Tiểu luận: bài thu hoạch thi hành án – thừa phát lại, liên hệ thực tiễn. Các bạn hay hỏi AD ví dụ liên hệ thực tiễn rất nhiều về môn Thi hành án – Thừa phát lại, cho nên với bài mẫu này AD chia sẻ tới các bạn về Tổng quan, Ví dụ thực tiễn, Vấn đề khi áp dụng thực tiễn và Những vấn đề bất cập – hạn chế của quy định pháp luật về nội dung đã học. Với bao nhiêu đây AD nghĩ đã đủ đẻ các bạn vận dụng vào bài làm của mình rồi nha.
Trong quá trình làm bài nếu các bạn thiếu tài liệu hãy tìm kiếm trên trang Viettieuluan, nếu các bạn gặp khó khăn – cần thuê người viết các bài Tiểu luận, báo cáo, luận văn,… hãy chủ động liên hệ với AD qua zlao Viettieuluan để được hỗ trợ và tư vấn nhanh chóng.
Phần mở đầu bài Tiểu luận bài thu hoạch thi hành án – thừa phát lại, liên hệ thực tiễn.
1. Tính cấp thiết của đề tài
Môn học Thi hành án – thừa phát lại nằm trong chương trình đào tạo cử nhân Luật của trường Đại học Bình Dương. học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản môn học Thi hành án – Thừa phát lại của chương trình đại học nhằm chọn lọc để phân tích, tổng hợp, đánh giá và và vận dụng vào thực tiễn
Nội dung học phần gồm: những kiến thức cơ bản có hệ thống về Thi hành án – Thừa phát lại, về quy luật hình thành và phát triển về Thi hành án – Thừa phát lại. Những khái niệm, phạm trù cơ bản nhà nước về Thi hành án – Thừa phát lại, xu hướng phát triển về Thi hành án – thừa phát lại. Thực hiện chủ trương xã hội hóa thi hành án dân sự, kể từ năm 2009, chế định pháp luật về Thừa phát lại được khôi phục tại Việt Nam. Từ đó đến nay, Thừa phát lại (Thừa hành viên) ngày càng trở nên quen thuộc. Trên thực tế, các dịch vụ pháp lý liên quan đến công tác thi hành án dân sự mà Thừa phát lại cung cấp trở thành lựa chọn tối ưu cho khách hàng. Đồng thời, thừa phát lại còn góp phần san sẻ một phần trách nhiệm, áp lực cho các cơ quan thi hành án dân sự. Vì vậy, để có thể tổng kết môn học đồng thời vận dụng pháp luật là mục tiêu mà bài tổng quan môn học Thi hành án – Thừa phát lại muốn hướng tới. ( Tiểu luận: bài thu hoạch thi hành án – thừa phát lại, liên hệ thực tiễn. )
XEM THÊM ==> DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề hoàn thành bài tổng quan, sinh viên thực hiện những nhiệm vụ sau:
Nghiên cứu tổng quan về môn học thông qua bài giảng, giáo trình, tài liệu tham khảo, các văn bản quy phạm pháp luật
Dẫn chứng cụ thể tình huống giảng viên đã giảng trực tiếp trên lớp và đánh giá tính phù hợp của tình huống này đối với môn học cũng như thực tiễn.
Áp dụng được những vấn đề thực tiễn của môn học.
Khẳng định kết quả môn học, những vấn đề hạn chế trong việc áo dụng pháp luật trong phạm vi môn học
Phần nội dung Tiểu luận: bài thu hoạch thi hành án – thừa phát lại, liên hệ thực tiễn.
1. Tổng quan về bài học thi hành án – thừa phát lại, liên hệ thực tiễn.
1.1. Thi hành án dân sự
Khái niệm: Thi hành án dân sự là thủ tục tố tụng do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền tiến hành để thi hành bản án, quyết định của Toà án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước, tổ chức khác do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân. thi hành án dân sự là thủ tục tố tụng thi hành các bản án, quyết định về dân sự của Tòa án và các quyết định khác về dân sự theo quy định của pháp luật.
Luật thi hành án dân sự: là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ giữa các cơ quan thi hành án dân sự, đương sự, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc thi hành án dân sự, phát sinh trong quá trình thi hành án dân sự có hiệu quả, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức( Tiểu luận: bài thu hoạch thi hành án – thừa phát lại, liên hệ thực tiễn. )
Người được thi hành án dân sự: Người được thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng quyền, lợi ích trong bản án, quyết định được thi hành phát sinh từ khi có bản án, quyết định có hiệu lực thi hành án hoặc chưa có hiệu lực nhưng được cho thi hành án ngay, bởi sau khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực hoặc chưa có hiệu lực nhưng được cho thi hành án thì quyền, lợi ích của một bên đã được xác định cụ thể, đồng thời xác lập nghĩa vụ, trách nhiệm đối với bên kia gọi là bên được thi hành án.
Quyền của người được thi hành án dân sự: quyền của người được THADS là khả năng mà người được THADS có thể khôi phục, thụ hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp của mình đầy đủ và toàn diện nhất, bao gồm cả những quyền, lợi ích hợp pháp được tuyên trong bản án, quyết định của Tòa án và cả những quyền trong quá trình tổ chức thi hành án
– Các nguyên tắc thi hành án dân sự: Bảo đảm hiệu lực bản án, quyết định; Bảo đảm quyền lợi của đương sự; Quyền tự định đoạt của các đương sự trong thi hành án dân sự.
– Ý nghĩa của thi hành án dân sự: Bảo đảm hiệu lực bản án, quyết định có hiệu lực thực tế trong cuộc sống; Bảo đảm quyền lợi của đương sự; Thông qua việc thi hành án, cơ quan thi hành án phát hiện sai sót của Tòa án trong việc áp dụng pháp luật, từ đó kiến nghị Tòa án có thẩm quyền kịp thời chỉ đạo công tác xét xử, hướng dẫn áp dụng pháp luật và kiến nghị hoạt động lập pháp.
– Đặc điểm của thi hành án dân sự:
+ Thi hành án dân sự gắn liền với hoạt động xét xử vì xét xử và thi hành án dân sự là hai mặt của quá trình bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Xét xử là tiền đề của thi hành án dân sự, thi hành án dân sự lại là sự tiếp nối với xét xử làm cho bản án, quyết định có hiệu lực trên thực tế nên có tác dụng củng cố kết quả xét xử.( Tiểu luận: bài thu hoạch thi hành án – thừa phát lại, liên hệ thực tiễn. )
XEM THÊM ==> TRỌN BỘ TIỂU LUẬN MẪU ĐIỂM CAO
+ Thi hành án dân sự mang tính tài sản – đặc trưng của quan hệ dân sự. Thực tế, phần lớn các bản án, quyết định dân sự đưa ra thi hành đều quyết định các vấn đề tài sản như chia thừa kế, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng… thông qua thi hành án dân sự, người thi hành án phải thực hiện các nghĩa vụ về tài sản của họ và người được thi hành án dân sự sẽ nhận được các quyền, lợi ích về tài sản.
+ Thi hành án dân sự mang tính độc lập – đặc trưng của hoạt động tư pháp. Thi hành án là quá trình diễn ra phức tạp, trong đó cơ quan thi hành án thường phải chịu áp lực, tác động từ nhiều phía. Để đảm bảo hiệu quả thi hành án dân sự và chấp hành viên phải được độc lập và không cá nhân, cơ quan, tổ chức nào được can thiệp trái pháp luật vào quá trình thi hành án dân sự.
+ Thi hành án dân sự do cơ quan thi hành án dân sự – cơ quan tư pháp thực hiện.
– Đối tượng của thi hành án dân sự
Đối tượng thi hành án dân sự bao gồm bản án, quyết định dân sự, hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài, được toà án công nhận và cho thi hành ở Việt Nam, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có lien quan đến tài sản của bên phải thi hành án của hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và các quyết định của cơ quan tổ chức khác được đưa ra thi hành theo quy định của pháp luật.( Tiểu luận: bài thu hoạch thi hành án – thừa phát lại, liên hệ thực tiễn. )
– Khái niệm cưỡng chế thi hành án dân sự:
Cưỡng chế thi hành án dân sự là việc chủ thể có thẩm quyền dùng quyền lực nhà nước thực hiện biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự đối với tổ chức, cá nhân nhằm bảo đảm thi hành trên thực tế quyền, nghĩa vụ đã được xác định trong bản án, quyết định được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự»
Đặc điểm của cưỡng chế thi hành án dân sự: Cưỡng chế thi hành dân sự thể hiện quyền lực Nhà nước; cưỡng chế thi hành án dân sự là một biện pháp thi hành án dân sự; cưỡng chế thi hành án dân sự áp dụng với nhiều đối tượng; cưỡng chế thi hành án dân sự được áp dụng thông qua thực hiện quyết định có hiệu lực thi hành.
– Biện pháp đảm bảo thi hành án dân sự: Là biện pháp pháp lý được Chấp hành viên áp dụng theo một trình tự, thủ tục luật định trong quá trình tổ chức thực hiện việc thi hành án, đặt tài sản của người phải thi hành án trong tình trạng bị hạn chế hoặc tạm thời bị cấm sử dụng, định đoạt, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng nhằm bảo toàn điều kiện thi hành án, ngăn chặn người phải thi hành án thực hiện việc tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng về tài sản trốn tránh việc thi hành án, làm cơ sở cho việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự trong trường hợp người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án.
– Quyền yêu cầu thi hành án dân sự: Là quyền tố tụng quan trọng của đương sự trong hoạt động thi hành án. Các đương sự căn cứ vào bản án, quyết định do Tòa án tuyên có quyền yêu cầu Cơ quan thi hành án tổ chức thi hành nhằm bảo đảm quyền lợi của họ. Trách nhiệm của Cơ quan thi hành án là phải tổ chức thi hành theo yêu cầu của đương sự.
Cưỡng chế thi hành án: Cưỡng chế là dùng quyền lực nhà nước buộc tổ chức, cá nhân nhất định phải tuân theo, đó là một phương thức sử dụng và bảo đảm cho quyền lực nhà nước được thực hiện bởi biện pháp nhất định và do chủ thể có thẩm quyền tiến hành.( Tiểu luận: bài thu hoạch thi hành án – thừa phát lại, liên hệ thực tiễn. )
1.2. Thừa phát lại
Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định của Nghị định và pháp luật có liên quan.
Phạm vi trách nhiệm của thừa phát lại:
Trong phạm vi trách nhiệm của mình thừa phát lại thực hiện những công việc như sau: Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự; Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức; Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự; Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự.
Tiêu chuẩn thừa phát lại:
Cá nhân phải đảm bảo đáp ứng đủ các tiêu chuẩn như sau để trở thành thừa phát lại: Là công dân Việt Nam, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt; Không có tiền án; Có bằng cử nhân luật; Đã công tác trong ngành pháp luật trên 05 năm hoặc đã từng là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư; Chấp hành viên, Công chứng viên, Điều tra viên từ Trung cấp trở lên; Có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về nghề Thừa phát lại do Bộ Tư pháp tổ chức;
Hồ sơ xin bổ nhiệm thừa phát lại:
Hồ sơ xin bổ nhiệm làm Thừa phát lại được nộp tại Sở Tư pháp, bao gồm:
- Đơn xin bổ nhiệm làm Thừa phát lại;
- Giấy chứng nhận sức khỏe; lý lịch cá nhân và phiếu lý lịch tư pháp;
- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ và các giấy tờ cần thiết khác. Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm Thừa phát lại trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp trong thời hạn không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ.
Người được bổ nhiệm làm Thừa phát sẽ lại được Bộ Tư pháp cấp thẻ Thừa phát lại.
Xem thêm quy định chi tiết tại Nghị định 61/2009/NĐ-CP và Nghị định 135/2013/NĐ-CP .

2. Ví dụ thực tiễn
Ví dụ trường hợp không chấp hành thi hành án: Bản án số 20/2012/KDTM-ST ngày 16/5/2012 của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng và Bản án số 01/2012/KDTM-PT ngày 04/01/2013 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao quyết định: Công nhận ông Hoàng Giang, địa chỉ số 38/9 Võ Thị Sáu, Ngô Quyền, Hải Phòng là chủ sở hữu 8.719 cổ phần, ông Nguyễn Văn Cải, địa chỉ số 1, lô 1/97 Bạch Đằng, Hồng Bàng, Hải Phòng là chủ sở hữu 8.719 cổ phần tại Công ty cổ phần dịch vụ dầu khí Hải Phòng (OSCHP). Buộc Công ty cổ phần dịch vụ dầu khí Hải Phòng, địa chỉ số 40 Trần Quang Khải, Hồng Bàng, Hải Phòng có trách nhiệm ghi Sổ đăng ký đăng ký cổ đông và thay đổi đăng ký kinh doanh để ghi nhận quyền sở hữu hợp pháp của ông Hoàng Giang và ông Nguyễn Văn Cải đối với số cổ phần trên. Tuy nhiên, quá trình thi hành án cho thấy đây là vụ việc thi hành án có tính đặc thù, việc buộc Công ty cổ phần dịch vụ dầu khí Hải Phòng ghi Sổ đăng ký cổ đông và thay đổi đăng ký kinh doanh gặp nhiều khó khăn do đại diện theo pháp luật của Công ty không hợp tác, các trình tự, thủ tục thi hành án chưa cụ thể, nhất là phải tiến hành cưỡng chế như thế nào nếu đương sự cố tình trây ỳ không thực hiện nghĩa vụ theo bản án( Tiểu luận: bài thu hoạch thi hành án – thừa phát lại, liên hệ thực tiễn. )
Bản án số 02/2014/KDTM-ST ngày 20/2/2014 của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng và Bản án số 79/2014/KDTM-PT ngày 16/5/2014 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội xét xử vụ việc “tranh chấp giữa các thành viên Công ty với Công ty” tại Công ty cổ phần công nghệ phẩm Hải Phòng, theo đó tuyên: Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của các nguyên đơn về hủy bỏ Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông bất thường ngày 28/5/2014 của Công ty cổ phần công nghệ phẩm Hải Phòng. Tuy nhiên, trong Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông bất thường có nội dung: “Thông qua việc bãi nhiệm chức vụ Giám đốc- người đại diện theo pháp luật của Công ty đối với bà Nguyễn Thị Tuyết Len theo Quyết định số 79/2011/QĐ-HĐQT ngày 21/11/2011 của Hội đồng quản trị Công ty; Thông qua việc phê chuẩn.
Quyết định số 80/2011/QĐ-HĐQT ngày 21/11/2011 của Hội đồng quản trị về việc bổ nhiệm bà Đặng Thị Hồng Hải là Giám đốc – người đại diện theo pháp luật của Công ty”. Quá trình thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự gặp khó khăn do pháp luật chưa có quy định cụ thể về việc khi Tòa án quyết định “Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện…” thì theo yêu cầu thi hành án của đương sự, Cơ quan thi hành án dân sự có ra quyết định thi hành án hay không? Nếu ra quyết định thi hành án thì sẽ giải quyết như thế nào về việc miễn nhiệm bà Len, bổ nhiệm bà Hải; việc bà Len giữ con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty có hợp pháp không khi Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông bất thường đã thông qua việc miễn nhiệm bà Len; vấn đề cưỡng chế như thế nào khi người phải thi hành án không hợp tác, trì hoãn việc thi hành án.
XEM THÊM ==> Trọn bộ bài thu hoạch ngành Luật
3. Vấn đề áp dụng thực tiễn đối với môn học
Thi hành án – thừa phát lại là một môn học khoa học pháp lý chuyên ngành cung cấp những kiến thức cơ bản. Sau khi học được môn học này, học viên có khả năng:
– Về kiến thức:
Trình bày được những nội dung những kiến thức cơ bản có hệ thống về Thi hành án – Thừa phát lại, về quy luật hình thành và phát triển về Thi hành án – Thừa phát lại. Những khái niệm, phạm trù cơ bản nhà nước về Thi hành án – Thừa phát lại, xu hướng phát triển về Thi hành án – thừa phát lại.
– Về kĩ năng:
+ Kĩ năng so sánh, phân tích, bình luận đánh giá các vấn đề của pháp luật về Thi hành án – Thừa phát lại.
+ Lựa chọn, vận dụng một cách phù hợp các điều luật, cơ chế thích hợp để giải quyết các vụ việc liên quan đến Thi hành án – Thừa phát lại.
+ Phát triển kĩ năng tư vấn, trợ giúp pháp lý kĩ năng phân tích, đánh giá bình luận các tình huống phát sinh cụ thể;
+ Phát triển kĩ năng lập luận, thuyết trình, hùng biện, kĩ năng nghiên cứu độc lập.( Tiểu luận: bài thu hoạch thi hành án – thừa phát lại, liên hệ thực tiễn. )
4. Những bất cập, hạn chế của những quy định pháp luật về nội dung đã học
4.1. Bất cập trong thi hành án dân sự
Một là, bất cập giữa những quy định pháp luật về thời hạn xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm và thi hành án dân sự
Điều 2 Luật Thi hành án dân sự quy định, bản án có hiệu lực pháp luật là có hiệu lực thi hành án. Tại Quyết định số 273/QĐ-TCTHADS ngày 22 tháng 02 năm 2017 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, ban hành Quy trình, quy định việc phân công nhiệm vụ tổ chức thi hành án dân sự thì việc thụ lý thi hành án và các bước triển khai thực hiện đến thời điểm ra quyết định thi hành án tổng cộng chỉ từ 7 đến 12 ngày.Theo quy định tại Điều 334 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, thời hạn kháng nghị theo thủ tục gíam đốc thẩm là 05 năm nếu trong vòng 03 năm kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật đương sự đã có đơn đề nghị xem xét theo thủ tục Giám đốc thẩm nhưng sau khi hết thời hạn 03 năm đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghj và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luâ theo quy định tại khoản 1 Điều 326 Bộ luật Tố tụng dân sự, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, của người thứ ba, xâm phạm đến lợi ích của cộng đồng, lợi ích của nhà nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó..( Tiểu luận: bài thu hoạch thi hành án – thừa phát lại, liên hệ thực tiễn. )
Khi các đương sự (bên bị thi hành án) nhận được bản án để khiếu nại theo thủ tục giám đốc thẩm thì bên được thi hành án cũng đồng thời có bản án để yêu cầu được thi hành án. Vì thủ tục xem xét giám đốc thẩm thì cần phải tuân theo trình tự nhất định. Theo điểm đ khoản 1 Điều 15 Quyết định số 625/QĐ-CA ngày 06 tháng 9 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Quy chế giải quyết đơn đề nghị, kiến nghị, thông báo đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm tại Tòa án nhân dân thì thừi hạn xem xét đơn của người có thẩm quyền đối với Vụ việc có văn bản yêu cầu hoãn thi hành án là không quá 06 tháng và 25 ngày do quá trình tiếp nhận và xử lý đơn, rút hồ sơ quy định tại Quy chế này (trên thực tế thường mất nhiều thời gian hơn) nên trong một số trường hợp Cơ quan thi hành án dân sự đã có quyết định thi hành bản án và thực hiện việc thi hành án, thậm chí có những vụ đã cưỡng chế thi hành án rồi mới có Công văn yêu cầu hoãn của người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm.
Thứ hai, bất cập trong việc ràng buộc thực hiện thẩm quyền yêu cầu hoãn
Tại khoản 1 Điều 332 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015: Người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án có quyền yêu cầu hoãn thi hành bản án, quyết định để xem xét việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Việc hoãn thi hành bản án, quyết định được thực hiện theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.
Điều 48 Luật THADS quy định: Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đối với bản án, quyết định của Tòa án chỉ được yêu cầu hoãn thi hành án một lần để xem xét kháng nghị nhằm tránh hậu quả không thể khắc phục được.
Theo các quy định này, người có thẩm quyền kháng nghị có quyền yêu cầu hoãn để xem xét việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Điều này được hiểu rằng, chỉ khi có căn cứ để kháng nghị giám đốc thẩm thì người có thẩm quyền kháng nghị bản án có hiệu lực của Tòa án mới có công văn yêu cầu Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự hoãn thi hành án. Tuy nhiên, pháp luật cho phép thời hạn nộp đơn yêu cầu giám đốc thẩm của công dân là “…ba năm kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật đương sự đã có đơn đề nghị xem xét theo thủ tục Giám đốc thẩm” (Điều 334 BLTTDS 2015). Trong khoảng thời gian 3 năm đó đương sự có thể nộp đơn bất cứ thời điểm nào, giả sử đến 2 năm 9 tháng đương sự mới nộp đơn thì đến thời điểm người có thẩm quyền quyết định rằng: có căn cứ để kháng nghị giám đốc thẩm thì có thể vụ án đã được thi hành do đó quy định về hoãn thi hành án dân sự của pháp luật không được thực hiện trọn vẹn cũng như quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức không được đảm bảo.( Tiểu luận: bài thu hoạch thi hành án – thừa phát lại, liên hệ thực tiễn. )
Hai là, một số bất cập trong thủ tục thi hành án đối với bản án dân sự của Tòa án tuyên hủy quyết định cá biệt
Phạm vi tổ chức thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự được quy định tại Điều 1 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2014), gồm: (i) bản án, quyết định dân sự; (ii) hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự; (iii) phần tài sản trong bản án, quyết định hành chính của Tòa án; (iv) quyết định của Tòa án giải quyết phá sản; (v) quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản của bên phải thi hành án và (vi) phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại. Vấn đề này khó khăn, bất cập ở:
– Quyết định hủy một phần Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và buộc đo đạc, chỉnh lý và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là hủy một phần quyết định hành chính trái pháp luật và buộc cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của Luật Tố tụng hành chính. Trường hợp này, nếu được giải quyết bằng bản án, quyết định về vụ án hành chính thì được thi hành theo thủ tục thi hành án hành chính, tuy nhiên, ở đây do được giải quyết trong vụ việc dân sự nên thực hiện theo thủ tục thi hành án dân sự. Như vậy, cùng một nội dung nhưng được thực hiện bởi hai thủ tục khác nhau.
– Do thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự nên Chấp hành viên là chủ thể tổ chức thi hành mà không có sự tham gia của Tòa án và Thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án như trong thủ tục thi hành án hành chính.
– Thực tiễn để Chấp hành viên cưỡng chế buộc cơ quan nhà nước thực hiện hủy quyết định hành chính và buộc thực hiện nhiệm vụ, công vụ là không khả thi.
4.2. Bất cập trong thừa phát lại
Hiện nay, pháp luật quy định chỉ Thừa phát lại mới là chủ thể có quyền lập vi bằng. Vì vậy, đây là hoạt động đặc thù của riêng Thừa phát lại. Do nhu cầu từ thực tiễn xã hội nên nội dung vi bằng thể hiện sự phong phú trên khá nhiều lĩnh vực khác nhau. Pháp luật quy định cho phép Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự, trừ trường hợp các việc mà Thừa phát lại không được làm, các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng, xâm phạm đời tư, đạo đức xã hội và các trường hợp pháp luật cấm; hoặc các trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng, thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp hoặc các trường hợp khác do pháp luật quy định. Ngoài ra, Thừa phát lại cũng không được phép lập vi bằng đối với các trường hợp liên quan đến quyền, lợi ích bản thân Thừa phát lại hay của những người thân thích của Thừa phát lại hoặc các vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức đang thi hành công vụ trừ trường hợp sự kiện, hành vi đó rõ ràng trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích của người yêu cầu lập vi bằng.
Các quy định điều chỉnh về việc lập vi bằng của Thừa phát lại được quy định từ Điều 25 đến Điều 29 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP và các khoản 8, 9 Điều 2 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP. Trên thực tế, lập vi bằng là hoạt động chính và là nguồViết bài mớin thu chủ yếu của các văn phòng Thừa phát lại hiện nay. Theo số liệu thống kê từ các văn phòng Thừa phát lại trên cả nước, hoạt động lập vi bằng với 42.911 vi bằng được lập và doanh thu gần 59 tỷ đồng (chiếm 43% tổng doanh thu). Hoạt động xác minh điều kiện thi hành án và trực tiếp tổ chức thi hành án chiếm tỷ trọng nhỏ với 885 việc xác minh và 378 vụ việc trực tiếp tổ chức thi hành án, doanh thu của 02 loại công việc trên mới đạt gần 8 tỷ đồng (chiếm 6% tổng doanh thu)”. Tuy nhiên, hiện nay, do vẫn chưa có luật về Thừa phát lại nên các quy định về hoạt động lập vi bằng của Thừa phát lại đang tồn tại khá nhiều hạn chế, bất cập.
Trên thực tế, do những quy định không có sự thống nhất nên dẫn đến tình trạng một số Sở Tư pháp “căn cứ vào Công văn số 1128/BTP-TCTHADS ngày 18/4/2014 của Bộ Tư pháp (về việc tổ chức thực hiện thí điểm Thừa phát lại) từ chối đăng ký các vi bằng có nội dung ghi nhận sự kiện các bên ký tên vào văn bản (hợp đồng, giao dịch không bắt buộc phải công chứng, hoặc các tờ khai, cam kết, xác nhận, trình bày…) với lý do là thuộc lĩnh vực công chứng, chứng thực. Thực chất, các văn phòng Thừa phát lại chỉ lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi, chứ không chứng nhận nội dung hợp đồng, giao dịch hay chứng thực chữ ký. Việc từ chối đăng ký một số vi bằng nêu trên, gây khó khăn rất nhiều cho các văn phòng Thừa phát lại trong quá trình hoạt động”.( Tiểu luận: bài thu hoạch thi hành án – thừa phát lại, liên hệ thực tiễn. )
XEM THÊM ==> TRỌN BỘ TIỂU LUẬN NGÀNH LUẬT
Phần kết luận Tiểu luận: bài thu hoạch thi hành án – thừa phát lại, liên hệ thực tiễn.
Qua việc nghiên cứu, học tập môn học Thi hành án – thừa phát lại sinh viên cảm thấy môn học này rất bổ ích cả về lý luận và thực tiễn. Bài tổng quan môn học này bao gồm những nội dung liên quan đến kiến thức mà Thạc sỹ – LS Nguyễn Mạnh Cường đã tận tình chỉ dạy trong môn học. Với tâm huyết của người thầy đã truyền thụ những bài học, những kiến thức thực tiễn phong phú, sinh động. Qua bài học em đã tiếp thu những tri thức liên quan đến vấn đề này có thể ứng dụng trong công việc sau này và giúp đỡ những vấn đề liên quan cho người thân, gia đình, bạn bè… Hiện nay, giữa các quy định trong lĩnh vực phát sinh một số vấn đề mâu thuẫn với nhau và cả các luật có liên quan. Điều này gây khó khăn cho người dân khi thực hiện quyền và các cơ quan trong việc thực thi, áp dụng pháp luật khi giải quyết vấn đề liên quan đến đất đai vì vậy cần sớm điều chỉnh những bất cập trong quy định cẩu pháp luật thi hành án, thừa phát lại.
Chỉ cung cấp tài liệu mẫu cho các bạn thôi thì chưa đủ, phải có thêm dịch vụ viết thuê các bài Tiểu luận, chuyên đề, thạc sĩ,… mới đủ. Các bạn có nhu cầu cần thuê viết liên hệ với AD qua zalo Viettieuluan ngay nhé!