. Điều này đã được V.I. Lê-nin khẳng định khi chỉ ra nhiệm vụ của chính quyền Xô-viết sau Cách mạng Tháng Mười Nga: “Chính trị chủ yếu của chúng ta lúc này là xây dựng nước nhà về mặt kinh tế, để tích góp được nhiều lúa mì hơn, để sản xuất được nhiều than hơn, để sử dụng được những lúa mì và than đó được hợp lý hơn sao cho không còn có người đói nữa. Chính trị của chúng ta phải là như vậy… chúng ta sẽ chuyển hướng sang thực hiện chính trị trong lĩnh vực kinh tế” 

PHẦN 2. PHẦN LIÊN HỆ THỰC TIỄN : Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị qua cuộc ly hôn lịch sử: “Anh rời Liên minh châu Âu (Brexit)

Như đã biết, Anh gia nhập liên minh châu Âu vào năm 1973. Tuy nhiên, sau 43 năm “chung sống”, tức năm 2016, Anh đã đề xuất tách khỏi Liên minh châu Âu (EU). Có thể nói, đây là lời chia tay chưa từng có trong lịch sử của EU bởi lẽ, trong suốt 60 năm hình thành và phát triển (1957 – 2017), EU chỉ kết nạp thêm thành viên mới chứ chưa từng chứng kiến cuộc “ly hôn” nào.

Brexit là một cụm từ được ghép từ hai từ: “Britain” – chỉ nước Anh và “exit” – chỉ hành động rời khỏi EU. Việc ghép từ như thế này đã không còn là quá xa lạ, vì từ năm 2012, khi Hy Lạp phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ trầm trọng, người ta cũng đã nhắc đến “Grexit” (kết hợp giữa “Greece” và “exit”) để nói tới nguy cơ nước này có thể phải rời khỏi EU. Tuy nhiên, đây không phải lần đầu tiên mà cụm từ Brexit được xuất hiện mà đã cụm từ này đã có từ năm 2012, khi mà ngày càng có nhiều người Anh phản đối EU và nghi hoặc về quan hệ giữa Anh và cộng đồng này. Khi cuộc trưng cầu dân ý chính thức được mở ra, Brexit đã trở thành một “từ khóa” phổ biến được dùng để nói đến việc Anh rời khỏi EU nói riêng cũng như về cuộc trưng cầu dân ý nói chung.

2.1. Những tác động về mặt kinh tế mà Vương quốc Anh phải gánh chịu khi còn là thành viên của Liên minh châu Âu

Sau nhiều cuộc khảo sát, kết quả nhận được cho thấy nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc trưng cầu dân ý về việc ra đi hay ở lại EU hầu như đều xoay quanh các vấn đề liên quan đến kinh tế.

Nói như vậy là bởi, trước tiên, EU quy định cho phép công dân các nước tự do di chuyển giữa các quốc gia thuộc liên minh này. Và khi khu vực đồng tiền chung châu Âu (Euro) gặp khó khăn, công nhân từ các nước EU khác như Ireland, Italia và Lithuania,… đã đổ về nước Anh tìm việc làm. (Tiểu luận: Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị qua cuộc ly hôn lịch sử: “Anh rời Liên minh châu Âu (Brexit))

Những người ủng hộ Anh rời EU khẳng định, những người nhập cư đến nước Anh đã làm giảm việc làm, tiền lương của người dân địa phương, thậm chí là đã đặt gánh nặng lên các dịch vụ công của nước này. Ngoài ra, EU còn yêu cầu đóng góp hàng năm. Tuy EU không thu thuế trực tiếp nhưng liên minh này yêu cầu hàng năm các nước thành viên phải đóng góp một khoản tiền cho ngân sách trung ương của EU. Vì thế, Anh phải đóng góp khoảng 13 tỷ bảng Anh (bằng khoảng 19 tỷ USD) mỗi năm, tương đương khoảng 300 USD/người/năm. Và vào thời điểm đó, Anh là quốc gia đóng ngân sách nhiều thứ hai trong EU. Mặc dù, phần lớn số tiền này được chi tiêu cho các dịch vụ ở Anh nhưng những người ủng hộ Brexit vẫn muốn nước Anh giữ lại tiền ở nước mình và Quốc hội Anh là bên quyết định cách thức chi tiêu số tiền đó, thay vì EU. Không chỉ có vậy, Anh còn bị nhiều quy định của EU “bóp nghẹt”, bởi các quy định mà EU đưa ra ngày càng ngặt nghèo, chặt chẽ, thậm chí là khó khả thi và gây phản cảm khi thực thi. Ví dụ như, không được tái chế túi trà, trẻ em dưới 8 tuổi không được thổi bóng bay hay những hạn chế về công suất của máy hút bụi,… Và những quy định này đã khiến nền kinh tế Anh bị mất tới 600 triệu bảng Anh (khoảng 880 triệu USD) mỗi tuần.

Không dừng lại ở đó, EU còn muốn “hài hòa” tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và hàng hóa áp dụng loại thuế này. Thuế giá trị gia tăng được áp ít nhất là 15% nhưng có một số mặt hàng nhất định sẽ được áp thuế 5%. Tuy nhiên, nếu người Anh muốn thay mức áp thuế cho các mặt hàng trên nước mình thì họ sẽ phải nhận được sự đồng ý của toàn bộ EU. Những người ủng hộ Anh rời EU còn cho rằng, mối quan hệ của Anh với EU đang ngăn cản nước này tập trung vào các thị trường mới nổi ví dụ như Trung Quốc và Ấn Độ,… Rút khỏi EU sẽ cho phép Anh đa dạng hóa các mối quan hệ thương mại của mình. Hơn nữa, quy tắc thị trường tự do mà EU đang theo đuổi khiến các nước không thể bảo vệ các doanh nghiệp của mình khi họ gặp rắc rối. Hay chính sách thủy sản chung của EU ép các nước thành viên bằng cách cấp hạn ngạch đánh bắt cho ngư dân của mỗi nước thành viên khiến giá cá tăng cao và ngư dân phải đổ hàng triệu con cá đã đánh được xuống biển vì lố mức hạn ngạch đánh bắt cũng gây nên sự bất bình trong tư tưởng của công dân các quốc gia này.

Tiểu luận Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị qua cuộc ly hôn lịch sử “Anh rời Liên minh châu Âu (Brexit)
Tiểu luận Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị qua cuộc ly hôn lịch sử “Anh rời Liên minh châu Âu (Brexit)

2.2. Hậu Brexit, chính trị nước Anh đã có những tác động trở lại kinh tế như thế nào?

Thủ tướng Boris Johnson, người dẫn dắt “cuộc ly hôn” với EU, đã mô tả đây như một “thời khắc tuyệt vời” đối với nước Anh và đưa ra viễn cảnh đầy lạc quan của ông về một “nước Anh toàn cầu” không bị bó buộc bởi các quy tắc được thiết lập ở Brussels. Ông tuyên bố Anh thời hậu Brexit sẽ là một quốc gia “cởi mở, hào phóng, phát triển hướng ngoại theo chủ nghĩa quốc tế và tự do thương mại”: “Chúng ta nắm quyền tự do trong tay và việc tận dụng tối đa nó như thế nào phụ thuộc vào chính chúng ta”

Thật vậy, nước Anh sẽ không bị ràng buộc bởi các quy định cứng nhắc trong EU, không phải chịu hậu quả từ những bất ổn và bê bối xảy ra ở các nước thành viên khác; chính quyền nước này có quyền quyết định mọi vấn đề của đất nước mình mà không cần sự đồng ý của 27 nước khác. Một điều không thể phủ nhận nữa đó chính là, khi rời EU, Anh sẽ tự chủ hơn trong việc đàm phán các hiệp định thương mại tự do với các nước ngoài EU chứ không phải chịu những luật lệ và quy định phức tạp của khối. Nếu Anh có thể đàm phán một hiệp định thương mại tự do với châu Âu, GDP có thể sẽ tăng 1,6%. Hơn nữa việc rời đi, nước Anh sẽ không còn phải chi 8,5 tỷ bảng đóng góp vào ngân sách của mái nhà chung EU. Sự cạnh tranh công ăn việc làm của người dân Anh với những người nhập cư không còn khốc liệt như trước. Anh sẽ được xem là một nơi trú ẩn an toàn để tránh xa những rủi ro về tài chính tại châu Âu, sẽ là nơi thu hút giới đầu tư và đẩy giá trị đồng bảng Anh tăng mạnh. The Economist – một trang tin tức của Anh còn cho rằng, nước Anh có thể tái khẳng định chủ quyền vùng biển của mình, tự đề ra giới hạn số giờ làm việc trong tuần, không cần tham gia vào các chương trình năng lượng của EU và tự tạo ra một thị trường tự do hơn. Khi đó, London sẽ trở thành một trung tâm hấp dẫn đối với nền tài chính của hàng loạt các thị trường mới nổi. (Tiểu luận: Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị qua cuộc ly hôn lịch sử: “Anh rời Liên minh châu Âu (Brexit))

2.3. Mối liên hệ giữa kinh tế và chính trị qua cuộc ly hôn lịch sử giữa Anh và EU

Rõ ràng, bất kể chuyện gì xảy ra cũng đều có nguyên do riêng của nó. Không phải tự nhiên mà dân chúng Anh muốn tách mình ra khỏi EU, không phải tự nhiên mà các cuộc trưng cầu dân ý được diễn ra. Và chúng ta đều biết, những sự việc trên, dù là bắt nguồn từ nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp, chủ quan hay khách quan thì biểu lộ mạnh mẽ nhất nhất vẫn là những nguyên nhân liên quan đến kinh tế. Bởi, việc di chuyển tự do giữa các quốc gia trong khu vực; đồng tiền chung Châu Âu gặp khó khăn hay những quy định khắt khe, có phần vô lí mà EU đề ra với nước Anh đã khiến đất nước này phải chịu những tổn thất nặng nề về kinh tế. Không thể chấp nhận điều này lâu hơn nữa, chính phủ Anh đã tổ chức các cuộc trưng cầu dân ý và phe ủng hộ Brexit đã dành chiến thắng.

Như vậy, những quan hệ về kinh tế, lực lượng sản xuất đã quyết định những quan hệ về chính trị. Mâu thuẫn trong đời sống kinh tế đã đẩy Anh đến một quyết định chính trị to lớn đó là rời khỏi EU. Ở đây, kinh tế đã thật sự quyết định chính trị. Và khi đã đạt được mục đích là rời khỏi EU, nền chính trị Anh có thể tự do đưa ra những quy định về kinh tế hay xã hội,…phát triển kinh tế theo hướng mà họ mong muốn mà không phải chịu bất cứ ràng buộc nào. Anh, xét cho cùng cũng chỉ đang tranh giành lợi ích chính trị để đảm bảo những lợi ích về kinh tế, đồng thời bảo vệ, củng cố nền kinh tế.


Trên đây là tiểu luận môn Chính trị học đề tài: Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị qua cuộc ly hôn lịch sử: “Anh rời Liên minh châu Âu (Brexit), dành cho các bạn đang làm tiểu luận môn học đại cương: còn nhiều bài mẫu tiểu luận môn học các bạn tìm kiếm trên chuyên mục nhé. 

Lưu ý: Có thể trên website không có tài liệu đúng như các bạn mong muốn để hoàn thiện bài làm hoàn toàn mới và chất lượng tốt các bạn có thể cần tới sự hỗ trợ của dịch vụ viết tiểu luận để kham khảo bảng giá và quy trình làm việc các bạn có thể trao đổi với mình qua SDT/Zalo: https://zalo.me/0932091562

DOWNLOAD FILE

Contact Me on Zalo