Tiểu luận: Bài thu hoạch trách nhiệm hình sự hình phạt ngành luật, đặc biệt tuyệt vời hơn khi bạn đang làm bài thu hoạch về Luật hình sự. Với bài thu hoạch mẫu 3 phần mở đầu – nội dung – kết luận đầy đủ để các bạn tiện tham khảo và vận dụng vào bài của mình tốt hơn. Tuy nhiên nếu các bạn cần thêm tài liệu để tham khảo có thể tìm trên trang của Viettieuluan, có rất nhiều bài mẫu.
Ngoài ra, AD còn nhận viết các bài Tiểu luận, Báo cáo thực tập, luận văn thạc sĩ – Đại Học ,… hãy liên hệ với AD qua zalo Viettieuluan để được hỗ trợ nhanh chóng!
Phần 1: Lời mở đầu bài Tiểu luận thu hoạch trách nhiệm hình sự hình phạt
1. Tính cấp thiết của đề tài
Luật hình sự là ngành luật nội dung quy định về tội phạm và hình phạt, là cơ sở pháp lý cho việc xác định tội danh và hình phạt và là công cụ quan trọng mà bất kỳ Nhà nước nào cũng phải sử dụng để đấu tranh phòng, chống tội phạm. Đây là một nội dung thuộc chương trình đào tạo cử nhân luật của trường Đại học Bình Dương. Trong quá trình học em đã được nghiên cứu phần trách nhiệm hình sự hình phạt do giảng viên Th.S Thân Văn Chẻo truyền đạt.
Để quản lí xã hội bằng pháp luật và không ngừng nâng cao tính thực thi của các văn bản pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng một hệ thống pháp luật ngày càng hoàn chỉnh, phản ánh tốt hơn những đường lối của Đảng trong công cuộc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay. Trong đó, đối tượng điều chỉnh của ngành luật hình sự là các quan hệ xã hội giữa Nhà nước và người phạm tội. Khi có sự kiện tội phạm xảy ra, một loại quan hệ xã hội đặc biệt giữa Nhà nước và các chủ thể đã gây ra sự kiện tội phạm đó được phát sinh. Ngành luật hình sự điều chỉnh quan hệ xã hội này qua việc xác định quyền và nghĩa vụ pháp lý của hai chủ thể – Nhà nước và người phạm tội. Trong quan hệ này, người phạm tội phải chịu nghĩa vụ pháp lý trong đó có hình phạt còn Nhà nước có quyền buộc người phạm tội phải thực hiện nghĩa vụ pháp lý đó. Đối với người phạm tội, Nhà nước buộc họ phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với xã hôi, Nhà nước có trách nhiệm xử lý nghiêm minh những người đã thực hiện hành vi phạm tội để bảo đảm trật tự xã hội, trấn áp tội phạm. Là sinh viên việc tìm hiểu những nội dung này là vô cùng cần thiết và bổ ích, sau đây em xin được trình bày bài tổng quan của mình ( Tiểu luận: BÀI THU HOẠCH TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ HÌNH PHẠT )
XEM THÊM ==> DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề hoàn thành bài tổng quan, sinh viên thực hiện những nhiệm vụ sau:
Nghiên cứu tổng quan về môn học thông qua bài giảng, giáo trình, tài liệu tham khảo, các văn bản quy phạm pháp luật
Dẫn chứng cụ thể tình huống giảng viên đã giảng trực tiếp trên lớp và đánh giá tính phù hợp của tình huống này đối với môn học cũng như thực tiễn.
Áp dụng được những vấn đề thực tiễn của môn học.
Khẳng định kết quả môn học, những vấn đề hạn chế trong việc áo dụng pháp luật trong phạm vi môn học.
Phần 2: Phần nội dung bài thu hoạch trách nhiệm hình sự hình phạt
1. Tổng quan về môn học Trách nhiệm hình sự hình phạt
Nội dung môn học trách nhiệm hình sự hình phạt gồm có 6 phần đó là: Chương 1: Trách nhiệm hình sự; chương 2: hệ thống hình phạt và các biện pháp; chương 3, 4 liên quan đến quyết hình phạt; chương 5 là miễn, giảm trách nhiệm hình sự và xóa án tích; chương 6 trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
1.1. Trách nhiệm hình sự
– Trách nhiệm hình sự: Điều 2 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về cơ sở của trách nhiệm hình sự: “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội được quy định tại điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự”. Như vậy, trách nhiệm hình sự được hiểu là trách nhiệm của người phạm tội (pháp nhân thương mại) phải chịu những hậu quả pháp lý bất lợi về hành vi phạm tội của mình.
+ Pháp nhân thương mại được quy định tại điều 75 Bộ luật dân sự như sau: Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận chia cho các thành viên. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
+ Cơ sở của trách nhiệm hình sự:
Điều 2 Bộ luật hình sự quy định: “Chỉ người nào phạm tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại điều 76 Bộ luật hình sự năm 2015 mới phải chịu trách nhiệm hình sự”. Tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam bằng cách mô tả những dấu hiệu cấu thành tội phạm cụ thể. Cấu thành tội phạm là cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự, là điều kiện cần và đủ của trách nhiệm hình sự.( Tiểu luận: BÀI THU HOẠCH TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ HÌNH PHẠT )
+ Khi tội phạm xảy ra phát sinh trong quan hệ pháp luạt hình sự thì người (pháp nhân thương mại) phạm tội phải có nghĩa vụ chấp hành. Nhà nước có quyền buộc người (pháp nhân thương mại) phạm tội chịu trách nhiệm hình sự thông qua cơ quan đại diện bằng bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật để xác định một cách chính thức cơ sở của trách nhiệm hình sự; cụ thể hóa trách nhiệm hình sự bằng loại hình phạt cũng như mức hình phạt cụ thể để áp dụng.
1.2. Hệ thống hình phạt và các biện pháp tư pháp
– Hệ thống các hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự có nội dung và phương thức liên kết theo trật tự nhất định.
+ Hệ thống hình phạt đối với người phạm tội bao gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung.
Về hình phạt chính: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình được sắp xếp theo mức độ tăng dần về tính nghiêm khắc.
Về hình phạt bổ sung: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc một công việc nhất định; cấm cư trú, quản chế, tước một số quyền công dân, tịch thu tài sản, trục xuất, phạt tiền được sắp xếp theo mức độ tính nghiêm khắc.
XEM THÊM ==> TRỌN BỘ TIỂU LUẬN MẪU ĐIỂM CAO
+ Hệ thống hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội:
Về hình phạt chính: phạt tiền (điều 77); đình chỉ hoạt động có thời hạn (điều 78); đình chỉ hoạt động vĩnh viễn (điều 79).
Về hình phạt bổ sung: cấm kinh doanh, hoạt động trong một số hoạt động nhất định (điều 80); cấm huy động vố (điều 81); phạt tiền (điều 77).
– Đặc điểm: hình phạt chính được tuyên độc lập; mỗi tội phạm chỉ có thể tuyên một hình phạt chính.
Hình phạt bổ sung chỉ có thể tuyên kèm hình phạt chính; có thể tuyên một, nhiều hoặc không tuyên.
– Các loại hình phạt cụ thể:
+ Cảnh cáo là sự khiển trách công khai của Nhà nước do Tòa án áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ. Phạm vi áp dụng: người phạm tội ít nghiêm trọng và phải có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại điều 51 Bộ luật hình sự.( Tiểu luận: BÀI THU HOẠCH TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ HÌNH PHẠT )
+ Phạt tiền là hình phạt tước của người phạm tội một khoản tiền nhất định sung công quỹ Nhà nước. Tính chất của hình phạt này vừa là hình phạt chính vừa là hình phạt bổ sung. Phạm vi khi áp dụng phạt tiền là hình phạt chính đối với tội phạm ít, nghiêm trọng do Bộ luật hình sự quy định; Tội phạm rất nghiêm trọng; tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường công cộng, an toàn công cộng và một số tội phạm khác. Đối với mức phạt là hình chính: mức tối thiểu là một triệu đồng và mức cao nhất là một tỷ đồng; mức phạt theo bội số tiền trốn thuế hoặc tiền lãi: mức thấp nhất là một lần và mức cao nhất là 10 lần.
Đối pháp nhân thương mại phạm tội: điều 77 Bộ luật hình sự năm 2015, mức phạt tiền hình phạt chính và hình phạt bổ sung không được thấp hơn 50 triệu đồng.
Phạm vi áp dụng hình phạt bổ sung là các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, các tội phạm về tham nhũng, ma túy.. Đối với mức phạt là hình phạt bổ sung, mức tối thiểu là một triệu đồng và mức cao nhất là 500 triệu đồng; mức phạt theo bội số tiền trốn thuế hoặc tiền lãi; mức thấp nhất là một lần và mức tối đa gấp năm lần giá trị tài sản phạm tội.
+ Cải tạo không giam giữ: cải tạo không giam giữ là hình phạt không tước tự do của người bị kết án, mà họ được cải tạo ngoài xã hội với sự giúp đỡ của gia đình, cơ quan, tổ chức và chính quyền địa phương. Cải tạo không giam giữ là hình phạt chính, có thời hạn từ 6 tháng đến 3 năm; không cần thiết phải cách li người phạm tội khỏi xã hội. Phạm vi áp dụng: người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng; đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng. Thời hạn tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 03 ngày cải tạo không giam giữ.
1.3. Quyết định hình phạt
– Khái niệm: quyết định hình phạt là quyết định mà Tòa án lựa chọn hình phạt, xác định mức hình phạt cụ thể trong phạm vi luật hình áp dụng đối với người phạm tội (pháp nhân thương mại phạm tội).
Căn cứ quyết định hình phạt: dựa trên các quy định của Bộ luật hình sự; tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; nhân thân của người phạm tội; các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Dựa vào các quy định của bộ luật hình sự trong phần chung (điều 3, điều 54 – 58; điều 30 – 45; điều 59; điều 46 – 49; điều 53; điều 50 – 52; điều 65; phần các tội phạm nhằm xác định khung hình phạt; xác định các hình phạt cần áp dụng; xác định mức hình phạt cần áp dụng.
Quyết định hình phạt trong trường hợp đặc biệt: quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự; quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm; Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt; quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của bộ luật hình sự; tổng hợp hình phạt của nhiều bản án; quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội.
Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt:
+ Chuẩn bị phạm tội: hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng; hình phạt được quyết định trong phạm vi khung hình phạt được quy định trong các điều luật cụ thể.
+ Phạm tội chưa đạt: hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng. Trong điều luật có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì hình phạt nhỏ hơn hoặc bằng 20 năm; tù có thời hạn thì phạt nhỏ hơn ¾ mức phạt từ mà điều luật quy định. Tòa án cần lưu ý khi quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm: cùng một điều luật hình phạt trong cùng phạm vi khung chế tài; tính chất, mức độ nguy hiểm: tội phạm chung xác định dựa vào các tình tiết khách quan, chủ quan của tội phạm đã thực hiện, từng nười xác định trên cơ sở hành vi của họ đã thực hiện; đặc điểm nhân thân xét cho từng người đồng phạm; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ loại trừ trách nhiệm hình sự: liên quan tội phạm chung áp dụng tất cả đồng phạm thuộc người đồng phạm nào thì chỉ áp dụng đối với người đó.( Tiểu luận: BÀI THU HOẠCH TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ HÌNH PHẠT )
+ Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội nhiều hành vi phạm tội khác nhau mỗi hành vi cấu thành một tội riêng; có một hành vi phạm tội cấu thành nhiều tội khác nhau. Khi Tòa án xét xử sẽ quyết định hình phạt đối với từng tội theo quy định chung, tổng hợp các hình phạt đó để có thể có được hình phạt chung.
1.4. Miễn, giảm trách nhiệm hình sự và xóa án tích
– Khái niệm: miễn giảm trách nhiệm hình sự là các biện pháp có tính chất khoan hồng được quy định trong Bộ luật hình sự có thể thực hiện bằng việc miễn, giảm sự tác động cưỡng chế thuộc nội dung của trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng trong quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự và thực hiện trách nhiệm hình sự của người phạm tội.
– Miễn trách nhiệm hình sự: Miến trách nhiệm hình sự là không buộc người phạm tội phải chịu TNHS về tội phạm mà người đó đã thực hiện. Các trường hợp: miễm trách nhiệm hình sự cho người phạm tội tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội (điều 16 Bộ luật hình sự); miễn TNHS do hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự (khoản 1 điều 27 Bộ luật hình sự), miễn trách nhiệm hình sự theo khoản 1,2,3, điều 29 Bộ luật hình sự; miễn trách nhệm hình sự theo khỏa 2 điều 91 Bộ luật hình sự.
+ Miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội (điều 16 Bộ luật hình sự): Việc chấm dứt thực hiện tội phạm xảy ra khi tội phạm đang chẩn bị phạm tội hoặc giai đoạn phạm tội chưa hoàn thành; việc chấm dứt thực hiện tội phạm là tự nguyện và dứt khoát.
+ Miễn trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự (khoản 1 điều 27: Từ khi thực hiện tội phạm phải trải qua thời gian nhất định; không có phạm tội mới mà Bộ luật hình sự quy định có khung hình phạt trên một năm tù; người phạm tội không được cố tình trốn tránh mà chưa có lệnh truy nã.
– Miễn trách nhiệm hình sự quy định tại điểm a khoản 1 điều 29 Bộ luật hình sự: khi tiến hành điều tra truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.
– Miễn trách nhiệm hình sự theo điểm c khoản 2 điều 29 Bộ luật hình sự: trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm hoặc lập công lớn hoặc có cống hiện đặc biệt được Nhà nước và xã hội thừa nhận.
– Miễm trách nhiệm hình sự trước khi có quyết định đại xá (điểm b khoản 1 điều 29): đại xã là biện pháp khoan hồng của Nhà nước khi có nội dung tha tội; thẩm quyền đại xá thuộc về quốc hội; có hiệu lực đối với hành vi phạm tội đã xảy ra trước đó với tất cả các đối tượng và trong bất kì giai đoạn tố tụng nào; miễn tất cả các hình thức của trách nhiệm hình sự (hình phạt và án tích).
– Miễn trách nhiệm hình sự theo khoản 3 điều 29 Bộ luật hình sự: “Người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác và được bị hại hoặc đại diện của bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự”.( Tiểu luận: BÀI THU HOẠCH TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ HÌNH PHẠT )
Khoản 2 điều 91 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định: “Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Mục 2 Chương này:
- a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, trừ tội phạm quy định tại các điều 134, 141, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật này;
- b) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật này, trừ tội phạm quy định tại các điều 123, 134, 141, 142, 144, 150, 151, 168, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật này;
- c) Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án”.
Các biện pháp miễn, giảm chấp hành hình phạt: miễn chấp hành hình phạt; giảm mức hình phạt đã tuyên; giảm chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt; án treo; tha tù trước thời hạn có điều kiện; hoãn chấp hành hình phạt; tạm đình chỉ chấp hành hình phạt.
– Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt có điều kiện. Căn cứ co hưởng án treo: mức phạt tù không quá 3 năm; người phạm tội có nhân thân tốt; người phạm tội có tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không bắt chấp hành hình phạt tù. Thời gian thử thách bằng hai lần mức hình phạt tù nhưng không được dưới 1 năm và không quá 5 năm. Điều kiện thử thách: người được hưởng án treo không được phạm tội mới trong thời gian thử thách với bất kì tội và hình thức lỗi nào. Khoản 5 điều 65 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định: “Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này”.
Giảm mức hình phạt đã tuyên bao gồm: “giảm mức hình phạt đã tuyên trong trường hợp bình thường; giảm mức hình phạt đã tuyên đối với người phạm tội mới, giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt; giảm án tử hình khi đã có quyết định ân giảm”.

1.5. Trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Người đã đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi: Người đã đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi, chủ thể tội phạm khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội và bị coi là tội phạm.
Đặc điểm: Trình độ nhận thức và kinh nghiệm sống của họ còn hạn chế;
Cơ sở trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội: xuất phát từ yêu cầu phòng, chống tội phạm của người chưa thành niên phạm tội; trong độ tuổi năng lực trách nhiệm hình sự chưa đầy đủ luôn có thể nhận thức được tinh chất của một số hành vi nguy hiểm cho xã hội nhất định.
– Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội (điều 90 Bộ luật hình sự):
+ Nguyên tắc thứ nhất: phải đảm bảo lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sữa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh trở thành công dân có ích cho xã hội.
Các biện pháp xử lý hình sự áp dụng riêng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội: các biện pháp tư pháp; các hình phạt và tổng hợp hình phạt.
Các biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự: khiển trách (điều 93); Hòa giải tại cộng đồng (điều 94), giáo dục tại xã, phường, thị trấn (điều 95).( Tiểu luận: BÀI THU HOẠCH TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ HÌNH PHẠT )
Các hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn.
Xóa án tích: thời hạn xóa án tích đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc đặc biệt nghiêm trọng: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn sau 6 tháng kể từ ngày chấp hành xong bản án mà họ không phạm tội mới; sau 6 tháng trong trường hợp phạt tù nhưng cho hưởng án treo.
2. Áp dụng thực tiễn đối với môn học trách nhiệm hình sự hình phạt
Ví dụ thực tế có liên quan đến môn học:
* Trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại:
Ví dụ, “ông Nguyễn Văn A được Doanh nghiệp B chuyên kinh doanh vàng bạc, kim khí quý, đá quý thuê làm giám đốc điều hành của pháp nhân. Trong quá trình hoạt động của pháp nhân thương mại ông B được lãnh đạo của pháp nhân giao nhiệm vụ chuyển 500 ngàn USD giao cho Doanh nghiệp C ở nước ngoài, đồng thời nhận 250 lượng vàng từ Doanh nghiệp C chuyển về cho Doanh nghiệp B (việc đi, về không qua của khẩu, không làm thủ tục hải quan mà qua lối mòn). Sau khi nhận tiền của Doanh nghiệp B ông A đã đi theo lối mòn vượt biên giới sang giao tiền cho Doanh nghiệp C và nhận 250 lượng vàng từ Doanh nghiệp C trở về nước theo lối mòn để giao cho Doanh nghiệp B. Trên đường từ biên giới trở về Doanh nghiệp B, ông A bị cơ quan chức năng phát hiện và bắt giữ, pháp nhân thương mại B bị khởi tố về tội buôn lậu theo quy định tại điểm c, khoản 6 Điều 188 BLHS. Trường hợp này ông A biết rõ việc chuyển 500 ngàn USD giao cho Doanh nghiệp C ở nước ngoài và nhận 250 lượng vàng từ Doanh nghiệp C chuyển về cho Doanh nghiệp B (việc đi, về không qua của khẩu, không làm thủ tục hải quan mà qua lối mòn) là trái pháp luật mặc dù được Doanh nghiệp B đồng ý giao nhiệm vụ cho ông. Trong trường hợp này, ngoài việc Doanh nghiệp B phải chịu trách nhiệm hình sự về tội buôn lậu thì ông A cũng phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội này với lỗi cố ý”.
* Tình huống liên quan đến trách nhiệm hình sự
B thấy chị H đeo hai nhẫn ở ngón tay nên T dùng gậy đánh vào sau gáy của chị H làm chị H ngất sau đó B lấy hai chiếc nhẫn vàng của chị H. Vậy B phạm tội gì? B có hành vi dùng vũ lực (dùng gậy đánh vào đầu chị H) nhằm chiếm đoạt tài sản (lấy hai chiếc nhẫn vàng của chị H, do đó B phạm tội cướp tài sản được quy định tại điều 168 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
* Ví dụ về án treo
Nguyễn Văn A bị tạm giữ 09 ngày, quá trình điều tra Cơ quan điều tra thay đổi biện pháp ngăn chặn “Cấm đi khỏi nơi cư trú”; kết thúc điều tra Viện kiểm sát truy tố anh Nguyễn Văn A phạm tội về trộm cắp tài sản theo khoản 1 điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); do bị cáo có nhân thân tốt phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng Tòa án xử phạt 06 tháng tù, nhưng cho bị cáo hưởng án treo, ấn định thời gian thử thách 11 tháng 21 ngày.( Tiểu luận: BÀI THU HOẠCH TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ HÌNH PHẠT )
* Ví dụ về trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi:
“Vào khoảng 17 giờ 40 phút ngày 26/12/2018, Lê Thị H (không có giấy phép lái xe theo quy định) điều khiển xe mô tô nhãn hiệu QUICK mang biển số 43X1 – 3418 (thuộc sở hữu của bà Huỳnh Thị Ánh X), đi từ nhà đến trường THPT E để học thêm. Khi H điều khiển xe đến đường V (đoạn đường thuộc khu P, thị trấn A), thì H điều khiển xe chạy ngược chiều trên đường V (đường một chiều, có biển báo cấm đi ngược chiều) để qua bên phải đường V theo hướng Điện Bàn đi A. Lúc này, Trương Công K điều khiển xe mô tô mang biển kiểm soát 92E1-281.85 chạy theo hướng A đi Điện Bàn (ngược chiều với xe H nhưng đúng chiều đi của đường), thấy vậy H thắng xe dừng lại, do Kích không làm chủ được tốc độ nên xe mô tô do Kích điều khiển tông vào xe mô tô biển số 43X1 – 3418 do H điều khiển làm 02 xe và người ngã xuống đường, bất tỉnh. Lê Thị H và Trương Công K bị thương nặng được mọi người đưa đi Bệnh viện cấp cứu và điều trị, đến ngày 28/12/2018 thì Trương Công K chết”. bị cáo Lê Thị H phạm tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” theo điểm a khoản 2 Điều 260 Bộ luật hình sự 2015
Tuy nhiên xét thấy, bị cáo là người chưa thành niên (tính đến ngày phạm tội bị cáo được 16 tuổi 02 tháng), do đó có hạn chế nhất định trong nhận thức và điều khiển hành vi, đã thành khẩn khai báo nhận tội, tỏ ra biết ăn năn hối cải, bị cáo chưa có tiền án tiền sự, lần đầu phạm tội. Sau khi gây ra tai nạn, gia đình bị cáo tích cực thăm hỏi và bồi thường thiệt hại cho gia đình người bị hại, đại diện hợp pháp của người bị hại bãi nại và xin giảm nhẹ hình phat đối với bị cáo và xin cho bị cáo được tiếp tục đi học. Bị cáo có hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế, bản thân bị cáo cũng bị thương tích.
Do đó, Hội đồng xét xử áp dụng điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 54; Điều 91, Điều 101 BLHS 2015 để giảm nhẹ cho bị cáo một phần hình phạt khi lượng hình. Xét thấy, bị cáo là người chưa thành niên, có nhiều tình tiết giảm nhẹ, chưa có tiền án, tiền sự, có nơi cư trú cụ thể, rõ ràng, đang là học sinh trường THPT E; có khả năng tự cải tạo. Do đó, HĐXX áp dụng Điều 65 BLHS 2015 cho bị cáo được hưởng án treo, ấn định thời gian thử thách và giao cho chính quyền địa phương, nhà trường giám sát, giáo dục cũng đủ cải tạo bị cáo trở thành công dân tốt cho xã hội.
XEM THÊM ==> Trọn bộ bài thu hoạch ngành Luật
3. Những kết quả đạt được khi nghiên cứu môn học được viết trong bài Tiểu luận thu hoạch
Sau khi nghiên cứu môn học trách nhiệm hình sự và hình phạt em cảm thấy môn học này thật sự thú vị. Sau khi học phần này em có thể vận dụng những kiến thức lý luậ và những quy định thuộc phần trách nhiệm hình sự và hình phạt. Có thể thấy rằng theo quan niệm truyền thống cũng như quy định trước đây của Bộ luật hình sự Việt Nam, trách nhiệm hình sự là trách nhiệm của cá nhân người phạm tội. Tuy nhiên, để phù hợp với xu hướng chung của thế giới cũng như tình hình thực tế của Việt Nam. Bộ luật hình sự năm 2015 quy định bổ sung trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại. Theo đó trách nhiệm hình sự không còn là trách nhiệm riêng của cá nhân mà bao gồm trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại. Hai loại trách nhiệm hình sự này tuy khác nhau nhưng cũng có quan hệ mật thiết vì đều xuất phát từ loại tội phạm cụ thể.
Bộ luật hình sự năm 2015 đã cụ thể hóa các trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự theo hướng: Phân biệt rõ các trường hợp đương nhiên được miễn trách nhiệm hình sự và những trường hợp có thể được miễn trách nhiệm hình sự; Sửa đổi và bổ sung một số trường hợp có thể được miễn trách nhiệm hình sự nhằm khắc phục những bất cập khi áp dụng biện pháp này trong thời gian vừa qua.( Tiểu luận: BÀI THU HOẠCH TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ HÌNH PHẠT )
Bộ luật hình sự năm 2015 đã bổ sung một chương với bảy điều quy định về những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, trong đó, tiếp tục quy định bốn trường hợp đã có trong Bộ luật hình sự năm 1999 gồm: sự kiện bất ngờ, phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết và tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự; bổ sung mới ba trường hợp khác là: gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm pháp; rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ; thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên nhằm khuyến khích người dân an tâm, tích cực tham gia phòng, chống tội phạm; tham gia các hoạt động sản xuất, nghiên cứu khoa học có tính chất “đột phá” vì lợi ích chung.
Bộ luật hình sự năm 2015 đã có sự điều chỉnh căn bản trong chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội theo hướng: thu hẹp đáng kể phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi; quy định chỉ xử lý hình sự đối với hành vi chuẩn bị phạm tội của người từ đủ 16 tuổi trở lên đối với 21 tội danh; cụ thể hóa các điều kiện miễn trách nhiệm hình sự áp dụng riêng cho người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi và bổ sung ba biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng trong trường hợp người được miễn trách nhiệm hình sự.
Bộ luật hình sự năm 2015 tiếp tục thể chế hóa chủ trương hạn chế áp dụng hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt không tước tự do đối với người phạm tội. Cụ thể: áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính không chỉ đối với tội ít nghiêm trọng như trước đây, mà còn được áp dụng ngay cả đối với tội nghiêm trọng, thậm chí là với một số tội rất nghiêm trọng; sửa đổi hình phạt cải tạo không giam giữ theo hướng tăng cường tính cưỡng chế, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục của loại hình phạt này; khẳng định nguyên tắc không áp dụng hình phạt tù đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý.
Có thể thấy rằng môn học trang bị cho sinh viên những hệ thống lý luận cơ bản về Luật hình sự, các nguyên tắc Luật hình sự, tội phạm, trách nhiệm hình sự hình phạt. Sau khi học môn này sinh viên có cơ sở lý luận đê giải quyết những tình huống theo yêu cầu đặt ra trong từng vụ án cụ thểm xác định trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, bước đầy xây dựng cho sinh viên những kĩ năng định tội và quyết định hình phạt. Từ đó sinh viên có ý thức chấp hành pháp luật hình sự, nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm có thái độ đúng đắn hơn trong hành vi của mình, đấu tranh phê phán những hành vi vi phạm luật hình sự.( Tiểu luận: BÀI THU HOẠCH TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ HÌNH PHẠT )
Phần 3: Lời kết luận bài Tiểu luận thu hoạch trách nhiệm hình sự hình phạt
Trách nhiệm hình phạt thuộc môn học Luật hình sự là một ngành độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, sau khi học một học này sinh viên được cung cấp những kiến thức cập nhập, hiện đại và chuyên sâu trong lĩnh vực để có thể giải quyết được những vấn đề lý luận và thực tiễn.
Bài tổng quan môn học Trách nhiệm hình sự hình phạt bao gồm những nội dung liên quan đến kiến thức mà Ths Thân Văn Chẻo đã tận tình chỉ dạy trong môn học. Với tâm huyết của người thầy đã truyền thụ những bài học, những kiến thức thực tiễn phong phú, sinh động. Qua bài học em đã tiếp thu những tri thức liên quan đến vấn đề này có thể ứng dụng trong công việc sau này và giúp đỡ những vấn đề liên quan đến môn học cho người thân, gia đình, bạn bè…
Tham khảo, vận dụng ngay các bài thu hoạch ngành Luật tại trang Viettieuluan, thời gian tới Ad sẽ cập nhật nhiều bài mẫu hơn, các bạn theo dõi Viettieuluan để nhận thông tin bài mới nhanh nhất nhé.