Tải miễn phí bài Tiểu luận: Chuyển giao quyền lực chính trị thông qua cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020, các bạn có thể tải về kham khảo miễn phí, đây là đề tài tiểu luận môn Chính trị học được giới thiệu cho các bạn sinh viên đang tìm kiếm tài liệu, ngoài ra các bạn có thể kham khảo thêm các bài tiểu luận về Chuyển giao quyền lực chính trị và tiểu luận về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 trên chuyên mục tiểu luận Chính trị học.
Lưu ý: Trong quá trình viết tiểu luận Môn Chính trị học nếu các bạn không có thời gian và cần hỗ trợ viết bài hoàn chỉnh, chất lượng tốt, các bạn có thể liên hệ với dịch vụ viết tiểu luận chất lượng qua Zalo: https://zalo.me/0932091562
PHẦN A: PHẦN LÝ LUẬN: QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ
1. Quan niệm chung về quyền lực và quyền lực chính trị
1.1. Quyền lực
Nhìn chung, quyền lực được hiểu là năng lực vượt trội của một người hoặc một nhóm người mà nhờ đó có được khả năng sai khiến, điều khiển và thay đổi hành
- của người khác hoặc nhóm người dù học không muốn. Một ví dụ đơn giản cho quyền lực chính là khi giám đốc bắt nhân viên tăng ca dù anh ta không muốn.
Sự nảy sinh của một quan hệ quyền lực có thể được nhận biết thông qua việc quyền lực chỉ thực sự nảy sinh khi có sự tương tác của từ hai đối tượng trở nên. Thêm vào đó, trong mối quan hệ quyền lực, chủ thể của quyền lực chính là người ra lệnh, sai khiến và bắt người khác thực hiện mong muốn của mình còn đối tượng chịu sự chi phối của quyền lực thì tuân lệnh và phục tùng.
Cấu trúc của quyền lực bao gồm chủ thể và đối tượng. Trong đó: chủ thể quyền lực phải có những năng lực vượt trội hơn người khác về sức mạnh kinh tế, sức mạnh bạo lực,..; đối tượng chịu sự phục tùng của chủ thể quyền lực phải thực hiện sự phục tùng đó khi họ sợ hãi, bị khống chế bởi một yếu điểm nào đó, hoặc bị ràng buộc bởi những vấn đề lợi ích nào đó.
Quyền lực mang một số đặc điểm, bao gồm: xuất hiện trong thế giới sống; tác động lên mọi thành viên, mọi đối tượng khác nhau trong xã hội, các mối quan hệ trong xã hội (quan hệ gia đình, tình bạn, tình yêu,…); chủ thể quyền lực trong quan hệ này có thể là đối tượng chịu sự chi phối của quyền lực trong quan hệ khác và cuối cùng, không có ai và cũng không có thứ quyền lực nào là tuyệt đối và vĩnh viễn. (Tiểu luận: Chuyển giao quyền lực chính trị thông qua cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020)
1.2. Quyền lực chính trị
Xuất phát từ định nghĩa về quyền lực, có thể suy ra: Quyền lực chính trị là khả năng của một chủ thể chính trị (chẳng hạn là một cá nhân, một công dân, một nhóm lợi ích, một Đảng phái hoặc chính phủ,…) nhằm tác động tạo ra sự thay đổi hành vi của các chủ thể chính trị khác, thuyết phục, hoặc buộc đối tượng thực hiện mục tiêu chính trị của mình, phải hành động theo cách mà lẽ ra họ sẽ không muốn.
Tựu chung lại thì: Quyền lực chính trị được xem là năng lực ảnh hưởng hoặc áp đặt lên người khác (đối tượng khác) luôn có đối với mọi giai cấp và mọi chủ thể trong hoạt động chính trị (tức mỗi lực lượng chính trị đều có khả năng ảnh hưởng ở những mức độ nhất định đến mục tiêu chính trị chung của toàn xã hội).
Quyền lực chính trị mang những đặc trưng cơ bản như:
- Tính tất yếu khách quan: sự hình thành của quyền lực chính trị là một tất yếu khách quan trong quá trình phát triển của xã hội. Bởi lẽ: quyền lực công sẽ xuất hiện khi con người sống thành cộng đồng; tiếp đó, khi xã hội có sự phân chia giai cấp, dẫn đến sự hình thành của xã hội chính trị thì quyền lực công được trao cho một giai cấp hoặc một lực lượng xã hội nắm giữ, thực hiện quản lý thông qua bộ máy Nhà nước và hệ thống pháp luật.
- Tính giai cấp: Quyền lực chính trị là quyền lực của một giai cấp để thực hiện lợi ích khách quan của mình.
- Thống trị về kinh tế: Giai cấp nào thống trị về kinh tế sẽ thống trị về chính trị. Quyền lực kinh tế là cơ sở đảm bảo quyền lực về chính trị. Đổi lại, quyền lực về chính trị là điều kiện tiên quyết để thực hiện quyền lực về kinh tế.
- Hài hòa lợi ích: Việc thực thi quyền lực chính trị phải thông qua hình thức quyền lực công nên khi nắm giữa và thực thi quyền lực chính trị cần bảo đảm mức độ nhất định sự cân bằng xã hội.
- Tính chính đáng: Sự chấp thuận của xã hội là yếu tố chính của việc đảm bảo thực thi quyền lực chính trị. Tính chính đáng càng cao thì hiệu quả, hiệu lực của quyền lực chính trị càng lớn
2. Phân biệt quyền lực công – quyền lực Nhà nước – quyền lực chính trị
Nếu quyền lực công là quyền lực được nảy sinh từ nhu cầu chung của cả cộng đồng xã hội, nhờ nó xã hội có tính tổ chức và trật tự. Quyền lực công lấy lợi ích của ý chí của cả cộng đồng, xã hội làm cơ sở cho sự tồn tại thì quyền lực Nhà nước lại là quyền lực của giai cấp thống trị sử dụng quyền lực công để mưu cầu lợi ích của giai cấp mình. Đặt trong sự so sánh với hai loại quyền lực kể trên, quyền lực chính trị là quyền lực của mọi giai cấp, mọi chủ thể trong hoạt động chính trị, vì mỗi lực lượng chính trị đều có khả năng ảnh hưởng ở mức độ nhất định đến mục tiêu chính trị chung của toàn xã hội.
3. Tổ chức và cơ chế thực thi quyền lực chính trị
3.1. Tổ chức thực thi quyền lực chính trị
Để hiện thực hóa quyền lưc chính trị, hay còn gọi là sức mạnh của một giai cấp thành sức mạnh cưỡng chế các tầng lớp, giai cấp khác, đòi hỏi giai cấp thống trị phải tổ chức ra các thiết chế sử dụng sức mạnh đó.
Ưu tiên hàng đầu chính là việc giai cấp đó phải tổ chức được một đội tiên phong của mình là một Đảng chính trị có kết cấu chặt chẽ thông qua một bản điều lệ Đảng. Khi Đảng chính trị có khả năng ban hành các cương lĩnh, chỉ thị, nghị quyết với mục đích lãnh đạo, dẫn dắt các khía cạnh của đời sống xã hội thì nó sẽ trở thành Đảng cầm quyền.
Sau đó, một bộ máy cưỡng chế sẽ được tổ chức gọi là Nhà nước, thông qua những chỉ thị, nghị quyết của Đảng cầm quyền. Nhà nước sẽ từ Hiến pháp quy định cơ chế tổ chức và phân chia quyền lực thống trị. Cuối cùng là tập hợp các giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội để lập thành Mặt trận đoàn kết toàn dân tộc mà song song với đó là chia sẻ quyền lực chính trị.
3.2. Cơ chế thực thi quyền lực chính trị
Cơ chế thực thi quyền lực chính trị tương ứng với mỗi thiết chế là không giống nhau, cụ thể: Đối với các Đảng chính trị, cơ chế này sẽ phụ thuộc vào chế độ chính trị. Ví dụ: các nước tư bản chủ nghĩa theo chế độ đa nguyên đa Đảng, các Đảng chính trị sẽ thay nhau lên nắm quyền thông qua cơ chế vận động tranh cử và số lá phiếu của nhân dân; còn các nước xã hội chủ nghĩa, duy nhất chỉ có Đảng Cộng sản nắm quyền lực tuyệt đối. Đối với bộ máy cưỡng chế là Nhà nước, cơ chế thực thi này sẽ tương ứng với bộ phận cấu thành Nhà nước. Nếu theo chế độ “tam quyền phân lập”, thì quyền lực chính trị được phân thành ba nhóm chính: lập pháp thuộc Nghị viện, hành pháp thuộc Chính phủ và lập pháp thuộc Cơ quan xét xử; còn dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền lực Nhà nước xuất phát từ nhân dân và là một khối thống nhất, có sự phân công nhiệm vụ giữa các cơ quan trong việc thực thi quyền lực. Cuối cùng, đối với các Tổ chức đoàn thể quần chúng thì những thiết chế thực thi quyền lực chính trị sẽ tồn tại trong phạm vị nhất định dựa trên thỏa thuận giữa các tổ chức này với giai cấp thống trị. Các tổ chức này có nhiệm vụ chính là bảo vệ quyền lợi cho lực lượng của mình và đồng thời thực hiện các nhiệm vụ chính trị khác.(Tiểu luận: Chuyển giao quyền lực chính trị thông qua cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020)
4. Giành, giữ và chuyển giao quyền lực chính trị
4.1. Những nhân tố giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị của chủ thể quyền lực chính trị
XEM THÊM ==> DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN
Nhân tố đầu tiên phải kể đến là có chính sách đúng. Nhân tố này phải bao gồm mục tiêu được xác định rõ biểu hiện qua các quyết sách. đường lối chính trị và đồng thời, các chính sách đó cũng phải phù hợp với xã hội, truyền thống dân tộc và cả xu hướng của thời đại.
Nhân tố thứ hai là phải có các hệ thống tổ chức quyền lực (hay còn gọi là hệ thống chính trị) hoạt động hiệu quả. Điều này đòi hỏi phải xây dựng được một chính Đảng mạnh, song song là có một bộ máy Nhà nước đủ năng lực, hoạt động bài bản, có hiệu quả và cuối cùng là biết cách phát huy được tính tự chủ, độc lập của các tổ chức chính trị – xã hội.
Nhân tố thứ ba không thể thiểu là phải tuyển chọn được những con người chính trị – tinh hoa thật sự. Quá trình này tất yếu phải nhờ có cơ chế tuyển lựa người một cách dân chủ và khoa học. Hơn nữa là cơ chế đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng người có hiệu quả song song với cơ chế kiểm tra, thanh lọc những đối tượng không đủ năng lực, không thể đem lại hiệu quả cho bộ máy này.
Nhân tố cuối cùng chính là có phương thức và nghệ thuật lãnh đạo. Giống như Lenin đã từng khẳng định rằng: “Chính trị vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật”, quá trình giành, giữ quyền lực chính trị đòi hỏi con người ta bên cạnh việc trang bị đầy đủ hệ thống lý luận, kiến thức thì cũng cần phải có những nghệ thuật cùng tính linh hoạt, mềm dẻo để thu phục được lòng người, “mềm nắn, rắn buông” để có được biện pháp quản lý vừa chuẩn mực vừa đảm bảo hiệu quả.
4.2. Hoạt động chuyển giao quyền lực chính trị
Hoạt động chuyển giao quyền lực chính trị diễn ra trong nội bộ của giai cấp nắm quyền với đa dạng hình thức, tiêu biểu là những hình thức chuyển giao phổ biên sau đây:
Chuyển giao theo hình thức thế tập – cha truyền con nối của chế độ quân chủ. Dưới hình thực này, ngai vàng sẽ được truyền từ một thành viên của Hoàng gia đến một thành viên Hoàng gia khác với điều kiện là quốc vương có thẩm quyền, không bị áp chế và duy trì một địa vị hoàng gia thích hợp. Hình thức thế tập cũng cho thấy sự ôn định trong đặc tính phổ biến quả chế độ quan chủ là lòng trung thành đối với gia đình hoàng gia. Nhược điểm lớn nhất của hình thức này là việc không thể đảm bảo người thừa kế có đủ năng lực để trị vì. Hình thức chuyển giao này hiện nay vẫn còn ở một số quốc gia theo chế độ quân chủ như: Vương quốc Anh, Vương quốc Đan Mạch, Nhật Bản.
Chuyển giao theo nhiệm kỳ trong các cơ quan Nhà nước dưới hình thức bầu cử, chỉ định. Dưới hình thức này, giai cấp thống trị sẽ nắm giữ quyền lực trong một khoảng thời gian nhất định, có thể là 4 hoặc 5 năm hoặc hơn và sau đó, quyền lực này sẽ được đưa ra để chuyển giao khi kết thúc nhiệm kỳ dưới hình thức chỉ định và bầu cử dân chủ. Hình thức này phổ biến ở các quốc gia đơn Đảng với Nhà nước đơn nhất, như Trung Quốc, Việt Nam,…
Chuyển giao giữa các Đảng phái theo hình thức vận động, tranh cử và bầu cử. Kết thúc nhiệm kỳ nắm giữ quyền lực thống trị, các Đảng phái thông qua bầu cử sơ bộ chọn ra người đại diện của Đảng phái đó đứng ra tranh cử theo hình thức vận động và kết quả sẽ dựa trên số lá phiếu của nhân dân. Hình thức này phổ biến ở các quốc gia đa Đảng, mà nổi bật nhất là Hoa Kỳ.
Thực tế cho thấy rằng, dù quyền lực chính trị được chuyển giao dưới bất kỳ hình thức nào thì về bản chất, quyền lực vẫn nằm trong tay giai cấp thống trị xã hội.
PHẦN B: HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ THÔNG QUA CUỘC BẦU CỬ THỔNG THỐNG MỸ 2020
1. Sơ lược về phân chia quyền lực chính trị ở Mỹ
Mỹ là một quốc gia theo thể chế Cộng hòa Tổng thống và là một nước cộng hòa liên bang, thực hiện phân quyền thông qua áp dụng mô hình tam quyền phân lập. Theo đó, quyền lực chính trị sẽ được phân thành ba nhánh là: lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm mục đích đảm bảo rằng bộ máy nhà nước sẽ hoạt động thật sự hiệu quả và quyền lợi của công dân được bảo đảm. Mỗi nhánh sẽ sở hữu quyền lực và trách nhiệm riêng. Trong đó:
Nhánh lập pháp sẽ biểu hiện ý chí chung của quốc gia, đại diện là Quốc hội, dưới có Nghị viện và Thượng viện. Nhánh này sẽ chịu trách nhiệm trong việc ban hành luật, tuyên bố chiến tranh, quy định về thương mại và tiền tề, buộc tội quan chức hay thậm chí bác bỏ phủ quyết của Tổng thống.
Nháp hành pháp, đứng đầu là Tổng thống, thực hiện luật pháp đã được thiết lập. Trong đó, Tổng thống có nghĩa vụ thực thi luật, nhánh này còn thực hiện đề xuất, phủ quyết, có quyền đối ngoại và chỉ định thẩm phán liên bang cùng các quan chức, nhánh hành pháp được xem là đứng đầu quân đội và đứng đầu Nhà nước.
Nhánh tư pháp được lập ra mới mục đích trừng trị tội phạm và giải quyết sự xung đột giữa các cá nhân và các thẩm phán sẽ được lựa chọn từ dân và xử án chỉ tuân theo pháp luật. Tòa án tối cao diễn giải luật và đồng thời nhánh này cũng có trách nhiệm tuyên bố luật, hay hành hộng là của Tổng thống là vi hiến.(Tiểu luận: Chuyển giao quyền lực chính trị thông qua cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020)
2. Về quy trình bầu cử Tổng thống Mỹ
Quy định của Hiến pháp Mỹ về điều kiện để trở thành ứng viên Tổng thống bao gồm việc: phải là công dân Mỹ, cư trú ít tại Mỹ ít nhất 14 năm và tối thiểu là 35 tuổi. Quy trình bầu cử này sẽ diễn ra trong 4 bước cơ bản được tóm lược như sau:
Bước 1 – bầu sơ bộ hoặc bầu kín. Theo đó, mỗi ứng cử viên đều có quan điểm riêng về đường lối của đất nước. Những ứng cử viên cùng quan điểm sẽ tập hợp về một Đảng, nơi diễn ra bầu cử sơ bộ (người dân bỏ phiếu cho ứng viên sẽ đại diện cho họ tham gia cuộc bầu cử đại hội toàn quốc) hoặc bầu kín (cuộc họp kín tại từng bang nhằm chọn ra ứng viên đại diện mỗi Đảng, thông qua thảo luận và biểu quyết). Sau đó, các ứng viên được chọn đại diện mỗi Đảng sẽ vận động tranh cử trên cả nước để giành sự ủng hộ của các Đảng viên.
Bước 2 – Đại hội toàn quốc. Mỗi đang tổ chức đại hội sẽ bầu ra 1 ứng viên cuối cùng để tranh cử Tổng thống. Tại đại hội, mỗi ứng viên Tổng thống sẽ lựa chọn 1 người làm ứng viên Phó Tổng thống. Các ứng viên cuối cùng sẽ vận động tranh cử trên cả nước để chuẩn bị cho cuộc Tổng tuyển cử.
Bước 3 – Tổng tuyển cử. Người dân mỗi bang bỏ phiếu chọn ra các đại cử tri. Từ đó, những đại cử tri hợp thành Cử tri đoàn và sẽ trực tiếp bầu ra Tổng thống.
Bước 4 – Đại cử tri đoàn. Mỗi bang có số lượng đại cử tri nhất định dựa trên dân số của bang đó. Tổng số đại cử tri của Mỹ là 538 người. Một ứng viên muốn trở thành Tổng thống phải giành được số phiếu tối thiểu là 270.
3. Diễn biến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 đã diễn ra đúng theo quy trình bầu cử Tổng thống của quốc gia này như đã đề cập. Hai ứng cử viên Tổng thống bao gồm: ông Donald Trump – Đại diện Đảng Cộng hòa và ông Joe Biden – Đại diện Đảng Dân chủ. Diễn biến cuộc bầu cử Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ có thể được tóm lược thông qua những mốc thời gian tiêu biểu như sau:
XEM THÊM 99+==> LỜI MỞ ĐẦU TIỂU LUẬN CHÍNH TRỊ HỌC
Thời gian | Sự kiện |
Ngày 17 – 20/8/2020 | Đại hội Đại biểu Toàn quốc Đảng Dân chủ |
Ngày 24 – 27/8/2020 | Đại hội Đại biểu Toàn quốc Đảng Cộng hòa |
Ngày 4/9/2020 | Bang North Carolina – một bang trung lập quan trọng bắt |
đầu gửi lá phiếu qua bưu điện cho các cử tri. | |
Ngày 29/9/2020 | Cuộc tranh luận bầu cử Tổng thống đầu tiên diễn ra tại Đại |
học Case Western Reserve và Phòng khám Cleveland. | |
Ngày 7/10/2020 | Cuộc tranh luận cho các ứng cử viên Phó Tổng thống tại |
Đại học Utah. | |
Ngày 15/10/2020 | Cuộc tranh luận Tổng thống lần thứ hai được tổ chức tại |
Trung tâm Adrienne Arsht, Miami. | |
Ngày 22/10/2020 | Cuộc tranh luận Tổng thống lần thứ ba được tổ chức tại |
Đại học Belmont. | |
Ngày 3/11/2020 | Ngày bầu cử. Do các bang áp dụng rộng rãi hình thức bỏ |
phiếu qua bưu điện nên có thể vài ngày sau ngày này vẫn | |
chưa biết được kết quả của cuộc bầu cử bang. | |
Ngày 8/11/2020 | Hạn chót cho các tiểu bang giải quyết các tranh chấp (nếu |
có) liên quan phiếu bầu, kiểm phiếu. Bên nào muốn kiện | |
lên Tòa án tối cao Mỹ thì phải làm trước thời điểm này. | |
Ngày 14/12/2020 | Các đại cử tri nhóm họp tại Thủ phủ từng tiểu bang để bỏ |
phiếu bầu Tổng thống. Số phiếu này sau đó được niêm | |
phong và chờ kiểm đếm chính thức tại thủ đô Washington. | |
Ngày 23/12/2020 | Hạn chót để các tiểu bang gửi phiếu bầu của các đại cử tri |
về trụ sở Quốc hội ở thủ đô Washington. | |
Ngày 3/1/2021 | Quốc hội mới được bầu tuyên thệ và nhóm họp phiên đầu |
tiên. | |
Ngày 6/1/2021 | Họp hỗn hợp đặc biệt các thành viên hai viện. Các phiếu |
bầu của đại cử tri được kiểm đếm trước sự chứng kiến của | |
các nghị sĩ hai viện. Người chiến thắng được công bố là | |
ông Joe Biden – Đại diện Đảng Dân chủ với 306 phiếu | |
đại cử tri, nhiều hơn 74 phiếu đại cử tri so với Đại diện | |
Đảng Cộng hòa – Donald Trump. | |
Ngày 20/1/2021 | Tổng thống đắc cử Joe Biden và Phó Tổng thống Kamala |
Harris tuyên thệ nhậm chức tại điện Capitol Hoa Kỳ ở | |
Washington. Kết thúc một trong những sự kiện quốc tế | |
đáng chú ý nhất thời gian gần đây. | |
(Tiểu luận: Chuyển giao quyền lực chính trị thông qua cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020)
4. Quá trình chuyển giao quyền lực chính trị thông qua cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020
Lịch sử Mỹ đã cho thấy công cuộc chuyển giao quyền lực Tổng thống là một quá trình vô cùng phức tạo, căng thẳng nhưng vẫn luôn kết thúc trong yên bình, theo Kumar từ Dự án Chuyển giao Quyền lực Nhà Trắng thì “Chúng ta chưa từng có Tổng thống nào từ chối rời ghế”.
XEM THÊM 999+==> DANH SÁCH TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Trên thực tế, công cuộc chuyển giao quyền lực thực chất đã bắt đầu ngay từ khi trước ngày bầu cử khi Luật pháp Mỹ yêu cầu chính quyền đương nhiệm phải sẵn sàng gúp đỡ ứng viên Tổng thống kế nhiệm tiềm năng, bắt đầu bằng việc chỉ định một điều phối viên chuyển giao quyền lực liên quan để giám sát quá trình này. Theo đó, vào ngày 23/11/2020 (giờ Mỹ) tuyên bố ông đã cho phép người đứng đầu Cơ quan Quản lý dịch vụ tổng hợp (GSA) bắt đầu quá trình chuyển giao cho chính quyền của ứng cử viên tổng thống Mỹ Joe Biden. Nhà Trắng có riêng một hội đồng với trách nhiệm lên kế hoạch và hướng dẫn quá trình chuyển giao này và một hội đồng khác gồm những quan chức giàu kinh nghiệm từ các cơ quan liên bang sẽ chuẩn bị chia sẻ những thông tin quan trọng.(Tiểu luận: Chuyển giao quyền lực chính trị thông qua cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020)
Cùng thời điểm, các ứng cử viên tranh cử thành lập một nhóm chuyển tiếp chủ chốt để tiến hành các công việc cần thiết một khi thắng cử. Thời điểm chuyển giao thực tế sẽ bắt đầu ngay sau cuộc bầu cử Tổng thống nếu không xảy ra bất kỳ tranh chấp pháp lý nào và Tổng thống đương nhiệm không được bầu lại hoặc kết thúc nhiệm kỳ thứ hai của mình. Trong trường hợp cuộc bầu cử Tổng thống 2020 thì Tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump không được tái đắc cử và quyền lực chính trị đó được chuyển giao đến người chiến thắng trong cuộc bầu cử là ông Joe Biden. Tổng thể thì công cuộc chuyển giao này kéo dài từ 72 đến 78 ngày và chính thức kết thúc vào buổi lễ tuyên thệ nhậm chức của Tổng thống đắc cử, diễn ra vào ngày 20/1. Bất chấp những bất đồng trong kết quả của cuộc bầu cử nhưng ông Donald Trump vẫn tuyên bố “sẽ có sự chuyển giao quyền lực có trật tự vào ngày 20/1”. Quá trình chuyển giao quyền lực này bao gồm cả việc bố trí nhân sự cho văn phòng Tổng thống đắc cử, rà soát các cơ quan, xây dựng kế hoạch và chính sách của Tổng thống đắc cử, xác định mục tiêu cần thiết để thực hiện các ưu tiên của Tổng thống mới. Theo đó, GSA đã hỗ trợ phần lớn công việc hậu cần của chính quyền sắp nhậm chức, bao gồm xác định địa điểm văn phòng chuyển tiếp, thanh toán các chi phí phát sinh trong quá trình chuyển giao,…(Tiểu luận: Chuyển giao quyền lực chính trị thông qua cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020)
Khi lãnh đạo GSA xác nhận được người chiến thắng, Tổng thống đắc cử sẽ nhận được nhiều không gian văn phòng hơn và khoản ngân sách đầu tiên cho chính quyền của ông cùng thông tin tình báo và quyền tiếp cận các cơ quan chính phủ. Thậm chí còn có hẳn một giao thức được thiết lập để quy định thứ tự các cuộc gọi mà Tổng thống đắc cử cần trả lời với ưu tiên thường là các đồng minh thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và những đối tác thân cận.
Martha Joynt Kumar từ Dự án Chuyển giao Quyền lực Nhà Trắng cho rằng: “Khi Tổng thống và đội ngũ của ông ấy nhập cuộc là lúc họ bước chân lên một đoàn tàu đang di chuyển vì hoạt động chính phủ diễn ra không ngừng, nó liên tục tiếp diễn và bạn muốn biết điều gì chờ mình phía trước”. Luật pháp Mỹ cũng yêu cầu trong quá trình chuyển giao, Tổng thống đắc cử phải được báo cáo về các mối đe dọa lớn tới an ninh quốc gia, các hoạt động quân sự bí mật và những thông tin tương tự sớm nhất có thể sau ngày bầu cử. Chỉ vài ngày sau khi có kết quả, Tổng thống đắc cử sẽ công bố việc bổ nhiệm các nhân sự chủ chốt trong Nhà Trắng và ứng viên cho những vị trí hàng đầu trong nội các. Trước khi có bất kỳ hành động nào, Tổng thống mới đương nhiệm thường mở một buồi họp báo thông báo về những ưu tiên giải quyết của mình, song song với việc tổ chức các cuộc họp chính sách, gặp gỡ các thành viên Quốc hội, quan chức bang và địa phương, đại diện các ngành công nghiệp,…
Vào ngày 20/1 sau mỗi cuộc bầu cử, Tổng thống mới đắc cử sẽ tuyên thệ nhậm chức, hứa “gìn giữ, bảo vệ và che chở Hiến pháp Mỹ” và vào thời khắc này, người tiền nhiệm, dù có muốn hay không cũng sẽ trở thành Cựu Tổng thống, đồng thời kết thúc quá trình chuyển giao quyền lực đầy phức tạp kể trên.
5. Những vấn đề đúc kết từ quá trình chuyển giao quyền lực thông qua cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020
Mặc dù đã kết thúc cách đây khoảng 4 tháng và mọi thứ đã đang dần đi vào quỹ đạo nhưng những dư âm từ công cuộc chuyển giao quyền lực của nền kinh tế số 1 thế giới – Hoa Kỳ vẫn để lại nhiều tranh cãi và những đúc rút từ quá trình chuyển giao này vẫn đã và đang trở thành chủ đề nóng hổi trên các diễn đàn bình luận quốc tế.(Tiểu luận: Chuyển giao quyền lực chính trị thông qua cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020)
Thông qua cuộc bầu cử, có thể thấy bằng các bang hoàn toàn có khả năng tiến hành bầu cử một cách suôn sẻ. Bất chấp những diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, hàng triệu người Mỹ đã có thể bỏ phiếu và đặc biệt, việc tiến hành hình thức bỏ phiếu qua đường bưu điện đã hạn chế việc người dân phải đặt sức khỏe của mình vào tình trạng nguy hiểm. Thêm vào đó, chúng ta còn phải thừa nhận rằng không nên đánh giá thấp tầm quan trọng của một cơ quan tư pháp độc lập. Trong khi vẫn còn những lo ngại về vấn đề chính trị xảy ra ở các tòa án khi mà cựu Tổng thống đề cử và Thượng viện xác nhận các thẩm phán liên bang, những phán quyết của tòa án trong các vụ cáo buộc gian lận cử tri đã chứng minh rằng hoàn toàn tồn tại những tiêu chuẩn cơ bản về bằng chứng và lý giải tư pháp mà các vụ kiện tranh cử của Trump đơn giản là không đáp ứng được. Một điểm đáng chú ý là tồn tại rất nhiều các yếu tố thông tin sai lệch, đặc biệt là khi Cựu Tổng thống Trump và các đồng minh của ông đã sử dụng các mạng xã hội như Twitter và Facebook để liên tục tuyên bố rằng hành vi gian lận cử tri đang lan tràn nhằm dấy lên nghi ngờ về kết quả cuộc bầu cử và làm suy yếu tính toàn vẹn của quá trình bầu cử. Điều này đồng thời cũng đưa đến một mối lo ngại về tính cần thiết của việc điều tiết các phương tiện truyền thông xã hội khi các nền tảng mạng xã hội đang dần chiếm giữ vai trò to lớn trong các vấn đề chính trị – xã hội. Cuối cùng phải đề cập đến chính là tình trạng phân cực tại Mỹ hiện nay đang phá hoại sâu sắc nền dân chủ. Sự phân cực không chỉ diễn ra trong các thành viên của Quốc hội mà còn gia tăng ở các bang, cũng như trong chính phủ liên bang, làm cho các liên minh đảng phái của các bang sẵn sàng nộp đơn kiện chống lại các quy tắc liên bang mà họ không đồng ý. Nếu tình trạng phân cực chia rẽ này không được giải quyết thì những chuỗi hậu quả vô cùng nặng nề tác động đến nền chính trị Mỹ sẽ là điều không thể tránh khỏi.
Trên đây là tiểu luận môn Chính trị học đề tài: Chuyển giao quyền lực chính trị thông qua cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020, dành cho các bạn đang làm tiểu luận môn học đại cương: còn nhiều bài mẫu tiểu luận môn học các bạn tìm kiếm trên chuyên mục nhé.
Lưu ý: Có thể trên website không có tài liệu đúng như các bạn mong muốn để hoàn thiện bài làm hoàn toàn mới và chất lượng tốt các bạn có thể cần tới sự hỗ trợ của dịch vụ viết tiểu luận để kham khảo bảng giá và quy trình làm việc các bạn có thể trao đổi với mình qua SDT/Zalo: https://zalo.me/0932091562