Tiểu luận: Nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên ở trường THCS Tân Công Sính

Rate this post

Tải miễn phí bài Tiểu luận: Nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên ở trường THCS Tân Công Sính, các bạn có thể tải về kham khảo miễn phí, đây là đề tài tiểu luận môn Sáng kiến kinh nghiệm được giới thiệu cho các bạn sinh viên đang tìm kiếm tài liệu, ngoài ra các bạn có thể kham khảo thêm các bài tiểu luận về Nâng cao chất lượng giảng dạy và tiểu luận về đội ngũ giáo viên ở trường THCS Tân Công Sính trên chuyên mục tiểu luận Sáng kiến kinh nghiệm.

Lưu ý: Trong quá trình viết tiểu luận Môn Sáng kiến kinh nghiệm nếu các bạn không có thời gian và cần hỗ trợ viết bài hoàn chỉnh, chất lượng tốt, các bạn có thể liên hệ với dịch vụ viết tiểu luận chất lượng qua Zalo: https://zalo.me/0932091562


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên ở trường THCS Tân Công Sính

1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Công tác chuyên môn trong trường THCS là một vấn đề sớm được các nhà quản lý và lãnh đạo trường học chú ý quan tâm. Họ đã sử dụng nhiều hình thức khác nhau để tăng cường chỉ đạo và qản lý công tác chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên để nâng cao chất lượng dạy và học ở đơn vị. Kết quả dạy và học của giáo viên và học sinh đã khẳng định những việc đã làm là đúng.

Đội ngũ giáo viên của trường THCS Tân Công Sính có ý thức ham học hỏi, có trách nhiệm với công tác chuyên môn mình phụ trách. Ban giám hiệu nhà trường nhận thức rõ điều này nên đã có nhiều biện pháp chỉ đạo công tác này nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên nhà trường. Tuy nhiên kết quả đạt được chưa khả quan, bởi thế lãnh đạo nhà trường không ngừng khuyến khích việc tìm hiểu nghiên cứu, viết sáng kiến kinh nghiệm để đưa ra những giải pháp hữu hiệu, góp phần đẩy mạnh chất lượng và hiệu quả dạy học của nhà trường.

  • . Cơ sở lý luận của vấn đề
    • Khái nịêm chung về quản lý

Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức đều phải có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát.

Quản lý lá quá trình dựa vào quy luật khách quan vốn có của hệ thống để tác động đến hệ thống, nhằm chuyển hệ thống đó sang một trạng thái mới.

Quản lý còn có thể hiểu là điều khiển, là quy trính công nghệ chỉ huy, điều hành, hướng dẫn để bắt đối tượng quản lý phải thực hiện, phải phục tùng người quản lý.

  • Quản lý trường học

Là quản lý hoạt động giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu chương trình giáo dục.

Quản lý cán bộ, quản lý giáo viên, công nhân viên, tuyển sinh, quản lý người học. Quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.

1.2.3. Quản lý dạy học

  1. Quản lý hoạt động dạy

Là quản lý việc thực hiện chương trình và kế hoạch dạy học chương trình dạy học quy định nội dung, phương pháp vá cách thức dạy học các môn, thời gian tiến hành dạy các môn để thực hiện mục tiêu cấp học.

          Thực hiện chương trình đào tạo là thực hiện pháp lệnh của nhà nước do Bộ giáo dục ban hành. Chương trình phải được thực hiện nghiêm túc, không được thay đổi, thêm bớt hoặc làm sai lệch.

          Người quản lý là quản lý giáo viên dạy đúng, đủ theo chương trình.

XEM THÊM ==> DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN

          Muốn quản lý được nội dung chương trình thì người quản lý cần nắm vững nội dung chương trình của từng khối lớp, từng bộ môn, phổ biến cho tổ chuyên môn, cho giáo viên nắm được chương trình và những thay đổi của chương trình lập kế hoạch dạy cả năm học, từng học kỳ, từng tháng, từng tuần theo chương trình chung.

          Lập thời khóa biểu, sử dụng thời khóa biểu theo chương trình kế hoạch  để quản lý giờ dạy trên lớp, quản lý việc soạn bài của giáo viên và việc sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên.

          Người quản lý thường xuyên kiểm tra kế hoạch chuyên môn, lịch báo giảng, sổ đầu bài, sổ điểm và các loại hồ sơ khác theo quy định để phát hiện nhũng tồn tại yếu kém của giáo viên và yêu cầu bổ sung kịp thời những sai lệch đó.(Tiểu luận: Nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên ở trường THCS Tân Công Sính)

  1. Quản lý hoạt động học

          Người quản lý trường học cần quan tâm hoạt động học của học sinh thông qua hoạt động dạy của giáo viên.

          Hoạt động đó được thể hiện qua việc xây dựng nội quy, quy chế cho học sinh thực hiện. Quan tâm đến giáo dục đạo đức học sinh, động viên khuyến khích kịp thời những học sinh có thành tích cao. Phối hợp với các lực lượng giáo dục tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm nâng cao thành tích học tập của các em.

          Không ngừng đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, tự giác và tính độc lập sáng tạo của học sinh. Quan tâm đến việc hướng dẫn cho học sinh cách tự học; tổ chức bồi dưỡng và phụ đạo cho học sinh trong nhà trường.

          Theo dõi đánh giá kết quả học tập và rèn luyện đạo đức của các em kịp thời phát huy những ưu điểm, điều chỉnh những nhược điểm.

  1. Quản lý các điều kiện, vật chất phục vụ cho hoạt động dạy học

          Muốn quản lý tốt hoạt động dạy và học trong nhà trường người Hiệu trưởng không chỉ quan tâm đến việc dạy học của thầy, việc học của trò mà cần phải chú ý đến việc xây dựng, bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Vì vậy, người Hiệu trưởng cần có kế hoạch tham mưu với các cấp lãnh đạo xây dựng các phòng học, các phòng chức năng, mua sắm trang thiết bị, tạo điều kiện cho thầy, trò hoạt động trong môi trường cơ sở vật chất đầy đủ và tốt nhất.

Kết luận chương:

Kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn của công tác nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên trong trường THCS là cơ sở khoa học cần thiết để định hướng chỉ đạo trong quá trình nghiên cứu. 

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG

THCS TÂN CÔNG SÍNH– TAM NÔNG

2.1.  Khái quát tình hình địa phương:

Xã Tân Công Sính là một xã vùng sâu của huyện Tam Nông. Xã có 4 ấp với tổng số hộ dân hiện nay là 2345 hộ, với 9520 nhân khẩu. đa số người dân sống chủ yếu là nông nghiệp, kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp so với khu vực, số đông gia đình có học sinh đi học còn tình trạng đi làm ăn xa, không quan tâm,chăm lo sát sao đến việc học của các con. Nhiều phụ huynh không biết con mình học lớp nào, tất cả điều giao phó cho nhà trường. Do đó công tác giáo dục trên địa bàn không nằm ngoài khó khăn chung của địa phương.

Công tác giáo dục của địa phương được cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, ngành giáo dục và các ban ngành đoàn thể đặc biệt quan tâm. Các tổ chức xã hội, các đoàn thể hoạt động khá hiệu quả. Đặc biệt nhận thức của các cấp ngành và nhân dân về công tác giáo dục gần đây có bước chuyển biến tốt, xây dựng được hệ thống khuyến học từ xã đến các ấp.

Tình hình an ninh chí trị trên địa bàn tương đối ổn định, tác tệ nạn xã hội được giải quyết kịp thời, triệt để. Bên cạnh đó nhà trường cũng có ký liên tịch phối hợp đảm bảo an ninh trật tự trong trường học. (Tiểu luận: Nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên ở trường THCS Tân Công Sính)

2.2. Đặc điểm tình hình nhà trường THCS Tân Công Sính:

Trường THCS Tân Công Sính được tách ra từ trường PTCS Tân Công Sính với 3 cấp học từ  tháng 09 năm 2006 tính đến nay chỉ mới được 4 năm. Là một trường rất non trẻ so với các trường khác trong Huyện. Trong những năm đầu cơ sở vật chất còn thiếu rất nhiều. Trong những năm gần đây trường được lãnh đạo ngành, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và nhân dân quan tâm hỗ trợ về trang bị cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị, đồ dùng dạy học  tương đối đầy đủ. Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng, sửa chữa, các phòng học tạm đã được thay thế bằng các phòng học cấp 4. Trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học được cấp tương đối đầy đủ. Bàn ghế giáo viên và học sinh đầy đủ đảm bảo cho việc dạy và học.

Đội ngũ giáo viên của trường đa số là giáo viên trẻ, giáo viên mới ra trường nên rất nhiệt tình trong công tác, yêu nghề. Giáo viên mới ra trường tuy nhiệt tình nhưng thiếu kinh nghiệm trong nghề. Giáo viên của trường phần đông không là dân địa phương mà từ nơi khác đến nên tâm lý còn chưa thật sự gắn bó với địa phương, hàng năm đều có giáo viên thuyên chuyển làm ảnh hưởng không ít trong quá trình công tác.

Hiện nay toàn bộ giáo viên đã chuẩn hóa và đạt trên chuẩn.

– Năm học 2007-2008 Trường THCS Tân Công Sính có 7 lớp với 195 học sinh

– Năm học 2008-2009 Trường THCS Tân Công Sính có 7 lớp với 189 học sinh

– Năm học 2009-2010 Trường THCS Tân Công Sính có 7 lớp với 186 học sinh

-Tổng số CB-GV: 19 đồng chí. Trong đó có 2 đồng chí là cán bộ quản lý.(Tiểu luận: Nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên ở trường THCS Tân Công Sính)

2.3. Thực trạng chất lượng giảng dạy của Trường THCS Tân Công Sính năm học 2009-2010

2.3.1 Thực trạng đội ngũ giáo viên

– Tổng số cán bộ giáo viên: 19 đồng chí.

– Tỉ lệ giáo viên trên lớp là: 1.86

          – Giáo viên  trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn là: 100%

          – Giáo viên tay nghề đạt khá, giỏi là: 70%

          – Giáo viên đạt “ Giáo viên dạy giỏi” cấp Huyện là 3 đồng chí

2.3.2 Thực trạng tình hình học sinh

– Tổng số lớp của trường:  07  lớp

* Trong đó chia ra:

                   + Khối 6:   2 lớp  với 48 học sinh

                   + Khối 7:   2 lớp với 53 học sinh

                   + Khối 8:   2 lớp với 41 học sinh

                   + Khối 9:   1 lớp với 41 học sinh

– Tổng số học sinh của trường: 189  học sinh

– Xếp loại trường: Trường loại 3.

– Chất lượng học tập:

          + Học sinh thi cấp huyện đạt 10 giải.

          + Học sinh xếp loại khá, giỏi là 25%

          + Học sinh xếp loại hạnh kiểm khá, tốt lá 80%

          + Tỉ lệ học sinh lên lớp là 95%.

Thông qua số liệu thống kê về chất lượng văn hóa và đạo đức của học sinh, chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên có thể nhận thấy rằng đơn vị có sự khởi sắc và chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng. Nhưng so với yêu cầu chung thì kết quả trên chưa đáp ứng được mục tiêu giáo dục đề ra.

XEM THÊM ==> DOWNLOAD 999+ TIỂU LUẬN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

* Bảng thống kê kết quả điều tra công tác bồi dưỡng chuyên môn cho ngũ giáo viên  của trường THCS Tân Công Sính  năm học 2009-2010: (15 GV)

Nội dung điều tra Tốt Khá Trung bình Yếu
SL % SL % SL % SL %
Nhận thức 4 26.7 6 40 5 33.3 0 0
Xây dựng kế hoạch 6 40 8 53.3 1 6.7 0 0
Tổ chức 6 40 7 46.7 2 13.3 0 0
Thực hiện 3 20 6 40 6 40 0 0
Kiểm tra 8 53.3 4 26.7 3 20 0 0

2.4. Kết quả thống kê của đề tài nghiên cứu

  • Tình hình chung về giáo dục của trường THCS Tân Công Sính năm học 2007-2008; 2008-2009; 2009-2010
Stt Năm học BGH Số tổ chuyên môn Số GV Số HS Số lớp
1 2007-2008 2 2 12 195 7
2 2008-2009 2 2 13 189 7
3 2009-2010 2 2 13 186 7

Đội ngũ giáo viên của trường THCS Tân Công Sính được bố trí chưa đầy đủ theo biên chế cho phép và điều lệ trường trung học.

– Về tổ chuyên môn được phân công đầy đủ theo nhu cầu biên chế hang năm.

– Về số lượng GV trong từng năm đều thiếu chưa đủ đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục của trường.

  • Tình hình học tập của học sinh Trường THCS Tân Công Sính năm học 2007-2008; 2008-2009; 2009-2010
Stt Khối Lên lớp Tốt nghiệp Bỏ học Ghi chú
07-08 08-09 09-10 07-08 08-09 09-10 07-08 08-09 09-10
1 6 56 63 50 x x x 6 1    
2 7 48 52 54 x x x 1 1 2  
3 8 37 42 41 x x x 3 1 1  
4 9 54 32 41 54 32 41 2 1    

   Qua điều tra cho thấy chất lượng học tập của học sinh tăng theo từng năm, số học sinh bỏ học ngày càng giảm.

Chất lượng giảng dạy ngày càng được nâng cao thể hiện qua kết quả tốt nghiệp từng năm.

Tỉ lệ học sinh bỏ học giảm nhờ sự phối hợp, quản lý HS kịp thời giữa gia đình – nhà trường – xã hội để uốn nắn giáo dục và nâng cao nhận thức của phụ huynh học sinh.

2.4.3 Kết quả xếp loại học lực của học sinh trường THCS Tân Công Sính  năm học 2007-2008; 2008-2009; 2009-2010

Stt Năm học Giỏi Khá Trung bình Yếu
SL % SL % SL % SL %
1 2007-2008 32 16,4 43 22,1 89 45,6 31 15,9
2 2008-2009 42 22,2 63 33,3 74 39,2 10 5,3
3 2009-2010 44 23,7 75 40,3 58 31,2 9 4,8

Kết quả điều tra cho thấy tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng lên từng năm. Tỉ lệ học sinh yếu kém ngày một thấp dần. Điều này cho thấy kết quả học tập và chất lượng giáo dục của nhà trường không ngừng tăng cao qua từng năm học. Tuy nhiên so với mặt bằng chung trong huyện thì chất lượng giáo dục của trường chưa vẫn còn thấp.

2.4.4 Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh trường THCS Tân Công Sính  năm học 2007-2008; 2008-2009; 2009-2010

Stt Năm học Tốt Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL %
1 2007-2008 124 63,6 54 27,7 17 8,7    
2 2008-2009 162 85,7 27 14,3        
3 2009-2010 144 77,4 27 14,5 15 8,1    

(Tiểu luận: Nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên ở trường THCS Tân Công Sính)

2.4.5 Trình độ đội ngũ giáo viên của trường THCS Tân Công Sính năm học 2007-2008; 2008-2009; 2009-2010

Stt Năm học Chuyên môn sư phạm Lý luận chính trị
Trên ĐH ĐH Khác Sơ cấp Trung cấp Cao cấp
1 2007-2008   10 5   15    
2 2008-2009   9 6   15    
3 2009-2010   9 6   15    

(Tiểu luận: Nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên ở trường THCS Tân Công Sính)

 Tổng số giáo viên của trường năm 2007-2008 là 12. Trong đó đại học chiếm :  02; cao đẳng: 09. Đến năm 2009-2010 giáo viên có trình độ đại học :

06: cao đẳng: 08 .Như vậy tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn, trên chuẩn ngày càng tăng.

2.4.6 Cơ sở vật chất và thiết bị của trường năm học 2007-2008; 2008-2009; 2009-2010

2.4.6.1 Cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ công tác quản lý

XEM THÊM 99+==> LỜI MỞ ĐẦU TIỂU LUẬN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Stt Năm học Hệ thống điện Nước sạch Máy tính làm việc VP VP

BGH

P.Thí nghiệm Thư viện Phòng bộ môn
 Đúng chuẩn Chưa đúng chuẩn  Có Không

 Đúng chuẩn Chưa đúng chuẩn  Có Không

 có

1 2007-2008 x x 02   x   x   x   x
2 2008-2009 x x 02   x   x   x   x
3 2009-2010 x x 02   x   x   x   x

(Tiểu luận: Nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên ở trường THCS Tân Công Sính)

          Qua điều tra cho thấy truờng có đủ hệ thống điện, nuớc giúp cho giáo viên , học sinh an tâm trong công tác dạy và học, để đạt chất luợng cao.

          Thư viện truờng có nhưng chưa đúng chuẩn phải mượn tạm phòng học làm thư viện, làm ảnh huởng việc giáo viên và học sinh đến thư viện để đọc sách và mượn đồ dùng dạy học.

2.4.6.2 Cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ công tác giảng dạy ăm học 2007-2008; 2008-2009; 2009-2010

Stt Năm học Số phòng học Bảng Bàn giáo viên Bàn ghế học sinh Máy Projector
Tạm Đúng chuẩn Tạm Đúng chuẩn Tạm Đúng chuẩn Tạm Đúng chuẩn Không
1 2007-2008 02 03   05   10 06 80   x
2 2008-2009 02 03   05   15 06 80   x
3 2009-2010 02 03   05   20 06 80   x

Kết quả điều tra cho thấy cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy khá đầy đủ. Trường chưa có máy Projector nên giáo viên chưa thuờng xuyên ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy nên chất lượng giáo dục chưa được nâng cao. Trường cũng chưa có phòng thiệt bị phải để thiệt bị, ĐDDH chung với phòng thư viện nên rất khó khăn trong việc mượn ĐDDH để sử dụng khi lên lớp. Điều này cũng góp phần làm hạn chế chất lượng dạy và học ở trường.

2.5.   Đánh giá chung

Nhìn chung đội ngũ giáo viên của nhà trường hiện nay tuy khá đủ để phục vụ cho công tác giảng dạy của trường. Tuy nhiên về lâu dài đội ngũ cốt cán của đơn vị không có, do giáo viên xin thuyên chuyển thường xuyên, trường phải thường xuyên tiếp nhận giáo viên mới ra trường chưa có kinh ngiệm trong công tác nên ảnh hưởng nhiều đến chất lượng trong dạy và học học sinh.

Giáo viên THCS giáo dục giảng dạy theo đúng chương trình, kế hoạch: soạn giáo án, chuẩn bị bài thí nghiệm, thực hành, kiểm tra, đánh giá, vào sổ điểm, ghi học bạ đầy đủ, quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục, tham gia hoạt động của tổ chuyên môn. Để đáp ứng đòi hỏi của thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, người giáo viên phái có đầy đủ các phẩm chất về tư tưởng chính trị, đạo đức, kiến thức và kĩ năng sư phạm … Có thể nói kĩ năng sư phạm là cầu nối quá trình tương tác giữa thầy và trò trong quá trình dạy học tạo ra chất lượng và hiệu quả giáo dục.(Tiểu luận: Nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên ở trường THCS Tân Công Sính)

2.6  Nguyên nhân

Do một số giáo viên chưa thấy hết tầm quan trọng của đội ngũ giáo viên trong hoạt động giáo dục của nhà trường, chưa thật sự yêu thích nơi mình công tác. Hiệu trưởng chưa có biện pháp, tham mưu với chính quyền địa phương để thu hút giáo viên yên tâm và yêu thích để gắn bó lâu dài với nơi mình công tác.

     Kết quả nghiên cứu thực trạng về công tác giảng dạy của đội ngũ giáo viên của trường cho thấy:

–  Ban giám hiệu: chưa được bồi dưỡng kiến thức về kỷ năng nghiệp vụ quản lý. Họ có nhận thức đúng đắn về vấn đề cần thiết phải tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo công tác chuyên môn để nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên của trường, song chưa thực hiện đủ chức năng và nhiệm vụ của mình.

Giáo viên: nhận thức về vị trí, vai trò, nhiệm vụ nơi mình công tác chưa đầy đủ, chưa cao. Chưa thật sự yêu mến nơi mình công tác, luôn có ý định về quê khi vừa công tác 1,2 năm tại đơn vị.

* Nhận xét:

+ Ưu điểm: Có đủ cơ cấu về số lượng, phân công nhiệm vụ cụ thể, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thao bằng cấp khá cao.

+ Khuyết điểm:  Đội ngũ giáo viên chưa thật sự muốn gắn bó lâu dài với địa phương. Chưa có đội ngũ giáo viên là dân địa phương. Đội ngũ giáo viên còn trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm.

Yêu cầu thực tế giáo dục hiện nay là chất lượng giáo dục, nên cần có đội ngũ giáo viên vững tay nghề, giỏi chuyên môn mới đảm bảo yêu cầu đặt ra. Chính điều đó đòi hỏi phải có biện pháp nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên vừa nâng cao chất lượng giảng dạy để đạt mục tiêu nâng cao chất lượng học của học sinh vừa thể hiện được bản lĩnh, uy tín của trường.

Kết luận chương: (Tiểu luận: Nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên ở trường THCS Tân Công Sính)

 Sau khi phân tích thực trạng, thấy được ưu điểm, khuyết điểm của công tác chuyên môn của đội ngũ giáo viên trường THCS Tân Công Sính, tôi đã có một số biện pháp nhằm phát huy những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm của công tác này.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG

THCS TÂN CÔNG SÍNH– TAM NÔNG

3.1. Tuyên truyền, giáo dục nhận thức

            – Triển khai Chỉ thị số 03-CT/TU của Tỉnh ủy về chấn chỉnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục – đào tạo của thành phố; kế hoạch số 1543/GD-ĐT của Sở Giáo dục – Đào tạo về chống tiêu cực trong ngành Giáo dục – Đào tạo, thực hiện Chỉ thị 03 – CT/ HU của Ban thường vụ Huyện ủy và chương trình hành động của Ủy ban nhân dân huyện; về ý nghĩa, mục đích của cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. “ Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và HS không đủ chuẩn lên lớp” và chủ đề năm học “Đẩy mạnh đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng dạy học”. Tiếp tục thực hiện  “năm học ứng dụng công nghệ thông tin và đổi mới quản lí tài chính” và “Phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do BGD & ĐT phát động đến toàn thể cán bộ – giáo viên – công nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh, giúp mọi người hiểu biết đúng đắn và có niềm tin sâu sắc vào tính thiết thực, hiệu quả của cuộc vận động.

            – Chính quyền phối hợp với các tổ chức Đoàn thể trong nhà trường xây dựng kế hoạch và đề ra các biện pháp cụ thể để thực hiện có hiệu quả chỉ thị 03-CT/TU của Tỉnh ủy, kế hoạch số 1543 / GD – ĐT của Sở Giáo dục – Đào tạo, cuộc vận động của Bộ Giáo dục & Đào tạo và chủ đề năm học.(Tiểu luận: Nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên ở trường THCS Tân Công Sính)

3.2. Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị đạo đức

Từ những thành quả đạt được về công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong thời gian qua, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ và học sinh các ngành học bằng những yêu cầu, nội dung cụ thể trong từng tháng của năm học.

– Nâng cao nhận thức về trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, công nhân viên ngành giáo dục đối với sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và công tác giáo dục tại địa phương; phát huy truyền thống đoàn kết, gắn bó của đội ngũ, tăng cường ý thức tổ chức kỷ luật, trân trọng tính sáng tạo của các cá nhân, đơn vị; nghiêm túc, gương mẫu trong giảng dạy, không vi phạm quy chế chuyên môn, luôn thể hiện sự nâng niu trân trọng trẻ, không vi phạm nhân cách học sinh, không dạy thêm học thêm tiêu cực, không vì thành tích mà gian dối, tiêu cực trong thi cử…

– Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục cho học sinh phù hợp với yêu của ngành. Thông qua hoạt động giảng dạy bộ môn văn hóa, giáo dục ngoài giờ lên lớp, thầy cô giáo dục học sinh lòng tự trọng, tự giác trong học tập và rèn luyện; có đạo đức tốt, sống trung thực và lành mạnh; có phương pháp học tập tích cực, biết sáng tạo; có động cơ học tập đúng đắn: học để biết, học để làm người, học để chung sống, học để góp phần xây dựng đất nước và học thực chất; nghiêm túc trong thi cử và học tập. Nâng cao ý thức trách nhiệm trong từng học sinh đối với bản thân, bạn bè, gia đình, nhà trường… Tự hào là công dân tốt, sẵn sàng đóng góp xây dựng thành phố văn minh hiện đại. (Tiểu luận: Nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên ở trường THCS Tân Công Sính)

3.3. Cải tiến thi đua, xây dựng tiêu chí, chuẩn đánh giá, cách đánh giá

– Tổ chức quán triệt trong đội ngũ tinh thần, ý nghĩa, mục đích của công tác thi đua. Nhấn mạnh ý nghĩa “Thi đua – khen thưởng là động lực phát triển và là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới, thi đua yêu nước phải được tiến hành thường xuyên, liên tục hàng ngày”. Mỗi chi bộ, đảng viên cần phát huy tốt vai trò tiên phong gương mẫu và là hạt nhân tích cực trong các phong trào thi đua ở cơ sở. Chính quyền phối hợp chặt chẽ với tổ chức Đoàn thể trong từng đơn vị tổ chức chỉ đạo có hiệu quả công tác thi đua.

– Các tổ chuyên môn nghiệp vụ của trường xây dựng, điều chỉnh tiêu chuẩn thi đua phù hợp với yêu cầu hiện nay. Hội đồng thi đua nhà trường, triển khai tiêu chuẩn thi đua đến từng giáo viên để thảo luận, góp ý và hoàn chỉnh.

– Nhà trường xây dựng tiêu chuẩn thi đua phù hợp với điều kiện thực tế tại đơn vị. Từng thành viên trong hội đồng sư phạm đăng ký danh hiệu thi đua cá nhân trong năm học để phấn đấu thực hiện. Thực hiện nghiêm túc quy trình đánh giá thi đua đảm bảo dân chủ, khách quan, trung thực, công bằng.

            – Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua trong toàn thể giáo viên với nội dung cụ thể, thiết thực, tạo thành một phong trào thi đua trong từng tổ chuyên môn nói chung và từng cá nhân nói riêng góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ năm học.

3.4. Tiếp tục chỉ đạo có hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức – kĩ năng

            – Tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc giảng dạy chương trình đổi mới ở cấp Trung học cơ sở. Thông qua hoạt động thao giảng, chuyên đề góp phần bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ.

– Phát huy những kết quả đạt được trong quá trình triển khai giảng dạy đại trà chương trình sách giáo khoa ở các khối lớp, sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học trong từng tiết dạy; đẩy mạnh hơn nữa việc đổi mới phương pháp giảng dạy và vận dụng thành thạo, có hiệu quả các phương tiện dạy học hiện đại trong từng bộ môn, từng khối lớp nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh.

– Tiếp tục thực hiện yêu cầu đổi mới việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Tổ chức nghiêm túc công tác coi, chấm các bài kiểm tra trên lớp đảm bảo công bằng, khách quan, chính xác. Thực hiện việc trả bài kiểm tra cụ thể, có hướng dẫn, sửa bài cho học sinh để các em hiểu và học tập tốt hơn.(Tiểu luận: Nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên ở trường THCS Tân Công Sính)

3.5. Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra để củng cố kỷ cương, nề nếp trong nhà trường

3.5.1. Công tác quản lý, chỉ đạo

– Xây dựng kế hoạch năm học cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục toàn diện mà ngành giao, đặc biệt là thực hiện có hiệu quả: cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử, và bệnh thành tích trong giáo dục ”, ”. “ Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và HS không đủ chuẩn lên lớp” và chủ đề năm học “Đẩy mạnh đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng dạy học”. Tiếp tục thực hiện  “năm học ứng dụng công nghệ thông tin và đổi mới quản lí tài chính” và “Phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Chỉ thị 03-CT/ TU về chấn chỉnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục – đào tạo và Kế hoạch số 1543/GD-ĐT của Sở Giáo dục… Chỉ đạo chặt chẽ thông qua kế hoạch tháng, tuần; tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm công tác chỉ đạo thường xuyên và kịp thời.

– Ban giám hiệu các trường phải nghiêm túc, gương mẫu trong công tác, thẳng thắn đấu tranh trước những biểu hiện tiêu cực, biết bảo vệ lẽ phải và những điều đúng để xây dựng tập thể ban giám hiệu có uy tín, có năng lực, luôn đoàn kết cùng với hội đồng sư phạm phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ, xứng đáng với niềm tin của học sinh, cha mẹ học sinh và với nhân dân.

– Ban giám hiệu các trường phải luôn lắng nghe ý kiến của giáo viên, công nhân viên để kịp thời điều chỉnh trong công tác quản lý, chỉ đạo; phối hợp tốt với địa phương và cha mẹ học sinh thực hiện có hiệu quả ba môi trường: nhà trường – gia đình – xã hội cùng tham gia giáo dục, chăm sóc thế hệ trẻ.

– Xây dựng và thực hiện tốt quy chế dân chủ trường học; thực hiện có hiệu quả 5 nội dung trong chương trình hành động chống tiêu cực của Bộ Giáo dục – Đào tạo và của Ủy ban nhân dân tỉnh: không dạy thêm học thêm tiêu cực, không chạy trường tiêu cực, không lạm thu, không bệnh thành tích, không gian lận trong thi cử. Đảm bảo 5 công khai trong nhà trường về: tuyển sinh, kế hoạch năm học, quy chế chi tiêu nội bộ, chế độ chính sách, quy trình đánh giá thi đua khen thưởng.

– Tổ chức và thực hiện tốt công tác tiếp dân của ban giám hiệu tại đơn vị, thường xuyên lắng nghe ý kiến của quần chúng, nhân dân, cha mẹ học sinh. Đảm bảo tốt chế độ thông tin báo cáo. (Tiểu luận: Nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên ở trường THCS Tân Công Sính)

3.5.2. Công tác kiểm tra

– Thực hiện nghiêm túc công tác thanh tra toàn diện giáo viên trong đơn vị cũng như thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên theo đúng quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục – Đào tạo. Nâng cao hiệu lực hoạt động kiểm tra, tăng cường công tác kiểm tra của BGH, tổ chuyên môn để kịp thời rút kinh nghiệm, kiên quyết không để xảy ra tiêu cực trong đơn vị.

– Chỉ đạo bộ phận Ban thanh tra nhân dân phát huy vai trò của ban thanh tra nhân dân trong việc giám sát các hoạt động trong nhà trường nhằm ngăn chặn không để xảy ra tiêu cực, gây mất đoàn kết trong đơn vị.

– Phát huy hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ trong đơn vị, thông qua hoạt động này giúp cho cán bộ quản lý kiểm tra lại hiệu quả chỉ đạo của ban giám hiệu đối với từng bộ phận trong nhà trường; đặc biệt từ công tác này sẽ giúp cho hiệu trưởng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng trình độ, tay nghề đội ngũ giáo viên.

3.5.3. Công tác bồi dưỡng đội ngũ

– Tiếp tục tham mưu với Ủy ban nhân dân Huyện trong việc tạo điều kiện để thực hiện kế hoạch nâng chuẩn đội ngũ giai đoạn 2010-2015. Có kế hoạch phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện tiếp tục tổ chức các lớp nhằm nâng cao nhận thức, lý luận chính trị cho đội ngũ.

– Chú ý tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. Các tổ chuyên môn nghiệp vụ của trường hỗ trợ Ban giám hiệu trong quá trình triển khai thực hiện tại đơn vị. Nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo viên tham gia học tập và vận dụng có hiệu quả những kiến thức học tập vào trong quá trình giảng dạy, đặc biệt trong việc đổi mới phương pháp.


Trên đây là tiểu luận môn Sáng kiến kinh nghiệm đề tài: Nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên ở trường THCS Tân Công Sính, dành cho các bạn đang làm tiểu luận môn học Sáng kiến kinh nghiệm: còn nhiều bài mẫu tiểu luận môn học các bạn tìm kiếm trên chuyên mục nhé. 

Lưu ý: Có thể trên website không có tài liệu đúng như các bạn mong muốn để hoàn thiện bài làm hoàn toàn mới và chất lượng tốt các bạn có thể cần tới sự hỗ trợ của dịch vụ viết tiểu luận để kham khảo bảng giá và quy trình làm việc các bạn có thể trao đổi với mình qua SDT/Zalo: https://zalo.me/0932091562

DOWNLOAD FILE

Contact Me on Zalo